Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Mỹ phát triển hệ thống phòng thủ laser chống tên lửa chống tàu sân bay TQ?
Gần 30 năm trước, ngày 22/03/1983, Tổng thống Mỹ lúc đó là Ronald Reagan đã tuyên bố bắt đầu triển khai “sáng kiến phòng thủ chiến lược” (SDI) được mọi người biết đến với tên gọi kế hoạch “chiến tranh giữa các vì sao”. Đồng thời, trong lĩnh vực phòng thủ chống tên lửa, Mỹ cũng bắt đầu từ bỏ tư tưởng chỉ nghiên cứu phát triển tên lửa chống tên lửa (lấy 1 quả đạn chống 1 quả đạn) của cựu tổng thống Eisenhower.
SDI là chương trình thiên về “phòng thủ”, sử dụng phần lớn vũ khí hạt nhân đặt trong vũ trụ, nhằm tiêu diệt các tên lửa trên đường bay đến mục tiêu, đồng thời có khả năng nhằm vào các mục tiêu trên mặt đất. Chương trình này dự tính chi tiêu tới 1.000 tỉ đôla cho đến năm 2000, bao gồm kế hoạch sản xuất và bố trí các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí laser, các tên lửa tự động, vũ khí tia năng lượng…, có khả năng bắn rơi các tên lửa hạt nhân chiến lược của đối phương trong vòng vài phút kể từ khi chúng được phóng đi.
Các tàu con thoi trên trạm quỹ đạo sẽ trở thành các căn cứ quân sự trên vũ trụ, nơi xuất phát của các loại vũ khí kể trên. Chương trình SDI còn dự tính xây dựng ba lớp hàng rào trên vũ trụ, gồm hàng nghìn vệ tinh quân sự bao quanh Trái Đất, được trang bị các phương tiện đánh chặn có hiệu suất cao “đã phóng là tiêu diệt” tên lửa đối phương ở các độ cao khác nhau.
Ngoài ra, Mỹ đã thành lập một binh chủng mới gồm 1.000 phi công vũ trụ đặt dưới sự điều khiển của Bộ Tư lệnh Vũ trụ để thực hiện chương trình “phòng thủ” mà không mang tính chất phòng thủ này. Tuy vậy kế hoạch này đã ngừng lại do sự sụp đổ của Liên Xô cùng với các nước XHCH ở Đông Âu.
Sau đó nó chỉ được triển khai trên tầm chiến thuật với các loại vũ khí phi laser, đầu tiên là sự ra đời của tên lửa đánh chặn Patriot và các hệ thống Hawk của hải quân đánh bộ, hệ thống chiến đấu Aegis, hệ thống tên lửa Standard, tên lửa SM-2 block IVA những năm 90 và gần đây hệ thống Standard Missile 3 (SM-3) được thử nghiệm thành công năm 2008. Chỉ với 1 quả tên lửa SM-3 được phóng đi từ tàu tuần dương lớp Ticonderoga mang tên USS Lake Erie đã phá hủy được 1 vệ tinh địa tĩnh đã ngừng sử dụng.
Trước sự uy hiếp mới đến từ công nghệ tên lửa của Trung Quốc và Iran, với sự ra đời của công nghệ đa đầu đạn phân hướng, các hệ thống đánh chặn kiểu cũ đã hoàn toàn mất tác dụng, việc nghiên cứu chế tạo vũ khí laser chống tên lửa ngày càng trở nên cấp thiết.
Cố tổng thống Reagan kêu gọi những người ủng hộ việc phát triển vũ khí laser nhiên liệu rắn trong hệ thống phòng thủ laser chống tên lửa đặt trên mặt đất và trên chiến hạm hãy tin tưởng là điều này hoàn toàn có thể làm được. Kẻ từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, Mỹ đã chi hàng chục tỷ USD để nghiên cứu phát triển loại tên lửa đánh chặn tên lửa sử dụng thiết bị đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển (EKV) có tốc độ hơn 15.000 dặm Anh/h (tương đương với trên 24.000km/h). Trên thực tế họ đã đạt được những tiến bộ đáng kể.
Ngày 12/2/2010, Cục phòng thủ tên lửa Mỹ (U.S. Missile Defense Agency - MDA) tuyên bố đã thử nghiệm thành công hệ thống vũ khí bắn đạn laser có tên là ALTB (Airborne Laser Test Bed) đặt trên một máy bay phản lực cỡ lớn Boeing B-747. Hệ thống vũ khí lade này đã bắn hạ được 1 tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng và 1 tên lửa khác sử dụng nhiên liệu rắn. Gần đây nhất là tháng 2 năm nay, quân đội Mỹ tuyên bố đã thử nghiệm hành công một loại pháo laser mới.
Cách đây không lâu, một trung tâm đánh giá chiến lược và dự toán ngân sách rất có uy tín đã công bố một bản báo cáo. Bản báo cáo này đã chứng minh dưới góc độ dự toán kinh tế, việc phát triển hệ thống phòng thủ chống tên lửa phi laser rất có thể làm cho Mỹ tốn công vô ích mà chi phí đầu tư cho nó lại đem đến những vấn đề nan giải cho nền kinh tế Mỹ.
Để bắn hạ 1 quả tên lửa đạn đạo của địch, Lầu năm góc hy vọng chỉ phải sử dụng tối đa 2 quả tên lửa phi laser, giá của mỗi quả ước tính từ 3,3 – 15 triệu USD. Tuy vậy, những những đánh giá này chỉ đúng với trường hợp cuộc tiến công tên lửa đến từ Triều Tiên, còn Trung Quốc và Iran có rất nhiều tên lửa đạn đạo, họ lại sở hữu công nghệ đa đầu đạn phân hướng mà giá thành thì loại ra đời sau thấp hơn loại trước nên có thể sản xuất được số lượng tên lửa rất lớn.
Trên thực tế, bản báo cáo của Trung tâm đánh giá chiến lược và dự toán ngân sách chính là sự kiến nghị tái phát triển “sáng kiến phòng thủ chiến lược” dựa vào vũ khí laser của cựu tổng thống Mỹ Reagan. Hiện nay, các thiết bị laser nhiên liệu rắn không còn bó hẹp phạm vi sử dụng trên không gian vũ trụ, mà còn dễ dàng được triển khai trên mặt đất và trên các tuần dương hạm kiểu “Aegis”.
Trung tâm đánh giá chiến lược và dự toán ngân sách khẳng định, nếu sử dụng tên lửa để phá hoại tên lửa địch, giá thành mỗi lần phóng là 15 triệu USD lại còn xảy ra khả năng tên lửa bắn trượt, còn hệ thống phòng thủ tên lửa sử dụng thiết bị laser động năng ngoài tầng khí quyển là một loại vũ khí vô cùng hiệu quả, đặc biệt là phá hủy các tên lửa đạn đạo chống hàng không mẫu hạm của Trung Quốc.
Xét dưới góc độ vật lý, tốc độ của chùm tia laser có thể đạt tới vận tốc 671 triệu dặm Anh (tương đương với 1 tỷ 80 triệu km/h) tức là nhanh gấp hơn 50.000 lần loại tên lửa có vận tốc cao nhất. Trên lí thuyết, mặc dù chùm tia laser có thể phá hủy được tên lửa trong vòng vài giây nhưng trong nhiệm vụ này, nó không thể so được với loại thiết bị laser đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển trực tiếp đối phó với các mục tiêu bay phức tạp. Hơn nữa, nếu như hệ thống phòng thủ laser chống tên lửa được sử dụng rộng rãi, giá thành của nó có thể hạ thấp đến mức chấp nhận được.
Những nhận xét này cùng với sự kêu gọi ủng hộ của cựu tổng thống Reagan, trước những uy hiếp ngày càng gia tăng từ sự phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo đa đầu đạn phân hướng xuyên lục địa của Trung Quốc và sự cứng đầu của Tehran trong vấn đề hạt nhân, rất có thể trong thời gian tới, Mỹ có thể xem xét tái khởi động kế hoạch “chiến tranh giữa các vì sao” phiên bản mới.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Mỹ phát triển hệ thống phòng thủ laser chống tên lửa chống tàu sân bay TQ?
Gần 30 năm trước, ngày 22/03/1983, Tổng thống Mỹ lúc đó là Ronald Reagan đã tuyên bố bắt đầu triển khai “sáng kiến phòng thủ chiến lược” (SDI) được mọi người biết đến với tên gọi kế hoạch “chiến tranh giữa các vì sao”. Đồng thời, trong lĩnh vực phòng thủ chống tên lửa, Mỹ cũng bắt đầu từ bỏ tư tưởng chỉ nghiên cứu phát triển tên lửa chống tên lửa (lấy 1 quả đạn chống 1 quả đạn) của cựu tổng thống Eisenhower.
SDI là chương trình thiên về “phòng thủ”, sử dụng phần lớn vũ khí hạt nhân đặt trong vũ trụ, nhằm tiêu diệt các tên lửa trên đường bay đến mục tiêu, đồng thời có khả năng nhằm vào các mục tiêu trên mặt đất. Chương trình này dự tính chi tiêu tới 1.000 tỉ đôla cho đến năm 2000, bao gồm kế hoạch sản xuất và bố trí các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí laser, các tên lửa tự động, vũ khí tia năng lượng…, có khả năng bắn rơi các tên lửa hạt nhân chiến lược của đối phương trong vòng vài phút kể từ khi chúng được phóng đi.
Các tàu con thoi trên trạm quỹ đạo sẽ trở thành các căn cứ quân sự trên vũ trụ, nơi xuất phát của các loại vũ khí kể trên. Chương trình SDI còn dự tính xây dựng ba lớp hàng rào trên vũ trụ, gồm hàng nghìn vệ tinh quân sự bao quanh Trái Đất, được trang bị các phương tiện đánh chặn có hiệu suất cao “đã phóng là tiêu diệt” tên lửa đối phương ở các độ cao khác nhau.
Ngoài ra, Mỹ đã thành lập một binh chủng mới gồm 1.000 phi công vũ trụ đặt dưới sự điều khiển của Bộ Tư lệnh Vũ trụ để thực hiện chương trình “phòng thủ” mà không mang tính chất phòng thủ này. Tuy vậy kế hoạch này đã ngừng lại do sự sụp đổ của Liên Xô cùng với các nước XHCH ở Đông Âu.
Sau đó nó chỉ được triển khai trên tầm chiến thuật với các loại vũ khí phi laser, đầu tiên là sự ra đời của tên lửa đánh chặn Patriot và các hệ thống Hawk của hải quân đánh bộ, hệ thống chiến đấu Aegis, hệ thống tên lửa Standard, tên lửa SM-2 block IVA những năm 90 và gần đây hệ thống Standard Missile 3 (SM-3) được thử nghiệm thành công năm 2008. Chỉ với 1 quả tên lửa SM-3 được phóng đi từ tàu tuần dương lớp Ticonderoga mang tên USS Lake Erie đã phá hủy được 1 vệ tinh địa tĩnh đã ngừng sử dụng.
Trước sự uy hiếp mới đến từ công nghệ tên lửa của Trung Quốc và Iran, với sự ra đời của công nghệ đa đầu đạn phân hướng, các hệ thống đánh chặn kiểu cũ đã hoàn toàn mất tác dụng, việc nghiên cứu chế tạo vũ khí laser chống tên lửa ngày càng trở nên cấp thiết.
Cố tổng thống Reagan kêu gọi những người ủng hộ việc phát triển vũ khí laser nhiên liệu rắn trong hệ thống phòng thủ laser chống tên lửa đặt trên mặt đất và trên chiến hạm hãy tin tưởng là điều này hoàn toàn có thể làm được. Kẻ từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, Mỹ đã chi hàng chục tỷ USD để nghiên cứu phát triển loại tên lửa đánh chặn tên lửa sử dụng thiết bị đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển (EKV) có tốc độ hơn 15.000 dặm Anh/h (tương đương với trên 24.000km/h). Trên thực tế họ đã đạt được những tiến bộ đáng kể.
Ngày 12/2/2010, Cục phòng thủ tên lửa Mỹ (U.S. Missile Defense Agency - MDA) tuyên bố đã thử nghiệm thành công hệ thống vũ khí bắn đạn laser có tên là ALTB (Airborne Laser Test Bed) đặt trên một máy bay phản lực cỡ lớn Boeing B-747. Hệ thống vũ khí lade này đã bắn hạ được 1 tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng và 1 tên lửa khác sử dụng nhiên liệu rắn. Gần đây nhất là tháng 2 năm nay, quân đội Mỹ tuyên bố đã thử nghiệm hành công một loại pháo laser mới.
Cách đây không lâu, một trung tâm đánh giá chiến lược và dự toán ngân sách rất có uy tín đã công bố một bản báo cáo. Bản báo cáo này đã chứng minh dưới góc độ dự toán kinh tế, việc phát triển hệ thống phòng thủ chống tên lửa phi laser rất có thể làm cho Mỹ tốn công vô ích mà chi phí đầu tư cho nó lại đem đến những vấn đề nan giải cho nền kinh tế Mỹ.
Để bắn hạ 1 quả tên lửa đạn đạo của địch, Lầu năm góc hy vọng chỉ phải sử dụng tối đa 2 quả tên lửa phi laser, giá của mỗi quả ước tính từ 3,3 – 15 triệu USD. Tuy vậy, những những đánh giá này chỉ đúng với trường hợp cuộc tiến công tên lửa đến từ Triều Tiên, còn Trung Quốc và Iran có rất nhiều tên lửa đạn đạo, họ lại sở hữu công nghệ đa đầu đạn phân hướng mà giá thành thì loại ra đời sau thấp hơn loại trước nên có thể sản xuất được số lượng tên lửa rất lớn.
Trên thực tế, bản báo cáo của Trung tâm đánh giá chiến lược và dự toán ngân sách chính là sự kiến nghị tái phát triển “sáng kiến phòng thủ chiến lược” dựa vào vũ khí laser của cựu tổng thống Mỹ Reagan. Hiện nay, các thiết bị laser nhiên liệu rắn không còn bó hẹp phạm vi sử dụng trên không gian vũ trụ, mà còn dễ dàng được triển khai trên mặt đất và trên các tuần dương hạm kiểu “Aegis”.
Trung tâm đánh giá chiến lược và dự toán ngân sách khẳng định, nếu sử dụng tên lửa để phá hoại tên lửa địch, giá thành mỗi lần phóng là 15 triệu USD lại còn xảy ra khả năng tên lửa bắn trượt, còn hệ thống phòng thủ tên lửa sử dụng thiết bị laser động năng ngoài tầng khí quyển là một loại vũ khí vô cùng hiệu quả, đặc biệt là phá hủy các tên lửa đạn đạo chống hàng không mẫu hạm của Trung Quốc.
Xét dưới góc độ vật lý, tốc độ của chùm tia laser có thể đạt tới vận tốc 671 triệu dặm Anh (tương đương với 1 tỷ 80 triệu km/h) tức là nhanh gấp hơn 50.000 lần loại tên lửa có vận tốc cao nhất. Trên lí thuyết, mặc dù chùm tia laser có thể phá hủy được tên lửa trong vòng vài giây nhưng trong nhiệm vụ này, nó không thể so được với loại thiết bị laser đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển trực tiếp đối phó với các mục tiêu bay phức tạp. Hơn nữa, nếu như hệ thống phòng thủ laser chống tên lửa được sử dụng rộng rãi, giá thành của nó có thể hạ thấp đến mức chấp nhận được.
Những nhận xét này cùng với sự kêu gọi ủng hộ của cựu tổng thống Reagan, trước những uy hiếp ngày càng gia tăng từ sự phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo đa đầu đạn phân hướng xuyên lục địa của Trung Quốc và sự cứng đầu của Tehran trong vấn đề hạt nhân, rất có thể trong thời gian tới, Mỹ có thể xem xét tái khởi động kế hoạch “chiến tranh giữa các vì sao” phiên bản mới.