Mỗi Ngày Một Chuyện
NGƯỜI ĐI - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI ĐI - CAO MỴ NHÂN
Người đi ...buồn quá , cả trong 2 bối cảnh sinh ly lẫn tử biệt .
Người đi, ừ nhỉ, người đi thực ... ( Thâm Tâm )
Đó là hình ảnh của sinh ly , người đó đi tìm ...cái hoài bão đã ấp ủ .
Người đi ...một nửa hồn tôi mất ...( Hàn Mặc Tử ) Hình ảnh người đi này cũng trong sinh ly , nhưng có vẻ trầm trọng hơn , vì người đi đó , làm một nửa hồn thi sĩ Hàn Mặc Tử đau thương quá đỗi , như hụt hẫng , chết lịm , muộn phiền ...
" Đi rồi ! " , chiều mùng một Tết Nguyên Đán ( 1982. )
Nữ sĩ Tôn nữ Hỷ Khương đứng ngoài thềm nhà tôi ở khu nhà thờ Ba Chuông Phú Nhuận , vừa ho khan , vừa nghẹn ngào : " Đi rồi . .."
Ai đi thế ? chị tới thông báo cho tôi : nữ sĩ Tuệ Mai , ái nữ thi ông Á Nam Trần Tuấn Khải đã ra đi về cõi vĩnh hằng . Trường hợp này gọi là tử biệt .
Trong cõi ta bà , có rất nhiều cảnh tử biệt , sinh ly , mà thường xuyên nhất , là trong đại tộc KaKi của chúng tôi .Với một triệu quân nhân các cấp , ứng chiến từ Bến Hải đến Cà Mâu , làm sao tránh được sinh ly tử biệt chứ .
Đi hành quân, kích giặc, tai nạn, tai hoạ ...vv .
Biết bao gia đình binh sĩ , tử sĩ vừa thấy chồng, cha đó, quý chinh phu đã "giã nhà đeo bức chiến bào " rong ruổi ở biên phương , có khi ...không về nữa ...
Người đi ... Dù tử biệt hay sinh ly đều để cho " Người ở lại " , mà nói văn hoa , là " Kẻ ở " phải ôm trọn nỗi buồn sâu thẳm , dằng dặc :
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn ...( Đoàn Thị Điểm )
Chẳng cứ ở đông phương , mà tây phương cũng ngàn vạn nỗi buồn kẻ ở , người đi ...,
Nhà Triết học Ý Edmond De Amicis ( 1846 -1908 )viêt trong cuốn Grand coeurs , dịch giả Hà Mai Anh dịch toàn bộ cuốn sách , với tựa sách là Tâm Hồn Cao Thượng . ..có nhiều cảnh "kẻ ở người đi " thấp thoáng
Ngay từ hồi còn học tiểu học , xem đi xem lại cuốn truyện nêu trên , tôi không nhớ hết các chuyện trong đó , nhưng tôi lại chẳng bao giờ quên được câu :
" Ôi , cảnh biệt ly sao mà buồn vậy ..."
Câu nói rất đơn giản , nhưng phải thấy được chiếc khăn tay vẫy theo con tầu sắp nhổ neo , rồi tầu rời ra khơi , rồi cũng chính chiếc khăn tay đó đã úp lên mặt cô gái vừa tiễn người đi xa ...
Người ấy có thể sẽ về , hay không về nữa , dù cô và khách tình quân ấy vẫn cùng trên cõi đời này .
Nhưng mà , từ đây mãi mãi không thấy nhau , từ đây mãi mãi không thấy nhau...Guillaume Apollinaire
( 1880 -1918 ) cũng như bất cứ ai si tình trên thế giới, đều phải chấp nhận cuộc chia tay đợi chờ ...
Không hiểu sao quý vị " kẻ ở, người đi " không
" kéo không gian lại gần " , để chẳng phải rơi nước mắt .
Nhưng nếu trường hợp tử biệt , thì rõ ràng ranh giới hoá sinh , là một tuyến lửa hoả diệm sơn , chỉ có san xẻ tình sầu ngăn cách , bằng dòng dung nham nóng cả ...triệu độ ( ! ) , e mới chấm dứt được cảnh tiếc thương đòi đoạn ...
Chuyện kẻ ở người đi , không phải chỉ dành cho đôi uyên ương liền cánh phải chia lìa , như các trường hợp tôi nêu trên , mà có đầy rẫy quanh ta... phải quan san cách trở ...
Cha , mẹ , con cháu , anh chị em , bạn bè , chiến hữu vv ...làm sao có thể ở mãi bên nhau chứ .
Do đó , rất " cảm thông " nỗi đau khổ , buồn phiền , dân tộc ta đã chia xẻ tình yêu thương qua các hoàn cảnh như sau :
Cha mẹ già phải khóc con còn thanh xuân ...
Đôi bên chồng vợ phải chia lìa khi còn nồng mặn ...
Trẻ thơ bị mất cha , mẹ . ..lúc tuổi còn nhỏ dại ...
Nhìn vào " bảng hiệu " đau buồn trên , thì quý vị bạn tâm tình , bạn đường , vv bạn khác ...lỡ có phải chia tay , hay thậm chí bị phản bội vv...cũng không đến nỗi bứt rứt xót xa , khổ lụy bằng ...
Thế nhưng , quý thi sĩ lại cứ dồn hầu hết đau buồn , sầu tư vào những cảnh dở dang tình lỡ ...
Vì thế cho nên , tôi không lấy làm lạ , hôm qua đi chia buồn với đại gia đình vị " phu nhân " một đấng quan quyền thời đệ nhất Cộng Hoà ở Peek , các tiểu gia đình con cái đã thành đạt , lần lượt lên chụp hình trước cỗ sự vị phu nhân đó , có những nụ cười hồn nhiên .
Sự kiện lại mở qua trang " Lễ tang " từ lâu đời , ấy là :
Trường hợp người mãn phần đã thọ , con cháu đã lớn , đâu còn thơ dại bơ vơ...
Đã trên tám chục tuổi , mệnh chung cũng được liệt kê vào danh sách " Hồng tang " , tức là tang vui ...
Ôi , kể sao cho xiết chuyện đường trường nhân thế ...
Tôi lại nhớ vị Bác sĩ luôn luôn quan tâm đến những gì gọi là văn hoá VN , ông sinh hoạt xã hội thật cô đơn , 10 năm diện bích vì buồn chán , rồi suôi tay ...
Bác sĩ Hoàng Văn Đức , cũng rất nghệ sĩ : là thi sĩ Hoàng Vũ Đức Vân , tác giả những bài thơ luân lưu trong bằng hữu bốn phương , bài thơ cuối cùng thi sĩ Bác sĩ gởi cho tôi , nói là : đi xa đất , để gần trời ...
Chắc đất đây là Trái Đất , trời đây là đấng Thượng Đế tối cao , tối đại vậy .
" Người đi , ừ nhỉ người đi thực ..." ( Thâm Tâm ) chắc chắn rồi , không còn hồ nghi , tưởng tượng nữa , với bất cứ ai , những " kẻ ở " thường nhìn theo những đám mây nhẹ nhàng bay về vô tận ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NGƯỜI ĐI - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI ĐI - CAO MỴ NHÂN
Người đi ...buồn quá , cả trong 2 bối cảnh sinh ly lẫn tử biệt .
Người đi, ừ nhỉ, người đi thực ... ( Thâm Tâm )
Đó là hình ảnh của sinh ly , người đó đi tìm ...cái hoài bão đã ấp ủ .
Người đi ...một nửa hồn tôi mất ...( Hàn Mặc Tử ) Hình ảnh người đi này cũng trong sinh ly , nhưng có vẻ trầm trọng hơn , vì người đi đó , làm một nửa hồn thi sĩ Hàn Mặc Tử đau thương quá đỗi , như hụt hẫng , chết lịm , muộn phiền ...
" Đi rồi ! " , chiều mùng một Tết Nguyên Đán ( 1982. )
Nữ sĩ Tôn nữ Hỷ Khương đứng ngoài thềm nhà tôi ở khu nhà thờ Ba Chuông Phú Nhuận , vừa ho khan , vừa nghẹn ngào : " Đi rồi . .."
Ai đi thế ? chị tới thông báo cho tôi : nữ sĩ Tuệ Mai , ái nữ thi ông Á Nam Trần Tuấn Khải đã ra đi về cõi vĩnh hằng . Trường hợp này gọi là tử biệt .
Trong cõi ta bà , có rất nhiều cảnh tử biệt , sinh ly , mà thường xuyên nhất , là trong đại tộc KaKi của chúng tôi .Với một triệu quân nhân các cấp , ứng chiến từ Bến Hải đến Cà Mâu , làm sao tránh được sinh ly tử biệt chứ .
Đi hành quân, kích giặc, tai nạn, tai hoạ ...vv .
Biết bao gia đình binh sĩ , tử sĩ vừa thấy chồng, cha đó, quý chinh phu đã "giã nhà đeo bức chiến bào " rong ruổi ở biên phương , có khi ...không về nữa ...
Người đi ... Dù tử biệt hay sinh ly đều để cho " Người ở lại " , mà nói văn hoa , là " Kẻ ở " phải ôm trọn nỗi buồn sâu thẳm , dằng dặc :
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn ...( Đoàn Thị Điểm )
Chẳng cứ ở đông phương , mà tây phương cũng ngàn vạn nỗi buồn kẻ ở , người đi ...,
Nhà Triết học Ý Edmond De Amicis ( 1846 -1908 )viêt trong cuốn Grand coeurs , dịch giả Hà Mai Anh dịch toàn bộ cuốn sách , với tựa sách là Tâm Hồn Cao Thượng . ..có nhiều cảnh "kẻ ở người đi " thấp thoáng
Ngay từ hồi còn học tiểu học , xem đi xem lại cuốn truyện nêu trên , tôi không nhớ hết các chuyện trong đó , nhưng tôi lại chẳng bao giờ quên được câu :
" Ôi , cảnh biệt ly sao mà buồn vậy ..."
Câu nói rất đơn giản , nhưng phải thấy được chiếc khăn tay vẫy theo con tầu sắp nhổ neo , rồi tầu rời ra khơi , rồi cũng chính chiếc khăn tay đó đã úp lên mặt cô gái vừa tiễn người đi xa ...
Người ấy có thể sẽ về , hay không về nữa , dù cô và khách tình quân ấy vẫn cùng trên cõi đời này .
Nhưng mà , từ đây mãi mãi không thấy nhau , từ đây mãi mãi không thấy nhau...Guillaume Apollinaire
( 1880 -1918 ) cũng như bất cứ ai si tình trên thế giới, đều phải chấp nhận cuộc chia tay đợi chờ ...
Không hiểu sao quý vị " kẻ ở, người đi " không
" kéo không gian lại gần " , để chẳng phải rơi nước mắt .
Nhưng nếu trường hợp tử biệt , thì rõ ràng ranh giới hoá sinh , là một tuyến lửa hoả diệm sơn , chỉ có san xẻ tình sầu ngăn cách , bằng dòng dung nham nóng cả ...triệu độ ( ! ) , e mới chấm dứt được cảnh tiếc thương đòi đoạn ...
Chuyện kẻ ở người đi , không phải chỉ dành cho đôi uyên ương liền cánh phải chia lìa , như các trường hợp tôi nêu trên , mà có đầy rẫy quanh ta... phải quan san cách trở ...
Cha , mẹ , con cháu , anh chị em , bạn bè , chiến hữu vv ...làm sao có thể ở mãi bên nhau chứ .
Do đó , rất " cảm thông " nỗi đau khổ , buồn phiền , dân tộc ta đã chia xẻ tình yêu thương qua các hoàn cảnh như sau :
Cha mẹ già phải khóc con còn thanh xuân ...
Đôi bên chồng vợ phải chia lìa khi còn nồng mặn ...
Trẻ thơ bị mất cha , mẹ . ..lúc tuổi còn nhỏ dại ...
Nhìn vào " bảng hiệu " đau buồn trên , thì quý vị bạn tâm tình , bạn đường , vv bạn khác ...lỡ có phải chia tay , hay thậm chí bị phản bội vv...cũng không đến nỗi bứt rứt xót xa , khổ lụy bằng ...
Thế nhưng , quý thi sĩ lại cứ dồn hầu hết đau buồn , sầu tư vào những cảnh dở dang tình lỡ ...
Vì thế cho nên , tôi không lấy làm lạ , hôm qua đi chia buồn với đại gia đình vị " phu nhân " một đấng quan quyền thời đệ nhất Cộng Hoà ở Peek , các tiểu gia đình con cái đã thành đạt , lần lượt lên chụp hình trước cỗ sự vị phu nhân đó , có những nụ cười hồn nhiên .
Sự kiện lại mở qua trang " Lễ tang " từ lâu đời , ấy là :
Trường hợp người mãn phần đã thọ , con cháu đã lớn , đâu còn thơ dại bơ vơ...
Đã trên tám chục tuổi , mệnh chung cũng được liệt kê vào danh sách " Hồng tang " , tức là tang vui ...
Ôi , kể sao cho xiết chuyện đường trường nhân thế ...
Tôi lại nhớ vị Bác sĩ luôn luôn quan tâm đến những gì gọi là văn hoá VN , ông sinh hoạt xã hội thật cô đơn , 10 năm diện bích vì buồn chán , rồi suôi tay ...
Bác sĩ Hoàng Văn Đức , cũng rất nghệ sĩ : là thi sĩ Hoàng Vũ Đức Vân , tác giả những bài thơ luân lưu trong bằng hữu bốn phương , bài thơ cuối cùng thi sĩ Bác sĩ gởi cho tôi , nói là : đi xa đất , để gần trời ...
Chắc đất đây là Trái Đất , trời đây là đấng Thượng Đế tối cao , tối đại vậy .
" Người đi , ừ nhỉ người đi thực ..." ( Thâm Tâm ) chắc chắn rồi , không còn hồ nghi , tưởng tượng nữa , với bất cứ ai , những " kẻ ở " thường nhìn theo những đám mây nhẹ nhàng bay về vô tận ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)