Tham Khảo

Mỹ-Nga Nháng Lửa

Như một tay mơ chính hiệu, Tổng thống Barack Obama tin vào sự sùng bái mà truyền thông cánh tả dành cho ông, tưởng rằng mình mở ra một kỷ nguyên mới, và

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo Ngày 130607

 
Mâu thuẫn Nga Mỹ ở một nơi bất ngờ
 
* Bật lại bang giao và bật lên khí đốt *
 
 
Như một tay mơ chính hiệu, Tổng thống Barack Obama tin vào sự sùng báimà truyền thông cánh tả dành cho ông, tưởng rằng mình mở ra một kỷ nguyên mới,và như một đấng Cứu Thế sẽ đẩy lui thủy triều. Tuần này, ông bắt đầu thấy ra mộtsự thật khác.
 
Sự thật đó không là những lụpchụp với hồ sơ Syria (xin đọc bài "Obama,Syria và Silly-A - Nghịch lý Obama, vũng lộiSyria và Liên bang Nga cười cười" trên cột báo này vào tuần trước). Nghĩ rằng dư luận đã quên lờiphát biểu dõng dạc hùng hồn của mình vào ngày 20 Tháng Tám năm ngoái, ông chốilà mình không vẽ "lằn ranh đỏ" cho chế độ độc tài Bashar alAssad của Syria. Họp báo tại Stockholm bên Thủ tướng Thụy Điển, ông biện bạch làchính "thế giới và Quốc hội Hoa Kỳ" mới vạch ra giới hạn này, nên bâygiờ họ (thế giới và Quốc hội Mỹ) có nhiệm vụ chứng tỏ sự khả tín khi chế độ al Assad sử dụng võ khí hóa họcchống lại thường dân.
 
Những sự bất nhất và dập dừng đóvề chuyện Syria đang là thời sự nóng. Nhưng tính chất tài tử của Tổng thống Obamaphải được thấy từ trước, trong quan hệ với Liên bang Nga.
 
Nó kết trái tại Thượng đỉnhG-20 ở St. Petersburg: thời sự quốc tế chú ý đến việc Tổng thống Mỹ không có cuộctiếp xúc song phương với Tổng thống Vladimir Putin của Nga mà lại gặp các tổ chứcngoài chính phủ (NGOs) và những đoàn thể tranh đấu cho nhân quyền tại Nga. Mục đíchcó thể là để gây khó cho chính quyền Putin.
 
Chúng ta trở lại nguyên ủy để hiểura những mâu thuẫn trong quan hệ Nga-Mỹ mà Obama không thấy, hoặc tưởng rằng mìnhsẽ vượt qua.
 
 
***
 
 
Sau khi đắc cử năm 2008 và vừa nhậmchức vào đầu năm 2009, Chính quyền Obama có sáng kiến gọi là chiến lược, đó làcải thiện quan hệ Mỹ-Nga. Họ dùng một khái niệm vật lý là bật lại cái nút,reset the button.
 
Về ngôn từ, Phó Tổng thống JoeBiden đã nói sai việc cải thiện này thành "reset" rồi bộ Ngoại giao củaHilary Clinton còn dịch sai ("reset" mà in thành "reload")trên cái hộp bà tặng người tương nhiệm là Ngoại trưởng Sergey Lavrov của Nga. Nhưngchuyện quan trọng không là ngôn từ hay tự vựng mà là nội dung. Obama muốn san bằngmâu thuẫn với Liên bang Nga trong tám năm cầm quyền của George W. Bush, để trởvề trước khi có vụ khủng bố 9-11. 
 
 Bật lại cái nút hay lên đạn?
 
 
Là tay mơ còn đang "phát triểncộng đồng", Obama không nhìn ra một chuyển động lớn từ khi Liên bang Xô viếtsụp đổ năm 1991. Xin hãy tóm lược ở đây....
 
Khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cácnước Trung Âu và Đông Âu đều thoát khỏi quỹ đạo Xô viết. Họ vừa xây dựng dân chủvừa hội nhập với Âu Châu, khi ấy còn gọi là Tây Âu, sau này mới thành Liên hiệpÂu châu. Chính quyền Bill Clinton có góp phần chuyển hóa này khi đẩy lá chắn củaMinh ước NATO về hướng Đông, đằng sau là các cuộc cách mạng dân chủ muôn màu.
 
Nhưng nhìn theo con mắt của lãnh đạoMoscow thì đấy là thu hẹp vùng ảnh hưởng của Nga, điển hình là việc Hoa Kỳ canthiệp vào cuộc nội chiến tại Liên bang Nam Tư và vùng Balkans rồi NATO còn tấncông Cộng hoà Serbia, một đồng minh truyền thống của Nga, để cứu dân Hồi giáo tạiKosovo và Âu Châu đòi giành quyền độc lập cho Kosovo, một vùng đất tự trị trong lãnh thổ Serbia....
 
Bị khủng hoảng trong 10 năm"hậu Liên Xô", Liên bang Nga đành thúc thủ trước thế lực độc bá củaHoa Kỳ. Và chỉ hồi phục từ khi Vladimir Putin lên làm Thủ tướng năm 1999 rồi Tổngthống trong hai nhiệm kỳ, 2000-2008. Dựa trên lợi thế năng lượng lên giá, Putinmuốn chinh phục lại vùng ảnh hưởng Xô viết, thực tế là đẩy lui trào lưu dân chủtrong các nước Đông Âu cũ và cản trở sự bành trướng của Liên Âu.
 
Mâu thuẫn Đông-Tây lại tái diễn.
 
Dù mắc bận với cuộc chiến chốngkhủng bố ngay trong năm vừa nhậm chức là 2001, Tổng thống Bush vẫn công nhận sựsai lầm và trách nhiệm của Hoa Kỳ khi bán đứng Đông Âu cho Liên bang Xô viếtsau Thế chiến II. Đầu năm 2002, Bush hủy bỏ Hiệp ước ABM (hỏa tiễn chống phi đạn)đã ký kết với Liên Xô từ năm 1972 để giành quyền phát triển hệ thống phòng thủchống hỏa tiễn đạn đạo (ballistic missile). Ông muốn duy trì động lượnghay cái trớn (momentum) của làn sóng dân chủ do vị tiền nhiệm tiến hành, rồi đưa ra kế hoạchbảo vệ Đông Âu bằng lá chắn chiến lược BMD (ballistic missile defense).
 
Cụ thể là một hệ thống thám báo đặttại Cộng hoà Tiệp nối kết với dàn hỏa tiễn thiết trí tại Ba Lan. Tiếng là để phátgiác và ngăn chặn hỏa tiễn từ Iran mà thực tế là để phòng ngự Đông Âu. Nếu mà Ngathấy ngại thì phải gây áp lực để Iran từ bỏ kế hoạch chế tạo võ khí hạch tâm có thể bắn bằng hỏa tiễn, chứ Nga không thể cùng Trung Quốc giải vâyvà bao che cho các Giáo chủ cực đoan ở Tehran.
 
Phần mình, ổn định xong nội tìnhvà củng cố được quyền lực, Putin bắt đầu tổng phản công.
 
Năm 2008, khi Âu Châu và Hoa Kỳ vừabị khủng hoảng là Nga dùng võ lực tấn công Cộng hoà Georgia (ngày tám Tháng Tám,2008) rồi gây áp lực về năng lượng với Cộng hòa Ukraina từ đầu năm 2009. Sau đó,Putin còn đưa ra sáng kiến thiết lập hệ thống quan thuế tự do từ Âu Châu tới ÁChâu: nếu các nước dân chủ có Liên Âu European Union thì Nga sẽ có Eurasian CustomUnion, kéo dài từ rặng Urals tới Viễn Đông và bao trùm lên Trung Á.
 
Đấy là lúc Obama lên nhậm chức vớichiến lược cải thiện quan hệ Mỹ-Nga.
 
Đầu năm 2009, tại Thượng đỉnhG-20 ở London hai Tổng thống Obama và Dmitri Medvedev đã thông báo một trang sửmới trong quan hệ giữa hai nước. Cụ thể đảo ngược quyết định của Bush và tháo gỡhệ thống phòng thủ BMD khiến các nước Đông Âu ngao ngán là lại bị Mỹ phản bội. Nhiềungười đã quên lời than của cố Tổng thống Václav Havel về vụ này.
 
Ông Obama còn thương thuyết lạiHiệp ước START sắp mãn hạn và kêu gọi Nga khuyên giải Iran từ bỏ kế hoạch chế tạovõ khí hạch tâm. Mà không kết quả. Những ai mắc chứng Obamê mà hoài nghi chuyệnấy thì có thể vào trang nhà của Phủ Tổng thống Mỹ đọc lại những giấc mơ màu hồng củaObama với Medvedev.
 
Vì hạn định của Hiến pháp Nga thờiYeltsin, Putin phải lui về làm Thủ tướng sau hai nhiệm kỳ Tổng thống (2000-2008)nhưng vẫn thực sự là lãnh tụ của Tổng thống Medvedev. Suốt bốn năm liền củaMedvedev và từ đầu năm 2012, khi Putin trở về làm Tổng thống, Nga liên tục cóthái độ gây hấn với Hoa Kỳ, kể cả bằng oanh tạc cơ Tu-95B và tiềm thủy đĩnh hạngAkula ở ngoài khơi Alaska, trong vùng Vịnh Mễ Tây Cơ và trên lãnh hải của đảoGuam.
 
Trên toàn cầu, Nga triệt để cấu kếtvới các chế độ hung đồ như Trung Quốc, Iran, Syria hay Cuba và Venezuela để giảmthiểu ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Vậy mà khi tái tranh cử năm 2012, Obama vẫn nhờMedvedev nhắn thầm với Putin, rằng sau khi thắng cử, ông sẽ "có khả nănglinh động hơn"!
 
Kết quả thì Barack Obama được Putintrả ơn bằng cái tát: Nga cho Edward Snowden tỵ nạn chính trị sau khi bị nhà chứctrách Hoa Kỳ truy nã về tội tiết lộ bí mật quốc gia. Vì biến cố đó mà Obama phảihủy cuộc họp riêng với Putin tại Thượng đỉnh G20 và đi gặp đối lập khi hệ thốngquyền lực của Putin đã có dấu hiệu rạn nứt ở bên trong.
 
 
***
 
 
Người ta có thể bình luận dài dòngvề mâu thuẫn Mỹ-Nga. Sau đây là vài nét chính.
 
Với rất nhiều nhược điểm - như chủquan, phóng túng, hết hồ hởi sảng lại hốt hoảng bậy - Hoa Kỳ có chế độ dân chủ.Đây là "chế độ ít tệ nhất trong các giải pháp chính trị mà loài người đãthử nghiệm", ý của Winston Churchill. Ngược lại, Nga vẫn duy trì ách độc tài,trình độ tham nhũng thì chẳng thua gì thời Yeltsin, mà chuyên chế gấp bội, với thế lực củaPutin được xây dựng trên hệ thống quốc doanh về năng lượng và chiến dịch bóp chếtquyền tự do báo chí cùng đòn phép bức hại đối lập.
 
Khác biệt ấy khiến Hoa Kỳ vẫn làniềm hy vọng cho các nước khát khao dân chủ trên thế giới, còn Nga thì là đồngminh bảo trợ các chế độ chuyên quyền. Cùng với Bắc Kinh, Moscow tận dụng quyềnphủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để chặn mọi quyết định của Hoa Kỳvà các nước Tây phương và để bảo vệ các chế độ độc tài.
 
Một mâu thuẫn thứ hai thuộc vềkinh tế và chính trị.
 
Trong khi Hoa Kỳ mở rộng sáng kiếnxây dựng chiến lược hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP và thương thuyết hiệp địnhtự do mậu dịch với Liên Âu thì Nga phát triển hệ thống tự do mậu dịch Âu-Á như đãnói ở trên. Năm 2008, khi Thụy Điển và Ba Lan đề nghị kế hoạch đối tác (EasternPartneship) giữa Liên Âu với các nước Đông Âu, như Belarus, Ukraina, Moldova,Georgia, Armenia và Azerbaijan, Putin bèn ra sức ngăn cản bằng kế hoạch quanthuế Âu-Á.
 
Được gia nhập Tổ chức Thương mạiThế giới WTO từ năm ngoái, Nga tiếp tục vi phạm quy định của WTO và gây áp lựckinh tế với các nước Đông Âu để tách họ khỏi Liên Âu và trở về quỹ đạo Xô viếtcũ. Chẳng những vậy, Putin tận dụng võ khí năng lượng để chia rẽ các nước Tây Âuvới Đông Âu như đã thấy từ đầu năm 2009: Nga phong toả khí đốt bán cho Ukrainalàm các nước Tây Âu khốn đốn và đòi Ukraina phải nhượng bộ Moscow.
 
Chiến lược hơn vậy, Putin còn muốnkéo nước Đức vào thế trung lập, thậm chí thỏa hiệp với Moscow để có thể mua khíđốt của Nga. Người ta không quên là ngay sau khi Putin tấn công Georgia năm2008, Thủ tướng Đức là Angela Merkel đã lập tức bay qua Moscow hoà giải, trướcphản ứng khó chịu của hai Tổng thống Bush và Nicolas Sarkozy của Pháp.
 
Nhưng thật ra, mâu thuẫn quan trọngnhất giữa Hoa Kỳ và Liên bang Nga nằm trong một lãnh vực sinh tử của Nga, và bênngoài chánh sách của Obama. Đó là năng lượng.
 
 
***
 
 
Liên bang Nga của Putin chỉ là mộtnước chậm tiến, sống nhờ sản xuất và xuất cảng năng lượng. Khu vực dầu khí chiếmtới 30% Tổng sản lượng, đem lại phân nửa ngân sách của Putin và 70% xuất cảng củaNga. Nhưng từ khi lãnh đạo, Putin dùng năng lượng làm võ khí và còn cả tin vàomột chiều hướng lâu dài là năng lượng lên giá. Cũng vì vậy, kinh tế Nga lệ thuộcvào dầu thô và khí đốt, mà khu vực năng lượng lại tụt hậu nhờ được bảo vệ và giữthế độc quyền.
 
Trong khi đó, vì giá dầu khí tăngvọt, thị trường tại Hoa Kỳ đã lặng lẽ tính kiểu khác.
 
Không chỉ nâng hiệu suất tiêu thụ,tốn ít hơn mà được nhiều hơn để giảm số cầu, kỹ nghệ năng lượng Mỹ còn cải tiến khả năng sản xuất để nâng sốcung.
 
Họ đào dọc rồi xoay ngang và bơmdung dịch với áp suất cực mạnh vào đá phiến để gạn ra dầu khí và áp dụng côngnghệ mới để chế tạo khí lỏng có khả năng vận chuyển tiện lợi hơn. Kết quả làHoa Kỳ bỗng dưng thành đại gia sản xuất năng lượng với triển vọng là một nướcxuất cảng đáng kể. Không những vậy, qua các dự án liên doanh và hợp tác, Hoa Kỳcòn quảng bá kỹ thuật mới cho các nước Tây phương.
 
Họ không còn bị khối OPEC hay cácnước Trung Đông bắt bí về năng lượng mà còn đe dọa thị trường xuất cảng của Ngavà giúp Âu Châu có dầu, khí, và cả than đá, để khỏi bị Putin xử ép.
 
Trận đánh Mỹ-Nga về dầu khí mới làhồ sơ còn đáng kể hơn chuyện Syria hay Geogia, Ukraina....
 
Tuần qua, một ông trùm về năng lượngcủa Nga báo động rằng "các doanh nghiệp quốc tế đang có âm mưu phá hoạikhu vực năng lượng và làm kinh tế của Nga bị tê liệt". Chủ tịch IgorSechin của tập đoàn quốc doanh Rosneft không là tài phiệt ôm tiền trong quỹ đạoPutin, mà là người cầm đầu phe "siloviki" gồm các thế lực an ninh vàquân sự bảo thủ nhất chung quanh Putin, và từng là Phó Thủ tướng và cố vấn thân tín choPutin. Lý do báo động là vì tổ hợp ExxonMobile của Mỹ vừa tạm ngưng thực hiện mộtdự án khí lỏng cho Nga. 
 
Đấy chỉ là chi tiết nhỏ phản ảnh vấn đề lớn.
 
Trong cả chục năm, Putin củng cố vàbảo vệ thế độc quyền của các tập đoàn năng lượng nhà nước. Nhưng thế độc quyềnmới gây lụn bại, như đã thấy tại Iran, Venezuela, Việt Nam hay Trung Quốc. Và ngàynay hệ thống tụt hậu này của Nga cần học hỏi công nghệ hiện đại của các nước Tâyphương. Khi Putin gây khó cho các nước Tây phương thì mới thấy khí bốc lên đầu....
 
Chi tiết ly kỳ là Chính quyềnObama đã đi bên lề cuộc cách mạng về công nghệ năng lượng của Hoa Kỳ, có lúc cònmuốn cản trở vì áp lực của cánh tả là để bảo vệ môi sinh.... Lần này, Tổng thốngMỹ sẽ ngẩn ngơ trước thế lực của nước Mỹ và sự hậm hực của Putin.  
 
Chính sách "reset" của ông rất vần với rỉ sét!

http://dainamaxtribune.blogspot.com/2013/09/my-nga-nhang-lua.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Mỹ-Nga Nháng Lửa

Như một tay mơ chính hiệu, Tổng thống Barack Obama tin vào sự sùng bái mà truyền thông cánh tả dành cho ông, tưởng rằng mình mở ra một kỷ nguyên mới, và

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo Ngày 130607

 
Mâu thuẫn Nga Mỹ ở một nơi bất ngờ
 
* Bật lại bang giao và bật lên khí đốt *
 
 
Như một tay mơ chính hiệu, Tổng thống Barack Obama tin vào sự sùng báimà truyền thông cánh tả dành cho ông, tưởng rằng mình mở ra một kỷ nguyên mới,và như một đấng Cứu Thế sẽ đẩy lui thủy triều. Tuần này, ông bắt đầu thấy ra mộtsự thật khác.
 
Sự thật đó không là những lụpchụp với hồ sơ Syria (xin đọc bài "Obama,Syria và Silly-A - Nghịch lý Obama, vũng lộiSyria và Liên bang Nga cười cười" trên cột báo này vào tuần trước). Nghĩ rằng dư luận đã quên lờiphát biểu dõng dạc hùng hồn của mình vào ngày 20 Tháng Tám năm ngoái, ông chốilà mình không vẽ "lằn ranh đỏ" cho chế độ độc tài Bashar alAssad của Syria. Họp báo tại Stockholm bên Thủ tướng Thụy Điển, ông biện bạch làchính "thế giới và Quốc hội Hoa Kỳ" mới vạch ra giới hạn này, nên bâygiờ họ (thế giới và Quốc hội Mỹ) có nhiệm vụ chứng tỏ sự khả tín khi chế độ al Assad sử dụng võ khí hóa họcchống lại thường dân.
 
Những sự bất nhất và dập dừng đóvề chuyện Syria đang là thời sự nóng. Nhưng tính chất tài tử của Tổng thống Obamaphải được thấy từ trước, trong quan hệ với Liên bang Nga.
 
Nó kết trái tại Thượng đỉnhG-20 ở St. Petersburg: thời sự quốc tế chú ý đến việc Tổng thống Mỹ không có cuộctiếp xúc song phương với Tổng thống Vladimir Putin của Nga mà lại gặp các tổ chứcngoài chính phủ (NGOs) và những đoàn thể tranh đấu cho nhân quyền tại Nga. Mục đíchcó thể là để gây khó cho chính quyền Putin.
 
Chúng ta trở lại nguyên ủy để hiểura những mâu thuẫn trong quan hệ Nga-Mỹ mà Obama không thấy, hoặc tưởng rằng mìnhsẽ vượt qua.
 
 
***
 
 
Sau khi đắc cử năm 2008 và vừa nhậmchức vào đầu năm 2009, Chính quyền Obama có sáng kiến gọi là chiến lược, đó làcải thiện quan hệ Mỹ-Nga. Họ dùng một khái niệm vật lý là bật lại cái nút,reset the button.
 
Về ngôn từ, Phó Tổng thống JoeBiden đã nói sai việc cải thiện này thành "reset" rồi bộ Ngoại giao củaHilary Clinton còn dịch sai ("reset" mà in thành "reload")trên cái hộp bà tặng người tương nhiệm là Ngoại trưởng Sergey Lavrov của Nga. Nhưngchuyện quan trọng không là ngôn từ hay tự vựng mà là nội dung. Obama muốn san bằngmâu thuẫn với Liên bang Nga trong tám năm cầm quyền của George W. Bush, để trởvề trước khi có vụ khủng bố 9-11. 
 
 Bật lại cái nút hay lên đạn?
 
 
Là tay mơ còn đang "phát triểncộng đồng", Obama không nhìn ra một chuyển động lớn từ khi Liên bang Xô viếtsụp đổ năm 1991. Xin hãy tóm lược ở đây....
 
Khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cácnước Trung Âu và Đông Âu đều thoát khỏi quỹ đạo Xô viết. Họ vừa xây dựng dân chủvừa hội nhập với Âu Châu, khi ấy còn gọi là Tây Âu, sau này mới thành Liên hiệpÂu châu. Chính quyền Bill Clinton có góp phần chuyển hóa này khi đẩy lá chắn củaMinh ước NATO về hướng Đông, đằng sau là các cuộc cách mạng dân chủ muôn màu.
 
Nhưng nhìn theo con mắt của lãnh đạoMoscow thì đấy là thu hẹp vùng ảnh hưởng của Nga, điển hình là việc Hoa Kỳ canthiệp vào cuộc nội chiến tại Liên bang Nam Tư và vùng Balkans rồi NATO còn tấncông Cộng hoà Serbia, một đồng minh truyền thống của Nga, để cứu dân Hồi giáo tạiKosovo và Âu Châu đòi giành quyền độc lập cho Kosovo, một vùng đất tự trị trong lãnh thổ Serbia....
 
Bị khủng hoảng trong 10 năm"hậu Liên Xô", Liên bang Nga đành thúc thủ trước thế lực độc bá củaHoa Kỳ. Và chỉ hồi phục từ khi Vladimir Putin lên làm Thủ tướng năm 1999 rồi Tổngthống trong hai nhiệm kỳ, 2000-2008. Dựa trên lợi thế năng lượng lên giá, Putinmuốn chinh phục lại vùng ảnh hưởng Xô viết, thực tế là đẩy lui trào lưu dân chủtrong các nước Đông Âu cũ và cản trở sự bành trướng của Liên Âu.
 
Mâu thuẫn Đông-Tây lại tái diễn.
 
Dù mắc bận với cuộc chiến chốngkhủng bố ngay trong năm vừa nhậm chức là 2001, Tổng thống Bush vẫn công nhận sựsai lầm và trách nhiệm của Hoa Kỳ khi bán đứng Đông Âu cho Liên bang Xô viếtsau Thế chiến II. Đầu năm 2002, Bush hủy bỏ Hiệp ước ABM (hỏa tiễn chống phi đạn)đã ký kết với Liên Xô từ năm 1972 để giành quyền phát triển hệ thống phòng thủchống hỏa tiễn đạn đạo (ballistic missile). Ông muốn duy trì động lượnghay cái trớn (momentum) của làn sóng dân chủ do vị tiền nhiệm tiến hành, rồi đưa ra kế hoạchbảo vệ Đông Âu bằng lá chắn chiến lược BMD (ballistic missile defense).
 
Cụ thể là một hệ thống thám báo đặttại Cộng hoà Tiệp nối kết với dàn hỏa tiễn thiết trí tại Ba Lan. Tiếng là để phátgiác và ngăn chặn hỏa tiễn từ Iran mà thực tế là để phòng ngự Đông Âu. Nếu mà Ngathấy ngại thì phải gây áp lực để Iran từ bỏ kế hoạch chế tạo võ khí hạch tâm có thể bắn bằng hỏa tiễn, chứ Nga không thể cùng Trung Quốc giải vâyvà bao che cho các Giáo chủ cực đoan ở Tehran.
 
Phần mình, ổn định xong nội tìnhvà củng cố được quyền lực, Putin bắt đầu tổng phản công.
 
Năm 2008, khi Âu Châu và Hoa Kỳ vừabị khủng hoảng là Nga dùng võ lực tấn công Cộng hoà Georgia (ngày tám Tháng Tám,2008) rồi gây áp lực về năng lượng với Cộng hòa Ukraina từ đầu năm 2009. Sau đó,Putin còn đưa ra sáng kiến thiết lập hệ thống quan thuế tự do từ Âu Châu tới ÁChâu: nếu các nước dân chủ có Liên Âu European Union thì Nga sẽ có Eurasian CustomUnion, kéo dài từ rặng Urals tới Viễn Đông và bao trùm lên Trung Á.
 
Đấy là lúc Obama lên nhậm chức vớichiến lược cải thiện quan hệ Mỹ-Nga.
 
Đầu năm 2009, tại Thượng đỉnhG-20 ở London hai Tổng thống Obama và Dmitri Medvedev đã thông báo một trang sửmới trong quan hệ giữa hai nước. Cụ thể đảo ngược quyết định của Bush và tháo gỡhệ thống phòng thủ BMD khiến các nước Đông Âu ngao ngán là lại bị Mỹ phản bội. Nhiềungười đã quên lời than của cố Tổng thống Václav Havel về vụ này.
 
Ông Obama còn thương thuyết lạiHiệp ước START sắp mãn hạn và kêu gọi Nga khuyên giải Iran từ bỏ kế hoạch chế tạovõ khí hạch tâm. Mà không kết quả. Những ai mắc chứng Obamê mà hoài nghi chuyệnấy thì có thể vào trang nhà của Phủ Tổng thống Mỹ đọc lại những giấc mơ màu hồng củaObama với Medvedev.
 
Vì hạn định của Hiến pháp Nga thờiYeltsin, Putin phải lui về làm Thủ tướng sau hai nhiệm kỳ Tổng thống (2000-2008)nhưng vẫn thực sự là lãnh tụ của Tổng thống Medvedev. Suốt bốn năm liền củaMedvedev và từ đầu năm 2012, khi Putin trở về làm Tổng thống, Nga liên tục cóthái độ gây hấn với Hoa Kỳ, kể cả bằng oanh tạc cơ Tu-95B và tiềm thủy đĩnh hạngAkula ở ngoài khơi Alaska, trong vùng Vịnh Mễ Tây Cơ và trên lãnh hải của đảoGuam.
 
Trên toàn cầu, Nga triệt để cấu kếtvới các chế độ hung đồ như Trung Quốc, Iran, Syria hay Cuba và Venezuela để giảmthiểu ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Vậy mà khi tái tranh cử năm 2012, Obama vẫn nhờMedvedev nhắn thầm với Putin, rằng sau khi thắng cử, ông sẽ "có khả nănglinh động hơn"!
 
Kết quả thì Barack Obama được Putintrả ơn bằng cái tát: Nga cho Edward Snowden tỵ nạn chính trị sau khi bị nhà chứctrách Hoa Kỳ truy nã về tội tiết lộ bí mật quốc gia. Vì biến cố đó mà Obama phảihủy cuộc họp riêng với Putin tại Thượng đỉnh G20 và đi gặp đối lập khi hệ thốngquyền lực của Putin đã có dấu hiệu rạn nứt ở bên trong.
 
 
***
 
 
Người ta có thể bình luận dài dòngvề mâu thuẫn Mỹ-Nga. Sau đây là vài nét chính.
 
Với rất nhiều nhược điểm - như chủquan, phóng túng, hết hồ hởi sảng lại hốt hoảng bậy - Hoa Kỳ có chế độ dân chủ.Đây là "chế độ ít tệ nhất trong các giải pháp chính trị mà loài người đãthử nghiệm", ý của Winston Churchill. Ngược lại, Nga vẫn duy trì ách độc tài,trình độ tham nhũng thì chẳng thua gì thời Yeltsin, mà chuyên chế gấp bội, với thế lực củaPutin được xây dựng trên hệ thống quốc doanh về năng lượng và chiến dịch bóp chếtquyền tự do báo chí cùng đòn phép bức hại đối lập.
 
Khác biệt ấy khiến Hoa Kỳ vẫn làniềm hy vọng cho các nước khát khao dân chủ trên thế giới, còn Nga thì là đồngminh bảo trợ các chế độ chuyên quyền. Cùng với Bắc Kinh, Moscow tận dụng quyềnphủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để chặn mọi quyết định của Hoa Kỳvà các nước Tây phương và để bảo vệ các chế độ độc tài.
 
Một mâu thuẫn thứ hai thuộc vềkinh tế và chính trị.
 
Trong khi Hoa Kỳ mở rộng sáng kiếnxây dựng chiến lược hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP và thương thuyết hiệp địnhtự do mậu dịch với Liên Âu thì Nga phát triển hệ thống tự do mậu dịch Âu-Á như đãnói ở trên. Năm 2008, khi Thụy Điển và Ba Lan đề nghị kế hoạch đối tác (EasternPartneship) giữa Liên Âu với các nước Đông Âu, như Belarus, Ukraina, Moldova,Georgia, Armenia và Azerbaijan, Putin bèn ra sức ngăn cản bằng kế hoạch quanthuế Âu-Á.
 
Được gia nhập Tổ chức Thương mạiThế giới WTO từ năm ngoái, Nga tiếp tục vi phạm quy định của WTO và gây áp lựckinh tế với các nước Đông Âu để tách họ khỏi Liên Âu và trở về quỹ đạo Xô viếtcũ. Chẳng những vậy, Putin tận dụng võ khí năng lượng để chia rẽ các nước Tây Âuvới Đông Âu như đã thấy từ đầu năm 2009: Nga phong toả khí đốt bán cho Ukrainalàm các nước Tây Âu khốn đốn và đòi Ukraina phải nhượng bộ Moscow.
 
Chiến lược hơn vậy, Putin còn muốnkéo nước Đức vào thế trung lập, thậm chí thỏa hiệp với Moscow để có thể mua khíđốt của Nga. Người ta không quên là ngay sau khi Putin tấn công Georgia năm2008, Thủ tướng Đức là Angela Merkel đã lập tức bay qua Moscow hoà giải, trướcphản ứng khó chịu của hai Tổng thống Bush và Nicolas Sarkozy của Pháp.
 
Nhưng thật ra, mâu thuẫn quan trọngnhất giữa Hoa Kỳ và Liên bang Nga nằm trong một lãnh vực sinh tử của Nga, và bênngoài chánh sách của Obama. Đó là năng lượng.
 
 
***
 
 
Liên bang Nga của Putin chỉ là mộtnước chậm tiến, sống nhờ sản xuất và xuất cảng năng lượng. Khu vực dầu khí chiếmtới 30% Tổng sản lượng, đem lại phân nửa ngân sách của Putin và 70% xuất cảng củaNga. Nhưng từ khi lãnh đạo, Putin dùng năng lượng làm võ khí và còn cả tin vàomột chiều hướng lâu dài là năng lượng lên giá. Cũng vì vậy, kinh tế Nga lệ thuộcvào dầu thô và khí đốt, mà khu vực năng lượng lại tụt hậu nhờ được bảo vệ và giữthế độc quyền.
 
Trong khi đó, vì giá dầu khí tăngvọt, thị trường tại Hoa Kỳ đã lặng lẽ tính kiểu khác.
 
Không chỉ nâng hiệu suất tiêu thụ,tốn ít hơn mà được nhiều hơn để giảm số cầu, kỹ nghệ năng lượng Mỹ còn cải tiến khả năng sản xuất để nâng sốcung.
 
Họ đào dọc rồi xoay ngang và bơmdung dịch với áp suất cực mạnh vào đá phiến để gạn ra dầu khí và áp dụng côngnghệ mới để chế tạo khí lỏng có khả năng vận chuyển tiện lợi hơn. Kết quả làHoa Kỳ bỗng dưng thành đại gia sản xuất năng lượng với triển vọng là một nướcxuất cảng đáng kể. Không những vậy, qua các dự án liên doanh và hợp tác, Hoa Kỳcòn quảng bá kỹ thuật mới cho các nước Tây phương.
 
Họ không còn bị khối OPEC hay cácnước Trung Đông bắt bí về năng lượng mà còn đe dọa thị trường xuất cảng của Ngavà giúp Âu Châu có dầu, khí, và cả than đá, để khỏi bị Putin xử ép.
 
Trận đánh Mỹ-Nga về dầu khí mới làhồ sơ còn đáng kể hơn chuyện Syria hay Geogia, Ukraina....
 
Tuần qua, một ông trùm về năng lượngcủa Nga báo động rằng "các doanh nghiệp quốc tế đang có âm mưu phá hoạikhu vực năng lượng và làm kinh tế của Nga bị tê liệt". Chủ tịch IgorSechin của tập đoàn quốc doanh Rosneft không là tài phiệt ôm tiền trong quỹ đạoPutin, mà là người cầm đầu phe "siloviki" gồm các thế lực an ninh vàquân sự bảo thủ nhất chung quanh Putin, và từng là Phó Thủ tướng và cố vấn thân tín choPutin. Lý do báo động là vì tổ hợp ExxonMobile của Mỹ vừa tạm ngưng thực hiện mộtdự án khí lỏng cho Nga. 
 
Đấy chỉ là chi tiết nhỏ phản ảnh vấn đề lớn.
 
Trong cả chục năm, Putin củng cố vàbảo vệ thế độc quyền của các tập đoàn năng lượng nhà nước. Nhưng thế độc quyềnmới gây lụn bại, như đã thấy tại Iran, Venezuela, Việt Nam hay Trung Quốc. Và ngàynay hệ thống tụt hậu này của Nga cần học hỏi công nghệ hiện đại của các nước Tâyphương. Khi Putin gây khó cho các nước Tây phương thì mới thấy khí bốc lên đầu....
 
Chi tiết ly kỳ là Chính quyềnObama đã đi bên lề cuộc cách mạng về công nghệ năng lượng của Hoa Kỳ, có lúc cònmuốn cản trở vì áp lực của cánh tả là để bảo vệ môi sinh.... Lần này, Tổng thốngMỹ sẽ ngẩn ngơ trước thế lực của nước Mỹ và sự hậm hực của Putin.  
 
Chính sách "reset" của ông rất vần với rỉ sét!

http://dainamaxtribune.blogspot.com/2013/09/my-nga-nhang-lua.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm