Tham Khảo

Mỹ Mất Một Thập Niên? _Nguyễn Xuân Nghĩa

Tiếp tục loạt tổng kết về tình hình kinh tế năm 2012, chúng ta khởi đầu với nền kinh tế giữ vị trí số một của thế giới là Hoa Kỳ với tổng sản lượng trị giá chừng 22% sức sản xuất của toàn cầu.

 

Trong khối công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Kỳ sẽ thoát hiểm sớm nhất   

 

 


* AFP photo - Những người biểu tình kêu gọi tăng thuế người giàu và không cắt giảm an sinh xã hội, Medicare, và Medicaid trước Federal Building Plaza hôm 06 tháng 12 năm 2012 tại Chicago, Illinois * 
 

 

Tiếp tục loạt tổng kết về tình hình kinh tế năm 2012, chúng ta khởi đầu với nền kinh tế giữ vị trí số một của thế giới là Hoa Kỳ với tổng sản lượng trị giá chừng 22% sức sản xuất của toàn cầu.


Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, cho đến mấy ngày cuối của năm 2012 đầy biến động này, lãnh đạo của đảng Dân Chủ và Cộng Hoà trong cơ chế Hành pháp và Lập pháp Hoa Kỳ vẫn chưa đạt thỏa thuận về giải pháp ngân sách hầu tránh rủi ro suy trầm kinh tế vì trôi vào một vực thẳm tài chính là khi công chi sẽ giảm và thuế suất sẽ tăng kể từ đầu năm tới. Trong bối cảnh đình trệ kinh tế của toàn cầu mà nhiều người đã cảnh báo, sự kiện đó khiến dư luận phân vân không ít về sự sáng suốt của giới lãnh đạo đệ nhất siêu cường kinh tế. Khi tổng kết về tình hình kinh tế toàn cầu trong năm 2012, ông giải thích thế nào về sự việc này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nếu nhìn trong bối cảnh dài của nhiều thập niên thì ta không ngạc nhiên về sự thể đó. Hoa Kỳ đang trải qua giai đoạn chuyển hướng với yêu cầu cải tổ toàn bộ cơ chế chi thu trong cả chục năm nên sẽ còn gặp nhiều khó khăn làm dư luận bất bình, thất vọng.

- Trước hết, như các nền kinh tế công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Kỳ đã vay mượn quá sức và đến hồi trả nợ. Thời điểm của việc trả nợ đó bắt đầu từ cuối năm 2007. Khi xảy ra cách nay đúng năm năm thì người ta lầm hậu quả là vụ bể bóng đầu tư địa ốc và khủng hoảng tài chính ngân hàng. Nguyên nhân là đi vay và phải trả nợ vì thế mới bị khủng hoảng và suy trầm kinh tế. Khi kinh tế bị suy trầm và phải trả nợ cả công lẫn tư, giới lãnh đạo rơi vào thế kẹt là làm sao vừa trả nợ vừa kích cầu để ra khỏi nạn suy trầm? Đó là bài toán nan giải của việc phải kích cầu mà đồng thời thắt lưng buộc bụng, xảy ra cho toàn khối công nghiệp hoá đã phát triển.

- Năm năm sau, là thời điểm hiện nay, Hoa Kỳ và các nước Âu Châu hay Nhật Bản đang đứng trước sự thể vô cùng bất thường này. Nếu không ý thức được vấn đề và dứt khoát cải cách, Mỹ sẽ giống như Nhật Bản, là mất toi một thập niên, tức là phải sau năm năm nữa mới khá hơn. Vì thế, tổng kết chuyện kinh tế năm nay thì ta vẫn chưa ra khỏi hố nợ như một hố đen của thiên văn học là khi mà mọi quy luật vận hành bình thường đều ít công hiệu. Và nếu năm tới kinh tế Mỹ có sụt vào vực thẳm ngân sách như nhiều người e ngại thì đấy chỉ là liều thuốc đắng để cải thiện tình hình công chi thu cho năm 2014 và tìm lại nền tảng lành mạnh hơn cho sau này.

Vũ Hoàng: Trên diễn đàn này của chúng ta, ông nhiều lần nhắc đến cái hố nợ và còn giải thích vì sao lãnh đạo các nước đều gặp điều mà ông gọi là "khủng hoảng niềm tin" vì tìm không ra giải pháp cho một vấn đề bất thường. Tuy nhiên, thính giả của chúng ta có thể ngạc nhiên là vì sao mà các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Âu Châu, chưa nói gì đến Trung Quốc hay Việt Nam, lại để bị trôi vào cảnh nợ nần như vậy? Ông giải thích thế nào về hiện tượng này?

Có một quy luật gần như là bài kinh tế nhập môn. Đó là người ta thường chỉ thấy "cái được" trong kinh tế mà khó nhìn ra "cái mất", nhiều khi là mặt trái, mặt ẩn và chỉ xuất hiện về sau.Nguyễn-Xuân Nghĩa

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Có một quy luật gần như là bài kinh tế nhập môn mà nhiều người ít nhìn ra nên chúng ta đã nói tới và còn phải nhắc lại. Đó là người ta thường chỉ thấy "cái được" trong kinh tế mà khó nhìn ra "cái mất", nhiều khi là mặt trái, mặt ẩn và chỉ xuất hiện về sau.

- Từ ba chục năm nay, chính người dân Mỹ, cả trăm triệu hộ gia đình và doanh nghiệp, đã đi vay liên tục và qua nhiều cách khác nhau, từ thẻ tín dụng đến tài trợ địa ốc hay đầu tư đủ loại. Từ 1.500 tỷ đô la vào năm 1980, gánh nợ tư nhân đó đã tăng gấp bốn trong 20 năm và vượt 6.000 tỷ vào năm 2001, lại còn tăng gấp hai tới đỉnh cao là hơn 13.000 tỷ vào năm 2007. Đấy là phần "được" của giai đoạn lạc quan về sự sung mãn. Cái mất là gánh nợ tích lũy ấy sẽ có ngày đổ.

- Sở dĩ như vậy và đây là một trong nhiều lý do giải thích tình trạng lạc quan kéo dài là cả thế giới vui mừng với triển vọng toàn cầu hóa trong một địa cầu thu hẹp. Khi Trung Quốc từ bỏ chế độ tập trung quản lý và bế quan toả cảng để theo kinh tế thị trường từ năm 1979 và 10 năm sau, khi Liên bang Xô viết tan rã rồi sụp đổ, cả khối kinh tế cộng sản cũng cải tổ theo quy luật tự do và mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ và tài chính cho mọi quốc gia. Vì thế, người ta làm ăn vay mượn dễ dàng, với tiền nhiều và rẻ hơn từ các nền kinh tế đang lên mà thổi lên bong bóng và quên dần nhu cầu trả nợ. Cũng nhìn trong trường kỳ thì ta còn thấy một lý do khác.

 

Vay mượn quá sức 



 
044_B97425723-200.jpg
 
Một người Mỹ đang mua hàng trên mạng bằng thẻ tín dụng. AFP photo   

 
Vũ Hoàng: Chúng tôi xin nhắc lại hai ý kiến ông vừa trình bày về lý do hoạn nạn kinh tế của Mỹ, mà hình như cũng là hoàn cảnh chung của nhiều nước khác, là vay mượn quá sức và lạc quan về viễn ảnh toàn cầu hóa. Chi tiết về nguyên nhân và thời điểm là năm 2007 khiến thính giả của chúng ta nhớ lại năm 2007 cũng là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Khi ấy, diễn đàn này cũng cảnh báo về nhiều rủi ro bất trắc của toàn cầu hóa và nhắc nhở một yêu cầu là gia tăng sức nặng của thị trường nội địa và tránh nhiều dao động của quốc tế. Bây giờ, ông còn nêu ra một lý do khác về những khó khăn của Hoa Kỳ. Thưa ông, đó là gì vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta còn nhớ là hơn chục năm về trước, cả thế giới đã nói đến những hứa hẹn của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng về công nghệ tin học. Với lợi thế của thời gian là có dịp nhìn lại chuyện cũ, mình thấy rằng khoa học kỹ thuật, hay "thuật lý" là chữ tôi dùng để phiên dịch từ "technology" thay vì dùng chữ "thao tác" ngớ ngẩn của Trung Quốc, có nâng cao năng suất kinh tế.

- Đấy là "cái được" mà ai cũng có thể thấy vì sản xuất ra cùng một lượng hàng hóa dịch vụ mà tốn ít nhân công hơn và có thể đương đầu với sự xuất hiện của các nền kinh tế tân hưng của Đông Á với nhân công rẻ hơn. Cái mất của sự thay đổi là người dân trong các nước tiên tiến dễ bị thất nghiệp nếu không theo kịp sự đổi thay của thuật lý và nền giáo dục lẫn cả xã hội phải thi đua để cập nhật với những đổi thay này. Hậu quả là xáo trộn kinh tế và bất mãn xã hội khi thất nghiệp sẽ nằm ở mức rất cao trong một giai đoạn khá lâu. Hoa Kỳ đang bị tai họa đó. Mà chưa hết vì chẳng khác gì khối công nghiệp hoá, nước Mỹ cũng có đổi thay về dân số.

Vũ Hoàng: Trong những bài toán chồng chất của Hoa Kỳ để khỏi mất cả một thập niên như ông vừa trình bày, chúng ta còn thấy một đổi thay khác về dân số. Thưa ông, đó là gì vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Các quốc gia công nghiệp hoá đều tiến qua hình thái kinh tế và xã hội khác, điều ấy có ảnh hưởng đến yếu tố mà giới kinh tế gọi là "định mệnh", đó là cơ cấu dân số.

- Nói chung, trong các xã hội tiên tiến đó, người dân lập gia đình trễ hơn và có con ít hơn nên về dài thì thành phần ở tuổi lao động, xin hãy tạm lấy tiêu chuẩn là từ 18 đến 55 tuổi, sẽ ít dần so với tổng số cư dân. Song song, tiến bộ về thuật lý trong y học và dưỡng sinh cũng kéo dài tuổi thọ trong các xã hội này. Hậu quả là họ bị hiện tượng gọi là "lão hóa dân số", với người gia lão đông hơn và cần nhiều dịch vụ và phúc lợi y tế xã hội lâu dài hơn trong khi tỷ trọng thành phần năng động về sản xuất và đóng góp cho quỹ phúc lợi ấy sẽ giảm. Nhờ có chính sách tiếp nhận di dân, là thành phần có sinh suất cao vì đẻ con nhiều hơn, Hoa Kỳ có dân số tương đối trẻ hơn Nhật Bản và nhiều nước Âu Châu mà cũng đã bị hiệu ứng của nạn lão hóa dân số. Trung Quốc đi sau mà cũng gặp định mệnh này do chính sách "mỗi hộ một con" họ ban hành từ 40 năm trước

 

Nạn lão hóa dân số 



 
000_Hkg8096420-250.jpg
 
Nạn lão hóa dân số ở Trung Quốc. AFP photo 

 
Vũ Hoàng: Thưa ông, hiệu ứng của nạn lão hóa dân số ấy là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta sẽ hơi mất công để nhìn ra cùng lúc hai vế cung cầu của hai khía cạnh sản xuất và tiêu thụ và của hai lớp dân số, những người năng động từ 25 đến 55 tuổi và giới cao niên trên 55 tuổi mà có tuổi thọ dài hơn trước. 

- Thành phần năng động bị thu hẹp sẽ làm giảm năng suất trong địa hạt sản xuất và cũng giảm số cầu về nhà cửa, xe cộ, v.v... cho cả nền kinh tế. Song song, thành phần cao niên đông đảo hơn sẽ tiêu thụ ít hơn, ở nhà nhỏ hơn, tiết kiệm nhiều hơn mà vẫn cần nhiều phí tổn về hưu liễm và sức khoẻ. Tổng hợp lại thì trong trường kỳ sản lượng kinh tế sẽ giảm, đà tăng trưởng hàng năm không thể ở mức 5-6% như xưa, với số thất nghiệp cao hơn. Nhật Bản và Âu Châu có bị tai nạn chậm rãi mà chắc chắn đó, Hoa Kỳ cũng vậy nên sẽ mất nhiều năm chuyển hướng để thoát xác và trước hết là chấn chỉnh lại việc chi thu.

Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, chúng tôi được biết rằng cuối tuần qua, ông được Phòng Thương Mại Việt Nam tại Oakland và Vùng Phụ Cận ở miền Bắc California mời lên phát biểu về tình hình kinh tế Hoa Kỳ. Trong bài phát biểu, ông có trình bày một kết luận tương đối là khả quan và có thể nói là lạc quan. Ông giải thích chuyện ấy như thế nào sau khi cho thấy một bức tranh khá u ám của kinh tế Mỹ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng sau khi tóm lược về tình hình chung của thế giới với cái nạn gom tiền trả nợ, tôi nhấn mạnh đến sự khác biệt. Hoa Kỳ là một quốc gia thống nhất theo thể chế liên bang nên các cơ chế có thể xoay chuyển chứ không bị phân hóa và tê liệt như Âu Châu. Thứ hai, Hoa Kỳ năng động biến báo chứ không ù lỳ trì trệ và đình hoãn cải cách như Nhật Bản trong 20 năm qua. Vì vậy trong khối kinh tế công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Kỳ sẽ có hy vọng vượt thoát sớm nhất và thực tế thì tư doanh Mỹ đã sớm bước qua hướng khác rồi.

Nhờ có chính sách tiếp nhận di dân, Hoa Kỳ có dân số tương đối trẻ hơn Nhật Bản và nhiều nước Âu Châu vậy mà cũng đã bị hiệu ứng của nạn lão hóa dân số.
Nguyễn-Xuân Nghĩa

- Một lý do cụ thể cho giả thuyết lạc quan này là sau năm năm hoạn nạn, các doanh nghiệp Mỹ đã trả nợ và tích lũy được một khối hiện kim hay bạc mặt tới cả ngàn tỷ đô la. Trong khi ấy, so với các thị trường khác thì Mỹ vẫn là nơi đầu tư an toàn và có lời nên tiếp tục đón nhận được đầu tư hay "tiết kiệm nhập khẩu" của nước ngoài. Khối tư bản dư dôi đó của tư nhân trong nội địa và quốc tế đang vượt qua mức bội chi ngân sách của khu vực công quyền, mà mức bội chi ấy sẽ giảm chứ không thể tăng nữa.

- Vì vậy, sau một năm 2013 có nhiều khó khăn không tránh khỏi, tình hình năm 2014 sẽ khả quan hơn những gì đã thấy từ năm năm qua. Về dài thì lãnh đạo chính trị xứ này cũng phải ý thức được yêu cầu cải cách đó, nếu không thì họ sẽ thất cử. Để kết luận, tôi thiển nghĩ là trong trung hạn từ hai đến năm năm, Mỹ sẽ thoát xác và đấy là lúc ta nên so sánh với khả năng xoay chuyển của các xứ khác, là điều mình sẽ tìm hiểu trong mấy kỳ sau.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2012/12/my-mat-mot-thap-nien.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Mỹ Mất Một Thập Niên? _Nguyễn Xuân Nghĩa

Tiếp tục loạt tổng kết về tình hình kinh tế năm 2012, chúng ta khởi đầu với nền kinh tế giữ vị trí số một của thế giới là Hoa Kỳ với tổng sản lượng trị giá chừng 22% sức sản xuất của toàn cầu.

 

Trong khối công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Kỳ sẽ thoát hiểm sớm nhất   

 

 


* AFP photo - Những người biểu tình kêu gọi tăng thuế người giàu và không cắt giảm an sinh xã hội, Medicare, và Medicaid trước Federal Building Plaza hôm 06 tháng 12 năm 2012 tại Chicago, Illinois * 
 

 

Tiếp tục loạt tổng kết về tình hình kinh tế năm 2012, chúng ta khởi đầu với nền kinh tế giữ vị trí số một của thế giới là Hoa Kỳ với tổng sản lượng trị giá chừng 22% sức sản xuất của toàn cầu.


Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, cho đến mấy ngày cuối của năm 2012 đầy biến động này, lãnh đạo của đảng Dân Chủ và Cộng Hoà trong cơ chế Hành pháp và Lập pháp Hoa Kỳ vẫn chưa đạt thỏa thuận về giải pháp ngân sách hầu tránh rủi ro suy trầm kinh tế vì trôi vào một vực thẳm tài chính là khi công chi sẽ giảm và thuế suất sẽ tăng kể từ đầu năm tới. Trong bối cảnh đình trệ kinh tế của toàn cầu mà nhiều người đã cảnh báo, sự kiện đó khiến dư luận phân vân không ít về sự sáng suốt của giới lãnh đạo đệ nhất siêu cường kinh tế. Khi tổng kết về tình hình kinh tế toàn cầu trong năm 2012, ông giải thích thế nào về sự việc này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nếu nhìn trong bối cảnh dài của nhiều thập niên thì ta không ngạc nhiên về sự thể đó. Hoa Kỳ đang trải qua giai đoạn chuyển hướng với yêu cầu cải tổ toàn bộ cơ chế chi thu trong cả chục năm nên sẽ còn gặp nhiều khó khăn làm dư luận bất bình, thất vọng.

- Trước hết, như các nền kinh tế công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Kỳ đã vay mượn quá sức và đến hồi trả nợ. Thời điểm của việc trả nợ đó bắt đầu từ cuối năm 2007. Khi xảy ra cách nay đúng năm năm thì người ta lầm hậu quả là vụ bể bóng đầu tư địa ốc và khủng hoảng tài chính ngân hàng. Nguyên nhân là đi vay và phải trả nợ vì thế mới bị khủng hoảng và suy trầm kinh tế. Khi kinh tế bị suy trầm và phải trả nợ cả công lẫn tư, giới lãnh đạo rơi vào thế kẹt là làm sao vừa trả nợ vừa kích cầu để ra khỏi nạn suy trầm? Đó là bài toán nan giải của việc phải kích cầu mà đồng thời thắt lưng buộc bụng, xảy ra cho toàn khối công nghiệp hoá đã phát triển.

- Năm năm sau, là thời điểm hiện nay, Hoa Kỳ và các nước Âu Châu hay Nhật Bản đang đứng trước sự thể vô cùng bất thường này. Nếu không ý thức được vấn đề và dứt khoát cải cách, Mỹ sẽ giống như Nhật Bản, là mất toi một thập niên, tức là phải sau năm năm nữa mới khá hơn. Vì thế, tổng kết chuyện kinh tế năm nay thì ta vẫn chưa ra khỏi hố nợ như một hố đen của thiên văn học là khi mà mọi quy luật vận hành bình thường đều ít công hiệu. Và nếu năm tới kinh tế Mỹ có sụt vào vực thẳm ngân sách như nhiều người e ngại thì đấy chỉ là liều thuốc đắng để cải thiện tình hình công chi thu cho năm 2014 và tìm lại nền tảng lành mạnh hơn cho sau này.

Vũ Hoàng: Trên diễn đàn này của chúng ta, ông nhiều lần nhắc đến cái hố nợ và còn giải thích vì sao lãnh đạo các nước đều gặp điều mà ông gọi là "khủng hoảng niềm tin" vì tìm không ra giải pháp cho một vấn đề bất thường. Tuy nhiên, thính giả của chúng ta có thể ngạc nhiên là vì sao mà các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Âu Châu, chưa nói gì đến Trung Quốc hay Việt Nam, lại để bị trôi vào cảnh nợ nần như vậy? Ông giải thích thế nào về hiện tượng này?

Có một quy luật gần như là bài kinh tế nhập môn. Đó là người ta thường chỉ thấy "cái được" trong kinh tế mà khó nhìn ra "cái mất", nhiều khi là mặt trái, mặt ẩn và chỉ xuất hiện về sau.Nguyễn-Xuân Nghĩa

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Có một quy luật gần như là bài kinh tế nhập môn mà nhiều người ít nhìn ra nên chúng ta đã nói tới và còn phải nhắc lại. Đó là người ta thường chỉ thấy "cái được" trong kinh tế mà khó nhìn ra "cái mất", nhiều khi là mặt trái, mặt ẩn và chỉ xuất hiện về sau.

- Từ ba chục năm nay, chính người dân Mỹ, cả trăm triệu hộ gia đình và doanh nghiệp, đã đi vay liên tục và qua nhiều cách khác nhau, từ thẻ tín dụng đến tài trợ địa ốc hay đầu tư đủ loại. Từ 1.500 tỷ đô la vào năm 1980, gánh nợ tư nhân đó đã tăng gấp bốn trong 20 năm và vượt 6.000 tỷ vào năm 2001, lại còn tăng gấp hai tới đỉnh cao là hơn 13.000 tỷ vào năm 2007. Đấy là phần "được" của giai đoạn lạc quan về sự sung mãn. Cái mất là gánh nợ tích lũy ấy sẽ có ngày đổ.

- Sở dĩ như vậy và đây là một trong nhiều lý do giải thích tình trạng lạc quan kéo dài là cả thế giới vui mừng với triển vọng toàn cầu hóa trong một địa cầu thu hẹp. Khi Trung Quốc từ bỏ chế độ tập trung quản lý và bế quan toả cảng để theo kinh tế thị trường từ năm 1979 và 10 năm sau, khi Liên bang Xô viết tan rã rồi sụp đổ, cả khối kinh tế cộng sản cũng cải tổ theo quy luật tự do và mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ và tài chính cho mọi quốc gia. Vì thế, người ta làm ăn vay mượn dễ dàng, với tiền nhiều và rẻ hơn từ các nền kinh tế đang lên mà thổi lên bong bóng và quên dần nhu cầu trả nợ. Cũng nhìn trong trường kỳ thì ta còn thấy một lý do khác.

 

Vay mượn quá sức 



 
044_B97425723-200.jpg
 
Một người Mỹ đang mua hàng trên mạng bằng thẻ tín dụng. AFP photo   

 
Vũ Hoàng: Chúng tôi xin nhắc lại hai ý kiến ông vừa trình bày về lý do hoạn nạn kinh tế của Mỹ, mà hình như cũng là hoàn cảnh chung của nhiều nước khác, là vay mượn quá sức và lạc quan về viễn ảnh toàn cầu hóa. Chi tiết về nguyên nhân và thời điểm là năm 2007 khiến thính giả của chúng ta nhớ lại năm 2007 cũng là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Khi ấy, diễn đàn này cũng cảnh báo về nhiều rủi ro bất trắc của toàn cầu hóa và nhắc nhở một yêu cầu là gia tăng sức nặng của thị trường nội địa và tránh nhiều dao động của quốc tế. Bây giờ, ông còn nêu ra một lý do khác về những khó khăn của Hoa Kỳ. Thưa ông, đó là gì vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta còn nhớ là hơn chục năm về trước, cả thế giới đã nói đến những hứa hẹn của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng về công nghệ tin học. Với lợi thế của thời gian là có dịp nhìn lại chuyện cũ, mình thấy rằng khoa học kỹ thuật, hay "thuật lý" là chữ tôi dùng để phiên dịch từ "technology" thay vì dùng chữ "thao tác" ngớ ngẩn của Trung Quốc, có nâng cao năng suất kinh tế.

- Đấy là "cái được" mà ai cũng có thể thấy vì sản xuất ra cùng một lượng hàng hóa dịch vụ mà tốn ít nhân công hơn và có thể đương đầu với sự xuất hiện của các nền kinh tế tân hưng của Đông Á với nhân công rẻ hơn. Cái mất của sự thay đổi là người dân trong các nước tiên tiến dễ bị thất nghiệp nếu không theo kịp sự đổi thay của thuật lý và nền giáo dục lẫn cả xã hội phải thi đua để cập nhật với những đổi thay này. Hậu quả là xáo trộn kinh tế và bất mãn xã hội khi thất nghiệp sẽ nằm ở mức rất cao trong một giai đoạn khá lâu. Hoa Kỳ đang bị tai họa đó. Mà chưa hết vì chẳng khác gì khối công nghiệp hoá, nước Mỹ cũng có đổi thay về dân số.

Vũ Hoàng: Trong những bài toán chồng chất của Hoa Kỳ để khỏi mất cả một thập niên như ông vừa trình bày, chúng ta còn thấy một đổi thay khác về dân số. Thưa ông, đó là gì vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Các quốc gia công nghiệp hoá đều tiến qua hình thái kinh tế và xã hội khác, điều ấy có ảnh hưởng đến yếu tố mà giới kinh tế gọi là "định mệnh", đó là cơ cấu dân số.

- Nói chung, trong các xã hội tiên tiến đó, người dân lập gia đình trễ hơn và có con ít hơn nên về dài thì thành phần ở tuổi lao động, xin hãy tạm lấy tiêu chuẩn là từ 18 đến 55 tuổi, sẽ ít dần so với tổng số cư dân. Song song, tiến bộ về thuật lý trong y học và dưỡng sinh cũng kéo dài tuổi thọ trong các xã hội này. Hậu quả là họ bị hiện tượng gọi là "lão hóa dân số", với người gia lão đông hơn và cần nhiều dịch vụ và phúc lợi y tế xã hội lâu dài hơn trong khi tỷ trọng thành phần năng động về sản xuất và đóng góp cho quỹ phúc lợi ấy sẽ giảm. Nhờ có chính sách tiếp nhận di dân, là thành phần có sinh suất cao vì đẻ con nhiều hơn, Hoa Kỳ có dân số tương đối trẻ hơn Nhật Bản và nhiều nước Âu Châu mà cũng đã bị hiệu ứng của nạn lão hóa dân số. Trung Quốc đi sau mà cũng gặp định mệnh này do chính sách "mỗi hộ một con" họ ban hành từ 40 năm trước

 

Nạn lão hóa dân số 



 
000_Hkg8096420-250.jpg
 
Nạn lão hóa dân số ở Trung Quốc. AFP photo 

 
Vũ Hoàng: Thưa ông, hiệu ứng của nạn lão hóa dân số ấy là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta sẽ hơi mất công để nhìn ra cùng lúc hai vế cung cầu của hai khía cạnh sản xuất và tiêu thụ và của hai lớp dân số, những người năng động từ 25 đến 55 tuổi và giới cao niên trên 55 tuổi mà có tuổi thọ dài hơn trước. 

- Thành phần năng động bị thu hẹp sẽ làm giảm năng suất trong địa hạt sản xuất và cũng giảm số cầu về nhà cửa, xe cộ, v.v... cho cả nền kinh tế. Song song, thành phần cao niên đông đảo hơn sẽ tiêu thụ ít hơn, ở nhà nhỏ hơn, tiết kiệm nhiều hơn mà vẫn cần nhiều phí tổn về hưu liễm và sức khoẻ. Tổng hợp lại thì trong trường kỳ sản lượng kinh tế sẽ giảm, đà tăng trưởng hàng năm không thể ở mức 5-6% như xưa, với số thất nghiệp cao hơn. Nhật Bản và Âu Châu có bị tai nạn chậm rãi mà chắc chắn đó, Hoa Kỳ cũng vậy nên sẽ mất nhiều năm chuyển hướng để thoát xác và trước hết là chấn chỉnh lại việc chi thu.

Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, chúng tôi được biết rằng cuối tuần qua, ông được Phòng Thương Mại Việt Nam tại Oakland và Vùng Phụ Cận ở miền Bắc California mời lên phát biểu về tình hình kinh tế Hoa Kỳ. Trong bài phát biểu, ông có trình bày một kết luận tương đối là khả quan và có thể nói là lạc quan. Ông giải thích chuyện ấy như thế nào sau khi cho thấy một bức tranh khá u ám của kinh tế Mỹ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng sau khi tóm lược về tình hình chung của thế giới với cái nạn gom tiền trả nợ, tôi nhấn mạnh đến sự khác biệt. Hoa Kỳ là một quốc gia thống nhất theo thể chế liên bang nên các cơ chế có thể xoay chuyển chứ không bị phân hóa và tê liệt như Âu Châu. Thứ hai, Hoa Kỳ năng động biến báo chứ không ù lỳ trì trệ và đình hoãn cải cách như Nhật Bản trong 20 năm qua. Vì vậy trong khối kinh tế công nghiệp hóa Âu-Mỹ-Nhật, Hoa Kỳ sẽ có hy vọng vượt thoát sớm nhất và thực tế thì tư doanh Mỹ đã sớm bước qua hướng khác rồi.

Nhờ có chính sách tiếp nhận di dân, Hoa Kỳ có dân số tương đối trẻ hơn Nhật Bản và nhiều nước Âu Châu vậy mà cũng đã bị hiệu ứng của nạn lão hóa dân số.
Nguyễn-Xuân Nghĩa

- Một lý do cụ thể cho giả thuyết lạc quan này là sau năm năm hoạn nạn, các doanh nghiệp Mỹ đã trả nợ và tích lũy được một khối hiện kim hay bạc mặt tới cả ngàn tỷ đô la. Trong khi ấy, so với các thị trường khác thì Mỹ vẫn là nơi đầu tư an toàn và có lời nên tiếp tục đón nhận được đầu tư hay "tiết kiệm nhập khẩu" của nước ngoài. Khối tư bản dư dôi đó của tư nhân trong nội địa và quốc tế đang vượt qua mức bội chi ngân sách của khu vực công quyền, mà mức bội chi ấy sẽ giảm chứ không thể tăng nữa.

- Vì vậy, sau một năm 2013 có nhiều khó khăn không tránh khỏi, tình hình năm 2014 sẽ khả quan hơn những gì đã thấy từ năm năm qua. Về dài thì lãnh đạo chính trị xứ này cũng phải ý thức được yêu cầu cải cách đó, nếu không thì họ sẽ thất cử. Để kết luận, tôi thiển nghĩ là trong trung hạn từ hai đến năm năm, Mỹ sẽ thoát xác và đấy là lúc ta nên so sánh với khả năng xoay chuyển của các xứ khác, là điều mình sẽ tìm hiểu trong mấy kỳ sau.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2012/12/my-mat-mot-thap-nien.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm