Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
NGÀY XƯA THÂN ÁI - Việt Nhân.
(HNPĐ) Người ta vẫn nói không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà, vào lúc hoàng hôn cái nỗi buồn tha hương như đẫm hơn như nặng hơn, mấy ai chịu nỗi cái buồn này mà lại đang lúc một mình, cái đơn lẻ nó làm cho ta buốt hơn trong niềm đau.
Phố chiều xứ người, cũng cái nắng hanh vàng hắt hiu đi vào tối, người qua lại trên phố vốn dĩ vắng lại càng vắng hơn, trời cuối tháng hai Cali vài hạt mưa cùng cái se lạnh theo bóng đêm kéo về. Mấy ngày qua những cơn đau vẫn chưa dứt, tôi vào xe đóng cửa ngồi nhìn phố mưa đi vào đêm, một chuyến tàu vụt qua kéo dài tiếng còi, nhớ lại ngày nào bị thương với cái phép trong tay tìm về thành phố, trên một chuyến tàu hoàng hôn. Về lại chốn thân thương cũng là lúc, phố đêm Sàigòn đang trong mưa, lang thang trên phố vắng với vết thưong nơi chân, nhói đau theo từng bước. Đêm nay tôi ngồi đó mà thèm được nghe bản “Chuyến tàu hoàng hôn”, để mong được từng lời hát từng tiếng nhạc, đưa tôi tìm về ngày tháng cũ…
Chuyện đời lắm khi nó là những gì trùng hợp ngẫu nhiên, ngồi ngoài phố xứ người, nhớ lần phép đầu đời lính bị dính đạn vào chân, về nhà mở cái mail anh ra, được biết mấy hôm nay anh không khỏe. Vết thương trận ngày nào nó vật anh, những thằng lính đứa nào cũng thế, thời tiết đổi thay vết thương từ năm tháng cũ nó tìm về đầy đọa mình, ít như tôi bị chỉ vài lần đã muốn chết mỗi khi đông về, mà anh chín lần tất cả, nặng nhẹ có đủ, tôi hiểu chúng quấy rầy anh biết là bao. Tôi định lấy phone gọi cho anh, nhưng thấy đêm đã khuya, thôi để anh ngủ - Trên net tôi tìm nghe bản nhạc tôi thèm lúc còn ngoài phố
Nếu hay chăng người ơi chốn xa xôi
Chàng trai còn đem yêu thương, rắc lên muôn vạn oán hờn
Nếu mai đây về… cũng trên chuyến tàu hoàng hôn…
Tiếng hát cô ca sĩ Phương Dung đem hồn ma cũ về cùng tôi trong đêm… Ngày nào vẫn đùa nhau, gọi nhau là chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt, xếp bút nghiên theo việc đao binh. Ngày đó để người yêu cùng thành phố lại phía sau mà ra đi, có những lúc nhớ lại chuyện cũ, trong tôi vì quá mê đắm với quá khứ, mà tôi thấy nó thật đẹp, mỗi lần nhớ tới một thời mình đã sống, lại đem đến cho tôi thật nhiều nỗi tự hào mãn nguyện. Nhưng cũng có không ít lần, nó là những giọt nước mắt xót thương cho đời lính…
Những ngày đầu, nhập cuộc thực sự vào cuộc chiến, tôi mệt nhoài sau mỗi trận chiến đi qua, rồi từng trận nối tiếp, từ một chiến binh mới dần dần hiểu rõ thế nào là lính, biết buồn cho cái nhọc nhằn của đời lính, và hơn hết là nhận biết được cái sống cái chết của người lính chỉ là gang tấc. Ngày tháng cứ trôi, như những đám mây cuốn về phía sau lưng, gót giày saut tôi làm quen những vùng đất lạ, tai tôi quen những tiếng đạn mìn, và trong cái tận cùng xót sa là mắt tôi quen với máu thịt vương vãi…Và biết được thế nào là cái đau rát bỏng, của những mảnh đạn xuyên qua thịt da mình.
Những lúc như vậy tôi thường mơ về thành phố cũ, mới thấy quí cho những giây phút bình yên, thấy quí cho cái sống, biết sợ cái chết cùng cái mất mát, đồng đội tôi nằm xuống quá nhiều, lắm lúc tôi không dám nghĩ về chúng nữa, bao nhiêu đứa nằm xuống là bấy nhiêu người vợ trẻ, người yêu trẻ ở phía sau, gục xuống trong niềm đau thương tiếc.
Rồi bao biến đổi bởi trong lửa đạn có, cả trong ngục tù cũng có, tóc đã hai màu trắng đen, không còn sự chọn lựa, đành phải bỏ xứ ra đi sau bao khổ nhục đắng cay tù đày, ra đi là để có được sự tự do, dù là phải tha phương. Thế là xa lìa quê hương, mảnh đất thân yêu nhiều kỷ niệm, mảnh đất đó không chỉ đơn thuần là quê cha đất tổ, nơi chôn nhau cắt rốn, mà nó còn là nơi bạn bè đã từng một thời bên nhau. Những bạn tôi cũng nhiều lắm trong họ đã nằm xuống, chúng nằm xuống thật nhẹ nhàng, không ngại ngần, không suy tính, vĩnh viễn nằm xuống cho quê hương…
Nơi xứ người, những đêm về sáng không ngủ được, nằm trong bóng đêm mà nhớ, nhớ vô cùng nhớ quay quắt, nhớ nhà, nhớ người, nhớ việc, lắm lúc nhớ quá nhớ hoài như thế, nó như trang sách không bao giờ đóng, khiến trong tôi mọi cái như mới vừa hôm qua, vừa ban sáng. Nhớ quá tôi lấy ảnh mình ngày xưa ra xem, tấm ảnh đã bồi hồi nhắc nhớ tôi thật nhiều những gì tôi đã từng là, nhưng nay nó đã mất, những cái xa khỏi tầm tay ta rồi, khiến ta tiếc nuối biết bao, càng nhớ càng tiếc, lại càng làm lòng ta thêm đau. Tôi chắc tâm trạng như tôi, trong anh cũng một đôi lần đã có, tôi xét lòng tôi, tôi thấy được lòng anh…
Tôi đang đi vào đoạn cuối con đường mình phải đi, không phải tôi sợ mà là tôi tiếc, tôi vẫn mong mình được trở về ngày tháng cũ, xin được mượn chữ mà có lần anh viết cho tôi ‘ngày xưa thân ái’. Để ta vẫn là ta ngày nào, ngày tháng cũ ngày nào của ta thật đẹp, ta có cả một bầu trời tuổi xanh, một quê hương tuy đang trong lửa đạn, nhưng tim ta vẫn nồng ấm mỗi khi đi qua một con sông, một cánh đồng, hay một phố lẻ đìu hiu vùng xa xôi biên giới…Tôi thấy hôm nay những gì tôi nói cùng anh như vậy là quá đủ, cho hai người lính cũ tìm về những ngày, anh và tôi chúng mình đã một thời.
Xin anh đừng trách tôi thích tìm về những gì của năm tháng xưa, những lúc như vậy với tôi như được sống trọn vẹn cho đời mình hơn, vả lại tuổi già có nhớ về quá khứ là chuyện tự nhiên thường tình, tôi còn sống ngày nào là tôi còn tìm về những hình ảnh đẹp của đời mình ngày đó, ký ức đời lính nuôi tôi trong lúc về chiều, không một ai có thể xóa nhòa được nó trong tôi. VN.
***
Kính Anh Hoàn – Mỗ tôi vốn xem chuyện viết lách là một nhu cầu trang trải, luôn viết trong xúc cảm, được viết ra như thế nên nếu giữ lại đủ thì chúng cũng gọi là tạm, vì lúc đi tù về là cầm lại cây viết ngay. Mỗi khi trang giấy được phủ đầy chữ là lúc lòng mình như nhẹ đi, muộn phiền như cất bỏ, vả như nhiều anh em khác ra tù với một hoàn cảnh không vừa ý, thì viết ra cho vơi là cái ai cũng đã từng.
Cái buồn như nối nhau chất chồng, nên tôi không mấy lúc đọc lại, chúng là cả một tập mấy trăm bài, chuyện về những gì anh em mình nhục nhằn gánh chịu trong những ngày tháng khó, nhìn thấy nó là vết thương lại tươm máu. Vì thế mà trong một lúc cùng cực của phận mình tôi đã đốt chúng đi, một cô em cũng viết báo, cô lấy làm tiếc khi biết chuyện đó, không riêng cô mà nhiều anh em khác ai cũng nói phải giữ nó, đọc lại nó để biết ta là ai.
Hôm nay thấy những gì bạn bè nói là đúng! Có chuyện dài dòng cùng anh như thế này, cũng bởi ông bạn trên San José như đã hứa, ông muốn đưa tôi về trên ấy xem ngày Đại nhạc hội thương binh kỳ 7, nhưng đành phụ lòng bạn vì không thể đi. Nghe tôi nói thế ông tiếc lắm, ông gửi kèm theo cái mail là một bài viết ngắn ‘Ngày xưa thân ái’, nói ông có được trên trang Bất Khuất của anh em SVSQ Thủ Đức.
Cái bất ngờ ở đây, bài ‘Ngày xưa thân ái’ lại chính là bài tôi gửi đến anh đã lâu, ‘Gửi người lính cũ, và riêng Nguyễn Trọng Hoàn’, cũng đã được đăng trên HNPĐ, nhưng sau quá nhiều lần bị hacker mà nó nay như không còn dấu, bồi hồi khi được đọc lại những gì hai người lính cũ nói với nhau, bài tuy với cái tựa lạ, nhưng có hề chi nếu muốn ta viết lại cái tên cũ, cùng ảnh người lính VNCH và gửi trở lại người nhận là anh...
Chuyện các trang mạng thấy được đâu đó cái mình thích, rồi post bài lên là chuyện vẫn thường – Riêng mỗ tôi lại thấy câu chuyện nó như có cái duyên tìm lại mình, ông bạn thích bài viết vì nó là chuyện của thương binh, ông cũng từng là thương binh nên ông thích mà muốn chia xẻ nó cùng tôi, nhờ thế tôi được đọc lại nó.
Ngày mai 28/07/13 từ Thung Lũng Hoa Vàng San José, có những tấm lòng bết ơn cùng tiếng ca của người Việt tha hương, gửi đến người thương binh VNCH còn lại bên quê nhà, thì nơi đây giữa phố Little Saigon, có người lính đọc lại lá thư cũ, trong tiếng hát mượt mà của Con Nhạn Trắng Gò Công, và đã thấy lại được những hình ảnh ngày xưa trên quê hương, anh và tôi chúng mình từng sống.
Xe lăn trong đêm khuất xa dần biết đâu tìm
Mưa thu bay bay sắt xe lòng ướt vai mềm
Hoàng hôn dần buông,
Mà ai còn đứng im trong chiều sương xuống...
Việt Nhân (HNPĐ)
Bàn ra tán vào (13)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
NGÀY XƯA THÂN ÁI - Việt Nhân.
(HNPĐ) Người ta vẫn nói không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà, vào lúc hoàng hôn cái nỗi buồn tha hương như đẫm hơn như nặng hơn, mấy ai chịu nỗi cái buồn này mà lại đang lúc một mình, cái đơn lẻ nó làm cho ta buốt hơn trong niềm đau.
Phố chiều xứ người, cũng cái nắng hanh vàng hắt hiu đi vào tối, người qua lại trên phố vốn dĩ vắng lại càng vắng hơn, trời cuối tháng hai Cali vài hạt mưa cùng cái se lạnh theo bóng đêm kéo về. Mấy ngày qua những cơn đau vẫn chưa dứt, tôi vào xe đóng cửa ngồi nhìn phố mưa đi vào đêm, một chuyến tàu vụt qua kéo dài tiếng còi, nhớ lại ngày nào bị thương với cái phép trong tay tìm về thành phố, trên một chuyến tàu hoàng hôn. Về lại chốn thân thương cũng là lúc, phố đêm Sàigòn đang trong mưa, lang thang trên phố vắng với vết thưong nơi chân, nhói đau theo từng bước. Đêm nay tôi ngồi đó mà thèm được nghe bản “Chuyến tàu hoàng hôn”, để mong được từng lời hát từng tiếng nhạc, đưa tôi tìm về ngày tháng cũ…
Chuyện đời lắm khi nó là những gì trùng hợp ngẫu nhiên, ngồi ngoài phố xứ người, nhớ lần phép đầu đời lính bị dính đạn vào chân, về nhà mở cái mail anh ra, được biết mấy hôm nay anh không khỏe. Vết thương trận ngày nào nó vật anh, những thằng lính đứa nào cũng thế, thời tiết đổi thay vết thương từ năm tháng cũ nó tìm về đầy đọa mình, ít như tôi bị chỉ vài lần đã muốn chết mỗi khi đông về, mà anh chín lần tất cả, nặng nhẹ có đủ, tôi hiểu chúng quấy rầy anh biết là bao. Tôi định lấy phone gọi cho anh, nhưng thấy đêm đã khuya, thôi để anh ngủ - Trên net tôi tìm nghe bản nhạc tôi thèm lúc còn ngoài phố
Nếu hay chăng người ơi chốn xa xôi
Chàng trai còn đem yêu thương, rắc lên muôn vạn oán hờn
Nếu mai đây về… cũng trên chuyến tàu hoàng hôn…
Tiếng hát cô ca sĩ Phương Dung đem hồn ma cũ về cùng tôi trong đêm… Ngày nào vẫn đùa nhau, gọi nhau là chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt, xếp bút nghiên theo việc đao binh. Ngày đó để người yêu cùng thành phố lại phía sau mà ra đi, có những lúc nhớ lại chuyện cũ, trong tôi vì quá mê đắm với quá khứ, mà tôi thấy nó thật đẹp, mỗi lần nhớ tới một thời mình đã sống, lại đem đến cho tôi thật nhiều nỗi tự hào mãn nguyện. Nhưng cũng có không ít lần, nó là những giọt nước mắt xót thương cho đời lính…
Những ngày đầu, nhập cuộc thực sự vào cuộc chiến, tôi mệt nhoài sau mỗi trận chiến đi qua, rồi từng trận nối tiếp, từ một chiến binh mới dần dần hiểu rõ thế nào là lính, biết buồn cho cái nhọc nhằn của đời lính, và hơn hết là nhận biết được cái sống cái chết của người lính chỉ là gang tấc. Ngày tháng cứ trôi, như những đám mây cuốn về phía sau lưng, gót giày saut tôi làm quen những vùng đất lạ, tai tôi quen những tiếng đạn mìn, và trong cái tận cùng xót sa là mắt tôi quen với máu thịt vương vãi…Và biết được thế nào là cái đau rát bỏng, của những mảnh đạn xuyên qua thịt da mình.
Những lúc như vậy tôi thường mơ về thành phố cũ, mới thấy quí cho những giây phút bình yên, thấy quí cho cái sống, biết sợ cái chết cùng cái mất mát, đồng đội tôi nằm xuống quá nhiều, lắm lúc tôi không dám nghĩ về chúng nữa, bao nhiêu đứa nằm xuống là bấy nhiêu người vợ trẻ, người yêu trẻ ở phía sau, gục xuống trong niềm đau thương tiếc.
Rồi bao biến đổi bởi trong lửa đạn có, cả trong ngục tù cũng có, tóc đã hai màu trắng đen, không còn sự chọn lựa, đành phải bỏ xứ ra đi sau bao khổ nhục đắng cay tù đày, ra đi là để có được sự tự do, dù là phải tha phương. Thế là xa lìa quê hương, mảnh đất thân yêu nhiều kỷ niệm, mảnh đất đó không chỉ đơn thuần là quê cha đất tổ, nơi chôn nhau cắt rốn, mà nó còn là nơi bạn bè đã từng một thời bên nhau. Những bạn tôi cũng nhiều lắm trong họ đã nằm xuống, chúng nằm xuống thật nhẹ nhàng, không ngại ngần, không suy tính, vĩnh viễn nằm xuống cho quê hương…
Nơi xứ người, những đêm về sáng không ngủ được, nằm trong bóng đêm mà nhớ, nhớ vô cùng nhớ quay quắt, nhớ nhà, nhớ người, nhớ việc, lắm lúc nhớ quá nhớ hoài như thế, nó như trang sách không bao giờ đóng, khiến trong tôi mọi cái như mới vừa hôm qua, vừa ban sáng. Nhớ quá tôi lấy ảnh mình ngày xưa ra xem, tấm ảnh đã bồi hồi nhắc nhớ tôi thật nhiều những gì tôi đã từng là, nhưng nay nó đã mất, những cái xa khỏi tầm tay ta rồi, khiến ta tiếc nuối biết bao, càng nhớ càng tiếc, lại càng làm lòng ta thêm đau. Tôi chắc tâm trạng như tôi, trong anh cũng một đôi lần đã có, tôi xét lòng tôi, tôi thấy được lòng anh…
Tôi đang đi vào đoạn cuối con đường mình phải đi, không phải tôi sợ mà là tôi tiếc, tôi vẫn mong mình được trở về ngày tháng cũ, xin được mượn chữ mà có lần anh viết cho tôi ‘ngày xưa thân ái’. Để ta vẫn là ta ngày nào, ngày tháng cũ ngày nào của ta thật đẹp, ta có cả một bầu trời tuổi xanh, một quê hương tuy đang trong lửa đạn, nhưng tim ta vẫn nồng ấm mỗi khi đi qua một con sông, một cánh đồng, hay một phố lẻ đìu hiu vùng xa xôi biên giới…Tôi thấy hôm nay những gì tôi nói cùng anh như vậy là quá đủ, cho hai người lính cũ tìm về những ngày, anh và tôi chúng mình đã một thời.
Xin anh đừng trách tôi thích tìm về những gì của năm tháng xưa, những lúc như vậy với tôi như được sống trọn vẹn cho đời mình hơn, vả lại tuổi già có nhớ về quá khứ là chuyện tự nhiên thường tình, tôi còn sống ngày nào là tôi còn tìm về những hình ảnh đẹp của đời mình ngày đó, ký ức đời lính nuôi tôi trong lúc về chiều, không một ai có thể xóa nhòa được nó trong tôi. VN.
***
Kính Anh Hoàn – Mỗ tôi vốn xem chuyện viết lách là một nhu cầu trang trải, luôn viết trong xúc cảm, được viết ra như thế nên nếu giữ lại đủ thì chúng cũng gọi là tạm, vì lúc đi tù về là cầm lại cây viết ngay. Mỗi khi trang giấy được phủ đầy chữ là lúc lòng mình như nhẹ đi, muộn phiền như cất bỏ, vả như nhiều anh em khác ra tù với một hoàn cảnh không vừa ý, thì viết ra cho vơi là cái ai cũng đã từng.
Cái buồn như nối nhau chất chồng, nên tôi không mấy lúc đọc lại, chúng là cả một tập mấy trăm bài, chuyện về những gì anh em mình nhục nhằn gánh chịu trong những ngày tháng khó, nhìn thấy nó là vết thương lại tươm máu. Vì thế mà trong một lúc cùng cực của phận mình tôi đã đốt chúng đi, một cô em cũng viết báo, cô lấy làm tiếc khi biết chuyện đó, không riêng cô mà nhiều anh em khác ai cũng nói phải giữ nó, đọc lại nó để biết ta là ai.
Hôm nay thấy những gì bạn bè nói là đúng! Có chuyện dài dòng cùng anh như thế này, cũng bởi ông bạn trên San José như đã hứa, ông muốn đưa tôi về trên ấy xem ngày Đại nhạc hội thương binh kỳ 7, nhưng đành phụ lòng bạn vì không thể đi. Nghe tôi nói thế ông tiếc lắm, ông gửi kèm theo cái mail là một bài viết ngắn ‘Ngày xưa thân ái’, nói ông có được trên trang Bất Khuất của anh em SVSQ Thủ Đức.
Cái bất ngờ ở đây, bài ‘Ngày xưa thân ái’ lại chính là bài tôi gửi đến anh đã lâu, ‘Gửi người lính cũ, và riêng Nguyễn Trọng Hoàn’, cũng đã được đăng trên HNPĐ, nhưng sau quá nhiều lần bị hacker mà nó nay như không còn dấu, bồi hồi khi được đọc lại những gì hai người lính cũ nói với nhau, bài tuy với cái tựa lạ, nhưng có hề chi nếu muốn ta viết lại cái tên cũ, cùng ảnh người lính VNCH và gửi trở lại người nhận là anh...
Chuyện các trang mạng thấy được đâu đó cái mình thích, rồi post bài lên là chuyện vẫn thường – Riêng mỗ tôi lại thấy câu chuyện nó như có cái duyên tìm lại mình, ông bạn thích bài viết vì nó là chuyện của thương binh, ông cũng từng là thương binh nên ông thích mà muốn chia xẻ nó cùng tôi, nhờ thế tôi được đọc lại nó.
Ngày mai 28/07/13 từ Thung Lũng Hoa Vàng San José, có những tấm lòng bết ơn cùng tiếng ca của người Việt tha hương, gửi đến người thương binh VNCH còn lại bên quê nhà, thì nơi đây giữa phố Little Saigon, có người lính đọc lại lá thư cũ, trong tiếng hát mượt mà của Con Nhạn Trắng Gò Công, và đã thấy lại được những hình ảnh ngày xưa trên quê hương, anh và tôi chúng mình từng sống.
Xe lăn trong đêm khuất xa dần biết đâu tìm
Mưa thu bay bay sắt xe lòng ướt vai mềm
Hoàng hôn dần buông,
Mà ai còn đứng im trong chiều sương xuống...
Việt Nhân (HNPĐ)