Tham Khảo
Mỹ phải trở lại Đông Nam Á - Lữ Giang
Trong các năm 1992 và 1993, phái đoàn Hoa Kỳ đã đến Việt Nam nhiều lần, nói là để tìm các quân nhân Mỹ mất tích (MIA).
Trong các năm 1992 và 1993, phái đoàn Hoa Kỳ đã đến Việt Nam nhiều lần, nói là để tìm các quân nhân Mỹ mất tích (MIA). Nghe thế, cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lúc đó đang ở Massachusetts, đã lên tiếng nói rằng nếu ông còn lãnh đạo Việt Nam ông sẽ giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng. Nhiều người đã cười.
Khi đang cầm quyến, ông Thiệu chẳng biết Mỹ và CSVN làm gì, ông cứ hành động theo cảm tính. Nay mất chức rồi ông vẫn tiếp tục suy nghĩ và tuyên bố như thế. Ông không biết người Mỹ đang trở lại Việt Nam dưới danh nghĩa tìm MIA, nhưng trong thực tế là bàn việc bãi bỏ cấm vận và thành lập bang giao với Việt Nam.
Ngày 3.2.1994: Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam và lập cơ quan liên lạc giữa hai nước.
Ngày 11.7.1995: Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
LỊCH SỬ TÁI DIỄN
Bản tin của đài VOA ngày 12.8.2013 cho biết hôm 10.8.2013, một phái đoàn của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đã đến Việt Nam được nói là “để tìm hiểu về thực trạng nhân quyền của Hà Nội trong bối cảnh nhân quyền Việt Nam đang bị chú ý.” Thành viên chính của phái đoàn gồm có ba người:
- Ông Hunter M. Strupp, Chuyên gia phân tích Chính sách Châu Á, Ủy Ban Đối Ngoại Hạ viện Hoa Kỳ
- Bà Janice V. Kaguyatan, Tham mưu Trưởng cho Ủy Ban Đối Ngoại Hạ viện Hoa Kỳ
- Bà Joan O’Donnell Condon, Thành viên giúp việc cao cấp của Ủy Ban Đối Ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Hạ Viện Mỹ biểu quyết dự luật HR 1897 ngăn chận viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam nều không cải thiện về nhân quyền.
Đa số người Việt chống cộng đã vui mừng về các hoạt động này của Mỹ. Nhưng các chuyên gia tin rằng Hoa Kỳ đang đến thảo luận với Hà Nội về kế hoạch trở lại Đông Nam À của Mỹ, dân chủ và nhân quyền chỉ là một chiêu bài, gióng như vụ MIA trước 1994. Bản tin của VOV nói trên có nói thêm: “Chuyến đi được thực hiện giữa lúc Việt-Mỹ thương lượng về Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, giữa lúc Hoa Kỳ tuyên bố nghiêm túc xem xét việc bỏ cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam với một số điều kiện nhất định bao gồm cải thiện nhân quyền, và giữa những lời đề nghị đưa tên Việt Nam trở lại danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo CPC.”
Kế hoạch Mỹ trở lại Đông Nam Á đã được đưa ra từ năm 2001 để ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc, nhưng vì xảy ra cuộc chiến với khối Hồi Giáo nên kế hoạch này đã được đình hoãn lại. Nay vì sự lộng hành của Trung Quốc, Hoa Kỳ thấy cần phải xúc tiến ngay. Nhưng vấn đề không giản dị. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ đang úy thác việc phát triển kinh tế ở Đông Nam Á cho Nhật Bản và Hoa Kỳ đứng đàng sau.
Trước hết, chúng tôi xin trình bày tổng quát về kế hoạch trở lại Đông Nam Á của Mỹ, sau đó sẽ nói về những biện pháp mà Hoa Kỳ đang tiến hành.
KẾ HOẠCH TRỞ LẠI ĐÔNG NAM Á
Ngày 20.7.2001, Đài Á Châu Tự Do, dưới đầu đề “Một đề nghị chính sách mới cho Hoa kỳ đối với ASEAN” đã cho phổ biến một tài liệu mang tên “Hoa kỳ và Đông Nam Á: Đề nghị một chính sách mới cho tân chính phủ Bush” của Hội đồng Bang giao Quốc tế của Mỹ, một tổ chức rất có ảnh hưởng như một cơ quan tư vấn trong việc hoạch định chính sách ngoại giao của Hoa kỳ.
Tài liệu này là sản phẩm của một ban nghiên cứu do cựu Thượng Nghị sĩ John Kerrey thuộc đảng Dân chủ ở bang Nebraska chủ tọa và ông Robert A. Manning điều hành. Chúng tôi xin tóm lược những nét chính.
Thượng Nghị sĩ John Kerrey nói:
“Đông Nam Á là một vùng rất quan trọng đối với Hoa kỳ. Nói thế không có nghĩa là vùng này là chuyện sống còn đối với Hoa kỳ nhưng đó vẫn là một vùng mà mậu dịch với chúng ta rất là to lớn. Năm 1997 chúng ta đã thấy là vụ đồng baht Thái lan mất giá đã có thể tác hại đến như thế nào...”
Tài liệu viết:
“Kinh nghiệm của Hoa kỳ ở Châu Á chỉ cho chúng ta thấy là chúng ta sẽ có thể gặp rất nhiều rủi ro ngày nào chúng ta còn lãng quên vùng Đông Nam Châu Á.”
Tài liệu nói rằng một trong những khu vực mà Mỹ cần phải nhìn vào thật kỹ là chính sách của Bắc kinh đối với các nước ở Đông Nam Á. Trung quốc đã đặc biệt khôn khéo và thành công trong việc làm cho các quốc gia ở Đông Nam Á cảm thấy yên tâm trước những bước lấn tới của nước láng giềng khổng lồ này. Hoa kỳ cần phải theo dõi rất sát bước tiến của chính sách Trung Quốc đối với các quốc gia Đông Nam Á nhưng không nhất thiết đặt Bắc kinh vào trong một thế đương đầu hay thù nghịch. Tài liệu khuyến cáo: “Chúng ta cần tránh buộc các nước Đông Nam Á phải chọn lựa giữa Hoa kỳ và Trung quốc.”
Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn cần phải duy trì một sự hiện diện quân sự khả tín ở trong vùng qua những chương trình huấn luyện chung với quân đội của các quốc gia thân thiện, cũng như duy trì khả năng yểm trợ linh động khi cần thiết. Làm được như thế sẽ tránh được những xung đột vùng và không để cho một nước nào ngoài vùng lại có uy thế quá lớn ở nơi đây.
Tài liệu đặc biệt lưu ý đến Indonesia và cho rằng tình hình ở này rất bất ổn về mọi mặt, từ xã hội đến kinh tế và chính trị, điều này rất nguy hiểm vì Indonesia không những giữ một vị thế trung tâm trong vùng các quốc gia ASEAN, đó còn là nước lớn thứ tư trên thế giới, lại có một dân số theo đạo Hồi lớn nhất trong các quốc gia Hồi giáo, cùng lúc là một nước xuất cảng dầu cỡ bự và là nước độc nhất ở Á Châu có chân trong OPEC, tổ chức các quốc gia xuất cảng dầu trên thế giới.
Khi ông Colin Powell, Tổng trưởng Ngoại giao Hoa kỳ lúc đó sắp sang Việt Nam, Thượng nghị sĩ Kerrey cho rằng điều đó rất có ý nghĩa và sẽ có ảnh hưởng, Ông nói:
“Hoa kỳ có thể chứng minh là chúng ta đang trở lại vùng Đông Nam Á và đang làm những công việc có tính cách xây dựng. Chúng ta giúp thương thảo một hiệp ước hòa bình ở Cambodia vào hai năm 91 và 92, chúng ta tham gia trong việc cung cấp tiền cho lực lượng bảo vệ hòa bình của Liên hiệp quốc ở đó, cung cấp một lộ trình để chấm dứt tình trạng bao vây kinh tế Việt Nam và tiến tới bình thường hóa ngoại giao...”
Nay chúng ta thấy những gì mà Hội đồng Bang giao Quốc tế của Mỹ khuyến cáo năm 2001 đã và đang được Mỹ thực hiện, nhưng hơi chậm. Hiện nay, ba nước Miến Điện, Lào và Cambodia đã đứng hẳn về phía Trung Quốc. Indonesia, Việt Nam, Mã Lai và Brunei nghiêng về phía Trung Quốc vì các quyền lợi của họ ở đó. Mỹ vừa ký thỏa hiệp đối tác chiến lược toàn diện với Indonesia và Việt Nam, nhưng còn lâu mới xúc tiến được.
VAI TRÒ CỦA NHẬT
Hình như không nước nào ở Đông Nam Á hoàn toàn tin tưởng vào Mỹ vì hai lý do chính: Lý do thứ nhất là Mỹ đến đâu cũng đều tìm cách thay đổi chế độ ở đó để phục vụ quyền lợi của Mỹ. Lý do thứ hai là khi cần Mỹ sẵn sàng hy sinh “đồng mình” để bảo vệ quyền lợi của Mỹ. VNCH là một thí dụ điển hình. Vì thế Mỹ đã để Nhật đi bước trước.
Cũng như Trung Quốc, Nhật chủ trương không quan tâm đến chế độ của quốc gia đối tác, chỉ cần quốc gia đó bảo đảo các điều đã cam kết. Vì thế Nhật đã tiên phong vào Việt Nam và đang tranh giành với Trung Quốc về quyền lợi kinh tế ở Việt Nam, Cambodia, Thái Lan, Mã Lai và Miến Điện. Công việc trước tiên mà Nhật và Mỹ muốn thực hiện là hình thành một Con Đường Xuyên Á đi từ Hà Nội vào Sài Gòn, qua Cambodia, Thái Lan, xuống Mã Lai, Singapore, đi ngang qua Miến Điện, Bangladesh và Ấn Độ. Không có con đường này thì không thể mở rộng thị trường được. Nhưng Nhật đang gặp khó khăn với Trung Quốc.
Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định chọn 9 dự án hạ tầng quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, với tổng kinh phí ước tính 900 tỷ yen (khoảng 1,16 tỷ USD), để đầu tư theo mô hình đối tác công-tư, trong đó có 5 dự án ở Việt Nam.
Theo nhật báo Nikkei, các dự án này bao gồm dự án xây dựng ở Việt Nam sân bay quốc tế, nhà máy nhiệt điện chạy than, xây dựng khu công nghiệp, quy hoạch đô thị và xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch; hai dự án xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch ở Malaysia và Indonesia; dự án xây dựng đường cao tốc ở Philippines; và dự án xây dựng cơ sở xử lý rác thải ở Indonesia.
Đến cuối tháng 11/2011, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào 1.623 dự án FDI ở Việt Nam, trong đó có 1.007 dự án tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo, với tổng số vốn đăng ký lên tới gần 22,4 tỷ USD, đứng thứ tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Chỉ tính riêng năm 2012, vốn đầu tư Nhật Bản chiếm hơn 50% so với vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.
CẠNH TRANH BÁN VŨ KHÍ
Người ta tin rằng phái đoàn của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đến Việt Nam hôm 10.8.2013 liên hệ đến việc bán vũ khí sát thương (lethal weapons) cho Việt Nam hơn là vấn đề nhân quyền. Nhân quyền chỉ là cái màn che bên ngoài.
Trong cuộc viếng thăm Hà Nội của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu vào tháng 3/2013 vừa qua, hai bên đã nhấn mạnh ý định tiếp tục phối hợp trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự và mua sắm vũ khí trang bị của Nga. Hiện nay, có 5 quốc gia nhập khẩu vũ khí trang bị Nga nhiều nhất là Ấn Độ (35%), Trung Quốc (15%), Algeria (14%), Việt Nam và Venezuela.
Vế không quân, trong thập kỷ qua, Việt Nam đã mua nhiều chiến đấu cơ của Nga để mở rộng mạnh mẽ đội tiêm kích Sukhoi hiện gồm 12 Su-27SK/UBK và 24 Su-30MK2V.
Về hải quân, Việt Nam đang ở giai đoạn thực hiện hợp đồng mua 6 tàu ngầm thông thường lớp Projekt 636 của Nga đến năm 2016. Hai chiếc tàu hộ vệ tàng hình lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 tiếp theo đang được đóng cho Hải quân Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk. Cuối năm nay, chiếc đầu tiên trong 6 tàu tên lửa lớp Projekt 12418 Molnya sẽ giao cho Việt Nam.
Tổng công ty Hỏa tiển chiến thuật (TRV) của Nga đang hợp tác với phía Việt Nam trong việc triển khai sản xuất hỏa tiển chống hạm Kh-35 Uran tại Việt Nam.
Theo hãng tin quốc phòng Jane’s, Việt Nam dự trù trong giai đoạn từ 2013 đến 2017 sẽ xử dụng khoảng 6,5% GDP mỗi năm cho chi phí quốc phòng. Do đó, Mỹ sẽ không bỏ qua thị trường này.
CON ĐƯỜNG CHÔNG GAI
Như chúng ta đã biết, trước đây, dân biểu Chris Smith đã đề xướng ba dự luật Nhân quyền cho Việt Nam trong các năm 2004, 2007, và 2012 và đã được Hạ viện Mỹ thông qua. Nhưng sau đó Thượng Viện cho chìm xuồng. Nay thêm dự luật HR 1897. Các dự luật này được coi là công cụ trong “chiến thuật tay đánh tay xoa” của Hoa Kỳ. Nó được đưa ra để làm áp lực với Việt Nam về một vấn đề Mỹ đang đòi hỏi, sau đó được bỏ đi.
Người Việt chống cộng không thể quên được lời tuyên bố của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Bắc Kinh ngày 21.2.2009: “Hoa Kỳ sẽ không để vấn đề Dân chủ, Nhân quyền gây ảnh hưởng và cản trở bước phát triển trong mối quan hệ song phương giữa Trung quốc và Hoa Kỳ.”
Chính sách đó cũng đã được áp dụng cho Việt Nam và nhiều nước khác.
Hoa Kỳ cũng thừa hiểu rằng, CSVN và hầu hết các nước khác trong vùng Đông Nam Á nếu bị quá nhiều áp lực, sẽ đứng nghiêng về phía Trung Quốc hay Nga để bảo vệ quyền lực và quyền lợi của họ. Do đó, chuyến mặc cả để trở lại Đông Nam Á của Mỹ không phải là chuyện dễ dàng. Chúng tôi xin nhắc lại, Hội đồng Bang giao Quốc tế của Mỹ đã khuyến cáo: “Chúng ta cần tránh buộc các nước Đông Nam Á phải chọn lựa giữa Hoa kỳ và Trung quốc.”
Nói tóm lại, con đường Mỹ trở lại Đông Nam Á cũng như con đường dân chủ cho Việt Nam vẫn còn nhiều chông gai.
Ngày 15.8.2013
Lữ Giang
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Mỹ phải trở lại Đông Nam Á - Lữ Giang
Trong các năm 1992 và 1993, phái đoàn Hoa Kỳ đã đến Việt Nam nhiều lần, nói là để tìm các quân nhân Mỹ mất tích (MIA).
Trong các năm 1992 và 1993, phái đoàn Hoa Kỳ đã đến Việt Nam nhiều lần, nói là để tìm các quân nhân Mỹ mất tích (MIA). Nghe thế, cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lúc đó đang ở Massachusetts, đã lên tiếng nói rằng nếu ông còn lãnh đạo Việt Nam ông sẽ giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng. Nhiều người đã cười.
Khi đang cầm quyến, ông Thiệu chẳng biết Mỹ và CSVN làm gì, ông cứ hành động theo cảm tính. Nay mất chức rồi ông vẫn tiếp tục suy nghĩ và tuyên bố như thế. Ông không biết người Mỹ đang trở lại Việt Nam dưới danh nghĩa tìm MIA, nhưng trong thực tế là bàn việc bãi bỏ cấm vận và thành lập bang giao với Việt Nam.
Ngày 3.2.1994: Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam và lập cơ quan liên lạc giữa hai nước.
Ngày 11.7.1995: Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
LỊCH SỬ TÁI DIỄN
Bản tin của đài VOA ngày 12.8.2013 cho biết hôm 10.8.2013, một phái đoàn của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đã đến Việt Nam được nói là “để tìm hiểu về thực trạng nhân quyền của Hà Nội trong bối cảnh nhân quyền Việt Nam đang bị chú ý.” Thành viên chính của phái đoàn gồm có ba người:
- Ông Hunter M. Strupp, Chuyên gia phân tích Chính sách Châu Á, Ủy Ban Đối Ngoại Hạ viện Hoa Kỳ
- Bà Janice V. Kaguyatan, Tham mưu Trưởng cho Ủy Ban Đối Ngoại Hạ viện Hoa Kỳ
- Bà Joan O’Donnell Condon, Thành viên giúp việc cao cấp của Ủy Ban Đối Ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Hạ Viện Mỹ biểu quyết dự luật HR 1897 ngăn chận viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam nều không cải thiện về nhân quyền.
Đa số người Việt chống cộng đã vui mừng về các hoạt động này của Mỹ. Nhưng các chuyên gia tin rằng Hoa Kỳ đang đến thảo luận với Hà Nội về kế hoạch trở lại Đông Nam À của Mỹ, dân chủ và nhân quyền chỉ là một chiêu bài, gióng như vụ MIA trước 1994. Bản tin của VOV nói trên có nói thêm: “Chuyến đi được thực hiện giữa lúc Việt-Mỹ thương lượng về Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, giữa lúc Hoa Kỳ tuyên bố nghiêm túc xem xét việc bỏ cấm vận bán võ khí sát thương cho Việt Nam với một số điều kiện nhất định bao gồm cải thiện nhân quyền, và giữa những lời đề nghị đưa tên Việt Nam trở lại danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo CPC.”
Kế hoạch Mỹ trở lại Đông Nam Á đã được đưa ra từ năm 2001 để ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc, nhưng vì xảy ra cuộc chiến với khối Hồi Giáo nên kế hoạch này đã được đình hoãn lại. Nay vì sự lộng hành của Trung Quốc, Hoa Kỳ thấy cần phải xúc tiến ngay. Nhưng vấn đề không giản dị. Có nhiều dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ đang úy thác việc phát triển kinh tế ở Đông Nam Á cho Nhật Bản và Hoa Kỳ đứng đàng sau.
Trước hết, chúng tôi xin trình bày tổng quát về kế hoạch trở lại Đông Nam Á của Mỹ, sau đó sẽ nói về những biện pháp mà Hoa Kỳ đang tiến hành.
KẾ HOẠCH TRỞ LẠI ĐÔNG NAM Á
Ngày 20.7.2001, Đài Á Châu Tự Do, dưới đầu đề “Một đề nghị chính sách mới cho Hoa kỳ đối với ASEAN” đã cho phổ biến một tài liệu mang tên “Hoa kỳ và Đông Nam Á: Đề nghị một chính sách mới cho tân chính phủ Bush” của Hội đồng Bang giao Quốc tế của Mỹ, một tổ chức rất có ảnh hưởng như một cơ quan tư vấn trong việc hoạch định chính sách ngoại giao của Hoa kỳ.
Tài liệu này là sản phẩm của một ban nghiên cứu do cựu Thượng Nghị sĩ John Kerrey thuộc đảng Dân chủ ở bang Nebraska chủ tọa và ông Robert A. Manning điều hành. Chúng tôi xin tóm lược những nét chính.
Thượng Nghị sĩ John Kerrey nói:
“Đông Nam Á là một vùng rất quan trọng đối với Hoa kỳ. Nói thế không có nghĩa là vùng này là chuyện sống còn đối với Hoa kỳ nhưng đó vẫn là một vùng mà mậu dịch với chúng ta rất là to lớn. Năm 1997 chúng ta đã thấy là vụ đồng baht Thái lan mất giá đã có thể tác hại đến như thế nào...”
Tài liệu viết:
“Kinh nghiệm của Hoa kỳ ở Châu Á chỉ cho chúng ta thấy là chúng ta sẽ có thể gặp rất nhiều rủi ro ngày nào chúng ta còn lãng quên vùng Đông Nam Châu Á.”
Tài liệu nói rằng một trong những khu vực mà Mỹ cần phải nhìn vào thật kỹ là chính sách của Bắc kinh đối với các nước ở Đông Nam Á. Trung quốc đã đặc biệt khôn khéo và thành công trong việc làm cho các quốc gia ở Đông Nam Á cảm thấy yên tâm trước những bước lấn tới của nước láng giềng khổng lồ này. Hoa kỳ cần phải theo dõi rất sát bước tiến của chính sách Trung Quốc đối với các quốc gia Đông Nam Á nhưng không nhất thiết đặt Bắc kinh vào trong một thế đương đầu hay thù nghịch. Tài liệu khuyến cáo: “Chúng ta cần tránh buộc các nước Đông Nam Á phải chọn lựa giữa Hoa kỳ và Trung quốc.”
Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn cần phải duy trì một sự hiện diện quân sự khả tín ở trong vùng qua những chương trình huấn luyện chung với quân đội của các quốc gia thân thiện, cũng như duy trì khả năng yểm trợ linh động khi cần thiết. Làm được như thế sẽ tránh được những xung đột vùng và không để cho một nước nào ngoài vùng lại có uy thế quá lớn ở nơi đây.
Tài liệu đặc biệt lưu ý đến Indonesia và cho rằng tình hình ở này rất bất ổn về mọi mặt, từ xã hội đến kinh tế và chính trị, điều này rất nguy hiểm vì Indonesia không những giữ một vị thế trung tâm trong vùng các quốc gia ASEAN, đó còn là nước lớn thứ tư trên thế giới, lại có một dân số theo đạo Hồi lớn nhất trong các quốc gia Hồi giáo, cùng lúc là một nước xuất cảng dầu cỡ bự và là nước độc nhất ở Á Châu có chân trong OPEC, tổ chức các quốc gia xuất cảng dầu trên thế giới.
Khi ông Colin Powell, Tổng trưởng Ngoại giao Hoa kỳ lúc đó sắp sang Việt Nam, Thượng nghị sĩ Kerrey cho rằng điều đó rất có ý nghĩa và sẽ có ảnh hưởng, Ông nói:
“Hoa kỳ có thể chứng minh là chúng ta đang trở lại vùng Đông Nam Á và đang làm những công việc có tính cách xây dựng. Chúng ta giúp thương thảo một hiệp ước hòa bình ở Cambodia vào hai năm 91 và 92, chúng ta tham gia trong việc cung cấp tiền cho lực lượng bảo vệ hòa bình của Liên hiệp quốc ở đó, cung cấp một lộ trình để chấm dứt tình trạng bao vây kinh tế Việt Nam và tiến tới bình thường hóa ngoại giao...”
Nay chúng ta thấy những gì mà Hội đồng Bang giao Quốc tế của Mỹ khuyến cáo năm 2001 đã và đang được Mỹ thực hiện, nhưng hơi chậm. Hiện nay, ba nước Miến Điện, Lào và Cambodia đã đứng hẳn về phía Trung Quốc. Indonesia, Việt Nam, Mã Lai và Brunei nghiêng về phía Trung Quốc vì các quyền lợi của họ ở đó. Mỹ vừa ký thỏa hiệp đối tác chiến lược toàn diện với Indonesia và Việt Nam, nhưng còn lâu mới xúc tiến được.
VAI TRÒ CỦA NHẬT
Hình như không nước nào ở Đông Nam Á hoàn toàn tin tưởng vào Mỹ vì hai lý do chính: Lý do thứ nhất là Mỹ đến đâu cũng đều tìm cách thay đổi chế độ ở đó để phục vụ quyền lợi của Mỹ. Lý do thứ hai là khi cần Mỹ sẵn sàng hy sinh “đồng mình” để bảo vệ quyền lợi của Mỹ. VNCH là một thí dụ điển hình. Vì thế Mỹ đã để Nhật đi bước trước.
Cũng như Trung Quốc, Nhật chủ trương không quan tâm đến chế độ của quốc gia đối tác, chỉ cần quốc gia đó bảo đảo các điều đã cam kết. Vì thế Nhật đã tiên phong vào Việt Nam và đang tranh giành với Trung Quốc về quyền lợi kinh tế ở Việt Nam, Cambodia, Thái Lan, Mã Lai và Miến Điện. Công việc trước tiên mà Nhật và Mỹ muốn thực hiện là hình thành một Con Đường Xuyên Á đi từ Hà Nội vào Sài Gòn, qua Cambodia, Thái Lan, xuống Mã Lai, Singapore, đi ngang qua Miến Điện, Bangladesh và Ấn Độ. Không có con đường này thì không thể mở rộng thị trường được. Nhưng Nhật đang gặp khó khăn với Trung Quốc.
Chính phủ Nhật Bản vừa quyết định chọn 9 dự án hạ tầng quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, với tổng kinh phí ước tính 900 tỷ yen (khoảng 1,16 tỷ USD), để đầu tư theo mô hình đối tác công-tư, trong đó có 5 dự án ở Việt Nam.
Theo nhật báo Nikkei, các dự án này bao gồm dự án xây dựng ở Việt Nam sân bay quốc tế, nhà máy nhiệt điện chạy than, xây dựng khu công nghiệp, quy hoạch đô thị và xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch; hai dự án xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch ở Malaysia và Indonesia; dự án xây dựng đường cao tốc ở Philippines; và dự án xây dựng cơ sở xử lý rác thải ở Indonesia.
Đến cuối tháng 11/2011, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào 1.623 dự án FDI ở Việt Nam, trong đó có 1.007 dự án tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo, với tổng số vốn đăng ký lên tới gần 22,4 tỷ USD, đứng thứ tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Chỉ tính riêng năm 2012, vốn đầu tư Nhật Bản chiếm hơn 50% so với vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.
CẠNH TRANH BÁN VŨ KHÍ
Người ta tin rằng phái đoàn của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ đến Việt Nam hôm 10.8.2013 liên hệ đến việc bán vũ khí sát thương (lethal weapons) cho Việt Nam hơn là vấn đề nhân quyền. Nhân quyền chỉ là cái màn che bên ngoài.
Trong cuộc viếng thăm Hà Nội của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu vào tháng 3/2013 vừa qua, hai bên đã nhấn mạnh ý định tiếp tục phối hợp trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự và mua sắm vũ khí trang bị của Nga. Hiện nay, có 5 quốc gia nhập khẩu vũ khí trang bị Nga nhiều nhất là Ấn Độ (35%), Trung Quốc (15%), Algeria (14%), Việt Nam và Venezuela.
Vế không quân, trong thập kỷ qua, Việt Nam đã mua nhiều chiến đấu cơ của Nga để mở rộng mạnh mẽ đội tiêm kích Sukhoi hiện gồm 12 Su-27SK/UBK và 24 Su-30MK2V.
Về hải quân, Việt Nam đang ở giai đoạn thực hiện hợp đồng mua 6 tàu ngầm thông thường lớp Projekt 636 của Nga đến năm 2016. Hai chiếc tàu hộ vệ tàng hình lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 tiếp theo đang được đóng cho Hải quân Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk. Cuối năm nay, chiếc đầu tiên trong 6 tàu tên lửa lớp Projekt 12418 Molnya sẽ giao cho Việt Nam.
Tổng công ty Hỏa tiển chiến thuật (TRV) của Nga đang hợp tác với phía Việt Nam trong việc triển khai sản xuất hỏa tiển chống hạm Kh-35 Uran tại Việt Nam.
Theo hãng tin quốc phòng Jane’s, Việt Nam dự trù trong giai đoạn từ 2013 đến 2017 sẽ xử dụng khoảng 6,5% GDP mỗi năm cho chi phí quốc phòng. Do đó, Mỹ sẽ không bỏ qua thị trường này.
CON ĐƯỜNG CHÔNG GAI
Như chúng ta đã biết, trước đây, dân biểu Chris Smith đã đề xướng ba dự luật Nhân quyền cho Việt Nam trong các năm 2004, 2007, và 2012 và đã được Hạ viện Mỹ thông qua. Nhưng sau đó Thượng Viện cho chìm xuồng. Nay thêm dự luật HR 1897. Các dự luật này được coi là công cụ trong “chiến thuật tay đánh tay xoa” của Hoa Kỳ. Nó được đưa ra để làm áp lực với Việt Nam về một vấn đề Mỹ đang đòi hỏi, sau đó được bỏ đi.
Người Việt chống cộng không thể quên được lời tuyên bố của bà Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Bắc Kinh ngày 21.2.2009: “Hoa Kỳ sẽ không để vấn đề Dân chủ, Nhân quyền gây ảnh hưởng và cản trở bước phát triển trong mối quan hệ song phương giữa Trung quốc và Hoa Kỳ.”
Chính sách đó cũng đã được áp dụng cho Việt Nam và nhiều nước khác.
Hoa Kỳ cũng thừa hiểu rằng, CSVN và hầu hết các nước khác trong vùng Đông Nam Á nếu bị quá nhiều áp lực, sẽ đứng nghiêng về phía Trung Quốc hay Nga để bảo vệ quyền lực và quyền lợi của họ. Do đó, chuyến mặc cả để trở lại Đông Nam Á của Mỹ không phải là chuyện dễ dàng. Chúng tôi xin nhắc lại, Hội đồng Bang giao Quốc tế của Mỹ đã khuyến cáo: “Chúng ta cần tránh buộc các nước Đông Nam Á phải chọn lựa giữa Hoa kỳ và Trung quốc.”
Nói tóm lại, con đường Mỹ trở lại Đông Nam Á cũng như con đường dân chủ cho Việt Nam vẫn còn nhiều chông gai.
Ngày 15.8.2013
Lữ Giang