Mỗi Ngày Một Chuyện
NGƯỜI BẠN TRẺ - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI BẠN TRẺ - CAO MỴ NHÂN
Một người bạn trẻ đối với tôi. Cậu ta chắc là 18 tuổi. Không, 68 tuổi cơ ạ, vì
cậu X ấy, 18 tuổi từ cái năm 1966 kia, vừa đậu xong Tú Tài đôi, là lập tức được
gia đình cho đi Mỹ du học.
Thế là khỏi phải đi lính VNCH, tránh được 2 trận quân ta quyết tử đánh giặc
Cộng, mà cả thế giới đều biết là:
Trận tổng công kích Tết Mậu Thân 1968
Trận mùa hè đỏ lửa 1972
Chưa kể trận sống chết với bọn tử thần CSBV, trá hình mặt trận giải phóng miền
Nam, để cướp trọn quê hương cho CS Quốc tế.
Cậu ta chả biết gì, hay là chả cần biết gì, hay biết đấy mà không phải việc của
cậu, vì lịch sử đã sang trang dù muốn dù không.
Thế nhưng cậu ta lại rất "dễ thương", ấy là biết yếu điểm của mình,
50 năm xa cách Tổ Quốc VN (1966- 2016), chưa hề về lại cái đất nước, mà nơi
sinh cậu ra là nơi người tây "Nã phát súng đại bác đầu tiên" vào điểm
trọng yếu, giữa giải đất hình chữ S, năm 1858, tức là thành phố Đà Nẵng thân
thương của ...tôi.
Cũng chính vì 2 chữ Đà Nẵng, mà tôi được hân hạnh quen biết cậu.
Cậu "dễ thương" ở chỗ là không bao giờ tỏ ra biết những gì, mà chung
quanh hay nhắc nhở tới bên trời cố quốc xa xôi, nhưng lắng nghe, và tạm đặt mình
vào tư thế khách vãng lai, để không bị phiền toái mất thì giờ, vì thời gian cậu
ở Mỹ gấp 3 lần ở VN rồi.
Tất nhiên cậu gần gụi Văn hoá Mỹ nhiều hơn.
Nếu phải nói chuyện với những cô bác anh chị em hiện ở quê ta, hay họ đã kiếm
cớ bay vọt qua biển Thái Bình.
Rồi được thân nhân, thích...khách (hiểu cho là bạn lạ, không phải một kiểu sát
thủ xa xưa) cho họ đi chơi một vòng thủ đô tị nạn Bolsa, đoạn leo xe đò Hoàng
lên miền thung lũng hoa vàng San Jose, thăm thêm cái nôi của chính trị tha
hương ...
Mà mặt người nào người nấy, CSVN cứ hỉnh lên, ở giữa chợ đời, người ta giới
thiệu về cậu, nào là cánh chim lạc bầy đã nửa thế kỷ, nào là hãy tìm về nguồn
cội, thậm chí có một Bác hay chú chả biết, vừa ôm bụng: "đau lòng quá cháu
ôi, thương lớp trẻ các cháu quá...", nhưng vẫn húp ngon lành tô phở
"xe lửa" vì tô to gấp 4 lần tô phở ở VN ngày nay.
Số là cái gì cũng nhiều: thịt bò xắt lác đều đặn, đỏ tươi, nước nhiều, hàng
chục thứ rau rác, à quên, rau thôi, không rác rến gì hết, cùng tương ớt đen,
đỏ, thả cửa châm vô tô phở cối sầm ấy.
Nội ăn xong tô phở, thấy trời xế trưa đã ngả mầu chiều rồi, cậu bạn 68 tuổi của
...tôi nói:
Chị ạ, em thấy những người đó không có vệ sinh, tôi còn ngỡ ngàng chưa biết bạn
trẻ định nói gì, đang ngần ngừ, thì X nói ngay :
Ăn nhiều quá, uống thêm ly cối sinh tố, xong ngồi lặng thinh, em mời ra xe đi
về, thì lại hỏi đồ " tráng miệng đâu, tức là sao không thấy bánh mứt, trái
cây dọn ra.
Em hơi giận trả lời: thôi để về nhà ăn thêm cũng được , đoạn, em thấy buồn bã
ghê lắm chị biết không ?
Trên đường về nhà em, để chờ thân nhân họ tới bốc về, Bác hay chú gì đó nói
:
Cháu phải sắp xếp một con đường đi tới, chứ " lông bông thế này không
được".
Em nói ổng là em có gia đình, vợ con, có nhà cửa, có công ăn việc làm ...chứ có
lông bông đâu.
Bác hay chú ấy gật ngay cái đầu, nói mạnh miệng hơn:
Đấy, đấy là điều tôi muốn nói: cháu có cảm thấy ân hận là thanh niên trai tráng
mà không đóng góp cho đất nước, là thiếu sót lắm không ?
Không, thưa Bác (chú cũng được), nếu cháu ân hận là cách đây 50 năm kia, cháu
không ở lại miền Nam, để cùng 3/4 anh em trai cháu, hiện diện trong QL/VNCH.
Một người mất tích năm 1968 ở Huế, một người bị thương năm 1972 ở ngay cổ thành
Quảng Trị, còn một người bị các Bác cho ăn cơm tù 13 năm, sau cuộc đổi đời bi
thảm 30 -4 -1975.
Anh trở về Đà Nẵng, ngó cảnh nhà tan hoang, ông ấy đã phần nào mất trí nhớ ...
Anh cháu được qua đây hoàn toàn vì lòng nhân đạo của chính phủ Hoa Kỳ, vẫn đang
sinh sống theo chương trình xã hội vượt bậc của đất nước này .
Bác tha lỗi, cháu không làm khác hơn những gì cháu thấy hợp lý và tình nghĩa
thực sự ở xứ sở này.
Tất nhiên sau lần gặp gỡ đó, họ chia tay ...vĩnh viễn.
Cậu bạn 68 tuổi, nghĩ rằng tôi chưa thực sự hiểu cách sống của cậu ta ở Huê Kỳ,
bèn nhờ một người bạn Mỹ trắng mời mấy người bạn HO chúng tôi, đi coi một buổi
trình diễn ca kịch ở câu lạc bộ toàn nghệ sĩ dân gian da đen.
Sân khấu là những thiết bị lưu động, kê ở ngoài trời giữa down town Los Angeles
.
Những tiết mục khác xin thông qua, cái màn chính mà cậu bạn xa rời VN nửa trăm
năm nay, muốn giới thiệu, là cảnh diễn với trên 20 người đủ giới nam phụ lão ấu
...mỗi vai trò cứ tự nói năng, tất cả làm một lượt luôn, có thể diễn qua cử
chỉ, hát hò, thậm chí cãi lộn ...
Tất nhiên những diễn viên này đang sắm vai của họ, nên không có chuyện người
nào bực quá, vì tạp lục quá ở giữa sân khấu phải tự ý dừng lại ...
Như thế độ 15', ..,họ im bặt, người dẫn giới thiệu đó là tiết mục mang tên
"cuộc đời", rồi kết thúc cái màn cuộc đời đó, bằng bản hoà tấu
của những cây kèn, đủ loại lớn nhỏ ..,
Bài kèn hồn nhiên trong sân trường học , bài kèn vui tươi của những ban Văn
nghệ, đội bóng thể dục thể thao, bài kèn trở về của đoàn quân thắng trận, và
bài kèn từ biệt những người rời khỏi thế gian này ...
X 68 tuổi nói lúc tôi giang xe về nhà :
Chị thấy cái màn kịch " cuộc đời " đó thế nào ?
Cuộc đời bao la lắm chị ạ. Mỗi một thành viên, hay một phân tử rất nhỏ, làm một
việc, em cũng là một hạt bụi trong xã hội "cuộc đời".
Đừng nghĩ em không làm gì đó giống người ta, là thiếu sót đâu, là thản nhiên,
có khi còn bị liệt vào hàng vô cảm nữa chứ.
Thế nên, chúng ta luôn nghĩ tới câu: "Mỗi người một việc", không phải
10, hay 100 người vv...làm một việc chị ạ ...và còn nhiều yếu tố khác nữa ...
Mỗi người một việc hả, sao na ná giống câu : "mỗi ngày một chuyện"
của ...tôi quá vậy.
Hèn chi nhà tiên tri "Đồ Ngu" mới sáng lập ra "mỗi ngày một
chuyện", cho tôi yên tâm viết lách...để tôi không bị chao đảo, vì sao tôi
chưa lên đường đấu tranh như quý vị trong sân chơi dành cho huynh đệ chi binh,
mà cứ ngồi kể lể những chuyện vặt ở cõi người ta này.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NGƯỜI BẠN TRẺ - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI BẠN TRẺ - CAO MỴ NHÂN
Một người bạn trẻ đối với tôi. Cậu ta chắc là 18 tuổi. Không, 68 tuổi cơ ạ, vì
cậu X ấy, 18 tuổi từ cái năm 1966 kia, vừa đậu xong Tú Tài đôi, là lập tức được
gia đình cho đi Mỹ du học.
Thế là khỏi phải đi lính VNCH, tránh được 2 trận quân ta quyết tử đánh giặc
Cộng, mà cả thế giới đều biết là:
Trận tổng công kích Tết Mậu Thân 1968
Trận mùa hè đỏ lửa 1972
Chưa kể trận sống chết với bọn tử thần CSBV, trá hình mặt trận giải phóng miền
Nam, để cướp trọn quê hương cho CS Quốc tế.
Cậu ta chả biết gì, hay là chả cần biết gì, hay biết đấy mà không phải việc của
cậu, vì lịch sử đã sang trang dù muốn dù không.
Thế nhưng cậu ta lại rất "dễ thương", ấy là biết yếu điểm của mình,
50 năm xa cách Tổ Quốc VN (1966- 2016), chưa hề về lại cái đất nước, mà nơi
sinh cậu ra là nơi người tây "Nã phát súng đại bác đầu tiên" vào điểm
trọng yếu, giữa giải đất hình chữ S, năm 1858, tức là thành phố Đà Nẵng thân
thương của ...tôi.
Cũng chính vì 2 chữ Đà Nẵng, mà tôi được hân hạnh quen biết cậu.
Cậu "dễ thương" ở chỗ là không bao giờ tỏ ra biết những gì, mà chung
quanh hay nhắc nhở tới bên trời cố quốc xa xôi, nhưng lắng nghe, và tạm đặt mình
vào tư thế khách vãng lai, để không bị phiền toái mất thì giờ, vì thời gian cậu
ở Mỹ gấp 3 lần ở VN rồi.
Tất nhiên cậu gần gụi Văn hoá Mỹ nhiều hơn.
Nếu phải nói chuyện với những cô bác anh chị em hiện ở quê ta, hay họ đã kiếm
cớ bay vọt qua biển Thái Bình.
Rồi được thân nhân, thích...khách (hiểu cho là bạn lạ, không phải một kiểu sát
thủ xa xưa) cho họ đi chơi một vòng thủ đô tị nạn Bolsa, đoạn leo xe đò Hoàng
lên miền thung lũng hoa vàng San Jose, thăm thêm cái nôi của chính trị tha
hương ...
Mà mặt người nào người nấy, CSVN cứ hỉnh lên, ở giữa chợ đời, người ta giới
thiệu về cậu, nào là cánh chim lạc bầy đã nửa thế kỷ, nào là hãy tìm về nguồn
cội, thậm chí có một Bác hay chú chả biết, vừa ôm bụng: "đau lòng quá cháu
ôi, thương lớp trẻ các cháu quá...", nhưng vẫn húp ngon lành tô phở
"xe lửa" vì tô to gấp 4 lần tô phở ở VN ngày nay.
Số là cái gì cũng nhiều: thịt bò xắt lác đều đặn, đỏ tươi, nước nhiều, hàng
chục thứ rau rác, à quên, rau thôi, không rác rến gì hết, cùng tương ớt đen,
đỏ, thả cửa châm vô tô phở cối sầm ấy.
Nội ăn xong tô phở, thấy trời xế trưa đã ngả mầu chiều rồi, cậu bạn 68 tuổi của
...tôi nói:
Chị ạ, em thấy những người đó không có vệ sinh, tôi còn ngỡ ngàng chưa biết bạn
trẻ định nói gì, đang ngần ngừ, thì X nói ngay :
Ăn nhiều quá, uống thêm ly cối sinh tố, xong ngồi lặng thinh, em mời ra xe đi
về, thì lại hỏi đồ " tráng miệng đâu, tức là sao không thấy bánh mứt, trái
cây dọn ra.
Em hơi giận trả lời: thôi để về nhà ăn thêm cũng được , đoạn, em thấy buồn bã
ghê lắm chị biết không ?
Trên đường về nhà em, để chờ thân nhân họ tới bốc về, Bác hay chú gì đó nói
:
Cháu phải sắp xếp một con đường đi tới, chứ " lông bông thế này không
được".
Em nói ổng là em có gia đình, vợ con, có nhà cửa, có công ăn việc làm ...chứ có
lông bông đâu.
Bác hay chú ấy gật ngay cái đầu, nói mạnh miệng hơn:
Đấy, đấy là điều tôi muốn nói: cháu có cảm thấy ân hận là thanh niên trai tráng
mà không đóng góp cho đất nước, là thiếu sót lắm không ?
Không, thưa Bác (chú cũng được), nếu cháu ân hận là cách đây 50 năm kia, cháu
không ở lại miền Nam, để cùng 3/4 anh em trai cháu, hiện diện trong QL/VNCH.
Một người mất tích năm 1968 ở Huế, một người bị thương năm 1972 ở ngay cổ thành
Quảng Trị, còn một người bị các Bác cho ăn cơm tù 13 năm, sau cuộc đổi đời bi
thảm 30 -4 -1975.
Anh trở về Đà Nẵng, ngó cảnh nhà tan hoang, ông ấy đã phần nào mất trí nhớ ...
Anh cháu được qua đây hoàn toàn vì lòng nhân đạo của chính phủ Hoa Kỳ, vẫn đang
sinh sống theo chương trình xã hội vượt bậc của đất nước này .
Bác tha lỗi, cháu không làm khác hơn những gì cháu thấy hợp lý và tình nghĩa
thực sự ở xứ sở này.
Tất nhiên sau lần gặp gỡ đó, họ chia tay ...vĩnh viễn.
Cậu bạn 68 tuổi, nghĩ rằng tôi chưa thực sự hiểu cách sống của cậu ta ở Huê Kỳ,
bèn nhờ một người bạn Mỹ trắng mời mấy người bạn HO chúng tôi, đi coi một buổi
trình diễn ca kịch ở câu lạc bộ toàn nghệ sĩ dân gian da đen.
Sân khấu là những thiết bị lưu động, kê ở ngoài trời giữa down town Los Angeles
.
Những tiết mục khác xin thông qua, cái màn chính mà cậu bạn xa rời VN nửa trăm
năm nay, muốn giới thiệu, là cảnh diễn với trên 20 người đủ giới nam phụ lão ấu
...mỗi vai trò cứ tự nói năng, tất cả làm một lượt luôn, có thể diễn qua cử
chỉ, hát hò, thậm chí cãi lộn ...
Tất nhiên những diễn viên này đang sắm vai của họ, nên không có chuyện người
nào bực quá, vì tạp lục quá ở giữa sân khấu phải tự ý dừng lại ...
Như thế độ 15', ..,họ im bặt, người dẫn giới thiệu đó là tiết mục mang tên
"cuộc đời", rồi kết thúc cái màn cuộc đời đó, bằng bản hoà tấu
của những cây kèn, đủ loại lớn nhỏ ..,
Bài kèn hồn nhiên trong sân trường học , bài kèn vui tươi của những ban Văn
nghệ, đội bóng thể dục thể thao, bài kèn trở về của đoàn quân thắng trận, và
bài kèn từ biệt những người rời khỏi thế gian này ...
X 68 tuổi nói lúc tôi giang xe về nhà :
Chị thấy cái màn kịch " cuộc đời " đó thế nào ?
Cuộc đời bao la lắm chị ạ. Mỗi một thành viên, hay một phân tử rất nhỏ, làm một
việc, em cũng là một hạt bụi trong xã hội "cuộc đời".
Đừng nghĩ em không làm gì đó giống người ta, là thiếu sót đâu, là thản nhiên,
có khi còn bị liệt vào hàng vô cảm nữa chứ.
Thế nên, chúng ta luôn nghĩ tới câu: "Mỗi người một việc", không phải
10, hay 100 người vv...làm một việc chị ạ ...và còn nhiều yếu tố khác nữa ...
Mỗi người một việc hả, sao na ná giống câu : "mỗi ngày một chuyện"
của ...tôi quá vậy.
Hèn chi nhà tiên tri "Đồ Ngu" mới sáng lập ra "mỗi ngày một
chuyện", cho tôi yên tâm viết lách...để tôi không bị chao đảo, vì sao tôi
chưa lên đường đấu tranh như quý vị trong sân chơi dành cho huynh đệ chi binh,
mà cứ ngồi kể lể những chuyện vặt ở cõi người ta này.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)