Cà Kê Dê Ngỗng
Mỹ không tiểu nhân như Tàu
Đối với Việt Nam, cả Mỹ (còn gọi Hoa Kỳ) và Trung Quốc (Tàu) đều từng là kẻ thù, từng gây ra những cuộc chiến tranh khiến con dân đất Việt chịu biết bao đau thương mất mát. Trong ngôn ngữ Việt có thành ngữ "khắc cốt ghi xương", nói là nói vậy thôi, chứ cứ thù dai mãi bao giờ mới cởi bỏ được oán hận.
Chỉ có điều, với các kẻ thù cũ, người nắm quyền chính ở xứ ta bộc lộ những ứng xử mâu thuẫn, nếu không nói là rất không bình thường, không thể hiện được lòng dân, sự minh bạch, cao cả của nhân dân.
Cả tháng trở lại đây, lực lượng báo chí truyền thông được huy động tối đa vào việc gợi nhớ, ôn lại sự kiện xảy ra cách nay đã 40 năm: cuộc oanh kích của không quân Mỹ vào Hà Nội, còn được gọi là "Điện Biên Phủ trên không". Những từ ngữ cũ, cách gọi cũ: đế quốc Mỹ, bọn xâm lược, bọn giặc lái... được nhắc lại; những địa danh Khâm Thiên, Bạch Mai, An Dương, Uy Nỗ lại hiện lên; hình ảnh thảm hại của Mỹ qua biểu tượng B-52 rúm ró ở hồ Hữu Tiệp, làng hoa Ngọc Hà, hồ Trúc Bạch tái hiện vô số lần. Thậm chí báo Hà Nội mới còn đăng lại nhiều kỳ, nhiều bài của nhà văn Nguyễn Tuân đã từng đăng trong và sau thời điểm ấy, hừng hực khí thế chiến đấu chống bọn Mỹ xâm lược. Thiếu điều chỉ còn hô vang trên thực tế câu khẩu hiệu "Đả đảo đế quốc Mỹ", "Đế quốc Mỹ cút đi" từng vang vang bấy giờ.
Việt Nam và Mỹ đang chủ trương bắt tay thân thiện, hòa hiếu, gác lại quá khứ hướng tới tương lai. Dù chưa xây dựng được quan hệ đối tác chiến lược nhưng giữa hai nước đã có sự tin cậy, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau. Mặc dù biết Việt Nam còn nặng căn cốt tinh thần dân tộc qua những dịp kỷ niệm nhưng có nhẽ những nhà cầm quyền Mỹ không chấp việc Việt Nam gợi chuyện xưa tích cũ. Hầu như họ không có phản ứng gì. Họ im lặng lắng nghe. Họ không hề bày tỏ sự bực tức. Đó là cách ứng xử văn minh, còn nói theo kiểu phương Đông thì là đạo của người quân tử.
Thực tế cho thấy, so với Mỹ, chính Trung Quốc tạo mối thâm thù với Việt Nam nhiều hơn. Cả nghìn năm Bắc thuộc. Từ thế kỷ 10 trở về sau, triều nào của Trung Quốc cũng xâm lược Việt Nam, "độc ác thay trúc Lam Sơn không ghi hết tội/ nhơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi" (Nguyễn Trãi). Cuộc chiến tranh biên giới 1979 và sự xâm chiếm những đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm lăng gần đây nhất. Nhưng dân Việt Nam rộng lòng cho qua. Tuy nhiên Trung Quốc tỏ ra rất tầm thường, luôn tìm cách ngăn cản, thậm chí cấm đoán một bộ phận người Việt nhắc lại những tội ác của họ. Họ đã bực bội tiểu nhân khi báo chí truyền thông Việt Nam "xé rào" nhắc lại chuộc chiến tranh 1979. Và lạ ở chỗ không hiểu tại sao gần như những gì liên quan đến cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại ấy của chúng ta cứ bị chính ai đó cấm cửa, bị trôi trong lặng thầm. Tôi nhớ năm 2009, dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng quân Trung Quốc, nhà báo Huy Đức có loạt bài rất hay trên báo Sài Gòn tiếp thị nhưng rồi sau đó tờ báo và bản thân tác giả Huy Đức thế nào thì chúng ta đã rõ.
Việc ôn lại lịch sử vẻ vang để tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau là cần thiết, tôi hoàn toàn ủng hộ, thậm chí còn dự định viết lại những điều mắt thấy tai nghe những ngày dữ dội tháng 12 năm 72 ấy, nhất là khi từng tận mắt chứng kiến kho xăng Đức Giang và ga Yên Viên vẫn nghi ngút khói lúc tranh thủ về Hà Nội xem ông anh họ tôi chả biết sống chết thế nào. Nhưng cái cung cách đối xử lạ đời, phân biệt, nhất bên trọng nhất bên khinh của nhà cầm quyền xứ ta hiện nay tôi thấy không ổn. Nó sẽ khiến chúng ta dễ mất đi người bạn đàng hoàng ít nhiều có tính cách quân tử, đồng thời làm kẻ tiểu nhân thêm đắc chí, càng ngày càng lấn lướt xem thường chúng ta, đó là chưa đề cập đến điều nguy hại hơn là mất lòng tin và sự kính trọng của dân chúng đối với những người lãnh đạo, hoạch định chính sách.
Chả còn mấy nữa là đến ngày 17.2.2013, kỷ niệm 34 năm chiến tranh chống Trung cộng xâm lược, bảo vệ tổ quốc. Tôi mong rằng sự nghiệp hiển hách ấy không bị thờ ơ, lãng quên phũ phàng như những năm trước.
11.12.2012
Nguyễn Thông
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Mỹ không tiểu nhân như Tàu
Đối với Việt Nam, cả Mỹ (còn gọi Hoa Kỳ) và Trung Quốc (Tàu) đều từng là kẻ thù, từng gây ra những cuộc chiến tranh khiến con dân đất Việt chịu biết bao đau thương mất mát. Trong ngôn ngữ Việt có thành ngữ "khắc cốt ghi xương", nói là nói vậy thôi, chứ cứ thù dai mãi bao giờ mới cởi bỏ được oán hận.
Chỉ có điều, với các kẻ thù cũ, người nắm quyền chính ở xứ ta bộc lộ những ứng xử mâu thuẫn, nếu không nói là rất không bình thường, không thể hiện được lòng dân, sự minh bạch, cao cả của nhân dân.
Cả tháng trở lại đây, lực lượng báo chí truyền thông được huy động tối đa vào việc gợi nhớ, ôn lại sự kiện xảy ra cách nay đã 40 năm: cuộc oanh kích của không quân Mỹ vào Hà Nội, còn được gọi là "Điện Biên Phủ trên không". Những từ ngữ cũ, cách gọi cũ: đế quốc Mỹ, bọn xâm lược, bọn giặc lái... được nhắc lại; những địa danh Khâm Thiên, Bạch Mai, An Dương, Uy Nỗ lại hiện lên; hình ảnh thảm hại của Mỹ qua biểu tượng B-52 rúm ró ở hồ Hữu Tiệp, làng hoa Ngọc Hà, hồ Trúc Bạch tái hiện vô số lần. Thậm chí báo Hà Nội mới còn đăng lại nhiều kỳ, nhiều bài của nhà văn Nguyễn Tuân đã từng đăng trong và sau thời điểm ấy, hừng hực khí thế chiến đấu chống bọn Mỹ xâm lược. Thiếu điều chỉ còn hô vang trên thực tế câu khẩu hiệu "Đả đảo đế quốc Mỹ", "Đế quốc Mỹ cút đi" từng vang vang bấy giờ.
Việt Nam và Mỹ đang chủ trương bắt tay thân thiện, hòa hiếu, gác lại quá khứ hướng tới tương lai. Dù chưa xây dựng được quan hệ đối tác chiến lược nhưng giữa hai nước đã có sự tin cậy, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau. Mặc dù biết Việt Nam còn nặng căn cốt tinh thần dân tộc qua những dịp kỷ niệm nhưng có nhẽ những nhà cầm quyền Mỹ không chấp việc Việt Nam gợi chuyện xưa tích cũ. Hầu như họ không có phản ứng gì. Họ im lặng lắng nghe. Họ không hề bày tỏ sự bực tức. Đó là cách ứng xử văn minh, còn nói theo kiểu phương Đông thì là đạo của người quân tử.
Thực tế cho thấy, so với Mỹ, chính Trung Quốc tạo mối thâm thù với Việt Nam nhiều hơn. Cả nghìn năm Bắc thuộc. Từ thế kỷ 10 trở về sau, triều nào của Trung Quốc cũng xâm lược Việt Nam, "độc ác thay trúc Lam Sơn không ghi hết tội/ nhơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi" (Nguyễn Trãi). Cuộc chiến tranh biên giới 1979 và sự xâm chiếm những đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm lăng gần đây nhất. Nhưng dân Việt Nam rộng lòng cho qua. Tuy nhiên Trung Quốc tỏ ra rất tầm thường, luôn tìm cách ngăn cản, thậm chí cấm đoán một bộ phận người Việt nhắc lại những tội ác của họ. Họ đã bực bội tiểu nhân khi báo chí truyền thông Việt Nam "xé rào" nhắc lại chuộc chiến tranh 1979. Và lạ ở chỗ không hiểu tại sao gần như những gì liên quan đến cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại ấy của chúng ta cứ bị chính ai đó cấm cửa, bị trôi trong lặng thầm. Tôi nhớ năm 2009, dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng quân Trung Quốc, nhà báo Huy Đức có loạt bài rất hay trên báo Sài Gòn tiếp thị nhưng rồi sau đó tờ báo và bản thân tác giả Huy Đức thế nào thì chúng ta đã rõ.
Việc ôn lại lịch sử vẻ vang để tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau là cần thiết, tôi hoàn toàn ủng hộ, thậm chí còn dự định viết lại những điều mắt thấy tai nghe những ngày dữ dội tháng 12 năm 72 ấy, nhất là khi từng tận mắt chứng kiến kho xăng Đức Giang và ga Yên Viên vẫn nghi ngút khói lúc tranh thủ về Hà Nội xem ông anh họ tôi chả biết sống chết thế nào. Nhưng cái cung cách đối xử lạ đời, phân biệt, nhất bên trọng nhất bên khinh của nhà cầm quyền xứ ta hiện nay tôi thấy không ổn. Nó sẽ khiến chúng ta dễ mất đi người bạn đàng hoàng ít nhiều có tính cách quân tử, đồng thời làm kẻ tiểu nhân thêm đắc chí, càng ngày càng lấn lướt xem thường chúng ta, đó là chưa đề cập đến điều nguy hại hơn là mất lòng tin và sự kính trọng của dân chúng đối với những người lãnh đạo, hoạch định chính sách.
Chả còn mấy nữa là đến ngày 17.2.2013, kỷ niệm 34 năm chiến tranh chống Trung cộng xâm lược, bảo vệ tổ quốc. Tôi mong rằng sự nghiệp hiển hách ấy không bị thờ ơ, lãng quên phũ phàng như những năm trước.
11.12.2012
Nguyễn Thông