Văn Học & Nghệ Thuật
NẶNG NGHĨA TÌNH ĐỜI!
Minh Ngọc
06-10-2014
Tiến sĩ địa chất Nguyễn Thanh Giang một cây viết “đẻ khỏe như gà công nghiệp.” lại mới cho ra mắt độc giả cuốn “Đêm Dày Lấp Lánh.”gần 600 trang khổ A4 .
Có thể nói đây là cuốn biên niên sử đầy ắp tư liệu viết dưới dạng miêu tả chân dung, tính cách của 60 nhân vật có nhiều cống hiến lớn cho tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Trường Tộ, Phan Chu Trinh đến những người như Trần Độ,Trần Dần … Sách xuất bản ở Mỹ ,đang được nhiều người tìm đọc và tôi, một con “mọt sách” cũng như mọi người, không thể bỏ qua.
Tác giả Nguyễn Thanh Giang có lối viết độc đáo, dạt dào cảm xúc mà cứ tưng tửng, đôi khi pha chất dí dỏm, hài hước. Đọc nhiều tác phẩm của ông, cả thơ và văn xuôi, thấy nhà địa chất là người ĐA TÌNH và ĐA TÀI. Phải chăng hai tố chất này đã hun đúc nên một Thanh Giang –Trí tuệ – Nhân cách – Đầy bản lĩnh.
Cái sự đa tình làm ông đau nỗi đau của
nhân tình thế thái. Ông thương đất nước nghèo khó, tụt hậu đang bị tham
nhũng gậm nhấm và ông bạn láng giềng thì lúc nào cũng lăm le xẻ thịt …
Ông thông cảm và chia xẻ với những người không may mắn, bị trù dập và
trả thù vô cớ.
Trong “Đêm Dày Lấp Lánh” mỗi nhân vật mà ông khắc họa đều mang những nét riêng, không ai giống ai. Các nhân vật cũng khác nhau nhưng đều giống nhau ở chỗ bị xúc phạm và dày xéo … Bi kịch của Trần Dần, Văn Cao, Trần Độ được khắc họa tài tình,rõ nét nhưng không sầu thảm, bi quan.
Đọc những bài viết về vị tướng khai quốc công thần Trần Độ và đám tang của cụ, tôi không cầm được nước mắt, thương cảm một ngôi sao sớm tắt trên bầu trời cải cách và đổi mới do các thế lực nắm quyền trong tay vùi dập. Đọc Nguyễn Thanh Giang, tướng Trần Độ dưới ngòi bút của ông sao mà đáng kính nể đến vậy, không như chúng tôi từng được nghe phổ biến: “Ông Trần Độ phản Đảng,đi ngược lại chủ trương,chính sách của Nhà nước, lối sống sinh hoạt không lành mạnh”.
Lúc vị tướng tài hấp hối, cụ nấc nghẹn, vì phải mở khí quản, nên không nói được. Cụ kéo Nguyễn Thanh Giang ghé sát lại thều thào … Ông Giang chẳng nghe được gì hết, song ông vẫn gật gật đầu ra vẻ tiếp thu để tướng Trần Độ được yên lòng trước lúc đi xa, để linh hồn cụ được thanh thản bay về miền cực lạc … Đây là một chi tiết nhỏ nhưng rất “đắt.”. Rõ ràng ,Nguyễn Thanh Giang đã “lừa dối” cụ Trần Độ nhưng là sự “lừa dối” rất nhân văn, rất đáng yêu. Đọc những dòng văn viết về Trần Độ khi sống đến … đám tang có một không hai, tôi cứ day dứt mãi: Tại sao con người lại nỡ đối xử với nhau tàn nhẫn đến vậy? Trước đó, họ còn là đồng chí của nhau cơ mà?.
Nguyễn Thanh Giang sống trung thực, trước hết là trung thực với chính mình, với vợ con,bạn bè, với cấp trên và cấp dưới. Nhờ tính trung thực nên ông đã phản ánh được sự thật đúng như nó vốn có, đôi khi sự thật được phơi bày trần trụi, tàn nhẫn, nhưng biết làm sao – đó là sự thật, không bị bao bọc bởi cái dối trá. Vì thế mà nhiều người thích đọc Nguyễn Thanh Giang.
Tuy vậy, cũng có vài người viết ra giấy trắng, mực đen rằng ông là “kẻ cơ hôi chính trị”.
Không thể tin vào điều đó vì ông đâu có tham vọng địa vị, tiền tài, không dày xéo lên người khác để tiến thân … Ông dám nói ra những điều mình nghĩ, mặc dù biết sẽ gây bất lợi cho chính mình. Thế thì cơ hội cái nỗi gì? Kẻ cơ hội là phải xum xoe, nịnh hót, gió chiều che chiều ấy. Khối người nghĩ trong đầu mà không dám nói ra, cứ giả câm, giả điếc; khối người biết mình đang đi vào con đường sai lầm, tội lỗi nhưng vì bát cơm, manh áo hay vì lý do này nọ mà vẫn phải quỳ lụy … Đó mới là kẻ cơ hội.
Cũng có người nói Nguyễn Thanh Giang “kiêu”. Thiết nghĩ, người có tài mà “kiêu” cũng nên thể tất. Chỉ những kẻ ngu ngơ, lú lẫn mà kiêu mới đáng sợ, đáng khinh. Nhưng tôi hiểu ông Giang không kiêu ngạo mà ông là một nhà trí thức có học vấn uyên bác, ông kiêu hãnh nhìn đời, để “trọng bạn, khinh bợm, trọng người, khinh ngợm”.
Có một góc khuất đầy ẩn ức ít người biết là Nguyễn Thanh Giang đã phải chịu sự bôi nhọ ,vu khống của vài người trong nhóm “Dân Chủ” chỉ vì đố kỵ, ghen ghét.
Sự tồi tệ tột cùng và sự chịu đựng của ông cũng tột cùng. Tôi nghĩ, với người không có bản lĩnh thì đã khó lòng chịu đựng nổi.
Qua những bài viết của Nguyễn Thanh Giang, không thấy có sự ca ngợi một chiều, ông thích phản biện, thích lật đi, lật lại vấn đề mình quan tâm. Và ông cũng không ngại gì mà không góp ý với những người mình yêu quý. Trân trọng đại tá Phạm Quế Dương là thế nhưng ông vẫn phê bình Đại tá ăn nói bỗ bã với ông Nông Đức Mạnh. Hâm mộ Lê Anh Xuân, nhưng ông nói thẳng: không thích bài hát “Dáng đứng Việt Nam”. Hay ho gì “Trụ vào thế kỷ” hình ảnh anh bộ đội giải phóng bị thiêu cháy ở sân bay Tân Sơn Nhất với đôi dép cao su. Ông có lý!
Người ta vẫn thích sự ca ngợi một chiều mặc dù biết nó sẽ làm thui chột sự sáng tạo, không có bè trầm thì làm sao nổi bật được bè cao khi ta hát đồng ca? Tất cả sẽ chỉ là một đám đông tru lên như bầy sói hoặc cạc cạc như đàn vịt trong ao!
Một xã hội dân chủ như mọi người mong ước là một xã hội văn minh có sự phản biện, có tranh luận và khi đã tranh luận thì không mang định kiến.
Lúc nào Nguyễn Thanh Giang cũng tự trào khi nói về mình: “ Tôi già rồi,gần kề miệng hố rồi …” Ông cứ đùa, ai cũng biết là ông rất khỏe mạnh cả về tâm hồn và thể xác bởi lối sống lành mạnh, an nhiên tự tại.
Hình như Nguyễn Thanh Giang luôn đi tìm cái mới như thời trai trẻ, ba lô trên vai,lặn lội đi tìm những vỉa quặng, tài nguyên làm giàu cho đất nước. Cái mới trong mỗi tác phẩm lan tỏa đến người đọc. Đọc ông, tôi thấy mình được nạp thêm rất nhiều năng lượng kiến thức, đầu óc được khai mở để ngộ ra những điều chưa biết, tầm nhìn cũng xa hơn.
Đọc “Đêm Dày Lấp Lánh” bỗng đầu óc ta thấy lấp lánh sáng dù đêm còn dày.
Để viết về một nhà khoa học đức độ, tài năng uyên bác, ngòi bút luôn tỏa sáng, trong khi mình chỉ là kẻ “văn dốt, võ dát”, tôi không dám “múa rìu qua mắt” bác Thanh Giang và bạn đọc. Thôi thì nôm na nghĩ sao nói vậy.
Xin chúc bác Nguyễn Thanh Giang tiên sinh luôn lạc quan, yêu đời, vui vẻ và an bình để viết tiếp những tác phẩm được nhiều người hâm mộ .
Nhà báo Minh Ngọc
Bàn ra tán vào (0)
NẶNG NGHĨA TÌNH ĐỜI!
Minh Ngọc
06-10-2014
Tiến sĩ địa chất Nguyễn Thanh Giang một cây viết “đẻ khỏe như gà công nghiệp.” lại mới cho ra mắt độc giả cuốn “Đêm Dày Lấp Lánh.”gần 600 trang khổ A4 .
Có thể nói đây là cuốn biên niên sử đầy ắp tư liệu viết dưới dạng miêu tả chân dung, tính cách của 60 nhân vật có nhiều cống hiến lớn cho tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Trường Tộ, Phan Chu Trinh đến những người như Trần Độ,Trần Dần … Sách xuất bản ở Mỹ ,đang được nhiều người tìm đọc và tôi, một con “mọt sách” cũng như mọi người, không thể bỏ qua.
Tác giả Nguyễn Thanh Giang có lối viết độc đáo, dạt dào cảm xúc mà cứ tưng tửng, đôi khi pha chất dí dỏm, hài hước. Đọc nhiều tác phẩm của ông, cả thơ và văn xuôi, thấy nhà địa chất là người ĐA TÌNH và ĐA TÀI. Phải chăng hai tố chất này đã hun đúc nên một Thanh Giang –Trí tuệ – Nhân cách – Đầy bản lĩnh.
Cái sự đa tình làm ông đau nỗi đau của
nhân tình thế thái. Ông thương đất nước nghèo khó, tụt hậu đang bị tham
nhũng gậm nhấm và ông bạn láng giềng thì lúc nào cũng lăm le xẻ thịt …
Ông thông cảm và chia xẻ với những người không may mắn, bị trù dập và
trả thù vô cớ.
Trong “Đêm Dày Lấp Lánh” mỗi nhân vật mà ông khắc họa đều mang những nét riêng, không ai giống ai. Các nhân vật cũng khác nhau nhưng đều giống nhau ở chỗ bị xúc phạm và dày xéo … Bi kịch của Trần Dần, Văn Cao, Trần Độ được khắc họa tài tình,rõ nét nhưng không sầu thảm, bi quan.
Đọc những bài viết về vị tướng khai quốc công thần Trần Độ và đám tang của cụ, tôi không cầm được nước mắt, thương cảm một ngôi sao sớm tắt trên bầu trời cải cách và đổi mới do các thế lực nắm quyền trong tay vùi dập. Đọc Nguyễn Thanh Giang, tướng Trần Độ dưới ngòi bút của ông sao mà đáng kính nể đến vậy, không như chúng tôi từng được nghe phổ biến: “Ông Trần Độ phản Đảng,đi ngược lại chủ trương,chính sách của Nhà nước, lối sống sinh hoạt không lành mạnh”.
Lúc vị tướng tài hấp hối, cụ nấc nghẹn, vì phải mở khí quản, nên không nói được. Cụ kéo Nguyễn Thanh Giang ghé sát lại thều thào … Ông Giang chẳng nghe được gì hết, song ông vẫn gật gật đầu ra vẻ tiếp thu để tướng Trần Độ được yên lòng trước lúc đi xa, để linh hồn cụ được thanh thản bay về miền cực lạc … Đây là một chi tiết nhỏ nhưng rất “đắt.”. Rõ ràng ,Nguyễn Thanh Giang đã “lừa dối” cụ Trần Độ nhưng là sự “lừa dối” rất nhân văn, rất đáng yêu. Đọc những dòng văn viết về Trần Độ khi sống đến … đám tang có một không hai, tôi cứ day dứt mãi: Tại sao con người lại nỡ đối xử với nhau tàn nhẫn đến vậy? Trước đó, họ còn là đồng chí của nhau cơ mà?.
Nguyễn Thanh Giang sống trung thực, trước hết là trung thực với chính mình, với vợ con,bạn bè, với cấp trên và cấp dưới. Nhờ tính trung thực nên ông đã phản ánh được sự thật đúng như nó vốn có, đôi khi sự thật được phơi bày trần trụi, tàn nhẫn, nhưng biết làm sao – đó là sự thật, không bị bao bọc bởi cái dối trá. Vì thế mà nhiều người thích đọc Nguyễn Thanh Giang.
Tuy vậy, cũng có vài người viết ra giấy trắng, mực đen rằng ông là “kẻ cơ hôi chính trị”.
Không thể tin vào điều đó vì ông đâu có tham vọng địa vị, tiền tài, không dày xéo lên người khác để tiến thân … Ông dám nói ra những điều mình nghĩ, mặc dù biết sẽ gây bất lợi cho chính mình. Thế thì cơ hội cái nỗi gì? Kẻ cơ hội là phải xum xoe, nịnh hót, gió chiều che chiều ấy. Khối người nghĩ trong đầu mà không dám nói ra, cứ giả câm, giả điếc; khối người biết mình đang đi vào con đường sai lầm, tội lỗi nhưng vì bát cơm, manh áo hay vì lý do này nọ mà vẫn phải quỳ lụy … Đó mới là kẻ cơ hội.
Cũng có người nói Nguyễn Thanh Giang “kiêu”. Thiết nghĩ, người có tài mà “kiêu” cũng nên thể tất. Chỉ những kẻ ngu ngơ, lú lẫn mà kiêu mới đáng sợ, đáng khinh. Nhưng tôi hiểu ông Giang không kiêu ngạo mà ông là một nhà trí thức có học vấn uyên bác, ông kiêu hãnh nhìn đời, để “trọng bạn, khinh bợm, trọng người, khinh ngợm”.
Có một góc khuất đầy ẩn ức ít người biết là Nguyễn Thanh Giang đã phải chịu sự bôi nhọ ,vu khống của vài người trong nhóm “Dân Chủ” chỉ vì đố kỵ, ghen ghét.
Sự tồi tệ tột cùng và sự chịu đựng của ông cũng tột cùng. Tôi nghĩ, với người không có bản lĩnh thì đã khó lòng chịu đựng nổi.
Qua những bài viết của Nguyễn Thanh Giang, không thấy có sự ca ngợi một chiều, ông thích phản biện, thích lật đi, lật lại vấn đề mình quan tâm. Và ông cũng không ngại gì mà không góp ý với những người mình yêu quý. Trân trọng đại tá Phạm Quế Dương là thế nhưng ông vẫn phê bình Đại tá ăn nói bỗ bã với ông Nông Đức Mạnh. Hâm mộ Lê Anh Xuân, nhưng ông nói thẳng: không thích bài hát “Dáng đứng Việt Nam”. Hay ho gì “Trụ vào thế kỷ” hình ảnh anh bộ đội giải phóng bị thiêu cháy ở sân bay Tân Sơn Nhất với đôi dép cao su. Ông có lý!
Người ta vẫn thích sự ca ngợi một chiều mặc dù biết nó sẽ làm thui chột sự sáng tạo, không có bè trầm thì làm sao nổi bật được bè cao khi ta hát đồng ca? Tất cả sẽ chỉ là một đám đông tru lên như bầy sói hoặc cạc cạc như đàn vịt trong ao!
Một xã hội dân chủ như mọi người mong ước là một xã hội văn minh có sự phản biện, có tranh luận và khi đã tranh luận thì không mang định kiến.
Lúc nào Nguyễn Thanh Giang cũng tự trào khi nói về mình: “ Tôi già rồi,gần kề miệng hố rồi …” Ông cứ đùa, ai cũng biết là ông rất khỏe mạnh cả về tâm hồn và thể xác bởi lối sống lành mạnh, an nhiên tự tại.
Hình như Nguyễn Thanh Giang luôn đi tìm cái mới như thời trai trẻ, ba lô trên vai,lặn lội đi tìm những vỉa quặng, tài nguyên làm giàu cho đất nước. Cái mới trong mỗi tác phẩm lan tỏa đến người đọc. Đọc ông, tôi thấy mình được nạp thêm rất nhiều năng lượng kiến thức, đầu óc được khai mở để ngộ ra những điều chưa biết, tầm nhìn cũng xa hơn.
Đọc “Đêm Dày Lấp Lánh” bỗng đầu óc ta thấy lấp lánh sáng dù đêm còn dày.
Để viết về một nhà khoa học đức độ, tài năng uyên bác, ngòi bút luôn tỏa sáng, trong khi mình chỉ là kẻ “văn dốt, võ dát”, tôi không dám “múa rìu qua mắt” bác Thanh Giang và bạn đọc. Thôi thì nôm na nghĩ sao nói vậy.
Xin chúc bác Nguyễn Thanh Giang tiên sinh luôn lạc quan, yêu đời, vui vẻ và an bình để viết tiếp những tác phẩm được nhiều người hâm mộ .
Nhà báo Minh Ngọc