Tham Khảo
Mỹ “cấm” Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông trong những năm tới - Phong Vân
TQ nếu không chấm dứt quân sự hóa Biển Đông thì Mỹ sẽ không tiếp tục mời Trung Quốc tham gia các cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương,
Ngày 6/6, Ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ tiết lộ toàn văn Luật chính sách quốc phòng năm tiếp theo của Mỹ với ngân sách tổng cộng 716 tỷ USD. Trong đó có nhiều quy định nhằm vào hai nước Trung Quốc và Nga. Luật này bao gồm một lệnh cấm mới hạn chế “hành vi quân sự hóa và gây sức ép cao” của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.
Theo lệnh cấm này, nếu Trung Quốc không lập tức chấm dứt các hành động chiếm hữu trái phép và hành vi quân sự hóa các đảo, đá ngầm trên Biển Đông thì sau này quân đội Mỹ sẽ không tiếp tục mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương diễn ra 2 năm một lần.
Ngoài ra, Trung Quốc phải duy trì xu hướng ổn định của khu vực Biển Đông trong 4 năm, không được tiếp tục có bất cứ hành động xây dựng mới nào ở các đảo, đá ngầm trên Biển Đông, hơn nữa còn phải rút toàn bộ các tên lửa và thiết bị điện tử đã triển khai, mới có thể nhận được tư cách tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương của Mỹ.
Nguồn tin từ Quốc hội Mỹ cho biết mọi hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông là phi pháp, những thứ Trung Quốc chiếm đóng là đá ngầm, nhưng nay Trung Quốc lại biến 7 đá ngầm thành đảo. Hơn nữa, Trung Quốc tiến hành quân sự hóa trên đảo. Trung Quốc “hầu như tiến hành chuẩn bị cho đại chiến thế giới lần thứ ba”, nguồn tin cho biết thêm.
Ngày 23/5, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết xét đến các hành động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đã hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2018. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ xác nhận điều này tại Đối thoại Shangri-La 2018.
Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2018 được tổ chức từ ngày 27/6 - 2/8/2018 với sự tham gia của 47 tàu chiến, 5 tàu ngầm của 26 nước, lực lượng mặt đất, hơn 200 máy bay và 25.000 quân của 18 nước. Các nước như Việt Nam, Sri Lanka, Brazil và Israel lần đầu tiên được mời tham gia.
Đáp lại, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đều lên tiếng phê phán hành động hủy bỏ lời mời Trung Quốc của Mỹ là thiếu trách nhiệm và không mang tính xây dựng; đồng thời Trung Quốc ra sức rêu rao yêu sách “chủ quyền” vô lý và phi pháp của họ trên Biển Đông.
Đối với “lệnh cấm” mới của Mỹ ở Biển Đông, tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 7/6 cho rằng bộ luật mới của Mỹ về cơ bản là Trung Quốc “nộp vũ khí đầu hàng” hoàn toàn ở Biển Đông, trong khi đó Mỹ đã sớm xây dựng các căn cứ quân sự ở khu vực xung quanh để bao vây Trung Quốc.
Hơn nữa, có không ít căn cứ quân sự của Mỹ xây dựng trên các đảo do Mỹ hoặc đồng minh chiếm giữ. Trước việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc không quân sự hóa Biển Đông, Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc quay sang đòi Mỹ phải thực hiện trước, đó là phải “đóng cửa” các căn cứ quân sự xung quanh Trung Quốc như Guam và Okinawa.
Ngoài ra, tờ Nhật báo Khoa học kỹ thuật Trung Quốc ngày 6/6 cũng bày tỏ lo ngại về những động thái hiện diện quân sự gần đây của Mỹ trên Biển Đông, nhất là việc tàu chiến Mỹ đến thăm các cảng biển xung quanh, chẳng hạn như tàu sân bay USS Carl Vinson thăm cảng Đà Nẵng hồi tháng 3/2018.
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng Mỹ đang gia tăng can thiệp vào vấn đề Biển Đông, từ cảnh báo của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis ở Đối thoại Shangri-La 2018 đến máy bay ném bom chiến lược B-52 liên tiếp bay đến Biển Đông (các ngày 22/4, 22/5, 31/5, 2/6), tần suất hành động của Mỹ ở Biển Đông ngày càng lớn.
Mặc dù Mỹ nhiều lần cảnh cáo, thậm chí áp dụng các hành động quân sự, nhưng từ các tuyên bố của Trung Quốc gần đây, bao gồm tuyên bố ngoại giao ngày 6/6 cho thấy, Trung Quốc sẽ không từ bỏ các hành động quân sự hóa phi pháp ở Biển Đông. Điều này báo hiệu, đối đầu quân sự Trung - Mỹ trên Biển Đông sẽ ngày càng căng thẳng.
VietTimes -- Trung Quốc nếu không chấm dứt quân sự hóa Biển Đông thì Mỹ sẽ không tiếp tục mời Trung Quốc tham gia các cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương, đối đầu quân sự Trung - Mỹ sẽ ngày càng căng thẳng.
Tại Đối thoại Shangri-La 2018, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phê phán Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Ảnh: Stars and Stripes.
Theo lệnh cấm này, nếu Trung Quốc không lập tức chấm dứt các hành động chiếm hữu trái phép và hành vi quân sự hóa các đảo, đá ngầm trên Biển Đông thì sau này quân đội Mỹ sẽ không tiếp tục mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương diễn ra 2 năm một lần.
Ngoài ra, Trung Quốc phải duy trì xu hướng ổn định của khu vực Biển Đông trong 4 năm, không được tiếp tục có bất cứ hành động xây dựng mới nào ở các đảo, đá ngầm trên Biển Đông, hơn nữa còn phải rút toàn bộ các tên lửa và thiết bị điện tử đã triển khai, mới có thể nhận được tư cách tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương của Mỹ.
Nguồn tin từ Quốc hội Mỹ cho biết mọi hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông là phi pháp, những thứ Trung Quốc chiếm đóng là đá ngầm, nhưng nay Trung Quốc lại biến 7 đá ngầm thành đảo. Hơn nữa, Trung Quốc tiến hành quân sự hóa trên đảo. Trung Quốc “hầu như tiến hành chuẩn bị cho đại chiến thế giới lần thứ ba”, nguồn tin cho biết thêm.
Ngày 23/5, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết xét đến các hành động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đã hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2018. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ xác nhận điều này tại Đối thoại Shangri-La 2018.
Hải quân Malaysia đã lên đường tham dự cuộc trận trận Vành đai Thái Bình Dương 2018. Ảnh: Huanqiu. |
Đáp lại, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đều lên tiếng phê phán hành động hủy bỏ lời mời Trung Quốc của Mỹ là thiếu trách nhiệm và không mang tính xây dựng; đồng thời Trung Quốc ra sức rêu rao yêu sách “chủ quyền” vô lý và phi pháp của họ trên Biển Đông.
Đối với “lệnh cấm” mới của Mỹ ở Biển Đông, tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 7/6 cho rằng bộ luật mới của Mỹ về cơ bản là Trung Quốc “nộp vũ khí đầu hàng” hoàn toàn ở Biển Đông, trong khi đó Mỹ đã sớm xây dựng các căn cứ quân sự ở khu vực xung quanh để bao vây Trung Quốc.
Hơn nữa, có không ít căn cứ quân sự của Mỹ xây dựng trên các đảo do Mỹ hoặc đồng minh chiếm giữ. Trước việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc không quân sự hóa Biển Đông, Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc quay sang đòi Mỹ phải thực hiện trước, đó là phải “đóng cửa” các căn cứ quân sự xung quanh Trung Quốc như Guam và Okinawa.
Ngoài ra, tờ Nhật báo Khoa học kỹ thuật Trung Quốc ngày 6/6 cũng bày tỏ lo ngại về những động thái hiện diện quân sự gần đây của Mỹ trên Biển Đông, nhất là việc tàu chiến Mỹ đến thăm các cảng biển xung quanh, chẳng hạn như tàu sân bay USS Carl Vinson thăm cảng Đà Nẵng hồi tháng 3/2018.
Hình ảnh một cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương. Ảnh: QQ. |
Mặc dù Mỹ nhiều lần cảnh cáo, thậm chí áp dụng các hành động quân sự, nhưng từ các tuyên bố của Trung Quốc gần đây, bao gồm tuyên bố ngoại giao ngày 6/6 cho thấy, Trung Quốc sẽ không từ bỏ các hành động quân sự hóa phi pháp ở Biển Đông. Điều này báo hiệu, đối đầu quân sự Trung - Mỹ trên Biển Đông sẽ ngày càng căng thẳng.
nguồn: baomoi.com
Bàn ra tán vào (1)
ngoc
Chả mời tập thì thôi,hả ! có gì mà làm như to lớn lắm đem ra hù dọa.Đúng là bọn trẻ ranh...Những lời đe dọa này của Mỹ ko đáng dành cho con nít.Donald Trump chẳng còn chút gì là Trump rồi.
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Mỹ “cấm” Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông trong những năm tới - Phong Vân
TQ nếu không chấm dứt quân sự hóa Biển Đông thì Mỹ sẽ không tiếp tục mời Trung Quốc tham gia các cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương,
VietTimes -- Trung Quốc nếu không chấm dứt quân sự hóa Biển Đông thì Mỹ sẽ không tiếp tục mời Trung Quốc tham gia các cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương, đối đầu quân sự Trung - Mỹ sẽ ngày càng căng thẳng.
Tại Đối thoại Shangri-La 2018, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phê phán Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Ảnh: Stars and Stripes.
Theo lệnh cấm này, nếu Trung Quốc không lập tức chấm dứt các hành động chiếm hữu trái phép và hành vi quân sự hóa các đảo, đá ngầm trên Biển Đông thì sau này quân đội Mỹ sẽ không tiếp tục mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương diễn ra 2 năm một lần.
Ngoài ra, Trung Quốc phải duy trì xu hướng ổn định của khu vực Biển Đông trong 4 năm, không được tiếp tục có bất cứ hành động xây dựng mới nào ở các đảo, đá ngầm trên Biển Đông, hơn nữa còn phải rút toàn bộ các tên lửa và thiết bị điện tử đã triển khai, mới có thể nhận được tư cách tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương của Mỹ.
Nguồn tin từ Quốc hội Mỹ cho biết mọi hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông là phi pháp, những thứ Trung Quốc chiếm đóng là đá ngầm, nhưng nay Trung Quốc lại biến 7 đá ngầm thành đảo. Hơn nữa, Trung Quốc tiến hành quân sự hóa trên đảo. Trung Quốc “hầu như tiến hành chuẩn bị cho đại chiến thế giới lần thứ ba”, nguồn tin cho biết thêm.
Ngày 23/5, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết xét đến các hành động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đã hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2018. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ xác nhận điều này tại Đối thoại Shangri-La 2018.
Hải quân Malaysia đã lên đường tham dự cuộc trận trận Vành đai Thái Bình Dương 2018. Ảnh: Huanqiu. |
Đáp lại, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đều lên tiếng phê phán hành động hủy bỏ lời mời Trung Quốc của Mỹ là thiếu trách nhiệm và không mang tính xây dựng; đồng thời Trung Quốc ra sức rêu rao yêu sách “chủ quyền” vô lý và phi pháp của họ trên Biển Đông.
Đối với “lệnh cấm” mới của Mỹ ở Biển Đông, tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 7/6 cho rằng bộ luật mới của Mỹ về cơ bản là Trung Quốc “nộp vũ khí đầu hàng” hoàn toàn ở Biển Đông, trong khi đó Mỹ đã sớm xây dựng các căn cứ quân sự ở khu vực xung quanh để bao vây Trung Quốc.
Hơn nữa, có không ít căn cứ quân sự của Mỹ xây dựng trên các đảo do Mỹ hoặc đồng minh chiếm giữ. Trước việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc không quân sự hóa Biển Đông, Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc quay sang đòi Mỹ phải thực hiện trước, đó là phải “đóng cửa” các căn cứ quân sự xung quanh Trung Quốc như Guam và Okinawa.
Ngoài ra, tờ Nhật báo Khoa học kỹ thuật Trung Quốc ngày 6/6 cũng bày tỏ lo ngại về những động thái hiện diện quân sự gần đây của Mỹ trên Biển Đông, nhất là việc tàu chiến Mỹ đến thăm các cảng biển xung quanh, chẳng hạn như tàu sân bay USS Carl Vinson thăm cảng Đà Nẵng hồi tháng 3/2018.
Hình ảnh một cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương. Ảnh: QQ. |
Mặc dù Mỹ nhiều lần cảnh cáo, thậm chí áp dụng các hành động quân sự, nhưng từ các tuyên bố của Trung Quốc gần đây, bao gồm tuyên bố ngoại giao ngày 6/6 cho thấy, Trung Quốc sẽ không từ bỏ các hành động quân sự hóa phi pháp ở Biển Đông. Điều này báo hiệu, đối đầu quân sự Trung - Mỹ trên Biển Đông sẽ ngày càng căng thẳng.
nguồn: baomoi.com