Mỗi Ngày Một Chuyện
NGÔN NGỮ HOA - CAO MỴ NHÂN
NGÔN NGỮ HOA - CAO MỴ NHÂN
Ít
lâu nay anh thường gởi tặng tôi những đóa hoa mầu trắng tuyệt đẹp.
Như
tôi đã bầy tỏ cảm tưởng hơn một lần ở nơi này, đó là mầu của loài hoa thông
minh, khôn ngoan...
Lẽ
thường tình, người ta còn nghĩ mầu hoa của tính chịu đựng, hoà hoãn...
Thì
có cần chi phải thực sự đi tìm hiểu, bởi hoa đã nói lên tất cả phong cách, ý
nghĩa và ước mong của người mượn hoa
chuyển
đạt tâm tư, tình cảm mình rồi.
Thế
nên, xin kể một kỷ niệm dính líu tới 3 sắc hoa hồng, là mầu trắng, mầu vàng và
mầu đỏ thẫm, đã gây nên cuộc tranh cãi về nghệ thuật, thủa tôi làm việc ở Đà
Nẵng.
Cuộc
tranh luận bắt đầu bởi 3 bông hoa hồng với 3 mầu sắc rất khác biệt : đỏ thẫm,
vàng rực, và trắng toát ...phải nói thế mới không mang tính cách hài hoà được .
Ba
bông hồng hiện diện trong chiếc bình thủy tinh trong suốt không hề có ý gây hấn
ai, nhưng lại vô tình là đề tài cho mấy người lính văn nghệ bầy tỏ quan niệm
một cách sôi nổi ...
Thượng
sĩ Nghi kể lại chuyện dân gian của một nước Trung Á, mà gia đình bố mẹ ông, đi
buôn tơ lụa thời trước 1945, khi còn ở Nam Vang. ..nghe thấm buồn nỗi phiêu lưu
trên đường trường gió bụi ...họ đã gặp một sắc hoa khó tả, vì khi qua rồi, thì
không nhớ được hoa đó mầu gì...
Coi
như Thượng sĩ Nghi là nhân vật chính, điều hợp ba người gồm : thiếu uý Võ từ
tiểu đoàn tác chiến X được thuyên chuyển về . Thiếu uý hoạ sĩ Lâm Quang Phước phòng Tâm lý chiến, và tôi trưởng phòng xã
hội...Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI.
Chúng
tôi ngồi quanh chiếc bàn nhỏ kê ở góc phòng làm việc của tôi, sau khi đi tiễn
thiếu tá Nguyễn Cao Đàm, cựu tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 10 CTCT về Trung ương,
để ông đi Mỹ du học một ngành dân sự, chứ không phải các chuyên nghề trong binh
nghiệp .
Thiếu
tá Nguyễn Cao Đàm tốt nghiệp thủ khoa khoá 14 Võ bị Đà Lạt, bàn giao Tiểu đoàn
10 CTCT cho tân Tiểu đoàn trưởng là thiếu tá Nguyễn Văn Bá, lại cũng thủ khoa
Võ bị Đà Lạt, nhưng khoá đàn anh 13 , trước ông một khoá .
Không
biết tại sao cái Tiểu đoàn 10 CTCT ở miền địa đầu giới tuyến này, lại quý hoá
thế, hết 2 vị tiểu đoàn trưởng đều xuất thân từ Võ bị Đà Lạt, mà đều ...major .
Song
quý vị đơn vị trưởng khác thì chỉ biết quý ông vậy thôi, còn tôi như đã trình
bầy nhiều lần, có tính hăm hở mến chuộng " danh thơm " võ biền hơi
nặng, nên là người hâm mộ huynh đệ chi binh nhiều nhất .
Do
đó, chuyện thân tình với đơn vị thì khỏi nói, ở cấp bậc nào, tôi cũng quý trọng
cả, huống chi lại là các văn nghệ sĩ ...
Ông
tư Đàm cho tới " giây phút " ấy, tức lên tới cấp ... "Thái tá
" mà vẫn độc thân.
Còn
tân tiểu đoàn trưởng , thiếu tá Nguyễn Văn Bá, cùng phu nhân gốc Huế, tính tình
cả hai ông bà rất khiêm tốn, hoà nhã, đông các cháu, đã cư ngụ ngay trong khu
gia binh Tiểu đoàn .
Ngày
ra đi HO sau này, chúng tôi có lần gặp trước khi lên đường tị nạn, phu nhân
buồn lắm, có thể một phần gia đình kẹt lại chăng...
Thượng
sĩ Nghi là một hạ sĩ quan Tâm lý chiến, nhưng rất giỏi về lý luận binh pháp,
thảo Văn thư chiến tranh chính trị gần như chuyên viên số 1 .
Ông
thượng sĩ này vốn giàu ngôn ngữ Pháp, lớn hơn chúng tôi cả chục tuổi, nghệ sĩ
tính nhưng kín đáo lắm, ít nói cười lang bang.
Thượng
sĩ Nghi là một nhà văn chưa nổi tiếng, ông xuất bản được một cuốn tiểu thuyết
không định nói lên điều gì ở VN, tôi quên hết nội dung, nhưng nhớ nhân vật nữ
của truyện ông tên Helene...
"
Nghệ thuật phải vì nhân sinh mới ...sống được " thượng sĩ Nghi nói .
Thiếu
uý Hoạ sĩ Lâm Quang Phước không đồng ý với nhà văn thượng sĩ Nghi, hùng hồn
phát biểu:
Nghệ
thuật đúng nghĩa nghệ thuật thôi, nó không vì điều gì, mô phỏng gì, nó chỉ vì
nghệ thuật chính nghĩa của nó ...
Như 3
bông hoa này chẳng hạn, chúng mang tính cách nghệ thuật vì nghệ thuật rõ ràng .
Cứ
thế thêm bớt vào những lý lẽ để rút ra cái điều : Nghệ thuật vì nghệ thuật mà
xưa nay Thiên hạ đã tốn nhiều công sức tranh luận .
Lưu
Nghi cười lững lờ, ngay đến khi vị thượng sĩ này tỏ ý tưởng riêng , như "
nghệ thuật vì nhân sinh " cũng không hết nghĩa, không phải ông kẹt lời, mà
hình như ông chưa muốn cho ai thấy rõ ...chí hướng ông thì phải .
Ông hỏi tôi : Cao Mỵ Nhân nghĩ thế nào
Nghệ thuật vì cái gì, vì chính nó nghệ thuật quy hoạch trong thế giới của nó,
hay phải thoát ra với...nhân sinh. ?
Có
lẽ tôi chả có quan trọng hoá vấn đề Nghệ thuật vì cái gì, nó cứ là nó, chẳng
cần phải vì đâu để tiến lên , mệt quá.
Anh
chàng thiếu uý Võ vốn tác chiên, nên chắc chán cái mớ đời câu chuyện ...xa xỉ
vô ích, anh ta chỉ nhớ những tiếng súng ngoài biên phương, chợt thở dài ...
Thượng
sĩ Nghi liếc mắt về phía thiếu uý Võ, thực sự ông thượng sĩ khó hiểu này đang
suy nghĩ gì ?
Đó
mới là điều tôi thắc mắc, nhưng ở đời mọi căn nguyên, cơ duyên hình như đều có
lý do từ ...tiền kiếp quá.
Thượng
sĩ Nghi được đổi về cục Tâm Lý Chiến, cái nôi của Tổng cục Chiến tranh Chính
trị.
Nếu
như phe ta đừng coi thường hoạt động này, thì có lẽ ta bớt đi điều ...nản lòng
chiến đấu, đánh thức sự tê liệt của tuổi trẻ trước chiến tranh.
Còn
CSVN họ quan trọng chính trị đến nỗi bên cạnh lực lượng chính quy tác chiến, nó
vẫn có thành phần chính trị đi kèm, một ma thuật Tâm lý chiến thoát ra từ chủ
nghĩa Phong kiến ngàn xưa của Hán tộc.
Ít
năm sau nữa, bên cạnh hai mùa đỏ lửa ở Quân Khu I: cuộc hành quân Lam Sơn 719
Nam Lào năm 1971, và tái chiếm cổ thành Quảng Trị năm 1972.
An ninh ta đã phát giác được một ổ " trí vận " ngay tại Cục Tâm lý
chiến VNCH, làm bàng hoàng đại tộc KaKi , mà trưởng toán trí vận, thật không xa
lạ, chính là Thượng sĩ Lưu Nghi nêu trên .
Đọc
tin này trên báo chí miền Nam trước 1975 hồi đó , tôi nhớ ngay thái độ sống của
ông ta, thượng sĩ Lưu Nghi, nó có vẻ gì xa vời, mơ hồ lắm, mà trước đó, ai cũng
tưởng là nhân vật lừng khừng, làm dáng trí thức chẳng hạn .
Nơi
cái bàn hôm ấy, sau này chỉ còn tôi lang thang ở xứ người.
Thượng
sĩ Lưu Nghi qua đời ở Saigon vì bịnh sau 1975 ít năm.
Thiếu
uý hoạ sĩ Lâm Quang Phước thiệt mạng trên đường vượt biển sau cuộc gọi là đổi
đời bi thảm 30-4-1975.
Còn
thiếu uý Võ, năm đó đã đến phòng Tổng quản trị QĐI/QKI, xin ra tác chiến lại,
đã mất tích ở mặt trận hạ Lào, thật buồn .
Nhị
vị thiếu tá tiểu đoàn trưởng TĐ10.CTCT thì " tội lắm " theo cách nhìn
của ...tôi.
Ấy
là năm 2002, được bạn mời lên Minnesota, ra mắt thơ Đưa Người Tình Đi Tu và Lãng Đãng Vào Thu, tôi biết được vị thủ
khoa khoá 14 Võ bị Đà
Lạt , lúc đó đang là thứ trưởng kinh tế tiểu bang, phu nhân người Philippin,
chưa có cháu nào, 2 ông bà tiêu dao ngắm cảnh cuộc đời phức tạp ...cả nửa thế
kỷ nay.
Cựu
Trung tá Nguyễn Văn Bá thủ khoa khoá 13 Võ bị Đà Lạt , cùng gia
đình đến Mỹ theo diện HO tị nạn, cư ngụ tại San Diego.
Ông bị đau ốm liên miên, vì hậu quả của 12
năm tù cải tạo nên cứ lay lắt sống, và bạn lính còn cho hay, là thủ khoa Nguyễn
Văn Bá có thời phải trở về Đà Nẵng thân thương thủa nào, để tầm sư đả bịnh đấy
.
Ba
sắc hoa hồng vẫn luôn hiện diện trong khuôn viên " xơ xác điêu tàn vì ai " của tôi, ở xứ sở lưu
vong này ...
Bông
mầu đỏ thẫm để thấy rằng dẫu có thành công ở đời, cũng cô đơn trong tuyệt vọng.
Bông
mầu vàng rực rỡ, thì nồng nàn thật, nhưng hờn tủi không phải là ít, đôi khi nỗi yêu thương buồn bã cũng khiến
người ta chán nản âm thầm . ..
Còn
sắc hoa trắng bạch kia, nói lên rất nhiều ý nghĩa , ở nhiều giai đoạn cuộc đời,
khiến bất cứ ai cũng trở thành triết gia ... nhưng giữ được tâm hồn trong sáng
, đôi lúc bâng khuâng vì tiếc nhớ ...
Riêng
anh chỉ muốn tôi cảm nhận được sự bình an, hướng thượng ...
Tôi
thoắt ngẫm nghĩ : có lẽ nghệ thuật vì nhân sinh, sắc hoa mầu trắng không khiến
ta phải nhớ nhung, phiền muộn, còn được thảnh thơi, thanh thoát trước bão cuồng
mưa lũ cuộc đời ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NGÔN NGỮ HOA - CAO MỴ NHÂN
NGÔN NGỮ HOA - CAO MỴ NHÂN
Ít
lâu nay anh thường gởi tặng tôi những đóa hoa mầu trắng tuyệt đẹp.
Như
tôi đã bầy tỏ cảm tưởng hơn một lần ở nơi này, đó là mầu của loài hoa thông
minh, khôn ngoan...
Lẽ
thường tình, người ta còn nghĩ mầu hoa của tính chịu đựng, hoà hoãn...
Thì
có cần chi phải thực sự đi tìm hiểu, bởi hoa đã nói lên tất cả phong cách, ý
nghĩa và ước mong của người mượn hoa
chuyển
đạt tâm tư, tình cảm mình rồi.
Thế
nên, xin kể một kỷ niệm dính líu tới 3 sắc hoa hồng, là mầu trắng, mầu vàng và
mầu đỏ thẫm, đã gây nên cuộc tranh cãi về nghệ thuật, thủa tôi làm việc ở Đà
Nẵng.
Cuộc
tranh luận bắt đầu bởi 3 bông hoa hồng với 3 mầu sắc rất khác biệt : đỏ thẫm,
vàng rực, và trắng toát ...phải nói thế mới không mang tính cách hài hoà được .
Ba
bông hồng hiện diện trong chiếc bình thủy tinh trong suốt không hề có ý gây hấn
ai, nhưng lại vô tình là đề tài cho mấy người lính văn nghệ bầy tỏ quan niệm
một cách sôi nổi ...
Thượng
sĩ Nghi kể lại chuyện dân gian của một nước Trung Á, mà gia đình bố mẹ ông, đi
buôn tơ lụa thời trước 1945, khi còn ở Nam Vang. ..nghe thấm buồn nỗi phiêu lưu
trên đường trường gió bụi ...họ đã gặp một sắc hoa khó tả, vì khi qua rồi, thì
không nhớ được hoa đó mầu gì...
Coi
như Thượng sĩ Nghi là nhân vật chính, điều hợp ba người gồm : thiếu uý Võ từ
tiểu đoàn tác chiến X được thuyên chuyển về . Thiếu uý hoạ sĩ Lâm Quang Phước phòng Tâm lý chiến, và tôi trưởng phòng xã
hội...Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI.
Chúng
tôi ngồi quanh chiếc bàn nhỏ kê ở góc phòng làm việc của tôi, sau khi đi tiễn
thiếu tá Nguyễn Cao Đàm, cựu tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 10 CTCT về Trung ương,
để ông đi Mỹ du học một ngành dân sự, chứ không phải các chuyên nghề trong binh
nghiệp .
Thiếu
tá Nguyễn Cao Đàm tốt nghiệp thủ khoa khoá 14 Võ bị Đà Lạt, bàn giao Tiểu đoàn
10 CTCT cho tân Tiểu đoàn trưởng là thiếu tá Nguyễn Văn Bá, lại cũng thủ khoa
Võ bị Đà Lạt, nhưng khoá đàn anh 13 , trước ông một khoá .
Không
biết tại sao cái Tiểu đoàn 10 CTCT ở miền địa đầu giới tuyến này, lại quý hoá
thế, hết 2 vị tiểu đoàn trưởng đều xuất thân từ Võ bị Đà Lạt, mà đều ...major .
Song
quý vị đơn vị trưởng khác thì chỉ biết quý ông vậy thôi, còn tôi như đã trình
bầy nhiều lần, có tính hăm hở mến chuộng " danh thơm " võ biền hơi
nặng, nên là người hâm mộ huynh đệ chi binh nhiều nhất .
Do
đó, chuyện thân tình với đơn vị thì khỏi nói, ở cấp bậc nào, tôi cũng quý trọng
cả, huống chi lại là các văn nghệ sĩ ...
Ông
tư Đàm cho tới " giây phút " ấy, tức lên tới cấp ... "Thái tá
" mà vẫn độc thân.
Còn
tân tiểu đoàn trưởng , thiếu tá Nguyễn Văn Bá, cùng phu nhân gốc Huế, tính tình
cả hai ông bà rất khiêm tốn, hoà nhã, đông các cháu, đã cư ngụ ngay trong khu
gia binh Tiểu đoàn .
Ngày
ra đi HO sau này, chúng tôi có lần gặp trước khi lên đường tị nạn, phu nhân
buồn lắm, có thể một phần gia đình kẹt lại chăng...
Thượng
sĩ Nghi là một hạ sĩ quan Tâm lý chiến, nhưng rất giỏi về lý luận binh pháp,
thảo Văn thư chiến tranh chính trị gần như chuyên viên số 1 .
Ông
thượng sĩ này vốn giàu ngôn ngữ Pháp, lớn hơn chúng tôi cả chục tuổi, nghệ sĩ
tính nhưng kín đáo lắm, ít nói cười lang bang.
Thượng
sĩ Nghi là một nhà văn chưa nổi tiếng, ông xuất bản được một cuốn tiểu thuyết
không định nói lên điều gì ở VN, tôi quên hết nội dung, nhưng nhớ nhân vật nữ
của truyện ông tên Helene...
"
Nghệ thuật phải vì nhân sinh mới ...sống được " thượng sĩ Nghi nói .
Thiếu
uý Hoạ sĩ Lâm Quang Phước không đồng ý với nhà văn thượng sĩ Nghi, hùng hồn
phát biểu:
Nghệ
thuật đúng nghĩa nghệ thuật thôi, nó không vì điều gì, mô phỏng gì, nó chỉ vì
nghệ thuật chính nghĩa của nó ...
Như 3
bông hoa này chẳng hạn, chúng mang tính cách nghệ thuật vì nghệ thuật rõ ràng .
Cứ
thế thêm bớt vào những lý lẽ để rút ra cái điều : Nghệ thuật vì nghệ thuật mà
xưa nay Thiên hạ đã tốn nhiều công sức tranh luận .
Lưu
Nghi cười lững lờ, ngay đến khi vị thượng sĩ này tỏ ý tưởng riêng , như "
nghệ thuật vì nhân sinh " cũng không hết nghĩa, không phải ông kẹt lời, mà
hình như ông chưa muốn cho ai thấy rõ ...chí hướng ông thì phải .
Ông hỏi tôi : Cao Mỵ Nhân nghĩ thế nào
Nghệ thuật vì cái gì, vì chính nó nghệ thuật quy hoạch trong thế giới của nó,
hay phải thoát ra với...nhân sinh. ?
Có
lẽ tôi chả có quan trọng hoá vấn đề Nghệ thuật vì cái gì, nó cứ là nó, chẳng
cần phải vì đâu để tiến lên , mệt quá.
Anh
chàng thiếu uý Võ vốn tác chiên, nên chắc chán cái mớ đời câu chuyện ...xa xỉ
vô ích, anh ta chỉ nhớ những tiếng súng ngoài biên phương, chợt thở dài ...
Thượng
sĩ Nghi liếc mắt về phía thiếu uý Võ, thực sự ông thượng sĩ khó hiểu này đang
suy nghĩ gì ?
Đó
mới là điều tôi thắc mắc, nhưng ở đời mọi căn nguyên, cơ duyên hình như đều có
lý do từ ...tiền kiếp quá.
Thượng
sĩ Nghi được đổi về cục Tâm Lý Chiến, cái nôi của Tổng cục Chiến tranh Chính
trị.
Nếu
như phe ta đừng coi thường hoạt động này, thì có lẽ ta bớt đi điều ...nản lòng
chiến đấu, đánh thức sự tê liệt của tuổi trẻ trước chiến tranh.
Còn
CSVN họ quan trọng chính trị đến nỗi bên cạnh lực lượng chính quy tác chiến, nó
vẫn có thành phần chính trị đi kèm, một ma thuật Tâm lý chiến thoát ra từ chủ
nghĩa Phong kiến ngàn xưa của Hán tộc.
Ít
năm sau nữa, bên cạnh hai mùa đỏ lửa ở Quân Khu I: cuộc hành quân Lam Sơn 719
Nam Lào năm 1971, và tái chiếm cổ thành Quảng Trị năm 1972.
An ninh ta đã phát giác được một ổ " trí vận " ngay tại Cục Tâm lý
chiến VNCH, làm bàng hoàng đại tộc KaKi , mà trưởng toán trí vận, thật không xa
lạ, chính là Thượng sĩ Lưu Nghi nêu trên .
Đọc
tin này trên báo chí miền Nam trước 1975 hồi đó , tôi nhớ ngay thái độ sống của
ông ta, thượng sĩ Lưu Nghi, nó có vẻ gì xa vời, mơ hồ lắm, mà trước đó, ai cũng
tưởng là nhân vật lừng khừng, làm dáng trí thức chẳng hạn .
Nơi
cái bàn hôm ấy, sau này chỉ còn tôi lang thang ở xứ người.
Thượng
sĩ Lưu Nghi qua đời ở Saigon vì bịnh sau 1975 ít năm.
Thiếu
uý hoạ sĩ Lâm Quang Phước thiệt mạng trên đường vượt biển sau cuộc gọi là đổi
đời bi thảm 30-4-1975.
Còn
thiếu uý Võ, năm đó đã đến phòng Tổng quản trị QĐI/QKI, xin ra tác chiến lại,
đã mất tích ở mặt trận hạ Lào, thật buồn .
Nhị
vị thiếu tá tiểu đoàn trưởng TĐ10.CTCT thì " tội lắm " theo cách nhìn
của ...tôi.
Ấy
là năm 2002, được bạn mời lên Minnesota, ra mắt thơ Đưa Người Tình Đi Tu và Lãng Đãng Vào Thu, tôi biết được vị thủ
khoa khoá 14 Võ bị Đà
Lạt , lúc đó đang là thứ trưởng kinh tế tiểu bang, phu nhân người Philippin,
chưa có cháu nào, 2 ông bà tiêu dao ngắm cảnh cuộc đời phức tạp ...cả nửa thế
kỷ nay.
Cựu
Trung tá Nguyễn Văn Bá thủ khoa khoá 13 Võ bị Đà Lạt , cùng gia
đình đến Mỹ theo diện HO tị nạn, cư ngụ tại San Diego.
Ông bị đau ốm liên miên, vì hậu quả của 12
năm tù cải tạo nên cứ lay lắt sống, và bạn lính còn cho hay, là thủ khoa Nguyễn
Văn Bá có thời phải trở về Đà Nẵng thân thương thủa nào, để tầm sư đả bịnh đấy
.
Ba
sắc hoa hồng vẫn luôn hiện diện trong khuôn viên " xơ xác điêu tàn vì ai " của tôi, ở xứ sở lưu
vong này ...
Bông
mầu đỏ thẫm để thấy rằng dẫu có thành công ở đời, cũng cô đơn trong tuyệt vọng.
Bông
mầu vàng rực rỡ, thì nồng nàn thật, nhưng hờn tủi không phải là ít, đôi khi nỗi yêu thương buồn bã cũng khiến
người ta chán nản âm thầm . ..
Còn
sắc hoa trắng bạch kia, nói lên rất nhiều ý nghĩa , ở nhiều giai đoạn cuộc đời,
khiến bất cứ ai cũng trở thành triết gia ... nhưng giữ được tâm hồn trong sáng
, đôi lúc bâng khuâng vì tiếc nhớ ...
Riêng
anh chỉ muốn tôi cảm nhận được sự bình an, hướng thượng ...
Tôi
thoắt ngẫm nghĩ : có lẽ nghệ thuật vì nhân sinh, sắc hoa mầu trắng không khiến
ta phải nhớ nhung, phiền muộn, còn được thảnh thơi, thanh thoát trước bão cuồng
mưa lũ cuộc đời ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)