Tham Khảo
Mỹ chuẩn bị “lật bài”, đánh sập chiến lược quân sự của Trung Quốc
Trong cuộc đối thoại chiến lược Trung-Mỹ vừa rồi, có nhiều chỉ dấu cho thấy Mỹ không nói suông, không ngồi nhìn và đang “lật bài”, chuẩn bị sử dụng "2 đòn cực hiểm" để trả đũa.
Đòn tập hậu mang tên Đài Loan
Nếu như bán vũ khí cho Đài Loan đã khiến Trung Quốc "giãy lên như đỉa phải vôi" thì vào ngày 25/6, Thượng viện Mỹ đã thông qua một đạo luật cho phép Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với Đài Loan.
Theo đó, vùng lãnh thổ này được khuyến khích tham gia tập trận chung với Mỹ, bao gồm cả huấn luyện nâng cao khả năng tác chiến liên hợp hải - lục - không quân đề phòng tình huống Trung Quốc dùng vũ lực thu hồi Đài Loan.
Đây là lần đầu tiên kể từ vụ “khủng hoảng eo biển Đài Loan” năm 1996, Mỹ không chỉ tuyên bố bán vũ khí mà còn tập trận trong vùng “cấm địa” của Trung Quốc. Hành động này của Mỹ đã khiến Bộ Quốc phòng Trung Quốc vô cùng tức giận và phản đối quyết liệt.
Bán vũ khí, tập trận cùng với Đài Loan là hành động thách thức rắn nhất, trực tiếp vào chính sách “một Trung Hoa” của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Đây được coi như là đòn tập hậu cực kỳ nguy hiểm, buộc Trung Quốc phải co lực lượng từ tuyến đầu (trên Biển Đông) để đối phó với một thực tế bất ổn khi Mỹ và Đài Loan nghênh ngang trước mũi, trong vùng “cấm địa” của mình.
Mỹ muốn chứng tỏ cho Trung Quốc thấy rằng, nếu Trung Quốc thách thức an ninh về tự do hàng hải, hàng không, thách thức lợi ích Mỹ trên Biển Đông thì Mỹ sẵn sàng thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc không những trên Biển Đông mà cả Đài Loan.
Nếu "ly khai" là một từ ngữ tối kỵ trên đất nước Trung Hoa vĩ đại thì sự tồn tại của Đài Loan là một biểu tượng xấu mà bấy lâu nay giống như một khúc xương mắc ngay tại cửa họng của Trung Quốc.
Vì thế hơn ai hết, thu hồi Đài Loan là một nhiệm vụ mang tính lịch sử của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận
Đã có các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc với mục tiêu giả định là Đài Loan, tuy nhiên, đó mới chỉ là tập trận diễu võ giương oai mang tính đe dọa. Không ai hiểu khả năng sức mạnh của Trung Quốc bằng chính họ.
Hậu quả không lường hết của việc dùng vũ lực thu hồi Đài Loan đã khiến cho giới cầm quyền Bắc Kinh do dự, mất ý chí, không dám mạo hiểm, bởi chính Mỹ đang đứng đằng sau Đài Loan.
Trung Quốc những tưởng có thể đẩy Mỹ ra khỏi châu Á - Thái Bình Dương - khu vực địa chính trị quan trọng, bằng tuyên bố chủ quyền phi lý đối với gần như toàn bộ Biển Đông.
Nước này còn ảo tưởng rằng xây các đảo nhân tạo một cách phi pháp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam sẽ làm Mỹ phải "cụp đuôi".
Nhưng không, chính thái độ hung hăng, bất chấp của Trung Quốc lại tạo động lực để Mỹ sẵn sàng tung ra đòn hiểm mang tên Đài Loan nhằm buộc Trung Quốc phải “co vòi”.
Đòn chỉ điểm tàu ngầm
Nếu chiếm được Biển Đông, Trung Quốc không chỉ biến nơi đây thành vùng đặc quyền kinh tế mà còn thành vùng “đặc quyền quân sự” và tuyến xuất phát tấn công thuận lợi của tàu ngầm các loại.
Trung Quốc hiện có một căn cứ tàu ngầm lớn, hiện đại ở Tam Á.
Để tránh làm mồi ngon cho tên lửa hành trình, không quân đối phương tấn công, thì khi có xung đột quân sự, về nguyên tắc chiến thuật, tất cả các tàu ngầm phải rời cảng, phân tán đến vị trí trú ẩn hoặc vị trí đợi thời cơ xuất phát, tấn công.
Biển Hoa Đông có mực nước khá nông, cộng với hệ thống săn ngầm hiện đại của liên quân Mỹ - Nhật Bản nên tàu ngầm Trung Quốc chẳng khác nào như cá nằm trên cạn.
Do đó, chỉ có Biển Đông là chỗ tốt nhất cho tàu ngầm vùng vẫy.
Nói là tốt nhất bởi nơi đây có độ sâu bảo đảm cho mọi loại tàu ngầm hoạt động, phương tiện phát hiện và săn ngầm của các quốc gia ven Biển Đông lại có nhiều hạn chế nên tàu ngầm Trung Quốc vừa an toàn, vừa giữ được bí mật.
Tàu ngầm Trung Quốc có thể giấu mình dưới lòng Biển Đông?
Song, điều đáng sợ nhất với lực lượng tàu ngầm Trung Quốc là bị đối phương nắm chắc “đường đi lối về” và chỉ điểm chính xác từng chiếc tàu ngầm trên Biển Đông.
Việc Philipines cùng với máy bay săn ngầm P-3C Orion Nhật Bản tuần tra trên Bãi Cỏ Rong thuộc Biển Đông khiến Trung Quốc lo lắng, bất an.
Chưa kể, theo các nhà phân tích quân sự, nếu Mỹ sẵn sàng bán cho các quốc gia có liên quan trong khu vực loại máy bay săn ngầm hiện đại có thể phát hiện tàu ngầm rõ ràng, nhanh chóng thì Biển Đông không còn là nơi trú ẩn an toàn, bí mật cho tàu ngầm Trung Quốc.
Máy bay săn ngầm Mỹ tuần tra tại Biển Đông cũng vì mục đích đó và còn để sẵn sàng đối phó trường hợp các tàu ngầm Trung Quốc tiếp tục thách thức, đe dọa đến an ninh, cũng như tự do hàng hải trên tuyến đường vận tải biển huyết mạch trong khu vực.
Lúc đó, các tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Đông có nguy cơ như “cá trong chậu” và chiến lược bành trướng về phía Biển Đông của Trung Quốc sẽ gặp vô vàn khó khăn.
Hơn ai hết, chỉ có Mỹ mới hiểu rõ vấn đề này và Trung Quốc sẽ vô cùng bất an, không dám mạo hiểm khi những quốc gia ven Biển Đông đều được trang bị máy bay săn ngầm hiện đại của Mỹ.
Có thể nói, “phá tan” nơi trú ẩn, bí mật, an toàn của tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông là đánh sập chiến lược quân sự của Trung Quốc vươn ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
theo Đại Lộ
Nguyễn Mộng Khôi chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Mỹ chuẩn bị “lật bài”, đánh sập chiến lược quân sự của Trung Quốc
Trong cuộc đối thoại chiến lược Trung-Mỹ vừa rồi, có nhiều chỉ dấu cho thấy Mỹ không nói suông, không ngồi nhìn và đang “lật bài”, chuẩn bị sử dụng "2 đòn cực hiểm" để trả đũa.
Đòn tập hậu mang tên Đài Loan
Nếu như bán vũ khí cho Đài Loan đã khiến Trung Quốc "giãy lên như đỉa phải vôi" thì vào ngày 25/6, Thượng viện Mỹ đã thông qua một đạo luật cho phép Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với Đài Loan.
Theo đó, vùng lãnh thổ này được khuyến khích tham gia tập trận chung với Mỹ, bao gồm cả huấn luyện nâng cao khả năng tác chiến liên hợp hải - lục - không quân đề phòng tình huống Trung Quốc dùng vũ lực thu hồi Đài Loan.
Đây là lần đầu tiên kể từ vụ “khủng hoảng eo biển Đài Loan” năm 1996, Mỹ không chỉ tuyên bố bán vũ khí mà còn tập trận trong vùng “cấm địa” của Trung Quốc. Hành động này của Mỹ đã khiến Bộ Quốc phòng Trung Quốc vô cùng tức giận và phản đối quyết liệt.
Bán vũ khí, tập trận cùng với Đài Loan là hành động thách thức rắn nhất, trực tiếp vào chính sách “một Trung Hoa” của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Đây được coi như là đòn tập hậu cực kỳ nguy hiểm, buộc Trung Quốc phải co lực lượng từ tuyến đầu (trên Biển Đông) để đối phó với một thực tế bất ổn khi Mỹ và Đài Loan nghênh ngang trước mũi, trong vùng “cấm địa” của mình.
Mỹ muốn chứng tỏ cho Trung Quốc thấy rằng, nếu Trung Quốc thách thức an ninh về tự do hàng hải, hàng không, thách thức lợi ích Mỹ trên Biển Đông thì Mỹ sẵn sàng thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc không những trên Biển Đông mà cả Đài Loan.
Nếu "ly khai" là một từ ngữ tối kỵ trên đất nước Trung Hoa vĩ đại thì sự tồn tại của Đài Loan là một biểu tượng xấu mà bấy lâu nay giống như một khúc xương mắc ngay tại cửa họng của Trung Quốc.
Vì thế hơn ai hết, thu hồi Đài Loan là một nhiệm vụ mang tính lịch sử của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Tàu chiến Trung Quốc trong một cuộc tập trận
Đã có các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc với mục tiêu giả định là Đài Loan, tuy nhiên, đó mới chỉ là tập trận diễu võ giương oai mang tính đe dọa. Không ai hiểu khả năng sức mạnh của Trung Quốc bằng chính họ.
Hậu quả không lường hết của việc dùng vũ lực thu hồi Đài Loan đã khiến cho giới cầm quyền Bắc Kinh do dự, mất ý chí, không dám mạo hiểm, bởi chính Mỹ đang đứng đằng sau Đài Loan.
Trung Quốc những tưởng có thể đẩy Mỹ ra khỏi châu Á - Thái Bình Dương - khu vực địa chính trị quan trọng, bằng tuyên bố chủ quyền phi lý đối với gần như toàn bộ Biển Đông.
Nước này còn ảo tưởng rằng xây các đảo nhân tạo một cách phi pháp trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam sẽ làm Mỹ phải "cụp đuôi".
Nhưng không, chính thái độ hung hăng, bất chấp của Trung Quốc lại tạo động lực để Mỹ sẵn sàng tung ra đòn hiểm mang tên Đài Loan nhằm buộc Trung Quốc phải “co vòi”.
Đòn chỉ điểm tàu ngầm
Nếu chiếm được Biển Đông, Trung Quốc không chỉ biến nơi đây thành vùng đặc quyền kinh tế mà còn thành vùng “đặc quyền quân sự” và tuyến xuất phát tấn công thuận lợi của tàu ngầm các loại.
Trung Quốc hiện có một căn cứ tàu ngầm lớn, hiện đại ở Tam Á.
Để tránh làm mồi ngon cho tên lửa hành trình, không quân đối phương tấn công, thì khi có xung đột quân sự, về nguyên tắc chiến thuật, tất cả các tàu ngầm phải rời cảng, phân tán đến vị trí trú ẩn hoặc vị trí đợi thời cơ xuất phát, tấn công.
Biển Hoa Đông có mực nước khá nông, cộng với hệ thống săn ngầm hiện đại của liên quân Mỹ - Nhật Bản nên tàu ngầm Trung Quốc chẳng khác nào như cá nằm trên cạn.
Do đó, chỉ có Biển Đông là chỗ tốt nhất cho tàu ngầm vùng vẫy.
Nói là tốt nhất bởi nơi đây có độ sâu bảo đảm cho mọi loại tàu ngầm hoạt động, phương tiện phát hiện và săn ngầm của các quốc gia ven Biển Đông lại có nhiều hạn chế nên tàu ngầm Trung Quốc vừa an toàn, vừa giữ được bí mật.
Tàu ngầm Trung Quốc có thể giấu mình dưới lòng Biển Đông?
Song, điều đáng sợ nhất với lực lượng tàu ngầm Trung Quốc là bị đối phương nắm chắc “đường đi lối về” và chỉ điểm chính xác từng chiếc tàu ngầm trên Biển Đông.
Việc Philipines cùng với máy bay săn ngầm P-3C Orion Nhật Bản tuần tra trên Bãi Cỏ Rong thuộc Biển Đông khiến Trung Quốc lo lắng, bất an.
Chưa kể, theo các nhà phân tích quân sự, nếu Mỹ sẵn sàng bán cho các quốc gia có liên quan trong khu vực loại máy bay săn ngầm hiện đại có thể phát hiện tàu ngầm rõ ràng, nhanh chóng thì Biển Đông không còn là nơi trú ẩn an toàn, bí mật cho tàu ngầm Trung Quốc.
Máy bay săn ngầm Mỹ tuần tra tại Biển Đông cũng vì mục đích đó và còn để sẵn sàng đối phó trường hợp các tàu ngầm Trung Quốc tiếp tục thách thức, đe dọa đến an ninh, cũng như tự do hàng hải trên tuyến đường vận tải biển huyết mạch trong khu vực.
Lúc đó, các tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Đông có nguy cơ như “cá trong chậu” và chiến lược bành trướng về phía Biển Đông của Trung Quốc sẽ gặp vô vàn khó khăn.
Hơn ai hết, chỉ có Mỹ mới hiểu rõ vấn đề này và Trung Quốc sẽ vô cùng bất an, không dám mạo hiểm khi những quốc gia ven Biển Đông đều được trang bị máy bay săn ngầm hiện đại của Mỹ.
Có thể nói, “phá tan” nơi trú ẩn, bí mật, an toàn của tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông là đánh sập chiến lược quân sự của Trung Quốc vươn ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
theo Đại Lộ
Nguyễn Mộng Khôi chuyển