Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
NGÀY 30 THÁNG 4… - Nguyễn Thừa Bình
của cái gọi là Việt nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam là cả một chuỗi đoạn trường cho con người Việt nam và sự tan hoang cho cả đất nước Việt nam không bút mực nào tả cho hết.
Kansas City, Ngày 20 tháng 3 năm 2014
NGUYỄN THỪA BÌNH
hoiquanphidung.com
Hằng
năm, cứ sắp tới ngày 30 tháng 4 Dương lịch, tôi lại xót xa nhớ về những
ngày tháng trước và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 mà không cầm được
những giọt nước mắt. Cũng suýt soát 40 năm trời rồi còn gì, lứa tuổi
chúng tôi những người miền Nam Việt nam thời đó, ai lại không chứng kiến
biết bao đổi thay tang điền thương hải hết sức đau lòng, đứt ruột xé
gan! Ông bà ta có nói “nhân sinh bất mãn bách, thường hoài thiên tuế ưu”
để dạy cho con cháu chớ nên ôm mãi mối sầu thiên thu khi tuổi đời đâu
tròn một trăm năm. Nghe thì nghe vậy, biết cũng biết vậy, nhưng những ai
đã chết đi sống lại cả một khoảng đời khiếp đảm thời Bắc việt đem quân
tàn sát và cai trị nhân dân miền Nam Việt nam hết sức dã man, mọi rợ…
làm sao mà quên đi cho được; làm sao mà không “thường hoài thiên tuế ưu”
cho được!? Chiến trường, di tản, “giải phóng”, “học tập cải tạo”, “đánh
tư sản mại bản”, “đi kinh tế mới”, “đổi tiền”…của cái gọi là Việt nam
Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam là cả một chuỗi
đoạn trường cho con người Việt nam và sự tan hoang cho cả đất nước Việt
nam không bút mực nào tả cho hết.
Những người lính Phước long chạy lên Quảng đức
về tới phi trường Biên hoà ngày 12/1/1975
Tôi sống trong đó, tôi thấy ở đó, tôi nghĩ về những gì trong ruột cuộc đời thời buổi oan khiên chất ngất đó mà người anh em miền Bắc tương sát sắt máu người anh em miền Nam một cách cực kỳ tàn độc thấu tới trời cao làm người người đều nguyền rủa: “Ðộc ác thay! Trúc rừng không ghi hết tội; dơ bẩn thay! Nước bể không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất tha cho; ai bảo thần nhân nhịn được” như lời hịch Bình Ngô Ðại Cáo của Nguyễn Trãi chống quân Minh.
Ðầu năm 1975, ông bạn Nguyễn văn Tư, Trưởng ty CSQG tỉnh Phước long đem tàn quân tả tơi và những câu chuyện thương tâm di tản vào thị xã Gia nghĩa, tỉnh Quảng đức tôi đang phục vụ. Chuyện thua trận và mất Phước long thì không tránh khỏi khi mà Chủ lực quân của địch đông gấp nhiều lần, xử dụng nhiều chiến cụ và vũ khí tối tân hơn phía Việt nam Cộng hòa chỉ là những đơn vị Ðịa phương quân và Nghĩa quân cơ hữu; lại nữa, Trung ương ở Sài gòn không nhất quyết giữ cho được. Với chừng 30 ngàn dân và rừng núi hoang vu, Phước long lọt vào tay Cộng quân là khởi đầu của sự mất nước và thiên địa đổi dời là điều chưa ai nghĩ tới, chẳng ai kịp nghĩ ra. Nghe một anh lính Cảnh sát Dã chiến vô cùng xúc động kể về người Ðại đội trưởng của mình bị thương mà phải nằm lại chiến trường, mà phải bị bỏ lại chiến trường, khiến lòng tôi xót xa, ngậm ngùi! “Ðại úy trao cái khăn mouchoir và chiếc nhẫn cưới cho em và nói: “Ðưa cái nầy cho vợ tao”, rồi tiếp: “ Tụi mày chạy đi đi, không thì chết hết. Tao ở lại đây và chết ở đây”. Chung quanh là rừng núi âm u và ai nấy đều nghe rõ tiếng chân địch quân ào ào sát bên. Ðại úy chắc chắn là chết ở đó”. Một sự ra đi vị quốc vong thân như trăm ngàn sự ra đi vị quốc vong thân khác của những người lính Việt nam Cộng hòa thời chinh chiến…nghe sao mà đau đớn lòng!
Thị xã Ban mê thuột bị VC đánh chiếm 13/3/1975
Chiều ngày 8 tháng 3 năm 1975 ở Ninh hòa, tôi bảo “cứ lái xe về Ban mê thuột”, làm tài xế Sơn và 3 anh lính của tôi ngồi đằng sau hoảng hồn, vì chẳng có ai dại dột hay can đảm cách mấy cũng không dám đơn thương độc mã chạy dài trên Quốc lộ 21 qua đèo Phụng hoàng vào chiều tối? Sáng hôm sau từ Ban mê thuột, chúng tôi qua cầu 14 trên sông Sêrêpôk, qua quận Ðức lập, qua căn cứ Núi lửa, Pu bông, Pu prang, qua ngã ba Dakson… về Gia nghĩa bình yên. Chừng 2 giờ khuya, ông anh vợ làm việc ở Quân y viện Ban mê thuột báo cho biết: “Việt cộng đánh Ban mê thuột”. Quyết giữ cách mấy cũng không giữ được, thị xã Ban mê thuột mất theo tỉnh Darlac vào ngày 28 tháng 3 năm 1975. Từ đó, các tỉnh miền Duyên hải cũng như các tỉnh vùng Cao nguyên bỏ chạy nhiều hơn đánh nhau với Việt cộng mà lần lượt mất vào tay quân đội Bắc việt. Mất vào tay quân Bắc việt kéo theo biết bao xương tan thịt nát, máu, nước mắt và nỗi đoạn trường, không bút mực nào tả cho cùng và người người cũng không thể kể ra cho hết! Ngay tỉnh Quảng đức của tôi còn thái bình thịnh trị thì đài BBC đã hão huyền loan tin quân đội Bắc việt tràn ngập. Ðồng bào nhốn nháo tìm đường chạy. Mục sự Hồ hiếu Hạ dắt tín đồ tìm đường chạy đi rồi chạy về. Ðại tá Tỉnh trưởng Phạm văn Nghìn lấy trực thăng tìm đường chạy và chạy đi luôn. Sáng ngày 23 tháng 3 năm 1975, Tiểu khu hội họp, bày kế hô hoán “bị quân đội Bắc việt tấn công” để tìm đường chạy. Và tôi không phải thần thánh, dù chưa đụng trận, chưa nghe tiếng súng nào của địch cũng phải chạy, chạy lấy thân với lính của mình. Chạy là thấy người chết giữa đường bỏ lại đó, thấy hỗn loạn thế nào, thấy kinh hoàng làm sao được gọi là di tản. Người ta sợ cũng phải. Quảng đức nhỏ chưa hơn 6 ngàn cây số vuông và dân số chỉ một nhúm người chừng 50 ngàn. Các tỉnh Darlac ở Ðông bắc, Tuyên đức ở chính Ðông, Lâm đồng ở chính Nam, Phước long ở Tây nam và Mondol Kiri của Combodge ở chínhTây đã bao Quảng đức ở giữa thì nghĩ cho cùng, Việt cộng không cần đánh cũng “bất chiến tự nhiên thành” là điều chắc chắn. Ðến Bảo lộc của Lâm đồng, cảnh tượng quân, dân, cán, chính chộn rộn, bát nháo không khác gì Gia nghĩa của Quảng đức dù tứ phía vẫn yên ổn, êm ru. Họ cũng tìm đường chạy, chạy bỏ thành phố, chạy cho Việt cộng bước vào mà gọi là “giải phóng”. Chúng tôi mấy người được ông Ðại úy Ðại đội trưởng CSDC Hồ Hối chứa chấp, cho ở, cho ăn; ông bạn Ðại úy Chỉ huy trưởng CSQG quận Di linh Phạm viết Từ cho10 ngàn đồng, nhưng tôi không nhận. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, bây giờ đã gần 40 năm rồi, tôi vẫn nhớ, không quên. Xin cám ơn hai ông bạn vàng. Về Nha trang chưa yên vài giấc ngủ đêm thì thành phố như ong vỡ tổ, hoảng loạn, kinh hoàng…đạp nhau trên xác chết tìm đường mà chạy mà chẳng biết chạy đi đâu!? Người ta sợ, không sợ cái chiến tranh chưa tới thành phố, nhưng sợ nỗi sợ “Việt cộng nó vào tàn sát dã man”.
Chiều ngày 2 tháng 4 năm 1975, khó khăn trăm điều sống chết, chúng tôi hằng ngàn, hằng ngàn người mới xuống được Ðập đá vào khuya. Họ đã phải dẫm đạp trên hằng trăm tử thi chết từ mấy ngày hôm trước chưa kịp chôn mới tới gần tàu Hải quân Việt nam Cộng hòa chờ ở đó. Nhiều người nhảy lên được tàu, nhiều người rớt tõm xuống biển và cũng biết bao nhiêu người làm thây lót đường di tản cho người chạy giặc. Những tử thi ở đây là xác những người chết trên những chiếc xà lan kéo ngoài Ðà nẳng vào, được bọc trong những túi nylon của mấy ngày trước chưa kịp chôn cất mà cũng chẳng có ai chôn cất lúc nầy. Thành phố Nha trang mấy ngày nầy trong cơn sốt nặng, ai chết mặc ai, ai lo cho ai nguời chết!? Thống thiết xiết kể! Lênh đênh 2 đêm 2 ngày trên biển rộng mênh mông, đói ăn, khát nước, hãi hùng nỗi sống chết…với bao nhiêu là lời kinh cầu, vái van thiên địa…may về được Cát lái chiều ngày 4 tháng 4 năm 1975. Về tới nhà trong con hẻm Trần quang Khải ở Tân định, cha con, vợ chồng gặp nhau mới biết mình còn sống qua cơn phong ba đất trời. Chiến tranh lò mò về khắp nơi quanh Sài gòn đe dọa sự mất nước kề bên với nỗi kinh tởm ghê sợ và sự khiếp đảm kinh hồn con người dã tâm Cộng sản Việt nam. Người ta tìm đủ mọi cách, mọi điều, mọi thứ…để chạy trốn bán mạng như ở Gia nghĩa, ở Bảo lộc, ở Nha trang tôi đã sống qua. Hằng ngày trên con đường Thống nhất, nơi tôi làm việc mấy ngày sau cùng, tôi thấy người ta hớt ha hớt hãi bồng bế nhau, dắt dìu nhau, tranh giành nhau, xô đẩy nhau…đầy nước mắt và sự chết chóc để được chạy vào tòa Ðại sứ Hoa kỳ mà chạy qua Mỹ. Ngày 29 tháng 4 năm 1975, ầm ầm suốt ngày cho đến đêm, tiếng máy bay đủ loại dọc ngang trên bầu trời để mang người bỏ nước ra đi tìm con đường sống. Hôm sau, 30 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Sài gòn, khắp đường đầy người ăn mừng cũng có, để tang cũng có, lo âu cũng có, kinh hoàng cũng có, tò mò cũng có, tìm đường “phục quốc” cũng có và tất nhiên đầy dẫy những con người đốt đuốc soi rừng “cháu ngoan bác Hồ” huyênh hoang…mở đầu thời kỳ tối tăm và oan khiên của đất nước. Lợi dụng nỗi kinh hãi của người miền Nam ghê tỡm bản chất phi nhân, vô đạo của đoàn quân thắng cuộc miền Bắc, ngụy quyền Việt nam Dân chủ Cộng hòa rồi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam cho đàn con cháu đói khát, bất nhân của nó lũ lượt từ Bắc ào ào vào Nam tự tung tự tác đi giựt nhà người ta, đi cướp của người ta, đi lấy vợ con người ta…qua những hình thức trí trá “tàn dư Mỹ-Ngụy”, “đánh tư sản mại bản”, “quản lý thị trường”, “cải tạo công thương nghiệp”, “học tập cải tạo”, “kinh tế mới”, “nạn kiều”, “đổi tiền”, “ vượt biên bán chính thức” mà cứ lải nhải là “giải phóng”. Hai vợ chồng tôi ở lô C, cư xá Thanh đa với 3 đứa con. Căn nhà ở lô C nầy là một trong những căn nhà mới tinh, chưa người ở. Tôi làm theo vài anh em bạn, đến đây bẻ khóa, đem gia đình vào cư trú mà thành căn nhà của mình luôn.
Tôi đóng một cái sạp nhỏ đặt ở chợ, để bà vợ không quen nghề, bán những thứ thực dụng hằng ngày cho cư dân quanh quẩn. Tôi theo ông anh bà con khi thì vào Chợ lớn lúc thì ra chợ Bến thành mua đi bán lại thuốc lá các loại. Bạn bè tôi, những người vốn dĩ bị chê là “Ngụy quân, Ngụy quyền” tôi thấy khắp nơi, làm đủ thứ lặt vặt không biết gọi nghề gì cho đúng để kiếm sống. Có người đứng bán vài chai rượu Tây, áo quần, giầy dép, đồ dùng trong nhà; có người chạy tới chạy lui nơi chợ Cũ bán buôn đồng hồ giả hơn là thiệt kiếm chút tiền con con ăn xỗi ở thì; có người lầm lầm lì lì đạp xích lô, kéo xe kéo không thèm nhìn ai; có người ráng hết sức khuân vác trên vai, trên lưng những thứ nặng cả trăm ký lô gọi là “bốc xếp”; có người ngồi bán dụng cụ xe đạp bên lề đường hay chạy hàng thuốc Tây chỗ nầy chỗ nọ … Ðủ trăm cách, đủ ngàn kiểu làm sao kể cho hết và nói cho cùng nỗi đắng cay người miền Nam chịu đựng sự cai trị tán tận lương tâm của người miền Bắc! Họ đành đoạn làm tay sai cho Tàu, cho Nga miễn là thắng cho được người miền Nam văn minh, phồn vinh bị Ðồng minh phản bội mà tròng vào cổ họ cái thứ Xã hội Chủ nghĩa không tưởng Cộng sản âm u kỳ quái, nghèo xơ nghèo xác!
Lệnh buộc những “Ngụy quân, Ngụy quyền” phải đi “học tập cải tạo” của cái gọi là Ban An ninh Nội Chính thuộc Ủy ban Quân quản Sài gòn-Gia định do Cao đăng Chiếm ký, tôi trình diện ở trường Trung học Pétrus Ký để bắt đầu cuộc đời lao lý ngất ngư đời tù Cộng sản. Khoảng một tuần, chúng chuyển và giam chúng tôi vào nơi ngày xưa gọi là Trung tâm Cải huấn Tân hiệp Biên hòa nhốt những cán binh Việt cộng để bắt đầu “nhồi sọ”. Khoảng nửa tháng sau, chúng tôi bị lùa qua khu trại An dưỡng Biên hòa, nơi ngày xưa an dưỡng những người lính VNCH được “trao trả tù binh” về năm 1973. Ở đây có 3 khu A, B và C. Tôi ở khu B, nơi Ðại úy Vĩnh Mỹ tức nhạc sĩ Minh Kỳ, Ðại úy Ðinh ngọc Lễ chết và Ðại úy Ung văn Giàu bị cưa chân vì lựu đạn tụi cán bộ trại mưu giết. Vì là vòng đai an ninh phi trường Biên hòa trước đây, những anh em “lao động vinh quang” ngày nào cũng có người, không chết thì cũng bị thương. Thảm cảnh thịt nát, xương tan, máu và nước mắt không ngày nào không có. Những người tù được gán cho danh phận “học tập cải tạo” bị sỉ nhục thường xuyên, bị cho ăn cầm chừng sự sống, để cho áo quần tả tơi không khác người ăn mày lăn lóc nơi đầu đường xó chợ. Mùa Ðông năm đó 1975 năm Ất mão, trời làm sao mà lạnh buốt cả da thịt. Tôi lên suyễn thường xuyên mà tưởng sẽ không thọ tuổi đời một người. Cũng may, có anh bạn Nguyễn văn Thanh, em của đức Hồng y Nguyễn văn Thuận ở cùng “lán” cho bơm Ventolin, không thì không biết thế nào! Anh Thanh vượt trại và bị bắt với cha Tuyên úy Công giáo trường Bộ binh Thủ đức. Hai người bị đánh đập mềm xương và bị nhốt Conex. Ðến hạ tuần tháng 6 năm 1976, chiếc tàu Hải quân của quân đội Bắc việt chuyển chúng tôi ra Bắc, đi xe lửa lên Yên bái, qua phà Âu lâu trên sông Hồng đến xã Việt hồng thuộc huyện Trấn yên bằng xe hơi Molotova. Ðâp vào mắt chúng tôi trước hết là hình ảnh khốn cùng của những con người và khung cảnh miền Bắc. Ngườì ta cày thay trâu bò. Mấy đứa nhỏ áo quần tơi tả ngồi chơi bên những ngôi nhà giang nứa nhỏ bé, nghèo nàn, ọp ẹp. Những con trâu ốm o, lừ đừ đang dò tìm cỏ ăn trong những thửa ruộng khô cằn. Một vài tráng niên còm cõi, trên đầu chiếc “nón cối bộ đội” bung vành, nặng nề đạp chiếc xe đạp cà tàng, cũ kỹ trên con đường dốc đồi đất đá…Mới một tuần đầu đã có mấy người chết vì sốt vàng da, vì cây đè, cây đâm và những ngày tháng sau đó, nhiều người chết vì đói ăn, vì kiết lỵ, vì vượt trại, vì tai nạn lao động…làm cho những người tù “học tập cải tạo” trong Nam ra, nghĩ rằng mình chắc bỏ xác nơi đất Bắc oan khiên nầy! Ai ai cũng buồn đứt ruột, nát gan. Biết làm sao?!
Suối Nậm Chăn nơi những người tù tắm giặt hằng ngày
Tù Việt cộng ở trong Nam hay ở ngoài Bắc, đâu đâu cũng đói, khổ, rách rưới như nhau. Một năm ở Biên hòa, bữa ăn của chúng tôi thường là một chén cơm lưng, nấu “gạo Trường sơn”, là thứ gạo mục, nát dấu trong rừng thời chiến tranh. Ăn rồi, bụng dạ cứ thở than như chưa ăn. Một năm ăn “gạo Trường sơn” ở đây, ai ai cũng bị phù thũng, đi không muốn nổi.Ở Bắc, gần như quanh năm, tù “học tập cải tạo” ăn cũng đâu thấm thía gì cái bụng sắn với sắn đủ loại: sắn tươi, sắn khô, sắn duôi…và sắn nướng, sắn lùi, sắn luộc, sắn sống “cải thiện” thêm. Ðược hơn nửa năm, chúng tôi một số bị chuyển tới xã Dương quỳ, huyện Văn bàn, tỉnh Hoàng liên sơn. Ở đây, cư dân đa số là người Tày, người Thái, người Mán, người Mèo sống biệt lập quê mùa giữa rừng núi hoang vu. Những người “học tập cải tạo” bây giờ nhẹ hều như những bóng ma trơi đói rách lang thang, đã có nhiều người chết. Tôi lại nhớ nhiều đến hai anh Châu và anh Ðinh công Huệ. Anh Châu, tôi không nhớ họ là gì, chỉ biết là người Cần thơ, Ðại úy của Sư đoàn 21 Bộ binh. Anh Huệ là Ðại úy Cảnh sát, Trưởng cuộc CSQG Khổng tử Chợ lớn. Hai anh đó chết, tôi có đi chôn, đến bây giờ tôi vẫn không quên địa điểm mộ chí. Một nơi, đi theo con đường ngang trước mặt tru sở UBND xã Dương quỳ và đi dọc theo con suối lớn Nậm Chăn có cây cầu treo bắc qua bản làng người Thái bên kia. Nơi chôn là một khoảng đất trống cô liêu có sẳn nhiều nấm mộ cỏ hoang chưa kịp mọc lên, nằm phía tay trái. Một nấm mồ bé nhỏ, thấp lè tè được đắp lên vội vàng, đơn sơ, heo hút với khúc gổ ghi tên họ và chùm hoa rừng sơn dã vô danh cắm phía trên đầu. Chúng tôi, có ai mà không đỏ hoe cặp mắt và lòng bùi ngùi lững thững ra về.
Nghe nói, bọn tù chúng tôi lên đây theo kế hoạch làm một con đường chiến lược qua Lào. Hằng ngày cũng như ở Yên bái một năm trước đó, chúng tôi làm rẫy, làm ruộng, đi rừng chặt vầu, chặt giang, chặt nứa, đốn gổ…., xây dựng trại tù. Vầu ở đây là loại vầu đắng mọc hoang trong rừng thiếu ánh sáng, rất cao, rất to không có trong Nam. Cây có thể to gần 2 tấc đường kính phía dưới gốc và dài tới 20, 25 thước. Măng vầu mập mạp, to lớn và rất đắng, vài anh em xắn vài mụt cắc ca cắc củm đem về trại, lại phải bỏ đi. Ở đây, làm sao tôi quên cho được những người bạn của tôi bị cả chục nhóc con “bộ đội” vây quanh đánh hội đồng sống dở chết dở. Trong số đó, một đứa Võ văn Sơn đã chết ở Houston, Texas cách đây vài năm, một đứa Huỳnh ngọc Thuận hiện đang ở Orlando, Florida ăn tiền hưu trí và một đứa có danh là Dũng Judo không biết sống chết, ở đâu? Chừng nửa năm sau, chúng lùa người tù chúng tôi leo qua dãy Hoàng liên sơn lên Cổng trời trên ngọn Fansipan về lại trại cũ Liên trại 1, đoàn 776 ở xã Việt hồng. Cổng Trời là tên cai tù Thiếu úy Hồng nói cho biết. Mệt tưởng chết đi được, chúng tôi ai còn đủ trí tuệ biết đó là cổng Trời hay là cổng Diêm vương? Họa chăng, anh em chỉ nghĩ tới những địa danh ma đưa đường quỷ dắt lối treo lủng lẳng cái lưởi hái tử thần như hang Dơi, đồi Cọ, dốc Thằn lằn, suối Nhị tỳ, đỉnh Gió hú, đường Khe núi …Những nơi nầy, mùa mưa nước xuống mà “lao động là vinh quang” thì chết dễ như lật bàn tay. Rất may, bị gãy tay chân thì có, chưa có người chết vì tai nạn, nhưng anh Lộc chết vì bị thủ tiêu trên dốc Cây đa, đường trở về trại 12 với cớ quỷ quái là “bỏ chạy”. Nhiều lần đi ngang qua chợ nhỏ của xã Việt hồng, chúng tôi những người tù trong Nam ra, thấy mà thương cho đồng bào mình ngoài Bắc sao mà khốn khổ đến như thế!? Ngoài chợ, lem nhem vài phụ nữ mua bán toàn các thứ “hạ cám”, có khi thêm 1, 2 con chó con trong thúng bên những chòi tranh xiêu vẹo, ngả nghiêng. Nhiều lần đi ngang qua xóm nhỏ nghèo nàn, thấy người ta bu đông, ồn ào, cuồng nhiệt đang chia chác 1, 2 gói mì Hai tôm “ngon lạ lùng”. Có lần, hai người đàn bà xỉa xói nhau chỉ vì cho là mình bi thiệt thòi trong việc cân đong từng gram bột ngọt của miền Nam đem ra quý như vàng. Một người đàn bà nói tuổi mình là 40 mà nhìn như bà già trên 60 đang lom khom lượm lặt những nhánh cây khoai mì khô về làm củi đốt, cho biết “các con tôi chưa từng no một bữa cơm trắng; chưa bao giờ được ngậm một cây kẹo ngọt”.
Sông Nậm thi huyện Bảo thắng làm ranh giới Việt-Trung
Ðược vài tháng, cuối năm 1977, chúng tôi lại qua sông Hồng di chuyển lên trại Trung ương số 1 Lào cai, nghe rõ tiếng còi xe lửa Phố lu. Từ đây, những người tù “học tập cải tạo” chúng tôi từ “bộ đội” chuyển qua công an “quản lý”’. Nghe nói, trại nằm trong xã Xuân Quang, huyện Bảo thắng. Không biết làm sao lại có Thiếu tướng Văn thành Cao ở chung với chúng tôi lúc nầy? Khoảng hơn 1 tuần, chúng tôi về một trại khác cách đó chừng 3, 4 cây số, không biết tên gọi là gì. Thiếu tướng Văn thành Cao ở lại. Ở đây không thấy bóng dáng người dân, chỉ nhà tù, người tù và công an. Chuyện khổ cực, đói rách, nhục nhã trong nhà tù Việt cộng nói hoài cũng thừa, nhàm chán và cũng được nói nhiều trong những bài viết trước. Tôi, nay chỉ ghi lại vài sự việc đặc biệt từng thời từng trại mà mình đã đi qua. Chúng tôi trong đội Gạch lo đạp đất, đóng gạch, nấu gạch, chất gạch…nặng và mệt chết cha mà bụng thì đói thấy mẹ. Anh Hùng người Quảng trị, Ðại úy Lực lượng Ðặc biệt chết đói ngay tại hiện trường lao động.Tối tối, anh Triết điếc, Ðại úy đơn vị 101 cắt nhỏ từng hột lựu cái bánh để ăn từ từ từng hột một cho lâu hết. Anh Cảnh, Ðại úy An ninh Quân đội bữa nào cũng uống hết một bidon nước cho cái bụng thêm no. Hai ông bạn, Ðại úy Khiếu hữu Ðiển và Ðại úy Võ văn Sơn ăn cả con trùn đất chỉ có đất và đất bùn dính đầy miệng đen thui. Năm sau vào dịp Tết, trong đời tù Việt cộng, chúng tôi được phát mỗi người 1 gói thuốc lá thơm Thủ đô mà mấy nhóc hình sự cho là “cao cấp”. Thường thường, các trại phát thuốc Sapa, Tam đảo, Ðồ sơn, sông Cầu…và có lần Ðiện biên là quá lắm rồi. Chắc đặc biệt, nên mới đầu năm 1979, chúng tôi phải “chạy giặc” về K5 Tân lập, Vĩnh phú? Giặc ở đây là giặc Tàu mà Ðặng tiểu Bình nói là “cho Việt nam một bài học”. Vào ngày 17 tháng 2, Tàu cộng đánh hết các tỉnh biên giới Việt-Trung phía Bắc và Việt nam đánh võ mồn hết lời, cạn cả nước miếng, khô cả nước bọt. Ở đây, tôi và người bạn thân thiết, Ðại úy Ðơn vị 101 Nguyễn minh Chánh giả bệnh “trây lười lao động”, nằm nhà cả nửa năm trong đội Bệnh tật. Nếu không “trây lười lao động” chắc cũng chết rồi như những anh em trong đội chết từng ngày. Ở đây, chỉ riêng K5 mà thôi, anh em tù “học tập cải tạp” chết nhiều quá. Anh Nguyễn bảo Ngọc, Ðại úy Chiến tranh Chính trị, anh Trần văn Trí, Ðại uý An ninh Quân đội, anh Lê văn Vân, Ðại úy giải ngủ, anh Nguyễn văn Thạc, Ðại úy CSQG….còn nhiều, nhiều nữa không nhớ nổi. Tên trại trưởng, Thiếu tá Nguyễn Thùy miệng ngoài ngọt sớt, nhưng tâm địa gươm dao đến dễ sợ, nuôi sướng những tên trật tự hình sự của cái gọi là Việt nam Dân chủ Cộng hòa Bích, của những người lính Việt nam Cộng hòa như phi công Trung úy Bình, phủ Ðặc ủy Trung ương Tình báo Uyển, Ðại úy Chiến tranh Chính trị Hùng làm cai ngục, cai trị gian ác với anh em của mình một thời chiến hữu.
Tên Hùng chữi bới, đánh nón cối Việt cộng lên đầu anh bạn Nguyễn văn Thanh của tôi vì “quan hệ” với ông già hình sự lấy bo bo ăn đỡ đói. Hơn 1 năm sau, tôi bị “biên chế” qua K1 làm gạch, trồng trà và các loại khoai mì, bí rợ, khoai lang…cũng một đời tù khốn khổ như những năm tháng qua, nhưng có một vài sự kiện đáng nói là anh em bàn tán nhiều về việc sẽ được Mỹ “bốc” đi. Tin tưởng đến mức, có người bảo gia đình đem áo quần, giày dép… cả cà vạt vào trại tù, sợ Mỹ “bốc” đi thình lình. Ngày đó, anh em truyền miệng nhau bài hát Một Chút Quà Cho Quê Hương của Việt Dzũng mà cứ tưởng của Phạm Duy. Cùng nhau hát, cùng nhau nghe, cùng nhau chảy nước mắt “Con gởi về cho cha một manh áo trắng. Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây…”. Những bạn bè ở đây chết, chôn trên đồi le hoe vài bụi sim rừng, đường ra lò gạch nhìn xuống hồ Rái cá, cách trại vài cây số và nằm phía bên tay trái. Gọi là hồ Rái cá vì ở đây có mấy con rái cá màu đen bóng, nhỏ như con chó con lớn, nhanh nhẹn lặn hụp bắt cá. Chúng tôi còn nhớ anh Trần văn Ðàn người Huế, nghe nói là em ruột của Thượng tướng Lê đức Anh của Viêt cộng lúc bấy giờ. Anh là Trung tá Biệt động quân của Quân lực VNCH, làm Trưởng ty CSQG quận IV Sài gòn, bấy giờ là một người trong ban Trật tự trại. Ảnh thường lui tới phòng giam của tôi để coi bói và nói chuyện với các anh Trung tá Hoàn, Trung tá Tường, Trung tá Sum…Không nghe ai chỉ trích anh Ðàn là thứ nầy thứ nọ. Trung tá Hoàn là cựu “Aide-de-Camp” của Tổng thống Ngô đình Diệm; Trung tá Tường là Chánh sở An ninh Quân đội Biệt khu Thủ đô; Trung tá Sum là cựu Chánh sở An ninh Quân đội Vùng I Chiến thuật. Cuối tháng 12 năm 1980, chúng lại đưa chúng tôi vào Thanh phong thuộc huyện Như xuân tỉnh Thanh hóa. Ở đây ăn một cái Tết Tân dậu đầu năm1981 đáng ghi nhớ nhất đời tù của tôi. Chiều đêm Giao thừa, không anh em nào mà không đứng nghiêm chào cờ, hát Quốc ca VNCH. Suốt đêm, anh em đánh thật mạnh bất cứ thứ gì bung lên tiếng động càng to càng tốt và đồng ca rộn ràng, hào hùng những bài hát lính trước 1975. Tên trại trưởng bắt loa kêu đi kêu lại nhiều lần: “Tôi, trại trưởng Trương Bảy yêu cầu các anh cải tạo viên ngừng gây náo loạn”. Sáng ra, không còn ai nói ra tiếng và vài anh bị gọi lên “làm việc”.
Tôi cũng không quên ông Ðại úy CSQG tên Anh đi một “phi vụ”- phi vụ “chôm chỉa” khoai lang- ven rừng. Lượn tới lượn lui làm sao mà trời đã tối um rồi cũng không biết đường về, thật là thất kinh hồn vía. Ảnh kể “Tôi quỳ xuống, chấp hai tay lạy lia lịa và miệng khấn vái lung tung “Xin bà Chúa rừng xanh chỉ con đường về. Con thề trời đất không dám ăn cắp nữa”. Có linh thiêng lắm không, chỉ cách 2 thước sau lưng đó thôi, tôi chỉ việc bước ra vài bước là về, vậy mà tìm cả 5, 6 tiếng đồng hồ không ra?” Anh về được tay không là may, nói gì một bao cát đầy nhóc khoai lang đã “chôm” được của Thiên thì trả lại cho Ðịa là phải rồi? Khoảng 1 tháng sau chúng tôi lại chuyển trai, gồng gánh, xách mang như những bóng ma đói vất vưởng đi gần cả một ngày trời qua Bãi trành, qua những gập ghềnh núi đồi cheo leo mà vào trại giam Thanh lâm cũng nằm trong địa hạt huyện Như xuân. Ðược biết, bọn Việt cộng định đưa chúng tôi vào đây để làm nông trường sản xuất trà mà dân ở đây gọi là chè. Chúng tôi sẽ là những công nhân, loại công nhân tù trọn đời sống chết với ông Giám đốc tù hữu danh vô thực Nguyễn hữu Có, cựu Trung tướng, cựu Phó Thủ tướng, cựu Bộ trưỏng Quốc phòng nước VNCH. Cái khắc nghiệt ở đây là ngọn gió Lào thổi hướng Tây-Nam từ Thái lan, từ Lào thốc qua, mang theo sức nóng cháy da 40 đến 42 độ C. Xa xa bên kia hàng rào, những người tù hình sự nằm, ngồi trần truồng, tong teo, tật bệnh, ghẻ lở…ngày nào cũng có 1, 2 người chết. Trại nằm trên một con đường đất đá độc đạo âm u dẫn qua bản làng người Thái nằm hun hút cuối rừng. Người tù trong Nam ra đây mới biết “mắm moi” tù ăn là như thế nào. Cũng là một thứ mắm làm bằng con tép biển mà trong Nam gọi là “mắm ruốc”, ngoài Bắc là “mắm tôm” thì ở đây là “mắm moi”. Mắm moi chúng tôi được cho ăn chẳng thấy đâu tép, ruốc, tôm, moi …mà sền sệt toàn xác trùn đất và ruồi xanh quyện thành một màu đen ngòm hôi thúi, đáng sợ. Ở đây chừng 1 năm 3 tháng với núi đá vôi, rừng gổ lim, sơn lâm chướng khí…và vợ đi lấy chồng khác, tôi vẫn còn sống. Chúng tôi cuối tháng Tư năm 1982 lên xe lửa “tàu Thống nhất” vào Dầu dây, vào trại Z 30C Hàm tân. Vào được trong Nam, ai cũng nghĩ, vậy là “anh không chết đâu em”. Không phải như khi qua phà Âu lâu ở sông Hồng năm 1976, ông già lái phà cho biết: “Hơn 50 năm đưa người tù qua phà, tôi chưa thấy một ai trở lại”. Về đây gần nhà quê tôi Phan thiết mà một lần ở rừng Lá năm 1971, tôi rất may không bị mấy tên tép riêu “Mặt trận Giải phóng Miền nam” bắt thủ tiêu. Không bắt thủ tiêu vì đang tuyên truyền chính trị cho Hiệp định Paris? Ở đây, rừng lá buông đã mỏng đi nhiều; những con dông rượt chạy trên cát nóng cháy buổi trưa; ngọn núi Mây tàu xa xa; những luống khoai mì, khoai lang, đậu phụng cằn cỗi…làm tôi nhớ nhà chi lạ. Ba má tôi, các con tôi, bà con hàng xóm…bây giờ sao nhỉ? Tù “học tập cải tạo” càng về sau nầy càng đỡ khắc nghiệt hơn những năm tháng đầu. Khi có “chế độ thăm nuôi”, anh em biết mình sẽ ở tù lâu lắm, nhưng chắc chắn không sợ bị chết đói. Có điều, trong trại tù đã sản sinh ra giai cấp giàu, nghèo! Vài anh em được “thăm nuôi” nhiều thì ra vẻ ta đây. Vài anh em chưa từng được một lần nhận “quà” hay thân nhân “thăm nuôi” thì coi như “con bà sœur” chịu phận nghèo hèn. Tôi “con bà sœur” những năm tù ngoài Bắc, bị bạn bè coi thường là tự nhiên, ngay cả những người bạn đồng khóa thân thiện hồi nào. Ngày 24 tháng 4 năm 1984 được thả, tính ra cũng mất gần 9 năm trời lao lý, tôi về Sài gòn với 1 năm “quản chế” không có quyền công dân và hằng tuần đem “sổ trình diện” lên Công an Phường “báo cáo”. Sài gòn đã đổi tên là Hồ chí minh nghèo xơ xác! Sài gòn mất tên, nhiều đêm không có điện, tối tăm! Người ta vượt biên tìm lẻ sống trong cái chết thập phần! Nói gì “ngụy quân”, “ngụy quyền” đạp xích lô, kéo xe kéo, ngồi bán giấy số, làm thuê làm mướn, “bốc xếp”, đi xe thồ, thổi kèn đám ma, chạy xe ôm, nội trợ thay vợ… đủ việc tay chân hạ cấp làm sao kể ra cho hết. Cùng khổ, thấp thỏm qua ngày sự sống, chưa chết đói đã là may! Hóa ra, họ đã “giải phóng” người Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam ngoài Bắc mà đem cái sự đời “bần cùng hóa nhân dân” vào gieo rắc trong Nam làm thụt lùi văn minh cả hằng nửa thế kỷ!?
Nhà ở thành phố Kansas City mùa Ðông tuyết phủ
Tháng 11 năm 1992 là HO 14, gia đình tôi 7 người qua Mỹ, định cư tại thành phố Kansas, tiểu bang Missouri cho đến nay cũng gần 22 năm. Các con, 4 đứa đã lập gia đình, ở riêng. Trai cả 4 con ở Mansfield, Texas; gái kế 1 con ở Orlando, Florida; trai thứ 4 con và gái thứ 1 con xa nhà 15 phút lái xe, và một trai út vừa làm vừa học lấy văn bằng MBA, chưa gia đình, đang ở chung. Nếu còn ở Việt nam, tôi không biết các con của mình sẽ như thế nào dù trước khi qua đây, mấy đứa lớn đã có “Trung học Phổ thông” là Tú tài II rồi và 2 đứa sau, một mới 7 tuổi và một mới 5 tuổi. Chỉ ở Mỹ, các con tôi đi học từ Mẫu giáo tới Ðại học đã không tốn tiền học lại còn đem tiền về cho cha mẹ xài. Mấy năm Ðại học, sau khi đã đóng hết các chi phí về học hành, mỗi một “semester” 2 đứa nhỏ mỗi đứa đưa cho cha mẹ có khi 4 ngàn, có khi 5 ngàn đô la. Chuyện nầy tôi có nói với vài người bạn ngay tại nước Mỹ, nhiều ông nhiều bà cũng không tin, mà làm sao tin cho được? Thời Trung học, các cháu 18 tuổi trở xuống, đã chịu khó đứng bán hàng ở “City market” 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật, không phải kiếm tiền để xài mà kiếm tiền đưa ba má làm gì thì làm. Cũng may, tụi nhỏ học cũng khá nên nhận được mấy cái “National Foreign Language Award”, “Leadership Award”, “ HSSMTI Award”, “National Honor Society”, “FFA Oral Contest Winner”, “NE Alumni Oral Winner”,…Hai cái sau thi như thi hùng biện, thắng và được thưởng 1,000 đô la, nhưng “con chỉ lấy 50 đô thôi”.
Ðứa con gái ra trường Trung học đứng nhất, làm Valedictorian đọc diễn văn mãn khóa. Ðứa con trai ham chơi “soccer”, “football” cũng đứng thứ 3 trong hằng trăm sinh viên 4 năm Ðại học. Vợ chồng tôi có hỏi 2 đứa, “sao các con không học Bác sĩ, Kỹ sư” thì được nghe trả lời “con không thích”. Có lẻ dính dáng máu me di truyền buôn bán “phi thương bất phú” của mẹ, của giòng họ bên ngoại chăng? Tôi viết ra đây không cốt để khoe khoang, mà có gì đâu, có hơn ai đâu để mà khoe khoang, nhưng cốt nói ra một điều rằng những tên cầm đầu cái nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa hay Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam đã u mê đối xử con cái của những người bị gán tên là “ngụy quân, ngụy quyền” một cách tàn nhẫn là đuổi không cho học, cấm không cho học. Cốt để cho những kẻ có chức có quyền ít học, bất tài quen thói “đốt đuốc soi rừng” thấy cái văn minh, chuộng nhân tài như thế nào của người ta mà biết cúi đầu khâm phục để sửa sai. Cũng để một phần cám ơn đất nước Hoa kỳ, nơi dung thân của người Việt tỵ nạn bọn Cộng sản vô tài bất nhân có nhiều cơ hội cho con cháu chúng ta sống đời đáng sống hơn chúng ta không may có một thời oan trái dưới chế độ kỳ quái, man rơ nhất của lịch sử loài người.
Tôi nghĩ, là người miền Nam Việt nam không ai không có nỗi lòng ngày 30 tháng 4, ngày Việt cộng hàm hồ đặt tên là “ngày giải phóng” và biến Thủ đô Sài gòn thân yêu của chúng ta ra cái gọi là thành phố Hồ chí Minh, cái tên Hồ chí Minh láu cá, lưu manh. Dù trong hoàn cảnh nghiệt ngả của chiến tranh do bọn Việt cộng Bắc việt gieo rắc khắp núi rừng, thành phố, hang cùng, ngõ hẹp…, nhưng chúng ta từ Vĩ tuyến 17 trở vào vẫn sống đời hạnh phúc, tự do, văn minh, sang giàu gấp trăm, gấp ngàn lần cái gọi là nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa hay Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam. Có “ngày giải phóng”, người ta khắp nước mới thấy rõ cái mặt thật ác độc, dã nhân, dã thú của bọn Việt cộng mang chủ thuyết Cộng sản hão tưởng gieo tang thương lên đầu lên cổ người Việt nam hai miền Nam, Bắc cả 2/3 thời gian thế kỷ 100 năm. Việt cộng tới đâu, ở đó người dân hoảng khiếp, bỏ hết tất cả chạy lấy thân. Năm 1954, gần 1 triệu người bỏ Bắc vào Nam. Ngày gọi là “giải phóng” người ta hơn một triệu người thà chịu chết trên biển, trong rừng, nhưng nhứt quyết không chịu sống chung với Việt cộng. Bởi vì, dưới chế độ Cộng sản dù Cộng sản Tàu, Nga và nhất là Việt, ai ai cũng biết một điều là chết chóc, cùng khổ…như đức Ðạt lai Lạt ma đã nói “The Communists are wild weeds that sprawl on the devastation of war”, tạm dịch “Cộng sản là loài cỏ dại mọc ngổn ngang trên hoang tàn của chiến tranh”. Ai không nhớ lại “Cải cách ruộng đất”, “Nhân văn giai phẩm”, “Quỳnh lưu nổi dậy”, “Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước”…ngoài Bắc mà cái chết tính tới con số hằng triệu; và trong Nam, ai quên cho được “Têt Mậu thân”, “pháo kích bừa bãi”, “Ngụy quân, Ngụy quyền”, “Học tập cải tạo”. “Ðánh tư sản mại bản”, “Ði kinh tế mới”, “đổi tiền”…làm chết hằng trăm ngàn, hằng trăm ngàn người và khắp nước sống đời nghèo đói cùng cực.!?
Nước Việt nam từ khi lập quốc đến trước “ngày giải phóng” của Việt cộng có bao giờ có một đứa con nít nào đi làm đĩ ngoại quốc hay một người con gái nào xin xỏ làm vợ người ta nơi xứ lạ nước ngoài chỉ vì không có cái ăn, không có cái mặc và không có sự sống!? Sau mấy chục năm cai trị ngoài Bắc, người Bắc khổ; sau mấy chục năm “giải phóng miền Nam”, người Nam khổ và cả nước cùng khổ!? “Hòn ngọc Viễn đông” Sài gòn trước 1975 lóng lánh long lanh đâu thua gì Bangkok, Seoul, Singapore, Kuala Lumpur, Taiwan…sao bây giờ như ánh đèn leo lét lẹt đẹt đi sau người ta xa lắc xa lơ!? Những nhà viết sử nhận định, sự vắn số của vua Quang trung đã làm cho nước Việt nam chậm tiến 50 năm và sự cai trị của bọn Cộng sản Viện nam đã làm cho nước Việt nam thụt lùi 50 năm tiến bộ, nghĩ đâu có sai chút nào. Chưa nói tới việc dâng đảo Hoàng sa cho Mao trạch Ðông, sự bán đất miền Bắc cho Hồ cẩm Ðào, sự làm ngơ chiếm dần chiếm mòn biển Ðông tới đảo Trường sa cho Tập cẩm Bình, sự cho cư trú trong nước hằng chục ngàn, hằng chục ngàn bọn Tàu của cái thứ cõng rắn cắn gà nhà Trương tấn Sang, Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn phú Trọng, Nguyễn sinh Hùng và bè lũ… , giao hết tiềm năng kinh tế cho bọn quan thầy Trung quốc…thì làm sao không nói Việt cộng là thứ bán nước!? Ai cũng thấy, sở dĩ Cộng sản Việt nam mà gọi tóm tắt là VC lớn mạnh được và tồn tại được là nhờ vào sự tuyên truyền mị dân, sự bưng bít, sự toàn trị, sự độc ác, sự khiếp sợ của người dân…Bây giờ, những thứ đó ngày một ít hiệu lực đi rồi, huống gì ngày nay mạng lưới thông tin toàn cầu có gì mà dấu nhẹm bức màn sắt như xưa, thì sự tồn tại của cái gọi là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam chắc chắn không còn lâu và hạng người mang nhãn hiệu đảng viên đảng Cộng sản giết người cướp của sẽ đền tội trước nhân dân là không tránh khỏi. Chúng ta không muốn sự trả thù, nhưng chúng ta muốn có một nước Việt nam độc lập, phú cường, tự do, giàu mạnh và không nằm trong nanh vuốt của bọn Tàu man chực chờ ngấu nghiến./.
Những người lính Phước long chạy lên Quảng đức
về tới phi trường Biên hoà ngày 12/1/1975
Tôi sống trong đó, tôi thấy ở đó, tôi nghĩ về những gì trong ruột cuộc đời thời buổi oan khiên chất ngất đó mà người anh em miền Bắc tương sát sắt máu người anh em miền Nam một cách cực kỳ tàn độc thấu tới trời cao làm người người đều nguyền rủa: “Ðộc ác thay! Trúc rừng không ghi hết tội; dơ bẩn thay! Nước bể không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất tha cho; ai bảo thần nhân nhịn được” như lời hịch Bình Ngô Ðại Cáo của Nguyễn Trãi chống quân Minh.
Ðầu năm 1975, ông bạn Nguyễn văn Tư, Trưởng ty CSQG tỉnh Phước long đem tàn quân tả tơi và những câu chuyện thương tâm di tản vào thị xã Gia nghĩa, tỉnh Quảng đức tôi đang phục vụ. Chuyện thua trận và mất Phước long thì không tránh khỏi khi mà Chủ lực quân của địch đông gấp nhiều lần, xử dụng nhiều chiến cụ và vũ khí tối tân hơn phía Việt nam Cộng hòa chỉ là những đơn vị Ðịa phương quân và Nghĩa quân cơ hữu; lại nữa, Trung ương ở Sài gòn không nhất quyết giữ cho được. Với chừng 30 ngàn dân và rừng núi hoang vu, Phước long lọt vào tay Cộng quân là khởi đầu của sự mất nước và thiên địa đổi dời là điều chưa ai nghĩ tới, chẳng ai kịp nghĩ ra. Nghe một anh lính Cảnh sát Dã chiến vô cùng xúc động kể về người Ðại đội trưởng của mình bị thương mà phải nằm lại chiến trường, mà phải bị bỏ lại chiến trường, khiến lòng tôi xót xa, ngậm ngùi! “Ðại úy trao cái khăn mouchoir và chiếc nhẫn cưới cho em và nói: “Ðưa cái nầy cho vợ tao”, rồi tiếp: “ Tụi mày chạy đi đi, không thì chết hết. Tao ở lại đây và chết ở đây”. Chung quanh là rừng núi âm u và ai nấy đều nghe rõ tiếng chân địch quân ào ào sát bên. Ðại úy chắc chắn là chết ở đó”. Một sự ra đi vị quốc vong thân như trăm ngàn sự ra đi vị quốc vong thân khác của những người lính Việt nam Cộng hòa thời chinh chiến…nghe sao mà đau đớn lòng!
Thị xã Ban mê thuột bị VC đánh chiếm 13/3/1975
Chiều ngày 8 tháng 3 năm 1975 ở Ninh hòa, tôi bảo “cứ lái xe về Ban mê thuột”, làm tài xế Sơn và 3 anh lính của tôi ngồi đằng sau hoảng hồn, vì chẳng có ai dại dột hay can đảm cách mấy cũng không dám đơn thương độc mã chạy dài trên Quốc lộ 21 qua đèo Phụng hoàng vào chiều tối? Sáng hôm sau từ Ban mê thuột, chúng tôi qua cầu 14 trên sông Sêrêpôk, qua quận Ðức lập, qua căn cứ Núi lửa, Pu bông, Pu prang, qua ngã ba Dakson… về Gia nghĩa bình yên. Chừng 2 giờ khuya, ông anh vợ làm việc ở Quân y viện Ban mê thuột báo cho biết: “Việt cộng đánh Ban mê thuột”. Quyết giữ cách mấy cũng không giữ được, thị xã Ban mê thuột mất theo tỉnh Darlac vào ngày 28 tháng 3 năm 1975. Từ đó, các tỉnh miền Duyên hải cũng như các tỉnh vùng Cao nguyên bỏ chạy nhiều hơn đánh nhau với Việt cộng mà lần lượt mất vào tay quân đội Bắc việt. Mất vào tay quân Bắc việt kéo theo biết bao xương tan thịt nát, máu, nước mắt và nỗi đoạn trường, không bút mực nào tả cho cùng và người người cũng không thể kể ra cho hết! Ngay tỉnh Quảng đức của tôi còn thái bình thịnh trị thì đài BBC đã hão huyền loan tin quân đội Bắc việt tràn ngập. Ðồng bào nhốn nháo tìm đường chạy. Mục sự Hồ hiếu Hạ dắt tín đồ tìm đường chạy đi rồi chạy về. Ðại tá Tỉnh trưởng Phạm văn Nghìn lấy trực thăng tìm đường chạy và chạy đi luôn. Sáng ngày 23 tháng 3 năm 1975, Tiểu khu hội họp, bày kế hô hoán “bị quân đội Bắc việt tấn công” để tìm đường chạy. Và tôi không phải thần thánh, dù chưa đụng trận, chưa nghe tiếng súng nào của địch cũng phải chạy, chạy lấy thân với lính của mình. Chạy là thấy người chết giữa đường bỏ lại đó, thấy hỗn loạn thế nào, thấy kinh hoàng làm sao được gọi là di tản. Người ta sợ cũng phải. Quảng đức nhỏ chưa hơn 6 ngàn cây số vuông và dân số chỉ một nhúm người chừng 50 ngàn. Các tỉnh Darlac ở Ðông bắc, Tuyên đức ở chính Ðông, Lâm đồng ở chính Nam, Phước long ở Tây nam và Mondol Kiri của Combodge ở chínhTây đã bao Quảng đức ở giữa thì nghĩ cho cùng, Việt cộng không cần đánh cũng “bất chiến tự nhiên thành” là điều chắc chắn. Ðến Bảo lộc của Lâm đồng, cảnh tượng quân, dân, cán, chính chộn rộn, bát nháo không khác gì Gia nghĩa của Quảng đức dù tứ phía vẫn yên ổn, êm ru. Họ cũng tìm đường chạy, chạy bỏ thành phố, chạy cho Việt cộng bước vào mà gọi là “giải phóng”. Chúng tôi mấy người được ông Ðại úy Ðại đội trưởng CSDC Hồ Hối chứa chấp, cho ở, cho ăn; ông bạn Ðại úy Chỉ huy trưởng CSQG quận Di linh Phạm viết Từ cho10 ngàn đồng, nhưng tôi không nhận. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, bây giờ đã gần 40 năm rồi, tôi vẫn nhớ, không quên. Xin cám ơn hai ông bạn vàng. Về Nha trang chưa yên vài giấc ngủ đêm thì thành phố như ong vỡ tổ, hoảng loạn, kinh hoàng…đạp nhau trên xác chết tìm đường mà chạy mà chẳng biết chạy đi đâu!? Người ta sợ, không sợ cái chiến tranh chưa tới thành phố, nhưng sợ nỗi sợ “Việt cộng nó vào tàn sát dã man”.
Chiều ngày 2 tháng 4 năm 1975, khó khăn trăm điều sống chết, chúng tôi hằng ngàn, hằng ngàn người mới xuống được Ðập đá vào khuya. Họ đã phải dẫm đạp trên hằng trăm tử thi chết từ mấy ngày hôm trước chưa kịp chôn mới tới gần tàu Hải quân Việt nam Cộng hòa chờ ở đó. Nhiều người nhảy lên được tàu, nhiều người rớt tõm xuống biển và cũng biết bao nhiêu người làm thây lót đường di tản cho người chạy giặc. Những tử thi ở đây là xác những người chết trên những chiếc xà lan kéo ngoài Ðà nẳng vào, được bọc trong những túi nylon của mấy ngày trước chưa kịp chôn cất mà cũng chẳng có ai chôn cất lúc nầy. Thành phố Nha trang mấy ngày nầy trong cơn sốt nặng, ai chết mặc ai, ai lo cho ai nguời chết!? Thống thiết xiết kể! Lênh đênh 2 đêm 2 ngày trên biển rộng mênh mông, đói ăn, khát nước, hãi hùng nỗi sống chết…với bao nhiêu là lời kinh cầu, vái van thiên địa…may về được Cát lái chiều ngày 4 tháng 4 năm 1975. Về tới nhà trong con hẻm Trần quang Khải ở Tân định, cha con, vợ chồng gặp nhau mới biết mình còn sống qua cơn phong ba đất trời. Chiến tranh lò mò về khắp nơi quanh Sài gòn đe dọa sự mất nước kề bên với nỗi kinh tởm ghê sợ và sự khiếp đảm kinh hồn con người dã tâm Cộng sản Việt nam. Người ta tìm đủ mọi cách, mọi điều, mọi thứ…để chạy trốn bán mạng như ở Gia nghĩa, ở Bảo lộc, ở Nha trang tôi đã sống qua. Hằng ngày trên con đường Thống nhất, nơi tôi làm việc mấy ngày sau cùng, tôi thấy người ta hớt ha hớt hãi bồng bế nhau, dắt dìu nhau, tranh giành nhau, xô đẩy nhau…đầy nước mắt và sự chết chóc để được chạy vào tòa Ðại sứ Hoa kỳ mà chạy qua Mỹ. Ngày 29 tháng 4 năm 1975, ầm ầm suốt ngày cho đến đêm, tiếng máy bay đủ loại dọc ngang trên bầu trời để mang người bỏ nước ra đi tìm con đường sống. Hôm sau, 30 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Sài gòn, khắp đường đầy người ăn mừng cũng có, để tang cũng có, lo âu cũng có, kinh hoàng cũng có, tò mò cũng có, tìm đường “phục quốc” cũng có và tất nhiên đầy dẫy những con người đốt đuốc soi rừng “cháu ngoan bác Hồ” huyênh hoang…mở đầu thời kỳ tối tăm và oan khiên của đất nước. Lợi dụng nỗi kinh hãi của người miền Nam ghê tỡm bản chất phi nhân, vô đạo của đoàn quân thắng cuộc miền Bắc, ngụy quyền Việt nam Dân chủ Cộng hòa rồi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam cho đàn con cháu đói khát, bất nhân của nó lũ lượt từ Bắc ào ào vào Nam tự tung tự tác đi giựt nhà người ta, đi cướp của người ta, đi lấy vợ con người ta…qua những hình thức trí trá “tàn dư Mỹ-Ngụy”, “đánh tư sản mại bản”, “quản lý thị trường”, “cải tạo công thương nghiệp”, “học tập cải tạo”, “kinh tế mới”, “nạn kiều”, “đổi tiền”, “ vượt biên bán chính thức” mà cứ lải nhải là “giải phóng”. Hai vợ chồng tôi ở lô C, cư xá Thanh đa với 3 đứa con. Căn nhà ở lô C nầy là một trong những căn nhà mới tinh, chưa người ở. Tôi làm theo vài anh em bạn, đến đây bẻ khóa, đem gia đình vào cư trú mà thành căn nhà của mình luôn.
Tôi đóng một cái sạp nhỏ đặt ở chợ, để bà vợ không quen nghề, bán những thứ thực dụng hằng ngày cho cư dân quanh quẩn. Tôi theo ông anh bà con khi thì vào Chợ lớn lúc thì ra chợ Bến thành mua đi bán lại thuốc lá các loại. Bạn bè tôi, những người vốn dĩ bị chê là “Ngụy quân, Ngụy quyền” tôi thấy khắp nơi, làm đủ thứ lặt vặt không biết gọi nghề gì cho đúng để kiếm sống. Có người đứng bán vài chai rượu Tây, áo quần, giầy dép, đồ dùng trong nhà; có người chạy tới chạy lui nơi chợ Cũ bán buôn đồng hồ giả hơn là thiệt kiếm chút tiền con con ăn xỗi ở thì; có người lầm lầm lì lì đạp xích lô, kéo xe kéo không thèm nhìn ai; có người ráng hết sức khuân vác trên vai, trên lưng những thứ nặng cả trăm ký lô gọi là “bốc xếp”; có người ngồi bán dụng cụ xe đạp bên lề đường hay chạy hàng thuốc Tây chỗ nầy chỗ nọ … Ðủ trăm cách, đủ ngàn kiểu làm sao kể cho hết và nói cho cùng nỗi đắng cay người miền Nam chịu đựng sự cai trị tán tận lương tâm của người miền Bắc! Họ đành đoạn làm tay sai cho Tàu, cho Nga miễn là thắng cho được người miền Nam văn minh, phồn vinh bị Ðồng minh phản bội mà tròng vào cổ họ cái thứ Xã hội Chủ nghĩa không tưởng Cộng sản âm u kỳ quái, nghèo xơ nghèo xác!
Lệnh buộc những “Ngụy quân, Ngụy quyền” phải đi “học tập cải tạo” của cái gọi là Ban An ninh Nội Chính thuộc Ủy ban Quân quản Sài gòn-Gia định do Cao đăng Chiếm ký, tôi trình diện ở trường Trung học Pétrus Ký để bắt đầu cuộc đời lao lý ngất ngư đời tù Cộng sản. Khoảng một tuần, chúng chuyển và giam chúng tôi vào nơi ngày xưa gọi là Trung tâm Cải huấn Tân hiệp Biên hòa nhốt những cán binh Việt cộng để bắt đầu “nhồi sọ”. Khoảng nửa tháng sau, chúng tôi bị lùa qua khu trại An dưỡng Biên hòa, nơi ngày xưa an dưỡng những người lính VNCH được “trao trả tù binh” về năm 1973. Ở đây có 3 khu A, B và C. Tôi ở khu B, nơi Ðại úy Vĩnh Mỹ tức nhạc sĩ Minh Kỳ, Ðại úy Ðinh ngọc Lễ chết và Ðại úy Ung văn Giàu bị cưa chân vì lựu đạn tụi cán bộ trại mưu giết. Vì là vòng đai an ninh phi trường Biên hòa trước đây, những anh em “lao động vinh quang” ngày nào cũng có người, không chết thì cũng bị thương. Thảm cảnh thịt nát, xương tan, máu và nước mắt không ngày nào không có. Những người tù được gán cho danh phận “học tập cải tạo” bị sỉ nhục thường xuyên, bị cho ăn cầm chừng sự sống, để cho áo quần tả tơi không khác người ăn mày lăn lóc nơi đầu đường xó chợ. Mùa Ðông năm đó 1975 năm Ất mão, trời làm sao mà lạnh buốt cả da thịt. Tôi lên suyễn thường xuyên mà tưởng sẽ không thọ tuổi đời một người. Cũng may, có anh bạn Nguyễn văn Thanh, em của đức Hồng y Nguyễn văn Thuận ở cùng “lán” cho bơm Ventolin, không thì không biết thế nào! Anh Thanh vượt trại và bị bắt với cha Tuyên úy Công giáo trường Bộ binh Thủ đức. Hai người bị đánh đập mềm xương và bị nhốt Conex. Ðến hạ tuần tháng 6 năm 1976, chiếc tàu Hải quân của quân đội Bắc việt chuyển chúng tôi ra Bắc, đi xe lửa lên Yên bái, qua phà Âu lâu trên sông Hồng đến xã Việt hồng thuộc huyện Trấn yên bằng xe hơi Molotova. Ðâp vào mắt chúng tôi trước hết là hình ảnh khốn cùng của những con người và khung cảnh miền Bắc. Ngườì ta cày thay trâu bò. Mấy đứa nhỏ áo quần tơi tả ngồi chơi bên những ngôi nhà giang nứa nhỏ bé, nghèo nàn, ọp ẹp. Những con trâu ốm o, lừ đừ đang dò tìm cỏ ăn trong những thửa ruộng khô cằn. Một vài tráng niên còm cõi, trên đầu chiếc “nón cối bộ đội” bung vành, nặng nề đạp chiếc xe đạp cà tàng, cũ kỹ trên con đường dốc đồi đất đá…Mới một tuần đầu đã có mấy người chết vì sốt vàng da, vì cây đè, cây đâm và những ngày tháng sau đó, nhiều người chết vì đói ăn, vì kiết lỵ, vì vượt trại, vì tai nạn lao động…làm cho những người tù “học tập cải tạo” trong Nam ra, nghĩ rằng mình chắc bỏ xác nơi đất Bắc oan khiên nầy! Ai ai cũng buồn đứt ruột, nát gan. Biết làm sao?!
Suối Nậm Chăn nơi những người tù tắm giặt hằng ngày
Tù Việt cộng ở trong Nam hay ở ngoài Bắc, đâu đâu cũng đói, khổ, rách rưới như nhau. Một năm ở Biên hòa, bữa ăn của chúng tôi thường là một chén cơm lưng, nấu “gạo Trường sơn”, là thứ gạo mục, nát dấu trong rừng thời chiến tranh. Ăn rồi, bụng dạ cứ thở than như chưa ăn. Một năm ăn “gạo Trường sơn” ở đây, ai ai cũng bị phù thũng, đi không muốn nổi.Ở Bắc, gần như quanh năm, tù “học tập cải tạo” ăn cũng đâu thấm thía gì cái bụng sắn với sắn đủ loại: sắn tươi, sắn khô, sắn duôi…và sắn nướng, sắn lùi, sắn luộc, sắn sống “cải thiện” thêm. Ðược hơn nửa năm, chúng tôi một số bị chuyển tới xã Dương quỳ, huyện Văn bàn, tỉnh Hoàng liên sơn. Ở đây, cư dân đa số là người Tày, người Thái, người Mán, người Mèo sống biệt lập quê mùa giữa rừng núi hoang vu. Những người “học tập cải tạo” bây giờ nhẹ hều như những bóng ma trơi đói rách lang thang, đã có nhiều người chết. Tôi lại nhớ nhiều đến hai anh Châu và anh Ðinh công Huệ. Anh Châu, tôi không nhớ họ là gì, chỉ biết là người Cần thơ, Ðại úy của Sư đoàn 21 Bộ binh. Anh Huệ là Ðại úy Cảnh sát, Trưởng cuộc CSQG Khổng tử Chợ lớn. Hai anh đó chết, tôi có đi chôn, đến bây giờ tôi vẫn không quên địa điểm mộ chí. Một nơi, đi theo con đường ngang trước mặt tru sở UBND xã Dương quỳ và đi dọc theo con suối lớn Nậm Chăn có cây cầu treo bắc qua bản làng người Thái bên kia. Nơi chôn là một khoảng đất trống cô liêu có sẳn nhiều nấm mộ cỏ hoang chưa kịp mọc lên, nằm phía tay trái. Một nấm mồ bé nhỏ, thấp lè tè được đắp lên vội vàng, đơn sơ, heo hút với khúc gổ ghi tên họ và chùm hoa rừng sơn dã vô danh cắm phía trên đầu. Chúng tôi, có ai mà không đỏ hoe cặp mắt và lòng bùi ngùi lững thững ra về.
Nghe nói, bọn tù chúng tôi lên đây theo kế hoạch làm một con đường chiến lược qua Lào. Hằng ngày cũng như ở Yên bái một năm trước đó, chúng tôi làm rẫy, làm ruộng, đi rừng chặt vầu, chặt giang, chặt nứa, đốn gổ…., xây dựng trại tù. Vầu ở đây là loại vầu đắng mọc hoang trong rừng thiếu ánh sáng, rất cao, rất to không có trong Nam. Cây có thể to gần 2 tấc đường kính phía dưới gốc và dài tới 20, 25 thước. Măng vầu mập mạp, to lớn và rất đắng, vài anh em xắn vài mụt cắc ca cắc củm đem về trại, lại phải bỏ đi. Ở đây, làm sao tôi quên cho được những người bạn của tôi bị cả chục nhóc con “bộ đội” vây quanh đánh hội đồng sống dở chết dở. Trong số đó, một đứa Võ văn Sơn đã chết ở Houston, Texas cách đây vài năm, một đứa Huỳnh ngọc Thuận hiện đang ở Orlando, Florida ăn tiền hưu trí và một đứa có danh là Dũng Judo không biết sống chết, ở đâu? Chừng nửa năm sau, chúng lùa người tù chúng tôi leo qua dãy Hoàng liên sơn lên Cổng trời trên ngọn Fansipan về lại trại cũ Liên trại 1, đoàn 776 ở xã Việt hồng. Cổng Trời là tên cai tù Thiếu úy Hồng nói cho biết. Mệt tưởng chết đi được, chúng tôi ai còn đủ trí tuệ biết đó là cổng Trời hay là cổng Diêm vương? Họa chăng, anh em chỉ nghĩ tới những địa danh ma đưa đường quỷ dắt lối treo lủng lẳng cái lưởi hái tử thần như hang Dơi, đồi Cọ, dốc Thằn lằn, suối Nhị tỳ, đỉnh Gió hú, đường Khe núi …Những nơi nầy, mùa mưa nước xuống mà “lao động là vinh quang” thì chết dễ như lật bàn tay. Rất may, bị gãy tay chân thì có, chưa có người chết vì tai nạn, nhưng anh Lộc chết vì bị thủ tiêu trên dốc Cây đa, đường trở về trại 12 với cớ quỷ quái là “bỏ chạy”. Nhiều lần đi ngang qua chợ nhỏ của xã Việt hồng, chúng tôi những người tù trong Nam ra, thấy mà thương cho đồng bào mình ngoài Bắc sao mà khốn khổ đến như thế!? Ngoài chợ, lem nhem vài phụ nữ mua bán toàn các thứ “hạ cám”, có khi thêm 1, 2 con chó con trong thúng bên những chòi tranh xiêu vẹo, ngả nghiêng. Nhiều lần đi ngang qua xóm nhỏ nghèo nàn, thấy người ta bu đông, ồn ào, cuồng nhiệt đang chia chác 1, 2 gói mì Hai tôm “ngon lạ lùng”. Có lần, hai người đàn bà xỉa xói nhau chỉ vì cho là mình bi thiệt thòi trong việc cân đong từng gram bột ngọt của miền Nam đem ra quý như vàng. Một người đàn bà nói tuổi mình là 40 mà nhìn như bà già trên 60 đang lom khom lượm lặt những nhánh cây khoai mì khô về làm củi đốt, cho biết “các con tôi chưa từng no một bữa cơm trắng; chưa bao giờ được ngậm một cây kẹo ngọt”.
Sông Nậm thi huyện Bảo thắng làm ranh giới Việt-Trung
Ðược vài tháng, cuối năm 1977, chúng tôi lại qua sông Hồng di chuyển lên trại Trung ương số 1 Lào cai, nghe rõ tiếng còi xe lửa Phố lu. Từ đây, những người tù “học tập cải tạo” chúng tôi từ “bộ đội” chuyển qua công an “quản lý”’. Nghe nói, trại nằm trong xã Xuân Quang, huyện Bảo thắng. Không biết làm sao lại có Thiếu tướng Văn thành Cao ở chung với chúng tôi lúc nầy? Khoảng hơn 1 tuần, chúng tôi về một trại khác cách đó chừng 3, 4 cây số, không biết tên gọi là gì. Thiếu tướng Văn thành Cao ở lại. Ở đây không thấy bóng dáng người dân, chỉ nhà tù, người tù và công an. Chuyện khổ cực, đói rách, nhục nhã trong nhà tù Việt cộng nói hoài cũng thừa, nhàm chán và cũng được nói nhiều trong những bài viết trước. Tôi, nay chỉ ghi lại vài sự việc đặc biệt từng thời từng trại mà mình đã đi qua. Chúng tôi trong đội Gạch lo đạp đất, đóng gạch, nấu gạch, chất gạch…nặng và mệt chết cha mà bụng thì đói thấy mẹ. Anh Hùng người Quảng trị, Ðại úy Lực lượng Ðặc biệt chết đói ngay tại hiện trường lao động.Tối tối, anh Triết điếc, Ðại úy đơn vị 101 cắt nhỏ từng hột lựu cái bánh để ăn từ từ từng hột một cho lâu hết. Anh Cảnh, Ðại úy An ninh Quân đội bữa nào cũng uống hết một bidon nước cho cái bụng thêm no. Hai ông bạn, Ðại úy Khiếu hữu Ðiển và Ðại úy Võ văn Sơn ăn cả con trùn đất chỉ có đất và đất bùn dính đầy miệng đen thui. Năm sau vào dịp Tết, trong đời tù Việt cộng, chúng tôi được phát mỗi người 1 gói thuốc lá thơm Thủ đô mà mấy nhóc hình sự cho là “cao cấp”. Thường thường, các trại phát thuốc Sapa, Tam đảo, Ðồ sơn, sông Cầu…và có lần Ðiện biên là quá lắm rồi. Chắc đặc biệt, nên mới đầu năm 1979, chúng tôi phải “chạy giặc” về K5 Tân lập, Vĩnh phú? Giặc ở đây là giặc Tàu mà Ðặng tiểu Bình nói là “cho Việt nam một bài học”. Vào ngày 17 tháng 2, Tàu cộng đánh hết các tỉnh biên giới Việt-Trung phía Bắc và Việt nam đánh võ mồn hết lời, cạn cả nước miếng, khô cả nước bọt. Ở đây, tôi và người bạn thân thiết, Ðại úy Ðơn vị 101 Nguyễn minh Chánh giả bệnh “trây lười lao động”, nằm nhà cả nửa năm trong đội Bệnh tật. Nếu không “trây lười lao động” chắc cũng chết rồi như những anh em trong đội chết từng ngày. Ở đây, chỉ riêng K5 mà thôi, anh em tù “học tập cải tạp” chết nhiều quá. Anh Nguyễn bảo Ngọc, Ðại úy Chiến tranh Chính trị, anh Trần văn Trí, Ðại uý An ninh Quân đội, anh Lê văn Vân, Ðại úy giải ngủ, anh Nguyễn văn Thạc, Ðại úy CSQG….còn nhiều, nhiều nữa không nhớ nổi. Tên trại trưởng, Thiếu tá Nguyễn Thùy miệng ngoài ngọt sớt, nhưng tâm địa gươm dao đến dễ sợ, nuôi sướng những tên trật tự hình sự của cái gọi là Việt nam Dân chủ Cộng hòa Bích, của những người lính Việt nam Cộng hòa như phi công Trung úy Bình, phủ Ðặc ủy Trung ương Tình báo Uyển, Ðại úy Chiến tranh Chính trị Hùng làm cai ngục, cai trị gian ác với anh em của mình một thời chiến hữu.
Tên Hùng chữi bới, đánh nón cối Việt cộng lên đầu anh bạn Nguyễn văn Thanh của tôi vì “quan hệ” với ông già hình sự lấy bo bo ăn đỡ đói. Hơn 1 năm sau, tôi bị “biên chế” qua K1 làm gạch, trồng trà và các loại khoai mì, bí rợ, khoai lang…cũng một đời tù khốn khổ như những năm tháng qua, nhưng có một vài sự kiện đáng nói là anh em bàn tán nhiều về việc sẽ được Mỹ “bốc” đi. Tin tưởng đến mức, có người bảo gia đình đem áo quần, giày dép… cả cà vạt vào trại tù, sợ Mỹ “bốc” đi thình lình. Ngày đó, anh em truyền miệng nhau bài hát Một Chút Quà Cho Quê Hương của Việt Dzũng mà cứ tưởng của Phạm Duy. Cùng nhau hát, cùng nhau nghe, cùng nhau chảy nước mắt “Con gởi về cho cha một manh áo trắng. Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây…”. Những bạn bè ở đây chết, chôn trên đồi le hoe vài bụi sim rừng, đường ra lò gạch nhìn xuống hồ Rái cá, cách trại vài cây số và nằm phía bên tay trái. Gọi là hồ Rái cá vì ở đây có mấy con rái cá màu đen bóng, nhỏ như con chó con lớn, nhanh nhẹn lặn hụp bắt cá. Chúng tôi còn nhớ anh Trần văn Ðàn người Huế, nghe nói là em ruột của Thượng tướng Lê đức Anh của Viêt cộng lúc bấy giờ. Anh là Trung tá Biệt động quân của Quân lực VNCH, làm Trưởng ty CSQG quận IV Sài gòn, bấy giờ là một người trong ban Trật tự trại. Ảnh thường lui tới phòng giam của tôi để coi bói và nói chuyện với các anh Trung tá Hoàn, Trung tá Tường, Trung tá Sum…Không nghe ai chỉ trích anh Ðàn là thứ nầy thứ nọ. Trung tá Hoàn là cựu “Aide-de-Camp” của Tổng thống Ngô đình Diệm; Trung tá Tường là Chánh sở An ninh Quân đội Biệt khu Thủ đô; Trung tá Sum là cựu Chánh sở An ninh Quân đội Vùng I Chiến thuật. Cuối tháng 12 năm 1980, chúng lại đưa chúng tôi vào Thanh phong thuộc huyện Như xuân tỉnh Thanh hóa. Ở đây ăn một cái Tết Tân dậu đầu năm1981 đáng ghi nhớ nhất đời tù của tôi. Chiều đêm Giao thừa, không anh em nào mà không đứng nghiêm chào cờ, hát Quốc ca VNCH. Suốt đêm, anh em đánh thật mạnh bất cứ thứ gì bung lên tiếng động càng to càng tốt và đồng ca rộn ràng, hào hùng những bài hát lính trước 1975. Tên trại trưởng bắt loa kêu đi kêu lại nhiều lần: “Tôi, trại trưởng Trương Bảy yêu cầu các anh cải tạo viên ngừng gây náo loạn”. Sáng ra, không còn ai nói ra tiếng và vài anh bị gọi lên “làm việc”.
Tôi cũng không quên ông Ðại úy CSQG tên Anh đi một “phi vụ”- phi vụ “chôm chỉa” khoai lang- ven rừng. Lượn tới lượn lui làm sao mà trời đã tối um rồi cũng không biết đường về, thật là thất kinh hồn vía. Ảnh kể “Tôi quỳ xuống, chấp hai tay lạy lia lịa và miệng khấn vái lung tung “Xin bà Chúa rừng xanh chỉ con đường về. Con thề trời đất không dám ăn cắp nữa”. Có linh thiêng lắm không, chỉ cách 2 thước sau lưng đó thôi, tôi chỉ việc bước ra vài bước là về, vậy mà tìm cả 5, 6 tiếng đồng hồ không ra?” Anh về được tay không là may, nói gì một bao cát đầy nhóc khoai lang đã “chôm” được của Thiên thì trả lại cho Ðịa là phải rồi? Khoảng 1 tháng sau chúng tôi lại chuyển trai, gồng gánh, xách mang như những bóng ma đói vất vưởng đi gần cả một ngày trời qua Bãi trành, qua những gập ghềnh núi đồi cheo leo mà vào trại giam Thanh lâm cũng nằm trong địa hạt huyện Như xuân. Ðược biết, bọn Việt cộng định đưa chúng tôi vào đây để làm nông trường sản xuất trà mà dân ở đây gọi là chè. Chúng tôi sẽ là những công nhân, loại công nhân tù trọn đời sống chết với ông Giám đốc tù hữu danh vô thực Nguyễn hữu Có, cựu Trung tướng, cựu Phó Thủ tướng, cựu Bộ trưỏng Quốc phòng nước VNCH. Cái khắc nghiệt ở đây là ngọn gió Lào thổi hướng Tây-Nam từ Thái lan, từ Lào thốc qua, mang theo sức nóng cháy da 40 đến 42 độ C. Xa xa bên kia hàng rào, những người tù hình sự nằm, ngồi trần truồng, tong teo, tật bệnh, ghẻ lở…ngày nào cũng có 1, 2 người chết. Trại nằm trên một con đường đất đá độc đạo âm u dẫn qua bản làng người Thái nằm hun hút cuối rừng. Người tù trong Nam ra đây mới biết “mắm moi” tù ăn là như thế nào. Cũng là một thứ mắm làm bằng con tép biển mà trong Nam gọi là “mắm ruốc”, ngoài Bắc là “mắm tôm” thì ở đây là “mắm moi”. Mắm moi chúng tôi được cho ăn chẳng thấy đâu tép, ruốc, tôm, moi …mà sền sệt toàn xác trùn đất và ruồi xanh quyện thành một màu đen ngòm hôi thúi, đáng sợ. Ở đây chừng 1 năm 3 tháng với núi đá vôi, rừng gổ lim, sơn lâm chướng khí…và vợ đi lấy chồng khác, tôi vẫn còn sống. Chúng tôi cuối tháng Tư năm 1982 lên xe lửa “tàu Thống nhất” vào Dầu dây, vào trại Z 30C Hàm tân. Vào được trong Nam, ai cũng nghĩ, vậy là “anh không chết đâu em”. Không phải như khi qua phà Âu lâu ở sông Hồng năm 1976, ông già lái phà cho biết: “Hơn 50 năm đưa người tù qua phà, tôi chưa thấy một ai trở lại”. Về đây gần nhà quê tôi Phan thiết mà một lần ở rừng Lá năm 1971, tôi rất may không bị mấy tên tép riêu “Mặt trận Giải phóng Miền nam” bắt thủ tiêu. Không bắt thủ tiêu vì đang tuyên truyền chính trị cho Hiệp định Paris? Ở đây, rừng lá buông đã mỏng đi nhiều; những con dông rượt chạy trên cát nóng cháy buổi trưa; ngọn núi Mây tàu xa xa; những luống khoai mì, khoai lang, đậu phụng cằn cỗi…làm tôi nhớ nhà chi lạ. Ba má tôi, các con tôi, bà con hàng xóm…bây giờ sao nhỉ? Tù “học tập cải tạo” càng về sau nầy càng đỡ khắc nghiệt hơn những năm tháng đầu. Khi có “chế độ thăm nuôi”, anh em biết mình sẽ ở tù lâu lắm, nhưng chắc chắn không sợ bị chết đói. Có điều, trong trại tù đã sản sinh ra giai cấp giàu, nghèo! Vài anh em được “thăm nuôi” nhiều thì ra vẻ ta đây. Vài anh em chưa từng được một lần nhận “quà” hay thân nhân “thăm nuôi” thì coi như “con bà sœur” chịu phận nghèo hèn. Tôi “con bà sœur” những năm tù ngoài Bắc, bị bạn bè coi thường là tự nhiên, ngay cả những người bạn đồng khóa thân thiện hồi nào. Ngày 24 tháng 4 năm 1984 được thả, tính ra cũng mất gần 9 năm trời lao lý, tôi về Sài gòn với 1 năm “quản chế” không có quyền công dân và hằng tuần đem “sổ trình diện” lên Công an Phường “báo cáo”. Sài gòn đã đổi tên là Hồ chí minh nghèo xơ xác! Sài gòn mất tên, nhiều đêm không có điện, tối tăm! Người ta vượt biên tìm lẻ sống trong cái chết thập phần! Nói gì “ngụy quân”, “ngụy quyền” đạp xích lô, kéo xe kéo, ngồi bán giấy số, làm thuê làm mướn, “bốc xếp”, đi xe thồ, thổi kèn đám ma, chạy xe ôm, nội trợ thay vợ… đủ việc tay chân hạ cấp làm sao kể ra cho hết. Cùng khổ, thấp thỏm qua ngày sự sống, chưa chết đói đã là may! Hóa ra, họ đã “giải phóng” người Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam ngoài Bắc mà đem cái sự đời “bần cùng hóa nhân dân” vào gieo rắc trong Nam làm thụt lùi văn minh cả hằng nửa thế kỷ!?
Nhà ở thành phố Kansas City mùa Ðông tuyết phủ
Tháng 11 năm 1992 là HO 14, gia đình tôi 7 người qua Mỹ, định cư tại thành phố Kansas, tiểu bang Missouri cho đến nay cũng gần 22 năm. Các con, 4 đứa đã lập gia đình, ở riêng. Trai cả 4 con ở Mansfield, Texas; gái kế 1 con ở Orlando, Florida; trai thứ 4 con và gái thứ 1 con xa nhà 15 phút lái xe, và một trai út vừa làm vừa học lấy văn bằng MBA, chưa gia đình, đang ở chung. Nếu còn ở Việt nam, tôi không biết các con của mình sẽ như thế nào dù trước khi qua đây, mấy đứa lớn đã có “Trung học Phổ thông” là Tú tài II rồi và 2 đứa sau, một mới 7 tuổi và một mới 5 tuổi. Chỉ ở Mỹ, các con tôi đi học từ Mẫu giáo tới Ðại học đã không tốn tiền học lại còn đem tiền về cho cha mẹ xài. Mấy năm Ðại học, sau khi đã đóng hết các chi phí về học hành, mỗi một “semester” 2 đứa nhỏ mỗi đứa đưa cho cha mẹ có khi 4 ngàn, có khi 5 ngàn đô la. Chuyện nầy tôi có nói với vài người bạn ngay tại nước Mỹ, nhiều ông nhiều bà cũng không tin, mà làm sao tin cho được? Thời Trung học, các cháu 18 tuổi trở xuống, đã chịu khó đứng bán hàng ở “City market” 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật, không phải kiếm tiền để xài mà kiếm tiền đưa ba má làm gì thì làm. Cũng may, tụi nhỏ học cũng khá nên nhận được mấy cái “National Foreign Language Award”, “Leadership Award”, “ HSSMTI Award”, “National Honor Society”, “FFA Oral Contest Winner”, “NE Alumni Oral Winner”,…Hai cái sau thi như thi hùng biện, thắng và được thưởng 1,000 đô la, nhưng “con chỉ lấy 50 đô thôi”.
Ðứa con gái ra trường Trung học đứng nhất, làm Valedictorian đọc diễn văn mãn khóa. Ðứa con trai ham chơi “soccer”, “football” cũng đứng thứ 3 trong hằng trăm sinh viên 4 năm Ðại học. Vợ chồng tôi có hỏi 2 đứa, “sao các con không học Bác sĩ, Kỹ sư” thì được nghe trả lời “con không thích”. Có lẻ dính dáng máu me di truyền buôn bán “phi thương bất phú” của mẹ, của giòng họ bên ngoại chăng? Tôi viết ra đây không cốt để khoe khoang, mà có gì đâu, có hơn ai đâu để mà khoe khoang, nhưng cốt nói ra một điều rằng những tên cầm đầu cái nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa hay Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam đã u mê đối xử con cái của những người bị gán tên là “ngụy quân, ngụy quyền” một cách tàn nhẫn là đuổi không cho học, cấm không cho học. Cốt để cho những kẻ có chức có quyền ít học, bất tài quen thói “đốt đuốc soi rừng” thấy cái văn minh, chuộng nhân tài như thế nào của người ta mà biết cúi đầu khâm phục để sửa sai. Cũng để một phần cám ơn đất nước Hoa kỳ, nơi dung thân của người Việt tỵ nạn bọn Cộng sản vô tài bất nhân có nhiều cơ hội cho con cháu chúng ta sống đời đáng sống hơn chúng ta không may có một thời oan trái dưới chế độ kỳ quái, man rơ nhất của lịch sử loài người.
Tôi nghĩ, là người miền Nam Việt nam không ai không có nỗi lòng ngày 30 tháng 4, ngày Việt cộng hàm hồ đặt tên là “ngày giải phóng” và biến Thủ đô Sài gòn thân yêu của chúng ta ra cái gọi là thành phố Hồ chí Minh, cái tên Hồ chí Minh láu cá, lưu manh. Dù trong hoàn cảnh nghiệt ngả của chiến tranh do bọn Việt cộng Bắc việt gieo rắc khắp núi rừng, thành phố, hang cùng, ngõ hẹp…, nhưng chúng ta từ Vĩ tuyến 17 trở vào vẫn sống đời hạnh phúc, tự do, văn minh, sang giàu gấp trăm, gấp ngàn lần cái gọi là nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa hay Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam. Có “ngày giải phóng”, người ta khắp nước mới thấy rõ cái mặt thật ác độc, dã nhân, dã thú của bọn Việt cộng mang chủ thuyết Cộng sản hão tưởng gieo tang thương lên đầu lên cổ người Việt nam hai miền Nam, Bắc cả 2/3 thời gian thế kỷ 100 năm. Việt cộng tới đâu, ở đó người dân hoảng khiếp, bỏ hết tất cả chạy lấy thân. Năm 1954, gần 1 triệu người bỏ Bắc vào Nam. Ngày gọi là “giải phóng” người ta hơn một triệu người thà chịu chết trên biển, trong rừng, nhưng nhứt quyết không chịu sống chung với Việt cộng. Bởi vì, dưới chế độ Cộng sản dù Cộng sản Tàu, Nga và nhất là Việt, ai ai cũng biết một điều là chết chóc, cùng khổ…như đức Ðạt lai Lạt ma đã nói “The Communists are wild weeds that sprawl on the devastation of war”, tạm dịch “Cộng sản là loài cỏ dại mọc ngổn ngang trên hoang tàn của chiến tranh”. Ai không nhớ lại “Cải cách ruộng đất”, “Nhân văn giai phẩm”, “Quỳnh lưu nổi dậy”, “Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước”…ngoài Bắc mà cái chết tính tới con số hằng triệu; và trong Nam, ai quên cho được “Têt Mậu thân”, “pháo kích bừa bãi”, “Ngụy quân, Ngụy quyền”, “Học tập cải tạo”. “Ðánh tư sản mại bản”, “Ði kinh tế mới”, “đổi tiền”…làm chết hằng trăm ngàn, hằng trăm ngàn người và khắp nước sống đời nghèo đói cùng cực.!?
Nước Việt nam từ khi lập quốc đến trước “ngày giải phóng” của Việt cộng có bao giờ có một đứa con nít nào đi làm đĩ ngoại quốc hay một người con gái nào xin xỏ làm vợ người ta nơi xứ lạ nước ngoài chỉ vì không có cái ăn, không có cái mặc và không có sự sống!? Sau mấy chục năm cai trị ngoài Bắc, người Bắc khổ; sau mấy chục năm “giải phóng miền Nam”, người Nam khổ và cả nước cùng khổ!? “Hòn ngọc Viễn đông” Sài gòn trước 1975 lóng lánh long lanh đâu thua gì Bangkok, Seoul, Singapore, Kuala Lumpur, Taiwan…sao bây giờ như ánh đèn leo lét lẹt đẹt đi sau người ta xa lắc xa lơ!? Những nhà viết sử nhận định, sự vắn số của vua Quang trung đã làm cho nước Việt nam chậm tiến 50 năm và sự cai trị của bọn Cộng sản Viện nam đã làm cho nước Việt nam thụt lùi 50 năm tiến bộ, nghĩ đâu có sai chút nào. Chưa nói tới việc dâng đảo Hoàng sa cho Mao trạch Ðông, sự bán đất miền Bắc cho Hồ cẩm Ðào, sự làm ngơ chiếm dần chiếm mòn biển Ðông tới đảo Trường sa cho Tập cẩm Bình, sự cho cư trú trong nước hằng chục ngàn, hằng chục ngàn bọn Tàu của cái thứ cõng rắn cắn gà nhà Trương tấn Sang, Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn phú Trọng, Nguyễn sinh Hùng và bè lũ… , giao hết tiềm năng kinh tế cho bọn quan thầy Trung quốc…thì làm sao không nói Việt cộng là thứ bán nước!? Ai cũng thấy, sở dĩ Cộng sản Việt nam mà gọi tóm tắt là VC lớn mạnh được và tồn tại được là nhờ vào sự tuyên truyền mị dân, sự bưng bít, sự toàn trị, sự độc ác, sự khiếp sợ của người dân…Bây giờ, những thứ đó ngày một ít hiệu lực đi rồi, huống gì ngày nay mạng lưới thông tin toàn cầu có gì mà dấu nhẹm bức màn sắt như xưa, thì sự tồn tại của cái gọi là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam chắc chắn không còn lâu và hạng người mang nhãn hiệu đảng viên đảng Cộng sản giết người cướp của sẽ đền tội trước nhân dân là không tránh khỏi. Chúng ta không muốn sự trả thù, nhưng chúng ta muốn có một nước Việt nam độc lập, phú cường, tự do, giàu mạnh và không nằm trong nanh vuốt của bọn Tàu man chực chờ ngấu nghiến./.
Kansas City, Ngày 20 tháng 3 năm 2014
NGUYỄN THỪA BÌNH
hoiquanphidung.com
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
NGÀY 30 THÁNG 4… - Nguyễn Thừa Bình
của cái gọi là Việt nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam là cả một chuỗi đoạn trường cho con người Việt nam và sự tan hoang cho cả đất nước Việt nam không bút mực nào tả cho hết.
Hằng
năm, cứ sắp tới ngày 30 tháng 4 Dương lịch, tôi lại xót xa nhớ về những
ngày tháng trước và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 mà không cầm được
những giọt nước mắt. Cũng suýt soát 40 năm trời rồi còn gì, lứa tuổi
chúng tôi những người miền Nam Việt nam thời đó, ai lại không chứng kiến
biết bao đổi thay tang điền thương hải hết sức đau lòng, đứt ruột xé
gan! Ông bà ta có nói “nhân sinh bất mãn bách, thường hoài thiên tuế ưu”
để dạy cho con cháu chớ nên ôm mãi mối sầu thiên thu khi tuổi đời đâu
tròn một trăm năm. Nghe thì nghe vậy, biết cũng biết vậy, nhưng những ai
đã chết đi sống lại cả một khoảng đời khiếp đảm thời Bắc việt đem quân
tàn sát và cai trị nhân dân miền Nam Việt nam hết sức dã man, mọi rợ…
làm sao mà quên đi cho được; làm sao mà không “thường hoài thiên tuế ưu”
cho được!? Chiến trường, di tản, “giải phóng”, “học tập cải tạo”, “đánh
tư sản mại bản”, “đi kinh tế mới”, “đổi tiền”…của cái gọi là Việt nam
Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam là cả một chuỗi
đoạn trường cho con người Việt nam và sự tan hoang cho cả đất nước Việt
nam không bút mực nào tả cho hết.
Những người lính Phước long chạy lên Quảng đức
về tới phi trường Biên hoà ngày 12/1/1975
Tôi sống trong đó, tôi thấy ở đó, tôi nghĩ về những gì trong ruột cuộc đời thời buổi oan khiên chất ngất đó mà người anh em miền Bắc tương sát sắt máu người anh em miền Nam một cách cực kỳ tàn độc thấu tới trời cao làm người người đều nguyền rủa: “Ðộc ác thay! Trúc rừng không ghi hết tội; dơ bẩn thay! Nước bể không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất tha cho; ai bảo thần nhân nhịn được” như lời hịch Bình Ngô Ðại Cáo của Nguyễn Trãi chống quân Minh.
Ðầu năm 1975, ông bạn Nguyễn văn Tư, Trưởng ty CSQG tỉnh Phước long đem tàn quân tả tơi và những câu chuyện thương tâm di tản vào thị xã Gia nghĩa, tỉnh Quảng đức tôi đang phục vụ. Chuyện thua trận và mất Phước long thì không tránh khỏi khi mà Chủ lực quân của địch đông gấp nhiều lần, xử dụng nhiều chiến cụ và vũ khí tối tân hơn phía Việt nam Cộng hòa chỉ là những đơn vị Ðịa phương quân và Nghĩa quân cơ hữu; lại nữa, Trung ương ở Sài gòn không nhất quyết giữ cho được. Với chừng 30 ngàn dân và rừng núi hoang vu, Phước long lọt vào tay Cộng quân là khởi đầu của sự mất nước và thiên địa đổi dời là điều chưa ai nghĩ tới, chẳng ai kịp nghĩ ra. Nghe một anh lính Cảnh sát Dã chiến vô cùng xúc động kể về người Ðại đội trưởng của mình bị thương mà phải nằm lại chiến trường, mà phải bị bỏ lại chiến trường, khiến lòng tôi xót xa, ngậm ngùi! “Ðại úy trao cái khăn mouchoir và chiếc nhẫn cưới cho em và nói: “Ðưa cái nầy cho vợ tao”, rồi tiếp: “ Tụi mày chạy đi đi, không thì chết hết. Tao ở lại đây và chết ở đây”. Chung quanh là rừng núi âm u và ai nấy đều nghe rõ tiếng chân địch quân ào ào sát bên. Ðại úy chắc chắn là chết ở đó”. Một sự ra đi vị quốc vong thân như trăm ngàn sự ra đi vị quốc vong thân khác của những người lính Việt nam Cộng hòa thời chinh chiến…nghe sao mà đau đớn lòng!
Thị xã Ban mê thuột bị VC đánh chiếm 13/3/1975
Chiều ngày 8 tháng 3 năm 1975 ở Ninh hòa, tôi bảo “cứ lái xe về Ban mê thuột”, làm tài xế Sơn và 3 anh lính của tôi ngồi đằng sau hoảng hồn, vì chẳng có ai dại dột hay can đảm cách mấy cũng không dám đơn thương độc mã chạy dài trên Quốc lộ 21 qua đèo Phụng hoàng vào chiều tối? Sáng hôm sau từ Ban mê thuột, chúng tôi qua cầu 14 trên sông Sêrêpôk, qua quận Ðức lập, qua căn cứ Núi lửa, Pu bông, Pu prang, qua ngã ba Dakson… về Gia nghĩa bình yên. Chừng 2 giờ khuya, ông anh vợ làm việc ở Quân y viện Ban mê thuột báo cho biết: “Việt cộng đánh Ban mê thuột”. Quyết giữ cách mấy cũng không giữ được, thị xã Ban mê thuột mất theo tỉnh Darlac vào ngày 28 tháng 3 năm 1975. Từ đó, các tỉnh miền Duyên hải cũng như các tỉnh vùng Cao nguyên bỏ chạy nhiều hơn đánh nhau với Việt cộng mà lần lượt mất vào tay quân đội Bắc việt. Mất vào tay quân Bắc việt kéo theo biết bao xương tan thịt nát, máu, nước mắt và nỗi đoạn trường, không bút mực nào tả cho cùng và người người cũng không thể kể ra cho hết! Ngay tỉnh Quảng đức của tôi còn thái bình thịnh trị thì đài BBC đã hão huyền loan tin quân đội Bắc việt tràn ngập. Ðồng bào nhốn nháo tìm đường chạy. Mục sự Hồ hiếu Hạ dắt tín đồ tìm đường chạy đi rồi chạy về. Ðại tá Tỉnh trưởng Phạm văn Nghìn lấy trực thăng tìm đường chạy và chạy đi luôn. Sáng ngày 23 tháng 3 năm 1975, Tiểu khu hội họp, bày kế hô hoán “bị quân đội Bắc việt tấn công” để tìm đường chạy. Và tôi không phải thần thánh, dù chưa đụng trận, chưa nghe tiếng súng nào của địch cũng phải chạy, chạy lấy thân với lính của mình. Chạy là thấy người chết giữa đường bỏ lại đó, thấy hỗn loạn thế nào, thấy kinh hoàng làm sao được gọi là di tản. Người ta sợ cũng phải. Quảng đức nhỏ chưa hơn 6 ngàn cây số vuông và dân số chỉ một nhúm người chừng 50 ngàn. Các tỉnh Darlac ở Ðông bắc, Tuyên đức ở chính Ðông, Lâm đồng ở chính Nam, Phước long ở Tây nam và Mondol Kiri của Combodge ở chínhTây đã bao Quảng đức ở giữa thì nghĩ cho cùng, Việt cộng không cần đánh cũng “bất chiến tự nhiên thành” là điều chắc chắn. Ðến Bảo lộc của Lâm đồng, cảnh tượng quân, dân, cán, chính chộn rộn, bát nháo không khác gì Gia nghĩa của Quảng đức dù tứ phía vẫn yên ổn, êm ru. Họ cũng tìm đường chạy, chạy bỏ thành phố, chạy cho Việt cộng bước vào mà gọi là “giải phóng”. Chúng tôi mấy người được ông Ðại úy Ðại đội trưởng CSDC Hồ Hối chứa chấp, cho ở, cho ăn; ông bạn Ðại úy Chỉ huy trưởng CSQG quận Di linh Phạm viết Từ cho10 ngàn đồng, nhưng tôi không nhận. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, bây giờ đã gần 40 năm rồi, tôi vẫn nhớ, không quên. Xin cám ơn hai ông bạn vàng. Về Nha trang chưa yên vài giấc ngủ đêm thì thành phố như ong vỡ tổ, hoảng loạn, kinh hoàng…đạp nhau trên xác chết tìm đường mà chạy mà chẳng biết chạy đi đâu!? Người ta sợ, không sợ cái chiến tranh chưa tới thành phố, nhưng sợ nỗi sợ “Việt cộng nó vào tàn sát dã man”.
Chiều ngày 2 tháng 4 năm 1975, khó khăn trăm điều sống chết, chúng tôi hằng ngàn, hằng ngàn người mới xuống được Ðập đá vào khuya. Họ đã phải dẫm đạp trên hằng trăm tử thi chết từ mấy ngày hôm trước chưa kịp chôn mới tới gần tàu Hải quân Việt nam Cộng hòa chờ ở đó. Nhiều người nhảy lên được tàu, nhiều người rớt tõm xuống biển và cũng biết bao nhiêu người làm thây lót đường di tản cho người chạy giặc. Những tử thi ở đây là xác những người chết trên những chiếc xà lan kéo ngoài Ðà nẳng vào, được bọc trong những túi nylon của mấy ngày trước chưa kịp chôn cất mà cũng chẳng có ai chôn cất lúc nầy. Thành phố Nha trang mấy ngày nầy trong cơn sốt nặng, ai chết mặc ai, ai lo cho ai nguời chết!? Thống thiết xiết kể! Lênh đênh 2 đêm 2 ngày trên biển rộng mênh mông, đói ăn, khát nước, hãi hùng nỗi sống chết…với bao nhiêu là lời kinh cầu, vái van thiên địa…may về được Cát lái chiều ngày 4 tháng 4 năm 1975. Về tới nhà trong con hẻm Trần quang Khải ở Tân định, cha con, vợ chồng gặp nhau mới biết mình còn sống qua cơn phong ba đất trời. Chiến tranh lò mò về khắp nơi quanh Sài gòn đe dọa sự mất nước kề bên với nỗi kinh tởm ghê sợ và sự khiếp đảm kinh hồn con người dã tâm Cộng sản Việt nam. Người ta tìm đủ mọi cách, mọi điều, mọi thứ…để chạy trốn bán mạng như ở Gia nghĩa, ở Bảo lộc, ở Nha trang tôi đã sống qua. Hằng ngày trên con đường Thống nhất, nơi tôi làm việc mấy ngày sau cùng, tôi thấy người ta hớt ha hớt hãi bồng bế nhau, dắt dìu nhau, tranh giành nhau, xô đẩy nhau…đầy nước mắt và sự chết chóc để được chạy vào tòa Ðại sứ Hoa kỳ mà chạy qua Mỹ. Ngày 29 tháng 4 năm 1975, ầm ầm suốt ngày cho đến đêm, tiếng máy bay đủ loại dọc ngang trên bầu trời để mang người bỏ nước ra đi tìm con đường sống. Hôm sau, 30 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Sài gòn, khắp đường đầy người ăn mừng cũng có, để tang cũng có, lo âu cũng có, kinh hoàng cũng có, tò mò cũng có, tìm đường “phục quốc” cũng có và tất nhiên đầy dẫy những con người đốt đuốc soi rừng “cháu ngoan bác Hồ” huyênh hoang…mở đầu thời kỳ tối tăm và oan khiên của đất nước. Lợi dụng nỗi kinh hãi của người miền Nam ghê tỡm bản chất phi nhân, vô đạo của đoàn quân thắng cuộc miền Bắc, ngụy quyền Việt nam Dân chủ Cộng hòa rồi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam cho đàn con cháu đói khát, bất nhân của nó lũ lượt từ Bắc ào ào vào Nam tự tung tự tác đi giựt nhà người ta, đi cướp của người ta, đi lấy vợ con người ta…qua những hình thức trí trá “tàn dư Mỹ-Ngụy”, “đánh tư sản mại bản”, “quản lý thị trường”, “cải tạo công thương nghiệp”, “học tập cải tạo”, “kinh tế mới”, “nạn kiều”, “đổi tiền”, “ vượt biên bán chính thức” mà cứ lải nhải là “giải phóng”. Hai vợ chồng tôi ở lô C, cư xá Thanh đa với 3 đứa con. Căn nhà ở lô C nầy là một trong những căn nhà mới tinh, chưa người ở. Tôi làm theo vài anh em bạn, đến đây bẻ khóa, đem gia đình vào cư trú mà thành căn nhà của mình luôn.
Tôi đóng một cái sạp nhỏ đặt ở chợ, để bà vợ không quen nghề, bán những thứ thực dụng hằng ngày cho cư dân quanh quẩn. Tôi theo ông anh bà con khi thì vào Chợ lớn lúc thì ra chợ Bến thành mua đi bán lại thuốc lá các loại. Bạn bè tôi, những người vốn dĩ bị chê là “Ngụy quân, Ngụy quyền” tôi thấy khắp nơi, làm đủ thứ lặt vặt không biết gọi nghề gì cho đúng để kiếm sống. Có người đứng bán vài chai rượu Tây, áo quần, giầy dép, đồ dùng trong nhà; có người chạy tới chạy lui nơi chợ Cũ bán buôn đồng hồ giả hơn là thiệt kiếm chút tiền con con ăn xỗi ở thì; có người lầm lầm lì lì đạp xích lô, kéo xe kéo không thèm nhìn ai; có người ráng hết sức khuân vác trên vai, trên lưng những thứ nặng cả trăm ký lô gọi là “bốc xếp”; có người ngồi bán dụng cụ xe đạp bên lề đường hay chạy hàng thuốc Tây chỗ nầy chỗ nọ … Ðủ trăm cách, đủ ngàn kiểu làm sao kể cho hết và nói cho cùng nỗi đắng cay người miền Nam chịu đựng sự cai trị tán tận lương tâm của người miền Bắc! Họ đành đoạn làm tay sai cho Tàu, cho Nga miễn là thắng cho được người miền Nam văn minh, phồn vinh bị Ðồng minh phản bội mà tròng vào cổ họ cái thứ Xã hội Chủ nghĩa không tưởng Cộng sản âm u kỳ quái, nghèo xơ nghèo xác!
Lệnh buộc những “Ngụy quân, Ngụy quyền” phải đi “học tập cải tạo” của cái gọi là Ban An ninh Nội Chính thuộc Ủy ban Quân quản Sài gòn-Gia định do Cao đăng Chiếm ký, tôi trình diện ở trường Trung học Pétrus Ký để bắt đầu cuộc đời lao lý ngất ngư đời tù Cộng sản. Khoảng một tuần, chúng chuyển và giam chúng tôi vào nơi ngày xưa gọi là Trung tâm Cải huấn Tân hiệp Biên hòa nhốt những cán binh Việt cộng để bắt đầu “nhồi sọ”. Khoảng nửa tháng sau, chúng tôi bị lùa qua khu trại An dưỡng Biên hòa, nơi ngày xưa an dưỡng những người lính VNCH được “trao trả tù binh” về năm 1973. Ở đây có 3 khu A, B và C. Tôi ở khu B, nơi Ðại úy Vĩnh Mỹ tức nhạc sĩ Minh Kỳ, Ðại úy Ðinh ngọc Lễ chết và Ðại úy Ung văn Giàu bị cưa chân vì lựu đạn tụi cán bộ trại mưu giết. Vì là vòng đai an ninh phi trường Biên hòa trước đây, những anh em “lao động vinh quang” ngày nào cũng có người, không chết thì cũng bị thương. Thảm cảnh thịt nát, xương tan, máu và nước mắt không ngày nào không có. Những người tù được gán cho danh phận “học tập cải tạo” bị sỉ nhục thường xuyên, bị cho ăn cầm chừng sự sống, để cho áo quần tả tơi không khác người ăn mày lăn lóc nơi đầu đường xó chợ. Mùa Ðông năm đó 1975 năm Ất mão, trời làm sao mà lạnh buốt cả da thịt. Tôi lên suyễn thường xuyên mà tưởng sẽ không thọ tuổi đời một người. Cũng may, có anh bạn Nguyễn văn Thanh, em của đức Hồng y Nguyễn văn Thuận ở cùng “lán” cho bơm Ventolin, không thì không biết thế nào! Anh Thanh vượt trại và bị bắt với cha Tuyên úy Công giáo trường Bộ binh Thủ đức. Hai người bị đánh đập mềm xương và bị nhốt Conex. Ðến hạ tuần tháng 6 năm 1976, chiếc tàu Hải quân của quân đội Bắc việt chuyển chúng tôi ra Bắc, đi xe lửa lên Yên bái, qua phà Âu lâu trên sông Hồng đến xã Việt hồng thuộc huyện Trấn yên bằng xe hơi Molotova. Ðâp vào mắt chúng tôi trước hết là hình ảnh khốn cùng của những con người và khung cảnh miền Bắc. Ngườì ta cày thay trâu bò. Mấy đứa nhỏ áo quần tơi tả ngồi chơi bên những ngôi nhà giang nứa nhỏ bé, nghèo nàn, ọp ẹp. Những con trâu ốm o, lừ đừ đang dò tìm cỏ ăn trong những thửa ruộng khô cằn. Một vài tráng niên còm cõi, trên đầu chiếc “nón cối bộ đội” bung vành, nặng nề đạp chiếc xe đạp cà tàng, cũ kỹ trên con đường dốc đồi đất đá…Mới một tuần đầu đã có mấy người chết vì sốt vàng da, vì cây đè, cây đâm và những ngày tháng sau đó, nhiều người chết vì đói ăn, vì kiết lỵ, vì vượt trại, vì tai nạn lao động…làm cho những người tù “học tập cải tạo” trong Nam ra, nghĩ rằng mình chắc bỏ xác nơi đất Bắc oan khiên nầy! Ai ai cũng buồn đứt ruột, nát gan. Biết làm sao?!
Suối Nậm Chăn nơi những người tù tắm giặt hằng ngày
Tù Việt cộng ở trong Nam hay ở ngoài Bắc, đâu đâu cũng đói, khổ, rách rưới như nhau. Một năm ở Biên hòa, bữa ăn của chúng tôi thường là một chén cơm lưng, nấu “gạo Trường sơn”, là thứ gạo mục, nát dấu trong rừng thời chiến tranh. Ăn rồi, bụng dạ cứ thở than như chưa ăn. Một năm ăn “gạo Trường sơn” ở đây, ai ai cũng bị phù thũng, đi không muốn nổi.Ở Bắc, gần như quanh năm, tù “học tập cải tạo” ăn cũng đâu thấm thía gì cái bụng sắn với sắn đủ loại: sắn tươi, sắn khô, sắn duôi…và sắn nướng, sắn lùi, sắn luộc, sắn sống “cải thiện” thêm. Ðược hơn nửa năm, chúng tôi một số bị chuyển tới xã Dương quỳ, huyện Văn bàn, tỉnh Hoàng liên sơn. Ở đây, cư dân đa số là người Tày, người Thái, người Mán, người Mèo sống biệt lập quê mùa giữa rừng núi hoang vu. Những người “học tập cải tạo” bây giờ nhẹ hều như những bóng ma trơi đói rách lang thang, đã có nhiều người chết. Tôi lại nhớ nhiều đến hai anh Châu và anh Ðinh công Huệ. Anh Châu, tôi không nhớ họ là gì, chỉ biết là người Cần thơ, Ðại úy của Sư đoàn 21 Bộ binh. Anh Huệ là Ðại úy Cảnh sát, Trưởng cuộc CSQG Khổng tử Chợ lớn. Hai anh đó chết, tôi có đi chôn, đến bây giờ tôi vẫn không quên địa điểm mộ chí. Một nơi, đi theo con đường ngang trước mặt tru sở UBND xã Dương quỳ và đi dọc theo con suối lớn Nậm Chăn có cây cầu treo bắc qua bản làng người Thái bên kia. Nơi chôn là một khoảng đất trống cô liêu có sẳn nhiều nấm mộ cỏ hoang chưa kịp mọc lên, nằm phía tay trái. Một nấm mồ bé nhỏ, thấp lè tè được đắp lên vội vàng, đơn sơ, heo hút với khúc gổ ghi tên họ và chùm hoa rừng sơn dã vô danh cắm phía trên đầu. Chúng tôi, có ai mà không đỏ hoe cặp mắt và lòng bùi ngùi lững thững ra về.
Nghe nói, bọn tù chúng tôi lên đây theo kế hoạch làm một con đường chiến lược qua Lào. Hằng ngày cũng như ở Yên bái một năm trước đó, chúng tôi làm rẫy, làm ruộng, đi rừng chặt vầu, chặt giang, chặt nứa, đốn gổ…., xây dựng trại tù. Vầu ở đây là loại vầu đắng mọc hoang trong rừng thiếu ánh sáng, rất cao, rất to không có trong Nam. Cây có thể to gần 2 tấc đường kính phía dưới gốc và dài tới 20, 25 thước. Măng vầu mập mạp, to lớn và rất đắng, vài anh em xắn vài mụt cắc ca cắc củm đem về trại, lại phải bỏ đi. Ở đây, làm sao tôi quên cho được những người bạn của tôi bị cả chục nhóc con “bộ đội” vây quanh đánh hội đồng sống dở chết dở. Trong số đó, một đứa Võ văn Sơn đã chết ở Houston, Texas cách đây vài năm, một đứa Huỳnh ngọc Thuận hiện đang ở Orlando, Florida ăn tiền hưu trí và một đứa có danh là Dũng Judo không biết sống chết, ở đâu? Chừng nửa năm sau, chúng lùa người tù chúng tôi leo qua dãy Hoàng liên sơn lên Cổng trời trên ngọn Fansipan về lại trại cũ Liên trại 1, đoàn 776 ở xã Việt hồng. Cổng Trời là tên cai tù Thiếu úy Hồng nói cho biết. Mệt tưởng chết đi được, chúng tôi ai còn đủ trí tuệ biết đó là cổng Trời hay là cổng Diêm vương? Họa chăng, anh em chỉ nghĩ tới những địa danh ma đưa đường quỷ dắt lối treo lủng lẳng cái lưởi hái tử thần như hang Dơi, đồi Cọ, dốc Thằn lằn, suối Nhị tỳ, đỉnh Gió hú, đường Khe núi …Những nơi nầy, mùa mưa nước xuống mà “lao động là vinh quang” thì chết dễ như lật bàn tay. Rất may, bị gãy tay chân thì có, chưa có người chết vì tai nạn, nhưng anh Lộc chết vì bị thủ tiêu trên dốc Cây đa, đường trở về trại 12 với cớ quỷ quái là “bỏ chạy”. Nhiều lần đi ngang qua chợ nhỏ của xã Việt hồng, chúng tôi những người tù trong Nam ra, thấy mà thương cho đồng bào mình ngoài Bắc sao mà khốn khổ đến như thế!? Ngoài chợ, lem nhem vài phụ nữ mua bán toàn các thứ “hạ cám”, có khi thêm 1, 2 con chó con trong thúng bên những chòi tranh xiêu vẹo, ngả nghiêng. Nhiều lần đi ngang qua xóm nhỏ nghèo nàn, thấy người ta bu đông, ồn ào, cuồng nhiệt đang chia chác 1, 2 gói mì Hai tôm “ngon lạ lùng”. Có lần, hai người đàn bà xỉa xói nhau chỉ vì cho là mình bi thiệt thòi trong việc cân đong từng gram bột ngọt của miền Nam đem ra quý như vàng. Một người đàn bà nói tuổi mình là 40 mà nhìn như bà già trên 60 đang lom khom lượm lặt những nhánh cây khoai mì khô về làm củi đốt, cho biết “các con tôi chưa từng no một bữa cơm trắng; chưa bao giờ được ngậm một cây kẹo ngọt”.
Sông Nậm thi huyện Bảo thắng làm ranh giới Việt-Trung
Ðược vài tháng, cuối năm 1977, chúng tôi lại qua sông Hồng di chuyển lên trại Trung ương số 1 Lào cai, nghe rõ tiếng còi xe lửa Phố lu. Từ đây, những người tù “học tập cải tạo” chúng tôi từ “bộ đội” chuyển qua công an “quản lý”’. Nghe nói, trại nằm trong xã Xuân Quang, huyện Bảo thắng. Không biết làm sao lại có Thiếu tướng Văn thành Cao ở chung với chúng tôi lúc nầy? Khoảng hơn 1 tuần, chúng tôi về một trại khác cách đó chừng 3, 4 cây số, không biết tên gọi là gì. Thiếu tướng Văn thành Cao ở lại. Ở đây không thấy bóng dáng người dân, chỉ nhà tù, người tù và công an. Chuyện khổ cực, đói rách, nhục nhã trong nhà tù Việt cộng nói hoài cũng thừa, nhàm chán và cũng được nói nhiều trong những bài viết trước. Tôi, nay chỉ ghi lại vài sự việc đặc biệt từng thời từng trại mà mình đã đi qua. Chúng tôi trong đội Gạch lo đạp đất, đóng gạch, nấu gạch, chất gạch…nặng và mệt chết cha mà bụng thì đói thấy mẹ. Anh Hùng người Quảng trị, Ðại úy Lực lượng Ðặc biệt chết đói ngay tại hiện trường lao động.Tối tối, anh Triết điếc, Ðại úy đơn vị 101 cắt nhỏ từng hột lựu cái bánh để ăn từ từ từng hột một cho lâu hết. Anh Cảnh, Ðại úy An ninh Quân đội bữa nào cũng uống hết một bidon nước cho cái bụng thêm no. Hai ông bạn, Ðại úy Khiếu hữu Ðiển và Ðại úy Võ văn Sơn ăn cả con trùn đất chỉ có đất và đất bùn dính đầy miệng đen thui. Năm sau vào dịp Tết, trong đời tù Việt cộng, chúng tôi được phát mỗi người 1 gói thuốc lá thơm Thủ đô mà mấy nhóc hình sự cho là “cao cấp”. Thường thường, các trại phát thuốc Sapa, Tam đảo, Ðồ sơn, sông Cầu…và có lần Ðiện biên là quá lắm rồi. Chắc đặc biệt, nên mới đầu năm 1979, chúng tôi phải “chạy giặc” về K5 Tân lập, Vĩnh phú? Giặc ở đây là giặc Tàu mà Ðặng tiểu Bình nói là “cho Việt nam một bài học”. Vào ngày 17 tháng 2, Tàu cộng đánh hết các tỉnh biên giới Việt-Trung phía Bắc và Việt nam đánh võ mồn hết lời, cạn cả nước miếng, khô cả nước bọt. Ở đây, tôi và người bạn thân thiết, Ðại úy Ðơn vị 101 Nguyễn minh Chánh giả bệnh “trây lười lao động”, nằm nhà cả nửa năm trong đội Bệnh tật. Nếu không “trây lười lao động” chắc cũng chết rồi như những anh em trong đội chết từng ngày. Ở đây, chỉ riêng K5 mà thôi, anh em tù “học tập cải tạp” chết nhiều quá. Anh Nguyễn bảo Ngọc, Ðại úy Chiến tranh Chính trị, anh Trần văn Trí, Ðại uý An ninh Quân đội, anh Lê văn Vân, Ðại úy giải ngủ, anh Nguyễn văn Thạc, Ðại úy CSQG….còn nhiều, nhiều nữa không nhớ nổi. Tên trại trưởng, Thiếu tá Nguyễn Thùy miệng ngoài ngọt sớt, nhưng tâm địa gươm dao đến dễ sợ, nuôi sướng những tên trật tự hình sự của cái gọi là Việt nam Dân chủ Cộng hòa Bích, của những người lính Việt nam Cộng hòa như phi công Trung úy Bình, phủ Ðặc ủy Trung ương Tình báo Uyển, Ðại úy Chiến tranh Chính trị Hùng làm cai ngục, cai trị gian ác với anh em của mình một thời chiến hữu.
Tên Hùng chữi bới, đánh nón cối Việt cộng lên đầu anh bạn Nguyễn văn Thanh của tôi vì “quan hệ” với ông già hình sự lấy bo bo ăn đỡ đói. Hơn 1 năm sau, tôi bị “biên chế” qua K1 làm gạch, trồng trà và các loại khoai mì, bí rợ, khoai lang…cũng một đời tù khốn khổ như những năm tháng qua, nhưng có một vài sự kiện đáng nói là anh em bàn tán nhiều về việc sẽ được Mỹ “bốc” đi. Tin tưởng đến mức, có người bảo gia đình đem áo quần, giày dép… cả cà vạt vào trại tù, sợ Mỹ “bốc” đi thình lình. Ngày đó, anh em truyền miệng nhau bài hát Một Chút Quà Cho Quê Hương của Việt Dzũng mà cứ tưởng của Phạm Duy. Cùng nhau hát, cùng nhau nghe, cùng nhau chảy nước mắt “Con gởi về cho cha một manh áo trắng. Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây…”. Những bạn bè ở đây chết, chôn trên đồi le hoe vài bụi sim rừng, đường ra lò gạch nhìn xuống hồ Rái cá, cách trại vài cây số và nằm phía bên tay trái. Gọi là hồ Rái cá vì ở đây có mấy con rái cá màu đen bóng, nhỏ như con chó con lớn, nhanh nhẹn lặn hụp bắt cá. Chúng tôi còn nhớ anh Trần văn Ðàn người Huế, nghe nói là em ruột của Thượng tướng Lê đức Anh của Viêt cộng lúc bấy giờ. Anh là Trung tá Biệt động quân của Quân lực VNCH, làm Trưởng ty CSQG quận IV Sài gòn, bấy giờ là một người trong ban Trật tự trại. Ảnh thường lui tới phòng giam của tôi để coi bói và nói chuyện với các anh Trung tá Hoàn, Trung tá Tường, Trung tá Sum…Không nghe ai chỉ trích anh Ðàn là thứ nầy thứ nọ. Trung tá Hoàn là cựu “Aide-de-Camp” của Tổng thống Ngô đình Diệm; Trung tá Tường là Chánh sở An ninh Quân đội Biệt khu Thủ đô; Trung tá Sum là cựu Chánh sở An ninh Quân đội Vùng I Chiến thuật. Cuối tháng 12 năm 1980, chúng lại đưa chúng tôi vào Thanh phong thuộc huyện Như xuân tỉnh Thanh hóa. Ở đây ăn một cái Tết Tân dậu đầu năm1981 đáng ghi nhớ nhất đời tù của tôi. Chiều đêm Giao thừa, không anh em nào mà không đứng nghiêm chào cờ, hát Quốc ca VNCH. Suốt đêm, anh em đánh thật mạnh bất cứ thứ gì bung lên tiếng động càng to càng tốt và đồng ca rộn ràng, hào hùng những bài hát lính trước 1975. Tên trại trưởng bắt loa kêu đi kêu lại nhiều lần: “Tôi, trại trưởng Trương Bảy yêu cầu các anh cải tạo viên ngừng gây náo loạn”. Sáng ra, không còn ai nói ra tiếng và vài anh bị gọi lên “làm việc”.
Tôi cũng không quên ông Ðại úy CSQG tên Anh đi một “phi vụ”- phi vụ “chôm chỉa” khoai lang- ven rừng. Lượn tới lượn lui làm sao mà trời đã tối um rồi cũng không biết đường về, thật là thất kinh hồn vía. Ảnh kể “Tôi quỳ xuống, chấp hai tay lạy lia lịa và miệng khấn vái lung tung “Xin bà Chúa rừng xanh chỉ con đường về. Con thề trời đất không dám ăn cắp nữa”. Có linh thiêng lắm không, chỉ cách 2 thước sau lưng đó thôi, tôi chỉ việc bước ra vài bước là về, vậy mà tìm cả 5, 6 tiếng đồng hồ không ra?” Anh về được tay không là may, nói gì một bao cát đầy nhóc khoai lang đã “chôm” được của Thiên thì trả lại cho Ðịa là phải rồi? Khoảng 1 tháng sau chúng tôi lại chuyển trai, gồng gánh, xách mang như những bóng ma đói vất vưởng đi gần cả một ngày trời qua Bãi trành, qua những gập ghềnh núi đồi cheo leo mà vào trại giam Thanh lâm cũng nằm trong địa hạt huyện Như xuân. Ðược biết, bọn Việt cộng định đưa chúng tôi vào đây để làm nông trường sản xuất trà mà dân ở đây gọi là chè. Chúng tôi sẽ là những công nhân, loại công nhân tù trọn đời sống chết với ông Giám đốc tù hữu danh vô thực Nguyễn hữu Có, cựu Trung tướng, cựu Phó Thủ tướng, cựu Bộ trưỏng Quốc phòng nước VNCH. Cái khắc nghiệt ở đây là ngọn gió Lào thổi hướng Tây-Nam từ Thái lan, từ Lào thốc qua, mang theo sức nóng cháy da 40 đến 42 độ C. Xa xa bên kia hàng rào, những người tù hình sự nằm, ngồi trần truồng, tong teo, tật bệnh, ghẻ lở…ngày nào cũng có 1, 2 người chết. Trại nằm trên một con đường đất đá độc đạo âm u dẫn qua bản làng người Thái nằm hun hút cuối rừng. Người tù trong Nam ra đây mới biết “mắm moi” tù ăn là như thế nào. Cũng là một thứ mắm làm bằng con tép biển mà trong Nam gọi là “mắm ruốc”, ngoài Bắc là “mắm tôm” thì ở đây là “mắm moi”. Mắm moi chúng tôi được cho ăn chẳng thấy đâu tép, ruốc, tôm, moi …mà sền sệt toàn xác trùn đất và ruồi xanh quyện thành một màu đen ngòm hôi thúi, đáng sợ. Ở đây chừng 1 năm 3 tháng với núi đá vôi, rừng gổ lim, sơn lâm chướng khí…và vợ đi lấy chồng khác, tôi vẫn còn sống. Chúng tôi cuối tháng Tư năm 1982 lên xe lửa “tàu Thống nhất” vào Dầu dây, vào trại Z 30C Hàm tân. Vào được trong Nam, ai cũng nghĩ, vậy là “anh không chết đâu em”. Không phải như khi qua phà Âu lâu ở sông Hồng năm 1976, ông già lái phà cho biết: “Hơn 50 năm đưa người tù qua phà, tôi chưa thấy một ai trở lại”. Về đây gần nhà quê tôi Phan thiết mà một lần ở rừng Lá năm 1971, tôi rất may không bị mấy tên tép riêu “Mặt trận Giải phóng Miền nam” bắt thủ tiêu. Không bắt thủ tiêu vì đang tuyên truyền chính trị cho Hiệp định Paris? Ở đây, rừng lá buông đã mỏng đi nhiều; những con dông rượt chạy trên cát nóng cháy buổi trưa; ngọn núi Mây tàu xa xa; những luống khoai mì, khoai lang, đậu phụng cằn cỗi…làm tôi nhớ nhà chi lạ. Ba má tôi, các con tôi, bà con hàng xóm…bây giờ sao nhỉ? Tù “học tập cải tạo” càng về sau nầy càng đỡ khắc nghiệt hơn những năm tháng đầu. Khi có “chế độ thăm nuôi”, anh em biết mình sẽ ở tù lâu lắm, nhưng chắc chắn không sợ bị chết đói. Có điều, trong trại tù đã sản sinh ra giai cấp giàu, nghèo! Vài anh em được “thăm nuôi” nhiều thì ra vẻ ta đây. Vài anh em chưa từng được một lần nhận “quà” hay thân nhân “thăm nuôi” thì coi như “con bà sœur” chịu phận nghèo hèn. Tôi “con bà sœur” những năm tù ngoài Bắc, bị bạn bè coi thường là tự nhiên, ngay cả những người bạn đồng khóa thân thiện hồi nào. Ngày 24 tháng 4 năm 1984 được thả, tính ra cũng mất gần 9 năm trời lao lý, tôi về Sài gòn với 1 năm “quản chế” không có quyền công dân và hằng tuần đem “sổ trình diện” lên Công an Phường “báo cáo”. Sài gòn đã đổi tên là Hồ chí minh nghèo xơ xác! Sài gòn mất tên, nhiều đêm không có điện, tối tăm! Người ta vượt biên tìm lẻ sống trong cái chết thập phần! Nói gì “ngụy quân”, “ngụy quyền” đạp xích lô, kéo xe kéo, ngồi bán giấy số, làm thuê làm mướn, “bốc xếp”, đi xe thồ, thổi kèn đám ma, chạy xe ôm, nội trợ thay vợ… đủ việc tay chân hạ cấp làm sao kể ra cho hết. Cùng khổ, thấp thỏm qua ngày sự sống, chưa chết đói đã là may! Hóa ra, họ đã “giải phóng” người Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam ngoài Bắc mà đem cái sự đời “bần cùng hóa nhân dân” vào gieo rắc trong Nam làm thụt lùi văn minh cả hằng nửa thế kỷ!?
Nhà ở thành phố Kansas City mùa Ðông tuyết phủ
Tháng 11 năm 1992 là HO 14, gia đình tôi 7 người qua Mỹ, định cư tại thành phố Kansas, tiểu bang Missouri cho đến nay cũng gần 22 năm. Các con, 4 đứa đã lập gia đình, ở riêng. Trai cả 4 con ở Mansfield, Texas; gái kế 1 con ở Orlando, Florida; trai thứ 4 con và gái thứ 1 con xa nhà 15 phút lái xe, và một trai út vừa làm vừa học lấy văn bằng MBA, chưa gia đình, đang ở chung. Nếu còn ở Việt nam, tôi không biết các con của mình sẽ như thế nào dù trước khi qua đây, mấy đứa lớn đã có “Trung học Phổ thông” là Tú tài II rồi và 2 đứa sau, một mới 7 tuổi và một mới 5 tuổi. Chỉ ở Mỹ, các con tôi đi học từ Mẫu giáo tới Ðại học đã không tốn tiền học lại còn đem tiền về cho cha mẹ xài. Mấy năm Ðại học, sau khi đã đóng hết các chi phí về học hành, mỗi một “semester” 2 đứa nhỏ mỗi đứa đưa cho cha mẹ có khi 4 ngàn, có khi 5 ngàn đô la. Chuyện nầy tôi có nói với vài người bạn ngay tại nước Mỹ, nhiều ông nhiều bà cũng không tin, mà làm sao tin cho được? Thời Trung học, các cháu 18 tuổi trở xuống, đã chịu khó đứng bán hàng ở “City market” 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật, không phải kiếm tiền để xài mà kiếm tiền đưa ba má làm gì thì làm. Cũng may, tụi nhỏ học cũng khá nên nhận được mấy cái “National Foreign Language Award”, “Leadership Award”, “ HSSMTI Award”, “National Honor Society”, “FFA Oral Contest Winner”, “NE Alumni Oral Winner”,…Hai cái sau thi như thi hùng biện, thắng và được thưởng 1,000 đô la, nhưng “con chỉ lấy 50 đô thôi”.
Ðứa con gái ra trường Trung học đứng nhất, làm Valedictorian đọc diễn văn mãn khóa. Ðứa con trai ham chơi “soccer”, “football” cũng đứng thứ 3 trong hằng trăm sinh viên 4 năm Ðại học. Vợ chồng tôi có hỏi 2 đứa, “sao các con không học Bác sĩ, Kỹ sư” thì được nghe trả lời “con không thích”. Có lẻ dính dáng máu me di truyền buôn bán “phi thương bất phú” của mẹ, của giòng họ bên ngoại chăng? Tôi viết ra đây không cốt để khoe khoang, mà có gì đâu, có hơn ai đâu để mà khoe khoang, nhưng cốt nói ra một điều rằng những tên cầm đầu cái nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa hay Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam đã u mê đối xử con cái của những người bị gán tên là “ngụy quân, ngụy quyền” một cách tàn nhẫn là đuổi không cho học, cấm không cho học. Cốt để cho những kẻ có chức có quyền ít học, bất tài quen thói “đốt đuốc soi rừng” thấy cái văn minh, chuộng nhân tài như thế nào của người ta mà biết cúi đầu khâm phục để sửa sai. Cũng để một phần cám ơn đất nước Hoa kỳ, nơi dung thân của người Việt tỵ nạn bọn Cộng sản vô tài bất nhân có nhiều cơ hội cho con cháu chúng ta sống đời đáng sống hơn chúng ta không may có một thời oan trái dưới chế độ kỳ quái, man rơ nhất của lịch sử loài người.
Tôi nghĩ, là người miền Nam Việt nam không ai không có nỗi lòng ngày 30 tháng 4, ngày Việt cộng hàm hồ đặt tên là “ngày giải phóng” và biến Thủ đô Sài gòn thân yêu của chúng ta ra cái gọi là thành phố Hồ chí Minh, cái tên Hồ chí Minh láu cá, lưu manh. Dù trong hoàn cảnh nghiệt ngả của chiến tranh do bọn Việt cộng Bắc việt gieo rắc khắp núi rừng, thành phố, hang cùng, ngõ hẹp…, nhưng chúng ta từ Vĩ tuyến 17 trở vào vẫn sống đời hạnh phúc, tự do, văn minh, sang giàu gấp trăm, gấp ngàn lần cái gọi là nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa hay Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam. Có “ngày giải phóng”, người ta khắp nước mới thấy rõ cái mặt thật ác độc, dã nhân, dã thú của bọn Việt cộng mang chủ thuyết Cộng sản hão tưởng gieo tang thương lên đầu lên cổ người Việt nam hai miền Nam, Bắc cả 2/3 thời gian thế kỷ 100 năm. Việt cộng tới đâu, ở đó người dân hoảng khiếp, bỏ hết tất cả chạy lấy thân. Năm 1954, gần 1 triệu người bỏ Bắc vào Nam. Ngày gọi là “giải phóng” người ta hơn một triệu người thà chịu chết trên biển, trong rừng, nhưng nhứt quyết không chịu sống chung với Việt cộng. Bởi vì, dưới chế độ Cộng sản dù Cộng sản Tàu, Nga và nhất là Việt, ai ai cũng biết một điều là chết chóc, cùng khổ…như đức Ðạt lai Lạt ma đã nói “The Communists are wild weeds that sprawl on the devastation of war”, tạm dịch “Cộng sản là loài cỏ dại mọc ngổn ngang trên hoang tàn của chiến tranh”. Ai không nhớ lại “Cải cách ruộng đất”, “Nhân văn giai phẩm”, “Quỳnh lưu nổi dậy”, “Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước”…ngoài Bắc mà cái chết tính tới con số hằng triệu; và trong Nam, ai quên cho được “Têt Mậu thân”, “pháo kích bừa bãi”, “Ngụy quân, Ngụy quyền”, “Học tập cải tạo”. “Ðánh tư sản mại bản”, “Ði kinh tế mới”, “đổi tiền”…làm chết hằng trăm ngàn, hằng trăm ngàn người và khắp nước sống đời nghèo đói cùng cực.!?
Nước Việt nam từ khi lập quốc đến trước “ngày giải phóng” của Việt cộng có bao giờ có một đứa con nít nào đi làm đĩ ngoại quốc hay một người con gái nào xin xỏ làm vợ người ta nơi xứ lạ nước ngoài chỉ vì không có cái ăn, không có cái mặc và không có sự sống!? Sau mấy chục năm cai trị ngoài Bắc, người Bắc khổ; sau mấy chục năm “giải phóng miền Nam”, người Nam khổ và cả nước cùng khổ!? “Hòn ngọc Viễn đông” Sài gòn trước 1975 lóng lánh long lanh đâu thua gì Bangkok, Seoul, Singapore, Kuala Lumpur, Taiwan…sao bây giờ như ánh đèn leo lét lẹt đẹt đi sau người ta xa lắc xa lơ!? Những nhà viết sử nhận định, sự vắn số của vua Quang trung đã làm cho nước Việt nam chậm tiến 50 năm và sự cai trị của bọn Cộng sản Viện nam đã làm cho nước Việt nam thụt lùi 50 năm tiến bộ, nghĩ đâu có sai chút nào. Chưa nói tới việc dâng đảo Hoàng sa cho Mao trạch Ðông, sự bán đất miền Bắc cho Hồ cẩm Ðào, sự làm ngơ chiếm dần chiếm mòn biển Ðông tới đảo Trường sa cho Tập cẩm Bình, sự cho cư trú trong nước hằng chục ngàn, hằng chục ngàn bọn Tàu của cái thứ cõng rắn cắn gà nhà Trương tấn Sang, Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn phú Trọng, Nguyễn sinh Hùng và bè lũ… , giao hết tiềm năng kinh tế cho bọn quan thầy Trung quốc…thì làm sao không nói Việt cộng là thứ bán nước!? Ai cũng thấy, sở dĩ Cộng sản Việt nam mà gọi tóm tắt là VC lớn mạnh được và tồn tại được là nhờ vào sự tuyên truyền mị dân, sự bưng bít, sự toàn trị, sự độc ác, sự khiếp sợ của người dân…Bây giờ, những thứ đó ngày một ít hiệu lực đi rồi, huống gì ngày nay mạng lưới thông tin toàn cầu có gì mà dấu nhẹm bức màn sắt như xưa, thì sự tồn tại của cái gọi là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam chắc chắn không còn lâu và hạng người mang nhãn hiệu đảng viên đảng Cộng sản giết người cướp của sẽ đền tội trước nhân dân là không tránh khỏi. Chúng ta không muốn sự trả thù, nhưng chúng ta muốn có một nước Việt nam độc lập, phú cường, tự do, giàu mạnh và không nằm trong nanh vuốt của bọn Tàu man chực chờ ngấu nghiến./.
Những người lính Phước long chạy lên Quảng đức
về tới phi trường Biên hoà ngày 12/1/1975
Tôi sống trong đó, tôi thấy ở đó, tôi nghĩ về những gì trong ruột cuộc đời thời buổi oan khiên chất ngất đó mà người anh em miền Bắc tương sát sắt máu người anh em miền Nam một cách cực kỳ tàn độc thấu tới trời cao làm người người đều nguyền rủa: “Ðộc ác thay! Trúc rừng không ghi hết tội; dơ bẩn thay! Nước bể không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất tha cho; ai bảo thần nhân nhịn được” như lời hịch Bình Ngô Ðại Cáo của Nguyễn Trãi chống quân Minh.
Ðầu năm 1975, ông bạn Nguyễn văn Tư, Trưởng ty CSQG tỉnh Phước long đem tàn quân tả tơi và những câu chuyện thương tâm di tản vào thị xã Gia nghĩa, tỉnh Quảng đức tôi đang phục vụ. Chuyện thua trận và mất Phước long thì không tránh khỏi khi mà Chủ lực quân của địch đông gấp nhiều lần, xử dụng nhiều chiến cụ và vũ khí tối tân hơn phía Việt nam Cộng hòa chỉ là những đơn vị Ðịa phương quân và Nghĩa quân cơ hữu; lại nữa, Trung ương ở Sài gòn không nhất quyết giữ cho được. Với chừng 30 ngàn dân và rừng núi hoang vu, Phước long lọt vào tay Cộng quân là khởi đầu của sự mất nước và thiên địa đổi dời là điều chưa ai nghĩ tới, chẳng ai kịp nghĩ ra. Nghe một anh lính Cảnh sát Dã chiến vô cùng xúc động kể về người Ðại đội trưởng của mình bị thương mà phải nằm lại chiến trường, mà phải bị bỏ lại chiến trường, khiến lòng tôi xót xa, ngậm ngùi! “Ðại úy trao cái khăn mouchoir và chiếc nhẫn cưới cho em và nói: “Ðưa cái nầy cho vợ tao”, rồi tiếp: “ Tụi mày chạy đi đi, không thì chết hết. Tao ở lại đây và chết ở đây”. Chung quanh là rừng núi âm u và ai nấy đều nghe rõ tiếng chân địch quân ào ào sát bên. Ðại úy chắc chắn là chết ở đó”. Một sự ra đi vị quốc vong thân như trăm ngàn sự ra đi vị quốc vong thân khác của những người lính Việt nam Cộng hòa thời chinh chiến…nghe sao mà đau đớn lòng!
Thị xã Ban mê thuột bị VC đánh chiếm 13/3/1975
Chiều ngày 8 tháng 3 năm 1975 ở Ninh hòa, tôi bảo “cứ lái xe về Ban mê thuột”, làm tài xế Sơn và 3 anh lính của tôi ngồi đằng sau hoảng hồn, vì chẳng có ai dại dột hay can đảm cách mấy cũng không dám đơn thương độc mã chạy dài trên Quốc lộ 21 qua đèo Phụng hoàng vào chiều tối? Sáng hôm sau từ Ban mê thuột, chúng tôi qua cầu 14 trên sông Sêrêpôk, qua quận Ðức lập, qua căn cứ Núi lửa, Pu bông, Pu prang, qua ngã ba Dakson… về Gia nghĩa bình yên. Chừng 2 giờ khuya, ông anh vợ làm việc ở Quân y viện Ban mê thuột báo cho biết: “Việt cộng đánh Ban mê thuột”. Quyết giữ cách mấy cũng không giữ được, thị xã Ban mê thuột mất theo tỉnh Darlac vào ngày 28 tháng 3 năm 1975. Từ đó, các tỉnh miền Duyên hải cũng như các tỉnh vùng Cao nguyên bỏ chạy nhiều hơn đánh nhau với Việt cộng mà lần lượt mất vào tay quân đội Bắc việt. Mất vào tay quân Bắc việt kéo theo biết bao xương tan thịt nát, máu, nước mắt và nỗi đoạn trường, không bút mực nào tả cho cùng và người người cũng không thể kể ra cho hết! Ngay tỉnh Quảng đức của tôi còn thái bình thịnh trị thì đài BBC đã hão huyền loan tin quân đội Bắc việt tràn ngập. Ðồng bào nhốn nháo tìm đường chạy. Mục sự Hồ hiếu Hạ dắt tín đồ tìm đường chạy đi rồi chạy về. Ðại tá Tỉnh trưởng Phạm văn Nghìn lấy trực thăng tìm đường chạy và chạy đi luôn. Sáng ngày 23 tháng 3 năm 1975, Tiểu khu hội họp, bày kế hô hoán “bị quân đội Bắc việt tấn công” để tìm đường chạy. Và tôi không phải thần thánh, dù chưa đụng trận, chưa nghe tiếng súng nào của địch cũng phải chạy, chạy lấy thân với lính của mình. Chạy là thấy người chết giữa đường bỏ lại đó, thấy hỗn loạn thế nào, thấy kinh hoàng làm sao được gọi là di tản. Người ta sợ cũng phải. Quảng đức nhỏ chưa hơn 6 ngàn cây số vuông và dân số chỉ một nhúm người chừng 50 ngàn. Các tỉnh Darlac ở Ðông bắc, Tuyên đức ở chính Ðông, Lâm đồng ở chính Nam, Phước long ở Tây nam và Mondol Kiri của Combodge ở chínhTây đã bao Quảng đức ở giữa thì nghĩ cho cùng, Việt cộng không cần đánh cũng “bất chiến tự nhiên thành” là điều chắc chắn. Ðến Bảo lộc của Lâm đồng, cảnh tượng quân, dân, cán, chính chộn rộn, bát nháo không khác gì Gia nghĩa của Quảng đức dù tứ phía vẫn yên ổn, êm ru. Họ cũng tìm đường chạy, chạy bỏ thành phố, chạy cho Việt cộng bước vào mà gọi là “giải phóng”. Chúng tôi mấy người được ông Ðại úy Ðại đội trưởng CSDC Hồ Hối chứa chấp, cho ở, cho ăn; ông bạn Ðại úy Chỉ huy trưởng CSQG quận Di linh Phạm viết Từ cho10 ngàn đồng, nhưng tôi không nhận. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, bây giờ đã gần 40 năm rồi, tôi vẫn nhớ, không quên. Xin cám ơn hai ông bạn vàng. Về Nha trang chưa yên vài giấc ngủ đêm thì thành phố như ong vỡ tổ, hoảng loạn, kinh hoàng…đạp nhau trên xác chết tìm đường mà chạy mà chẳng biết chạy đi đâu!? Người ta sợ, không sợ cái chiến tranh chưa tới thành phố, nhưng sợ nỗi sợ “Việt cộng nó vào tàn sát dã man”.
Chiều ngày 2 tháng 4 năm 1975, khó khăn trăm điều sống chết, chúng tôi hằng ngàn, hằng ngàn người mới xuống được Ðập đá vào khuya. Họ đã phải dẫm đạp trên hằng trăm tử thi chết từ mấy ngày hôm trước chưa kịp chôn mới tới gần tàu Hải quân Việt nam Cộng hòa chờ ở đó. Nhiều người nhảy lên được tàu, nhiều người rớt tõm xuống biển và cũng biết bao nhiêu người làm thây lót đường di tản cho người chạy giặc. Những tử thi ở đây là xác những người chết trên những chiếc xà lan kéo ngoài Ðà nẳng vào, được bọc trong những túi nylon của mấy ngày trước chưa kịp chôn cất mà cũng chẳng có ai chôn cất lúc nầy. Thành phố Nha trang mấy ngày nầy trong cơn sốt nặng, ai chết mặc ai, ai lo cho ai nguời chết!? Thống thiết xiết kể! Lênh đênh 2 đêm 2 ngày trên biển rộng mênh mông, đói ăn, khát nước, hãi hùng nỗi sống chết…với bao nhiêu là lời kinh cầu, vái van thiên địa…may về được Cát lái chiều ngày 4 tháng 4 năm 1975. Về tới nhà trong con hẻm Trần quang Khải ở Tân định, cha con, vợ chồng gặp nhau mới biết mình còn sống qua cơn phong ba đất trời. Chiến tranh lò mò về khắp nơi quanh Sài gòn đe dọa sự mất nước kề bên với nỗi kinh tởm ghê sợ và sự khiếp đảm kinh hồn con người dã tâm Cộng sản Việt nam. Người ta tìm đủ mọi cách, mọi điều, mọi thứ…để chạy trốn bán mạng như ở Gia nghĩa, ở Bảo lộc, ở Nha trang tôi đã sống qua. Hằng ngày trên con đường Thống nhất, nơi tôi làm việc mấy ngày sau cùng, tôi thấy người ta hớt ha hớt hãi bồng bế nhau, dắt dìu nhau, tranh giành nhau, xô đẩy nhau…đầy nước mắt và sự chết chóc để được chạy vào tòa Ðại sứ Hoa kỳ mà chạy qua Mỹ. Ngày 29 tháng 4 năm 1975, ầm ầm suốt ngày cho đến đêm, tiếng máy bay đủ loại dọc ngang trên bầu trời để mang người bỏ nước ra đi tìm con đường sống. Hôm sau, 30 tháng 4 năm 1975, Tổng thống Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Sài gòn, khắp đường đầy người ăn mừng cũng có, để tang cũng có, lo âu cũng có, kinh hoàng cũng có, tò mò cũng có, tìm đường “phục quốc” cũng có và tất nhiên đầy dẫy những con người đốt đuốc soi rừng “cháu ngoan bác Hồ” huyênh hoang…mở đầu thời kỳ tối tăm và oan khiên của đất nước. Lợi dụng nỗi kinh hãi của người miền Nam ghê tỡm bản chất phi nhân, vô đạo của đoàn quân thắng cuộc miền Bắc, ngụy quyền Việt nam Dân chủ Cộng hòa rồi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam cho đàn con cháu đói khát, bất nhân của nó lũ lượt từ Bắc ào ào vào Nam tự tung tự tác đi giựt nhà người ta, đi cướp của người ta, đi lấy vợ con người ta…qua những hình thức trí trá “tàn dư Mỹ-Ngụy”, “đánh tư sản mại bản”, “quản lý thị trường”, “cải tạo công thương nghiệp”, “học tập cải tạo”, “kinh tế mới”, “nạn kiều”, “đổi tiền”, “ vượt biên bán chính thức” mà cứ lải nhải là “giải phóng”. Hai vợ chồng tôi ở lô C, cư xá Thanh đa với 3 đứa con. Căn nhà ở lô C nầy là một trong những căn nhà mới tinh, chưa người ở. Tôi làm theo vài anh em bạn, đến đây bẻ khóa, đem gia đình vào cư trú mà thành căn nhà của mình luôn.
Tôi đóng một cái sạp nhỏ đặt ở chợ, để bà vợ không quen nghề, bán những thứ thực dụng hằng ngày cho cư dân quanh quẩn. Tôi theo ông anh bà con khi thì vào Chợ lớn lúc thì ra chợ Bến thành mua đi bán lại thuốc lá các loại. Bạn bè tôi, những người vốn dĩ bị chê là “Ngụy quân, Ngụy quyền” tôi thấy khắp nơi, làm đủ thứ lặt vặt không biết gọi nghề gì cho đúng để kiếm sống. Có người đứng bán vài chai rượu Tây, áo quần, giầy dép, đồ dùng trong nhà; có người chạy tới chạy lui nơi chợ Cũ bán buôn đồng hồ giả hơn là thiệt kiếm chút tiền con con ăn xỗi ở thì; có người lầm lầm lì lì đạp xích lô, kéo xe kéo không thèm nhìn ai; có người ráng hết sức khuân vác trên vai, trên lưng những thứ nặng cả trăm ký lô gọi là “bốc xếp”; có người ngồi bán dụng cụ xe đạp bên lề đường hay chạy hàng thuốc Tây chỗ nầy chỗ nọ … Ðủ trăm cách, đủ ngàn kiểu làm sao kể cho hết và nói cho cùng nỗi đắng cay người miền Nam chịu đựng sự cai trị tán tận lương tâm của người miền Bắc! Họ đành đoạn làm tay sai cho Tàu, cho Nga miễn là thắng cho được người miền Nam văn minh, phồn vinh bị Ðồng minh phản bội mà tròng vào cổ họ cái thứ Xã hội Chủ nghĩa không tưởng Cộng sản âm u kỳ quái, nghèo xơ nghèo xác!
Lệnh buộc những “Ngụy quân, Ngụy quyền” phải đi “học tập cải tạo” của cái gọi là Ban An ninh Nội Chính thuộc Ủy ban Quân quản Sài gòn-Gia định do Cao đăng Chiếm ký, tôi trình diện ở trường Trung học Pétrus Ký để bắt đầu cuộc đời lao lý ngất ngư đời tù Cộng sản. Khoảng một tuần, chúng chuyển và giam chúng tôi vào nơi ngày xưa gọi là Trung tâm Cải huấn Tân hiệp Biên hòa nhốt những cán binh Việt cộng để bắt đầu “nhồi sọ”. Khoảng nửa tháng sau, chúng tôi bị lùa qua khu trại An dưỡng Biên hòa, nơi ngày xưa an dưỡng những người lính VNCH được “trao trả tù binh” về năm 1973. Ở đây có 3 khu A, B và C. Tôi ở khu B, nơi Ðại úy Vĩnh Mỹ tức nhạc sĩ Minh Kỳ, Ðại úy Ðinh ngọc Lễ chết và Ðại úy Ung văn Giàu bị cưa chân vì lựu đạn tụi cán bộ trại mưu giết. Vì là vòng đai an ninh phi trường Biên hòa trước đây, những anh em “lao động vinh quang” ngày nào cũng có người, không chết thì cũng bị thương. Thảm cảnh thịt nát, xương tan, máu và nước mắt không ngày nào không có. Những người tù được gán cho danh phận “học tập cải tạo” bị sỉ nhục thường xuyên, bị cho ăn cầm chừng sự sống, để cho áo quần tả tơi không khác người ăn mày lăn lóc nơi đầu đường xó chợ. Mùa Ðông năm đó 1975 năm Ất mão, trời làm sao mà lạnh buốt cả da thịt. Tôi lên suyễn thường xuyên mà tưởng sẽ không thọ tuổi đời một người. Cũng may, có anh bạn Nguyễn văn Thanh, em của đức Hồng y Nguyễn văn Thuận ở cùng “lán” cho bơm Ventolin, không thì không biết thế nào! Anh Thanh vượt trại và bị bắt với cha Tuyên úy Công giáo trường Bộ binh Thủ đức. Hai người bị đánh đập mềm xương và bị nhốt Conex. Ðến hạ tuần tháng 6 năm 1976, chiếc tàu Hải quân của quân đội Bắc việt chuyển chúng tôi ra Bắc, đi xe lửa lên Yên bái, qua phà Âu lâu trên sông Hồng đến xã Việt hồng thuộc huyện Trấn yên bằng xe hơi Molotova. Ðâp vào mắt chúng tôi trước hết là hình ảnh khốn cùng của những con người và khung cảnh miền Bắc. Ngườì ta cày thay trâu bò. Mấy đứa nhỏ áo quần tơi tả ngồi chơi bên những ngôi nhà giang nứa nhỏ bé, nghèo nàn, ọp ẹp. Những con trâu ốm o, lừ đừ đang dò tìm cỏ ăn trong những thửa ruộng khô cằn. Một vài tráng niên còm cõi, trên đầu chiếc “nón cối bộ đội” bung vành, nặng nề đạp chiếc xe đạp cà tàng, cũ kỹ trên con đường dốc đồi đất đá…Mới một tuần đầu đã có mấy người chết vì sốt vàng da, vì cây đè, cây đâm và những ngày tháng sau đó, nhiều người chết vì đói ăn, vì kiết lỵ, vì vượt trại, vì tai nạn lao động…làm cho những người tù “học tập cải tạo” trong Nam ra, nghĩ rằng mình chắc bỏ xác nơi đất Bắc oan khiên nầy! Ai ai cũng buồn đứt ruột, nát gan. Biết làm sao?!
Suối Nậm Chăn nơi những người tù tắm giặt hằng ngày
Tù Việt cộng ở trong Nam hay ở ngoài Bắc, đâu đâu cũng đói, khổ, rách rưới như nhau. Một năm ở Biên hòa, bữa ăn của chúng tôi thường là một chén cơm lưng, nấu “gạo Trường sơn”, là thứ gạo mục, nát dấu trong rừng thời chiến tranh. Ăn rồi, bụng dạ cứ thở than như chưa ăn. Một năm ăn “gạo Trường sơn” ở đây, ai ai cũng bị phù thũng, đi không muốn nổi.Ở Bắc, gần như quanh năm, tù “học tập cải tạo” ăn cũng đâu thấm thía gì cái bụng sắn với sắn đủ loại: sắn tươi, sắn khô, sắn duôi…và sắn nướng, sắn lùi, sắn luộc, sắn sống “cải thiện” thêm. Ðược hơn nửa năm, chúng tôi một số bị chuyển tới xã Dương quỳ, huyện Văn bàn, tỉnh Hoàng liên sơn. Ở đây, cư dân đa số là người Tày, người Thái, người Mán, người Mèo sống biệt lập quê mùa giữa rừng núi hoang vu. Những người “học tập cải tạo” bây giờ nhẹ hều như những bóng ma trơi đói rách lang thang, đã có nhiều người chết. Tôi lại nhớ nhiều đến hai anh Châu và anh Ðinh công Huệ. Anh Châu, tôi không nhớ họ là gì, chỉ biết là người Cần thơ, Ðại úy của Sư đoàn 21 Bộ binh. Anh Huệ là Ðại úy Cảnh sát, Trưởng cuộc CSQG Khổng tử Chợ lớn. Hai anh đó chết, tôi có đi chôn, đến bây giờ tôi vẫn không quên địa điểm mộ chí. Một nơi, đi theo con đường ngang trước mặt tru sở UBND xã Dương quỳ và đi dọc theo con suối lớn Nậm Chăn có cây cầu treo bắc qua bản làng người Thái bên kia. Nơi chôn là một khoảng đất trống cô liêu có sẳn nhiều nấm mộ cỏ hoang chưa kịp mọc lên, nằm phía tay trái. Một nấm mồ bé nhỏ, thấp lè tè được đắp lên vội vàng, đơn sơ, heo hút với khúc gổ ghi tên họ và chùm hoa rừng sơn dã vô danh cắm phía trên đầu. Chúng tôi, có ai mà không đỏ hoe cặp mắt và lòng bùi ngùi lững thững ra về.
Nghe nói, bọn tù chúng tôi lên đây theo kế hoạch làm một con đường chiến lược qua Lào. Hằng ngày cũng như ở Yên bái một năm trước đó, chúng tôi làm rẫy, làm ruộng, đi rừng chặt vầu, chặt giang, chặt nứa, đốn gổ…., xây dựng trại tù. Vầu ở đây là loại vầu đắng mọc hoang trong rừng thiếu ánh sáng, rất cao, rất to không có trong Nam. Cây có thể to gần 2 tấc đường kính phía dưới gốc và dài tới 20, 25 thước. Măng vầu mập mạp, to lớn và rất đắng, vài anh em xắn vài mụt cắc ca cắc củm đem về trại, lại phải bỏ đi. Ở đây, làm sao tôi quên cho được những người bạn của tôi bị cả chục nhóc con “bộ đội” vây quanh đánh hội đồng sống dở chết dở. Trong số đó, một đứa Võ văn Sơn đã chết ở Houston, Texas cách đây vài năm, một đứa Huỳnh ngọc Thuận hiện đang ở Orlando, Florida ăn tiền hưu trí và một đứa có danh là Dũng Judo không biết sống chết, ở đâu? Chừng nửa năm sau, chúng lùa người tù chúng tôi leo qua dãy Hoàng liên sơn lên Cổng trời trên ngọn Fansipan về lại trại cũ Liên trại 1, đoàn 776 ở xã Việt hồng. Cổng Trời là tên cai tù Thiếu úy Hồng nói cho biết. Mệt tưởng chết đi được, chúng tôi ai còn đủ trí tuệ biết đó là cổng Trời hay là cổng Diêm vương? Họa chăng, anh em chỉ nghĩ tới những địa danh ma đưa đường quỷ dắt lối treo lủng lẳng cái lưởi hái tử thần như hang Dơi, đồi Cọ, dốc Thằn lằn, suối Nhị tỳ, đỉnh Gió hú, đường Khe núi …Những nơi nầy, mùa mưa nước xuống mà “lao động là vinh quang” thì chết dễ như lật bàn tay. Rất may, bị gãy tay chân thì có, chưa có người chết vì tai nạn, nhưng anh Lộc chết vì bị thủ tiêu trên dốc Cây đa, đường trở về trại 12 với cớ quỷ quái là “bỏ chạy”. Nhiều lần đi ngang qua chợ nhỏ của xã Việt hồng, chúng tôi những người tù trong Nam ra, thấy mà thương cho đồng bào mình ngoài Bắc sao mà khốn khổ đến như thế!? Ngoài chợ, lem nhem vài phụ nữ mua bán toàn các thứ “hạ cám”, có khi thêm 1, 2 con chó con trong thúng bên những chòi tranh xiêu vẹo, ngả nghiêng. Nhiều lần đi ngang qua xóm nhỏ nghèo nàn, thấy người ta bu đông, ồn ào, cuồng nhiệt đang chia chác 1, 2 gói mì Hai tôm “ngon lạ lùng”. Có lần, hai người đàn bà xỉa xói nhau chỉ vì cho là mình bi thiệt thòi trong việc cân đong từng gram bột ngọt của miền Nam đem ra quý như vàng. Một người đàn bà nói tuổi mình là 40 mà nhìn như bà già trên 60 đang lom khom lượm lặt những nhánh cây khoai mì khô về làm củi đốt, cho biết “các con tôi chưa từng no một bữa cơm trắng; chưa bao giờ được ngậm một cây kẹo ngọt”.
Sông Nậm thi huyện Bảo thắng làm ranh giới Việt-Trung
Ðược vài tháng, cuối năm 1977, chúng tôi lại qua sông Hồng di chuyển lên trại Trung ương số 1 Lào cai, nghe rõ tiếng còi xe lửa Phố lu. Từ đây, những người tù “học tập cải tạo” chúng tôi từ “bộ đội” chuyển qua công an “quản lý”’. Nghe nói, trại nằm trong xã Xuân Quang, huyện Bảo thắng. Không biết làm sao lại có Thiếu tướng Văn thành Cao ở chung với chúng tôi lúc nầy? Khoảng hơn 1 tuần, chúng tôi về một trại khác cách đó chừng 3, 4 cây số, không biết tên gọi là gì. Thiếu tướng Văn thành Cao ở lại. Ở đây không thấy bóng dáng người dân, chỉ nhà tù, người tù và công an. Chuyện khổ cực, đói rách, nhục nhã trong nhà tù Việt cộng nói hoài cũng thừa, nhàm chán và cũng được nói nhiều trong những bài viết trước. Tôi, nay chỉ ghi lại vài sự việc đặc biệt từng thời từng trại mà mình đã đi qua. Chúng tôi trong đội Gạch lo đạp đất, đóng gạch, nấu gạch, chất gạch…nặng và mệt chết cha mà bụng thì đói thấy mẹ. Anh Hùng người Quảng trị, Ðại úy Lực lượng Ðặc biệt chết đói ngay tại hiện trường lao động.Tối tối, anh Triết điếc, Ðại úy đơn vị 101 cắt nhỏ từng hột lựu cái bánh để ăn từ từ từng hột một cho lâu hết. Anh Cảnh, Ðại úy An ninh Quân đội bữa nào cũng uống hết một bidon nước cho cái bụng thêm no. Hai ông bạn, Ðại úy Khiếu hữu Ðiển và Ðại úy Võ văn Sơn ăn cả con trùn đất chỉ có đất và đất bùn dính đầy miệng đen thui. Năm sau vào dịp Tết, trong đời tù Việt cộng, chúng tôi được phát mỗi người 1 gói thuốc lá thơm Thủ đô mà mấy nhóc hình sự cho là “cao cấp”. Thường thường, các trại phát thuốc Sapa, Tam đảo, Ðồ sơn, sông Cầu…và có lần Ðiện biên là quá lắm rồi. Chắc đặc biệt, nên mới đầu năm 1979, chúng tôi phải “chạy giặc” về K5 Tân lập, Vĩnh phú? Giặc ở đây là giặc Tàu mà Ðặng tiểu Bình nói là “cho Việt nam một bài học”. Vào ngày 17 tháng 2, Tàu cộng đánh hết các tỉnh biên giới Việt-Trung phía Bắc và Việt nam đánh võ mồn hết lời, cạn cả nước miếng, khô cả nước bọt. Ở đây, tôi và người bạn thân thiết, Ðại úy Ðơn vị 101 Nguyễn minh Chánh giả bệnh “trây lười lao động”, nằm nhà cả nửa năm trong đội Bệnh tật. Nếu không “trây lười lao động” chắc cũng chết rồi như những anh em trong đội chết từng ngày. Ở đây, chỉ riêng K5 mà thôi, anh em tù “học tập cải tạp” chết nhiều quá. Anh Nguyễn bảo Ngọc, Ðại úy Chiến tranh Chính trị, anh Trần văn Trí, Ðại uý An ninh Quân đội, anh Lê văn Vân, Ðại úy giải ngủ, anh Nguyễn văn Thạc, Ðại úy CSQG….còn nhiều, nhiều nữa không nhớ nổi. Tên trại trưởng, Thiếu tá Nguyễn Thùy miệng ngoài ngọt sớt, nhưng tâm địa gươm dao đến dễ sợ, nuôi sướng những tên trật tự hình sự của cái gọi là Việt nam Dân chủ Cộng hòa Bích, của những người lính Việt nam Cộng hòa như phi công Trung úy Bình, phủ Ðặc ủy Trung ương Tình báo Uyển, Ðại úy Chiến tranh Chính trị Hùng làm cai ngục, cai trị gian ác với anh em của mình một thời chiến hữu.
Tên Hùng chữi bới, đánh nón cối Việt cộng lên đầu anh bạn Nguyễn văn Thanh của tôi vì “quan hệ” với ông già hình sự lấy bo bo ăn đỡ đói. Hơn 1 năm sau, tôi bị “biên chế” qua K1 làm gạch, trồng trà và các loại khoai mì, bí rợ, khoai lang…cũng một đời tù khốn khổ như những năm tháng qua, nhưng có một vài sự kiện đáng nói là anh em bàn tán nhiều về việc sẽ được Mỹ “bốc” đi. Tin tưởng đến mức, có người bảo gia đình đem áo quần, giày dép… cả cà vạt vào trại tù, sợ Mỹ “bốc” đi thình lình. Ngày đó, anh em truyền miệng nhau bài hát Một Chút Quà Cho Quê Hương của Việt Dzũng mà cứ tưởng của Phạm Duy. Cùng nhau hát, cùng nhau nghe, cùng nhau chảy nước mắt “Con gởi về cho cha một manh áo trắng. Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây…”. Những bạn bè ở đây chết, chôn trên đồi le hoe vài bụi sim rừng, đường ra lò gạch nhìn xuống hồ Rái cá, cách trại vài cây số và nằm phía bên tay trái. Gọi là hồ Rái cá vì ở đây có mấy con rái cá màu đen bóng, nhỏ như con chó con lớn, nhanh nhẹn lặn hụp bắt cá. Chúng tôi còn nhớ anh Trần văn Ðàn người Huế, nghe nói là em ruột của Thượng tướng Lê đức Anh của Viêt cộng lúc bấy giờ. Anh là Trung tá Biệt động quân của Quân lực VNCH, làm Trưởng ty CSQG quận IV Sài gòn, bấy giờ là một người trong ban Trật tự trại. Ảnh thường lui tới phòng giam của tôi để coi bói và nói chuyện với các anh Trung tá Hoàn, Trung tá Tường, Trung tá Sum…Không nghe ai chỉ trích anh Ðàn là thứ nầy thứ nọ. Trung tá Hoàn là cựu “Aide-de-Camp” của Tổng thống Ngô đình Diệm; Trung tá Tường là Chánh sở An ninh Quân đội Biệt khu Thủ đô; Trung tá Sum là cựu Chánh sở An ninh Quân đội Vùng I Chiến thuật. Cuối tháng 12 năm 1980, chúng lại đưa chúng tôi vào Thanh phong thuộc huyện Như xuân tỉnh Thanh hóa. Ở đây ăn một cái Tết Tân dậu đầu năm1981 đáng ghi nhớ nhất đời tù của tôi. Chiều đêm Giao thừa, không anh em nào mà không đứng nghiêm chào cờ, hát Quốc ca VNCH. Suốt đêm, anh em đánh thật mạnh bất cứ thứ gì bung lên tiếng động càng to càng tốt và đồng ca rộn ràng, hào hùng những bài hát lính trước 1975. Tên trại trưởng bắt loa kêu đi kêu lại nhiều lần: “Tôi, trại trưởng Trương Bảy yêu cầu các anh cải tạo viên ngừng gây náo loạn”. Sáng ra, không còn ai nói ra tiếng và vài anh bị gọi lên “làm việc”.
Tôi cũng không quên ông Ðại úy CSQG tên Anh đi một “phi vụ”- phi vụ “chôm chỉa” khoai lang- ven rừng. Lượn tới lượn lui làm sao mà trời đã tối um rồi cũng không biết đường về, thật là thất kinh hồn vía. Ảnh kể “Tôi quỳ xuống, chấp hai tay lạy lia lịa và miệng khấn vái lung tung “Xin bà Chúa rừng xanh chỉ con đường về. Con thề trời đất không dám ăn cắp nữa”. Có linh thiêng lắm không, chỉ cách 2 thước sau lưng đó thôi, tôi chỉ việc bước ra vài bước là về, vậy mà tìm cả 5, 6 tiếng đồng hồ không ra?” Anh về được tay không là may, nói gì một bao cát đầy nhóc khoai lang đã “chôm” được của Thiên thì trả lại cho Ðịa là phải rồi? Khoảng 1 tháng sau chúng tôi lại chuyển trai, gồng gánh, xách mang như những bóng ma đói vất vưởng đi gần cả một ngày trời qua Bãi trành, qua những gập ghềnh núi đồi cheo leo mà vào trại giam Thanh lâm cũng nằm trong địa hạt huyện Như xuân. Ðược biết, bọn Việt cộng định đưa chúng tôi vào đây để làm nông trường sản xuất trà mà dân ở đây gọi là chè. Chúng tôi sẽ là những công nhân, loại công nhân tù trọn đời sống chết với ông Giám đốc tù hữu danh vô thực Nguyễn hữu Có, cựu Trung tướng, cựu Phó Thủ tướng, cựu Bộ trưỏng Quốc phòng nước VNCH. Cái khắc nghiệt ở đây là ngọn gió Lào thổi hướng Tây-Nam từ Thái lan, từ Lào thốc qua, mang theo sức nóng cháy da 40 đến 42 độ C. Xa xa bên kia hàng rào, những người tù hình sự nằm, ngồi trần truồng, tong teo, tật bệnh, ghẻ lở…ngày nào cũng có 1, 2 người chết. Trại nằm trên một con đường đất đá độc đạo âm u dẫn qua bản làng người Thái nằm hun hút cuối rừng. Người tù trong Nam ra đây mới biết “mắm moi” tù ăn là như thế nào. Cũng là một thứ mắm làm bằng con tép biển mà trong Nam gọi là “mắm ruốc”, ngoài Bắc là “mắm tôm” thì ở đây là “mắm moi”. Mắm moi chúng tôi được cho ăn chẳng thấy đâu tép, ruốc, tôm, moi …mà sền sệt toàn xác trùn đất và ruồi xanh quyện thành một màu đen ngòm hôi thúi, đáng sợ. Ở đây chừng 1 năm 3 tháng với núi đá vôi, rừng gổ lim, sơn lâm chướng khí…và vợ đi lấy chồng khác, tôi vẫn còn sống. Chúng tôi cuối tháng Tư năm 1982 lên xe lửa “tàu Thống nhất” vào Dầu dây, vào trại Z 30C Hàm tân. Vào được trong Nam, ai cũng nghĩ, vậy là “anh không chết đâu em”. Không phải như khi qua phà Âu lâu ở sông Hồng năm 1976, ông già lái phà cho biết: “Hơn 50 năm đưa người tù qua phà, tôi chưa thấy một ai trở lại”. Về đây gần nhà quê tôi Phan thiết mà một lần ở rừng Lá năm 1971, tôi rất may không bị mấy tên tép riêu “Mặt trận Giải phóng Miền nam” bắt thủ tiêu. Không bắt thủ tiêu vì đang tuyên truyền chính trị cho Hiệp định Paris? Ở đây, rừng lá buông đã mỏng đi nhiều; những con dông rượt chạy trên cát nóng cháy buổi trưa; ngọn núi Mây tàu xa xa; những luống khoai mì, khoai lang, đậu phụng cằn cỗi…làm tôi nhớ nhà chi lạ. Ba má tôi, các con tôi, bà con hàng xóm…bây giờ sao nhỉ? Tù “học tập cải tạo” càng về sau nầy càng đỡ khắc nghiệt hơn những năm tháng đầu. Khi có “chế độ thăm nuôi”, anh em biết mình sẽ ở tù lâu lắm, nhưng chắc chắn không sợ bị chết đói. Có điều, trong trại tù đã sản sinh ra giai cấp giàu, nghèo! Vài anh em được “thăm nuôi” nhiều thì ra vẻ ta đây. Vài anh em chưa từng được một lần nhận “quà” hay thân nhân “thăm nuôi” thì coi như “con bà sœur” chịu phận nghèo hèn. Tôi “con bà sœur” những năm tù ngoài Bắc, bị bạn bè coi thường là tự nhiên, ngay cả những người bạn đồng khóa thân thiện hồi nào. Ngày 24 tháng 4 năm 1984 được thả, tính ra cũng mất gần 9 năm trời lao lý, tôi về Sài gòn với 1 năm “quản chế” không có quyền công dân và hằng tuần đem “sổ trình diện” lên Công an Phường “báo cáo”. Sài gòn đã đổi tên là Hồ chí minh nghèo xơ xác! Sài gòn mất tên, nhiều đêm không có điện, tối tăm! Người ta vượt biên tìm lẻ sống trong cái chết thập phần! Nói gì “ngụy quân”, “ngụy quyền” đạp xích lô, kéo xe kéo, ngồi bán giấy số, làm thuê làm mướn, “bốc xếp”, đi xe thồ, thổi kèn đám ma, chạy xe ôm, nội trợ thay vợ… đủ việc tay chân hạ cấp làm sao kể ra cho hết. Cùng khổ, thấp thỏm qua ngày sự sống, chưa chết đói đã là may! Hóa ra, họ đã “giải phóng” người Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam ngoài Bắc mà đem cái sự đời “bần cùng hóa nhân dân” vào gieo rắc trong Nam làm thụt lùi văn minh cả hằng nửa thế kỷ!?
Nhà ở thành phố Kansas City mùa Ðông tuyết phủ
Tháng 11 năm 1992 là HO 14, gia đình tôi 7 người qua Mỹ, định cư tại thành phố Kansas, tiểu bang Missouri cho đến nay cũng gần 22 năm. Các con, 4 đứa đã lập gia đình, ở riêng. Trai cả 4 con ở Mansfield, Texas; gái kế 1 con ở Orlando, Florida; trai thứ 4 con và gái thứ 1 con xa nhà 15 phút lái xe, và một trai út vừa làm vừa học lấy văn bằng MBA, chưa gia đình, đang ở chung. Nếu còn ở Việt nam, tôi không biết các con của mình sẽ như thế nào dù trước khi qua đây, mấy đứa lớn đã có “Trung học Phổ thông” là Tú tài II rồi và 2 đứa sau, một mới 7 tuổi và một mới 5 tuổi. Chỉ ở Mỹ, các con tôi đi học từ Mẫu giáo tới Ðại học đã không tốn tiền học lại còn đem tiền về cho cha mẹ xài. Mấy năm Ðại học, sau khi đã đóng hết các chi phí về học hành, mỗi một “semester” 2 đứa nhỏ mỗi đứa đưa cho cha mẹ có khi 4 ngàn, có khi 5 ngàn đô la. Chuyện nầy tôi có nói với vài người bạn ngay tại nước Mỹ, nhiều ông nhiều bà cũng không tin, mà làm sao tin cho được? Thời Trung học, các cháu 18 tuổi trở xuống, đã chịu khó đứng bán hàng ở “City market” 2 ngày thứ Bảy và Chủ nhật, không phải kiếm tiền để xài mà kiếm tiền đưa ba má làm gì thì làm. Cũng may, tụi nhỏ học cũng khá nên nhận được mấy cái “National Foreign Language Award”, “Leadership Award”, “ HSSMTI Award”, “National Honor Society”, “FFA Oral Contest Winner”, “NE Alumni Oral Winner”,…Hai cái sau thi như thi hùng biện, thắng và được thưởng 1,000 đô la, nhưng “con chỉ lấy 50 đô thôi”.
Ðứa con gái ra trường Trung học đứng nhất, làm Valedictorian đọc diễn văn mãn khóa. Ðứa con trai ham chơi “soccer”, “football” cũng đứng thứ 3 trong hằng trăm sinh viên 4 năm Ðại học. Vợ chồng tôi có hỏi 2 đứa, “sao các con không học Bác sĩ, Kỹ sư” thì được nghe trả lời “con không thích”. Có lẻ dính dáng máu me di truyền buôn bán “phi thương bất phú” của mẹ, của giòng họ bên ngoại chăng? Tôi viết ra đây không cốt để khoe khoang, mà có gì đâu, có hơn ai đâu để mà khoe khoang, nhưng cốt nói ra một điều rằng những tên cầm đầu cái nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa hay Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam đã u mê đối xử con cái của những người bị gán tên là “ngụy quân, ngụy quyền” một cách tàn nhẫn là đuổi không cho học, cấm không cho học. Cốt để cho những kẻ có chức có quyền ít học, bất tài quen thói “đốt đuốc soi rừng” thấy cái văn minh, chuộng nhân tài như thế nào của người ta mà biết cúi đầu khâm phục để sửa sai. Cũng để một phần cám ơn đất nước Hoa kỳ, nơi dung thân của người Việt tỵ nạn bọn Cộng sản vô tài bất nhân có nhiều cơ hội cho con cháu chúng ta sống đời đáng sống hơn chúng ta không may có một thời oan trái dưới chế độ kỳ quái, man rơ nhất của lịch sử loài người.
Tôi nghĩ, là người miền Nam Việt nam không ai không có nỗi lòng ngày 30 tháng 4, ngày Việt cộng hàm hồ đặt tên là “ngày giải phóng” và biến Thủ đô Sài gòn thân yêu của chúng ta ra cái gọi là thành phố Hồ chí Minh, cái tên Hồ chí Minh láu cá, lưu manh. Dù trong hoàn cảnh nghiệt ngả của chiến tranh do bọn Việt cộng Bắc việt gieo rắc khắp núi rừng, thành phố, hang cùng, ngõ hẹp…, nhưng chúng ta từ Vĩ tuyến 17 trở vào vẫn sống đời hạnh phúc, tự do, văn minh, sang giàu gấp trăm, gấp ngàn lần cái gọi là nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa hay Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam. Có “ngày giải phóng”, người ta khắp nước mới thấy rõ cái mặt thật ác độc, dã nhân, dã thú của bọn Việt cộng mang chủ thuyết Cộng sản hão tưởng gieo tang thương lên đầu lên cổ người Việt nam hai miền Nam, Bắc cả 2/3 thời gian thế kỷ 100 năm. Việt cộng tới đâu, ở đó người dân hoảng khiếp, bỏ hết tất cả chạy lấy thân. Năm 1954, gần 1 triệu người bỏ Bắc vào Nam. Ngày gọi là “giải phóng” người ta hơn một triệu người thà chịu chết trên biển, trong rừng, nhưng nhứt quyết không chịu sống chung với Việt cộng. Bởi vì, dưới chế độ Cộng sản dù Cộng sản Tàu, Nga và nhất là Việt, ai ai cũng biết một điều là chết chóc, cùng khổ…như đức Ðạt lai Lạt ma đã nói “The Communists are wild weeds that sprawl on the devastation of war”, tạm dịch “Cộng sản là loài cỏ dại mọc ngổn ngang trên hoang tàn của chiến tranh”. Ai không nhớ lại “Cải cách ruộng đất”, “Nhân văn giai phẩm”, “Quỳnh lưu nổi dậy”, “Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước”…ngoài Bắc mà cái chết tính tới con số hằng triệu; và trong Nam, ai quên cho được “Têt Mậu thân”, “pháo kích bừa bãi”, “Ngụy quân, Ngụy quyền”, “Học tập cải tạo”. “Ðánh tư sản mại bản”, “Ði kinh tế mới”, “đổi tiền”…làm chết hằng trăm ngàn, hằng trăm ngàn người và khắp nước sống đời nghèo đói cùng cực.!?
Nước Việt nam từ khi lập quốc đến trước “ngày giải phóng” của Việt cộng có bao giờ có một đứa con nít nào đi làm đĩ ngoại quốc hay một người con gái nào xin xỏ làm vợ người ta nơi xứ lạ nước ngoài chỉ vì không có cái ăn, không có cái mặc và không có sự sống!? Sau mấy chục năm cai trị ngoài Bắc, người Bắc khổ; sau mấy chục năm “giải phóng miền Nam”, người Nam khổ và cả nước cùng khổ!? “Hòn ngọc Viễn đông” Sài gòn trước 1975 lóng lánh long lanh đâu thua gì Bangkok, Seoul, Singapore, Kuala Lumpur, Taiwan…sao bây giờ như ánh đèn leo lét lẹt đẹt đi sau người ta xa lắc xa lơ!? Những nhà viết sử nhận định, sự vắn số của vua Quang trung đã làm cho nước Việt nam chậm tiến 50 năm và sự cai trị của bọn Cộng sản Viện nam đã làm cho nước Việt nam thụt lùi 50 năm tiến bộ, nghĩ đâu có sai chút nào. Chưa nói tới việc dâng đảo Hoàng sa cho Mao trạch Ðông, sự bán đất miền Bắc cho Hồ cẩm Ðào, sự làm ngơ chiếm dần chiếm mòn biển Ðông tới đảo Trường sa cho Tập cẩm Bình, sự cho cư trú trong nước hằng chục ngàn, hằng chục ngàn bọn Tàu của cái thứ cõng rắn cắn gà nhà Trương tấn Sang, Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn phú Trọng, Nguyễn sinh Hùng và bè lũ… , giao hết tiềm năng kinh tế cho bọn quan thầy Trung quốc…thì làm sao không nói Việt cộng là thứ bán nước!? Ai cũng thấy, sở dĩ Cộng sản Việt nam mà gọi tóm tắt là VC lớn mạnh được và tồn tại được là nhờ vào sự tuyên truyền mị dân, sự bưng bít, sự toàn trị, sự độc ác, sự khiếp sợ của người dân…Bây giờ, những thứ đó ngày một ít hiệu lực đi rồi, huống gì ngày nay mạng lưới thông tin toàn cầu có gì mà dấu nhẹm bức màn sắt như xưa, thì sự tồn tại của cái gọi là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam chắc chắn không còn lâu và hạng người mang nhãn hiệu đảng viên đảng Cộng sản giết người cướp của sẽ đền tội trước nhân dân là không tránh khỏi. Chúng ta không muốn sự trả thù, nhưng chúng ta muốn có một nước Việt nam độc lập, phú cường, tự do, giàu mạnh và không nằm trong nanh vuốt của bọn Tàu man chực chờ ngấu nghiến./.
Kansas City, Ngày 20 tháng 3 năm 2014
NGUYỄN THỪA BÌNH
hoiquanphidung.com