Tham Khảo
Mỹ - Trung đọ kiên nhẫn trong chiến tranh thương mại
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung được ví như hai đối thủ giằng co quyết liệt trên băng, cho đến khi một bên sa chân xuống hố.
Gần 18 tháng từ khi chiến tranh thương mại nổ ra, những khác biệt lớn giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tồn tại, dù các cuộc đàm phán đã được thúc đẩy để hướng tới thỏa thuận giai đoạn một.
Hai bên đã thống nhất một số nội dung về sở hữu trí tuệ, dịch vụ tài chính, tiền tệ và nông nghiệp. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng bày tỏ hy vọng thỏa thuận này giúp sớm chấm dứt chiến tranh thương mại. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng khẳng định chỉ chấp nhận thỏa thuận khiến ông "vừa lòng", đồng thời đe dọa tăng thuế hàng Trung Quốc "thậm chí cao hơn" nếu hai bên không đạt đồng thuận.
Lời đe dọa của Trump được coi như một "gáo nước lạnh" dội vào Trung Quốc, khi hãng thông tấn nhà nước Xinhua trước đó vừa đưa tin giới chức hai nước đã có cuộc điện đàm "mang tính xây dựng" hôm 16/11 về thỏa thuận giai đoạn một.
"Tâm trạng ở Bắc Kinh hiện nay về thỏa thuận thương mại đang rất bi quan", phóng viên Eunice Yoon của NBC hôm 18/11 viết trên Twitter, dẫn các nguồn tin chính phủ Trung Quốc. "Trung Quốc lo lắng khi Trump tuyên bố không rút lại các đòn thuế, điều mà họ từng nghĩ là đã được nhất trí về nguyên tắc. Chiến lược của họ hiện nay là tiếp tục đàm phán nhưng vẫn chờ đợi kết quả điều tra luận tội Trump và bầu cử tổng thống Mỹ".
Bình luận viên Kenneth Rapoza của Forbes cho rằng tình thế này đang tạo ra thế giằng co giữa Mỹ và Trung Quốc trong chiến tranh thương mại, khi hai bên đều quyết chờ đợi đối phương sẩy chân.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản hôm 29/6. Ảnh: Reuters. |
Với Trung Quốc, chiến tranh thương mại kéo dài đã tác động mạnh đến nền kinh tế nước này, khi GDP quý III chỉ đạt mức tăng trưởng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp nhất trong hơn 27 năm qua. Nhiều chỉ số kinh tế khác cũng gây thất vọng. Theo nghiên cứu của ngân hàng Mỹ Morgan Stanley, mức tăng trưởng năm sau của Trung Quốc có thể giảm xuống 5,3% nếu căng thẳng thương mại leo thang.
Bắc Kinh đã giảm thuế thu nhập cá nhân và trợ cấp cho người tiêu dùng để kích thích sức mua. Tuy nhiên, mức tăng trưởng doanh số bán lẻ trong 10 tháng đầu năm nay chỉ đạt 8,1%, trong khi chỉ số này năm ngoái là 9,2%. "Các hộ gia đình ưu tiên tiết kiệm hơn là chi tiền trong bối cảnh căng thẳng thương mại và thị trường việc làm không chắc chắn", Morgan Stanley giải thích.
Dù vẫn là "công xưởng" quan trọng nhất của thế giới, Trung Quốc đang dần mất thị phần khi các nước Đông Nam Á vươn lên trở thành nguồn cung ứng chi phí thấp thay thế. Một số quốc gia châu Phi như Ai Cập, Kenya, Madagascar cũng tăng cường sản xuất hàng hóa số lượng lớn.
Dù vậy, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có một lợi thế mà Trump không có, đó là ông không bị giới hạn về nhiệm kỳ. Điều này cho phép ông áp dụng chiến thuật "câu giờ", trong bối cảnh việc các công ty rút khỏi Trung Quốc không đáng báo động như dự đoán ban đầu.
"Trung Quốc dường như vẫn giữ ý định cố chờ Trump mãn nhiệm thay vì bám víu lấy hy vọng về thỏa thuận giai đoạn một, vốn gây hoài nghi ngay từ đầu", Michael Every, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường của ngân hàng Hà Lan Rabobank, đánh giá.
Một số người cho rằng cách tiếp cận này của Bắc Kinh đồng nghĩa với việc sẽ không có thỏa thuận thương mại nào với Washington được đưa ra. Với chiến thuật "câu giờ" của mình, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tìm mọi cách co kéo, thi gan với Mỹ, bất chấp những lời đe dọa Trump tung ra.
Theo bình luận viên Rapoza, nếu Trump tức giận trước thực tế rằng Trung Quốc đang phớt lờ ông, hoặc thậm chí nghĩ nước này đang chống lại ông về mặt chính trị, Bắc Kinh có khả năng bị áp thuế cao hơn. Nguy cơ này ít nhất sẽ diễn ra vào ngày 15/12, thời hạn đòn thuế tiếp theo của Washington dự kiến có hiệu lực.
Nếu Trump thực hiện lời đe dọa tăng mạnh mức thuế áp vào Trung Quốc, chiến tranh thương mại giữa hai nước sẽ leo thang căng thẳng hơn, khiến cuộc "thi gan" càng trở nên quyết liệt.
Tuy nhiên, Trump cũng chịu áp lực khi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020 đang cận kề. Tổng thống Mỹ được cho là sẽ tìm cách đưa Trung Quốc trở lại bàn đàm phán và cố gắng đạt thỏa thuận nhằm xoa dịu đảng Cộng hòa cũng như giới kinh doanh, củng cố sự ủng hộ của cử tri.
Bình luận viên Rapoza giải thích rằng Trump khó có thể từ bỏ thỏa thuận giai đoạn một khi Phố Wall đang bế tắc và nông dân Mỹ, những người giúp đảng Dân chủ giành lại hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ hồi tháng 11/2018, đang tha thiết tìm kiếm sự giúp đỡ bởi khoản trợ cấp của chính quyền Trump dường như không đủ.
Cùng với cuộc điều tra luận tội của phe Dân chủ, thế bế tắc trong cuộc chiến thương mại có thể cung cấp thêm "vũ khí" cho các đối thủ của Trump. Tuy nhiên, tới nay chiến thuật "vừa đấm vừa xoa" của Trump chưa khiến Trung Quốc phải từ bỏ bất cứ điều gì. Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn duy trì "lối chơi câu giờ", tiếp tục theo đuổi mục tiêu tăng trưởng chất lượng cao và đẩy mạnh mở cửa thị trường.
"Hai bên sẽ chỉ hợp tác khi không thể đối đầu thêm nữa. Nếu muốn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ xung đột vô nghĩa sang hợp tác, bạn cần giải quyết tốt vấn đề nội tại của mình. Người Mỹ vốn ít kiên nhẫn và đang vội vàng, trong khi Trung Quốc luôn nổi tiếng bình tĩnh", Zhang Yansheng, chuyên gia tại Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế Trung Quốc, đánh giá.
Ánh Ngọc (Theo Forbes, Global Times, SCMP)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Mỹ - Trung đọ kiên nhẫn trong chiến tranh thương mại
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung được ví như hai đối thủ giằng co quyết liệt trên băng, cho đến khi một bên sa chân xuống hố.
Gần 18 tháng từ khi chiến tranh thương mại nổ ra, những khác biệt lớn giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tồn tại, dù các cuộc đàm phán đã được thúc đẩy để hướng tới thỏa thuận giai đoạn một.
Hai bên đã thống nhất một số nội dung về sở hữu trí tuệ, dịch vụ tài chính, tiền tệ và nông nghiệp. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng bày tỏ hy vọng thỏa thuận này giúp sớm chấm dứt chiến tranh thương mại. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng khẳng định chỉ chấp nhận thỏa thuận khiến ông "vừa lòng", đồng thời đe dọa tăng thuế hàng Trung Quốc "thậm chí cao hơn" nếu hai bên không đạt đồng thuận.
Lời đe dọa của Trump được coi như một "gáo nước lạnh" dội vào Trung Quốc, khi hãng thông tấn nhà nước Xinhua trước đó vừa đưa tin giới chức hai nước đã có cuộc điện đàm "mang tính xây dựng" hôm 16/11 về thỏa thuận giai đoạn một.
"Tâm trạng ở Bắc Kinh hiện nay về thỏa thuận thương mại đang rất bi quan", phóng viên Eunice Yoon của NBC hôm 18/11 viết trên Twitter, dẫn các nguồn tin chính phủ Trung Quốc. "Trung Quốc lo lắng khi Trump tuyên bố không rút lại các đòn thuế, điều mà họ từng nghĩ là đã được nhất trí về nguyên tắc. Chiến lược của họ hiện nay là tiếp tục đàm phán nhưng vẫn chờ đợi kết quả điều tra luận tội Trump và bầu cử tổng thống Mỹ".
Bình luận viên Kenneth Rapoza của Forbes cho rằng tình thế này đang tạo ra thế giằng co giữa Mỹ và Trung Quốc trong chiến tranh thương mại, khi hai bên đều quyết chờ đợi đối phương sẩy chân.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản hôm 29/6. Ảnh: Reuters. |
Với Trung Quốc, chiến tranh thương mại kéo dài đã tác động mạnh đến nền kinh tế nước này, khi GDP quý III chỉ đạt mức tăng trưởng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp nhất trong hơn 27 năm qua. Nhiều chỉ số kinh tế khác cũng gây thất vọng. Theo nghiên cứu của ngân hàng Mỹ Morgan Stanley, mức tăng trưởng năm sau của Trung Quốc có thể giảm xuống 5,3% nếu căng thẳng thương mại leo thang.
Bắc Kinh đã giảm thuế thu nhập cá nhân và trợ cấp cho người tiêu dùng để kích thích sức mua. Tuy nhiên, mức tăng trưởng doanh số bán lẻ trong 10 tháng đầu năm nay chỉ đạt 8,1%, trong khi chỉ số này năm ngoái là 9,2%. "Các hộ gia đình ưu tiên tiết kiệm hơn là chi tiền trong bối cảnh căng thẳng thương mại và thị trường việc làm không chắc chắn", Morgan Stanley giải thích.
Dù vẫn là "công xưởng" quan trọng nhất của thế giới, Trung Quốc đang dần mất thị phần khi các nước Đông Nam Á vươn lên trở thành nguồn cung ứng chi phí thấp thay thế. Một số quốc gia châu Phi như Ai Cập, Kenya, Madagascar cũng tăng cường sản xuất hàng hóa số lượng lớn.
Dù vậy, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có một lợi thế mà Trump không có, đó là ông không bị giới hạn về nhiệm kỳ. Điều này cho phép ông áp dụng chiến thuật "câu giờ", trong bối cảnh việc các công ty rút khỏi Trung Quốc không đáng báo động như dự đoán ban đầu.
"Trung Quốc dường như vẫn giữ ý định cố chờ Trump mãn nhiệm thay vì bám víu lấy hy vọng về thỏa thuận giai đoạn một, vốn gây hoài nghi ngay từ đầu", Michael Every, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường của ngân hàng Hà Lan Rabobank, đánh giá.
Một số người cho rằng cách tiếp cận này của Bắc Kinh đồng nghĩa với việc sẽ không có thỏa thuận thương mại nào với Washington được đưa ra. Với chiến thuật "câu giờ" của mình, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tìm mọi cách co kéo, thi gan với Mỹ, bất chấp những lời đe dọa Trump tung ra.
Theo bình luận viên Rapoza, nếu Trump tức giận trước thực tế rằng Trung Quốc đang phớt lờ ông, hoặc thậm chí nghĩ nước này đang chống lại ông về mặt chính trị, Bắc Kinh có khả năng bị áp thuế cao hơn. Nguy cơ này ít nhất sẽ diễn ra vào ngày 15/12, thời hạn đòn thuế tiếp theo của Washington dự kiến có hiệu lực.
Nếu Trump thực hiện lời đe dọa tăng mạnh mức thuế áp vào Trung Quốc, chiến tranh thương mại giữa hai nước sẽ leo thang căng thẳng hơn, khiến cuộc "thi gan" càng trở nên quyết liệt.
Tuy nhiên, Trump cũng chịu áp lực khi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020 đang cận kề. Tổng thống Mỹ được cho là sẽ tìm cách đưa Trung Quốc trở lại bàn đàm phán và cố gắng đạt thỏa thuận nhằm xoa dịu đảng Cộng hòa cũng như giới kinh doanh, củng cố sự ủng hộ của cử tri.
Bình luận viên Rapoza giải thích rằng Trump khó có thể từ bỏ thỏa thuận giai đoạn một khi Phố Wall đang bế tắc và nông dân Mỹ, những người giúp đảng Dân chủ giành lại hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ hồi tháng 11/2018, đang tha thiết tìm kiếm sự giúp đỡ bởi khoản trợ cấp của chính quyền Trump dường như không đủ.
Cùng với cuộc điều tra luận tội của phe Dân chủ, thế bế tắc trong cuộc chiến thương mại có thể cung cấp thêm "vũ khí" cho các đối thủ của Trump. Tuy nhiên, tới nay chiến thuật "vừa đấm vừa xoa" của Trump chưa khiến Trung Quốc phải từ bỏ bất cứ điều gì. Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn duy trì "lối chơi câu giờ", tiếp tục theo đuổi mục tiêu tăng trưởng chất lượng cao và đẩy mạnh mở cửa thị trường.
"Hai bên sẽ chỉ hợp tác khi không thể đối đầu thêm nữa. Nếu muốn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ xung đột vô nghĩa sang hợp tác, bạn cần giải quyết tốt vấn đề nội tại của mình. Người Mỹ vốn ít kiên nhẫn và đang vội vàng, trong khi Trung Quốc luôn nổi tiếng bình tĩnh", Zhang Yansheng, chuyên gia tại Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế Trung Quốc, đánh giá.
Ánh Ngọc (Theo Forbes, Global Times, SCMP)