Mỗi Ngày Một Chuyện
NGỦ TRƯA - CAO MỴ NHÂN
NGỦ TRƯA - CAO MỴ NHÂN
Có lẽ từ nửa thế kỷ
nay, ít ai nhắc đến 2 chữ "ngủ trưa", tôi cũng vậy, quên béng cái cảm
giác "ngủ trưa", nhưng một vài hình ảnh "ngủ trưa" còn lởn
vởn, thấp thoáng trước mắt.
Tôi định "truy
nguyên" cái hình ảnh "ngủ trưa" xem thử nó bị xoá mờ đi từ khi
nào, và nếu tìm ra cái lỗi mất biến việc "ngủ trưa", mình sẽ được ai
thốt ra tiếng "congratulations", khen thưởng lòng kiên trì việc
kiếm được những gì quả không cần thiết cũng khiến mình cứ ưa quan tâm.
Trước nhất là thủa đó,
vào đầu thập niên 60 thế kỷ trước, chúng tôi đang học nội trú Cán Sự Xã Hội ở
centre Caritas, theo chương trình của các soeurs dòng Nữ tử Bác ái (Filles de
La Charite').
Thế nên, ít nhiều chịu
ảnh hưởng của Văn hoá Pháp, chúng tôi có giờ "ngủ trưa" khoảng
một tiếng đồng hồ, từ 1 tới 2 giờ, trước buổi học chiều.
Ngủ trưa, vẫn để
chuông đồng hồ báo thức, vì sợ thức dậy lụp chụp, sửa soạn không kịp.
Sau đó cả lớp gồm 10
người, lên phòng học, nghe giáo sư giảng bài...Với tâm trạng hoàn toàn yên
bình.
Mấy năm sau ra đi làm,
đúng vào giai đoạn người Mỹ hiện diện ở miền Nam.
Giờ giấc làm việc cũng
thay đổi, bấy giờ bắt đầu làm việc thông tầm, 8:00 sáng đến 12:00 trưa, nghỉ
nửa tiếng để ăn trưa, rồi 12:30 trưa vô làm việc lại tới 4:30 chiều, tan
sở.
Lúc đầu chưa quen,
hình như ai cũng có thể bực bội bởi 2 lý do: không còn giờ ngủ trưa, nghỉ nửa
tiếng ăn trưa và vệ sinh lụp chụp quá.
Nhưng 4:30 tan sở, thì
thật là ích lợi, người ta có thể làm việc nhà, đi học hay đi làm thêm.
Thậm chí đi chơi, hẹn
hò cũng không cần phải đợi thứ 7, chủ nhật hay ngày nghỉ nữa.
Chao ôi thật là lý
tưởng cho cuộc sống đa dạng.
Cứ thế, giấc ngủ trưa
đã trôi vào quá khứ...
Một tuần sau làm việc
thông tầm cho những cơ cấu có tính cách hành chánh.
Làm sao cái phương
pháp thông tầm liên tục làm việc một lèo ấy, áp dụng với các đơn vị tiền đồn
hay các đồn bốt đang đóng quân ở xa thành phố chứ?
Nói thế có nghĩa là dù
nhận lệnh làm việc thông tầm như Mỹ, nhưng chỉ là trên nguyên tắc thôi, chứ
thông hay không thông, các đơn vị tiền tuyến vẫn 24/24 ứng chiến như thường.
Địch quân rất lươn
lẹo, lệnh hưu chiến có giới hạn đàng hoàng, chúng còn coi như pha, huống hồ ba
cái thời khoá biểu hành chánh lỏng le.
Do đó, trước sau gì
cũng chỉ tội cho anh là lính... đa tình, đa năng, đa hiệu, đa đoan, không việc
gì anh không làm, không trách nhiệm nào, anh không lãnh...
Các đơn vị cấp đai
đội, tiểu đoàn tác chiến, thường là cái gạch nối to lớn nhất, vững chắc nhất,
giữa một bên là tập thể đông đảo, một bên là danh dự tối cao... không thể không
mang chiến thắng về cho... thượng cấp và danh nghĩa chung của trung, sư đoàn...
Có những vị sĩ quan
tác chiến chuyên nghiệp đến nỗi ông đi từ Trung đội trưởng thăng tới Trung đoàn
trưởng, mà lúc nào quân trang cũng lấm lem bùn đất. Những buổi tiệc khao quân,
thưởng tướng, mùi thuốc súng vẫn chưa tan trên áo trận.
Như vậy thì giờ làm
việc "hành quân" nối dài ngày tháng, có đâu khu trú trong Mỗi Ngày
Một Chuyện chỉ 8
tiếng rưỡi đồng hồ đâu
nhỉ.
Và nghe hai tiếng
"ngủ trưa" thật... khôi hài quá chứ?
Nhưng đôi khi
"ngủ trưa" cũng bất chợt nghe văng vẳng bên tai, những người làm việc
quá tải, họ thừa ra một chút thời giờ phù du, vội chợp mắt cho khoẻ vào bất cứ
giờ nào, thường là buổi trưa, giờ chuyển dịch của âm dương, đã gây cho chúng ta
cơn buồn ngủ lạ lùng.
Những năm đầu khi tôi
tới Mỹ, tôi thấy mấy bạn tôi, lúc nào cũng thiếu ngủ.
Những ông bà thiếu
ngủ, thường nói cho tôi hay rằng: không phải họ bị mất ngủ đâu, mà họ không có
thì giờ để ngủ thôi, khiến buổi trưa bạn tôi lái xe đi đường trường mà cứ ngáp
lên, ngáp xuống...
Không theo sát câu
chuyện của người đối thoại, nên mắt cứ đờ ra, cơn buồn ngủ đến lúc nào không hay,
rồi bạn thiếp đi trong một vài tích tắc...
Tôi sợ khiếp đảm, vội
thức bạn dậy, nói như thanh minh dùm bạn: "khổ quá , không có thì giờ
ngủ trưa, mệt chi lạ "...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NGỦ TRƯA - CAO MỴ NHÂN
NGỦ TRƯA - CAO MỴ NHÂN
Có lẽ từ nửa thế kỷ
nay, ít ai nhắc đến 2 chữ "ngủ trưa", tôi cũng vậy, quên béng cái cảm
giác "ngủ trưa", nhưng một vài hình ảnh "ngủ trưa" còn lởn
vởn, thấp thoáng trước mắt.
Tôi định "truy
nguyên" cái hình ảnh "ngủ trưa" xem thử nó bị xoá mờ đi từ khi
nào, và nếu tìm ra cái lỗi mất biến việc "ngủ trưa", mình sẽ được ai
thốt ra tiếng "congratulations", khen thưởng lòng kiên trì việc
kiếm được những gì quả không cần thiết cũng khiến mình cứ ưa quan tâm.
Trước nhất là thủa đó,
vào đầu thập niên 60 thế kỷ trước, chúng tôi đang học nội trú Cán Sự Xã Hội ở
centre Caritas, theo chương trình của các soeurs dòng Nữ tử Bác ái (Filles de
La Charite').
Thế nên, ít nhiều chịu
ảnh hưởng của Văn hoá Pháp, chúng tôi có giờ "ngủ trưa" khoảng
một tiếng đồng hồ, từ 1 tới 2 giờ, trước buổi học chiều.
Ngủ trưa, vẫn để
chuông đồng hồ báo thức, vì sợ thức dậy lụp chụp, sửa soạn không kịp.
Sau đó cả lớp gồm 10
người, lên phòng học, nghe giáo sư giảng bài...Với tâm trạng hoàn toàn yên
bình.
Mấy năm sau ra đi làm,
đúng vào giai đoạn người Mỹ hiện diện ở miền Nam.
Giờ giấc làm việc cũng
thay đổi, bấy giờ bắt đầu làm việc thông tầm, 8:00 sáng đến 12:00 trưa, nghỉ
nửa tiếng để ăn trưa, rồi 12:30 trưa vô làm việc lại tới 4:30 chiều, tan
sở.
Lúc đầu chưa quen,
hình như ai cũng có thể bực bội bởi 2 lý do: không còn giờ ngủ trưa, nghỉ nửa
tiếng ăn trưa và vệ sinh lụp chụp quá.
Nhưng 4:30 tan sở, thì
thật là ích lợi, người ta có thể làm việc nhà, đi học hay đi làm thêm.
Thậm chí đi chơi, hẹn
hò cũng không cần phải đợi thứ 7, chủ nhật hay ngày nghỉ nữa.
Chao ôi thật là lý
tưởng cho cuộc sống đa dạng.
Cứ thế, giấc ngủ trưa
đã trôi vào quá khứ...
Một tuần sau làm việc
thông tầm cho những cơ cấu có tính cách hành chánh.
Làm sao cái phương
pháp thông tầm liên tục làm việc một lèo ấy, áp dụng với các đơn vị tiền đồn
hay các đồn bốt đang đóng quân ở xa thành phố chứ?
Nói thế có nghĩa là dù
nhận lệnh làm việc thông tầm như Mỹ, nhưng chỉ là trên nguyên tắc thôi, chứ
thông hay không thông, các đơn vị tiền tuyến vẫn 24/24 ứng chiến như thường.
Địch quân rất lươn
lẹo, lệnh hưu chiến có giới hạn đàng hoàng, chúng còn coi như pha, huống hồ ba
cái thời khoá biểu hành chánh lỏng le.
Do đó, trước sau gì
cũng chỉ tội cho anh là lính... đa tình, đa năng, đa hiệu, đa đoan, không việc
gì anh không làm, không trách nhiệm nào, anh không lãnh...
Các đơn vị cấp đai
đội, tiểu đoàn tác chiến, thường là cái gạch nối to lớn nhất, vững chắc nhất,
giữa một bên là tập thể đông đảo, một bên là danh dự tối cao... không thể không
mang chiến thắng về cho... thượng cấp và danh nghĩa chung của trung, sư đoàn...
Có những vị sĩ quan
tác chiến chuyên nghiệp đến nỗi ông đi từ Trung đội trưởng thăng tới Trung đoàn
trưởng, mà lúc nào quân trang cũng lấm lem bùn đất. Những buổi tiệc khao quân,
thưởng tướng, mùi thuốc súng vẫn chưa tan trên áo trận.
Như vậy thì giờ làm
việc "hành quân" nối dài ngày tháng, có đâu khu trú trong Mỗi Ngày
Một Chuyện chỉ 8
tiếng rưỡi đồng hồ đâu
nhỉ.
Và nghe hai tiếng
"ngủ trưa" thật... khôi hài quá chứ?
Nhưng đôi khi
"ngủ trưa" cũng bất chợt nghe văng vẳng bên tai, những người làm việc
quá tải, họ thừa ra một chút thời giờ phù du, vội chợp mắt cho khoẻ vào bất cứ
giờ nào, thường là buổi trưa, giờ chuyển dịch của âm dương, đã gây cho chúng ta
cơn buồn ngủ lạ lùng.
Những năm đầu khi tôi
tới Mỹ, tôi thấy mấy bạn tôi, lúc nào cũng thiếu ngủ.
Những ông bà thiếu
ngủ, thường nói cho tôi hay rằng: không phải họ bị mất ngủ đâu, mà họ không có
thì giờ để ngủ thôi, khiến buổi trưa bạn tôi lái xe đi đường trường mà cứ ngáp
lên, ngáp xuống...
Không theo sát câu
chuyện của người đối thoại, nên mắt cứ đờ ra, cơn buồn ngủ đến lúc nào không hay,
rồi bạn thiếp đi trong một vài tích tắc...
Tôi sợ khiếp đảm, vội
thức bạn dậy, nói như thanh minh dùm bạn: "khổ quá , không có thì giờ
ngủ trưa, mệt chi lạ "...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)