Mỗi Ngày Một Chuyện

NGƯỜI HỌ ĐẠO - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) Ông "30", nhà văn khô đạo, cũng đã đứng ở ngưỡng cửa cuối nhà thờ, thấy gương mặt ông trang nghiêm, lộ vẻ sót thương thời đại, làm dấu thánh như mọi người đang xem Lễ,


NGƯỜI HỌ ĐẠO   -   CAO MỴ NHÂN 

 

Tôi quen một người trong họ đạo Tân Sa Châu. Nơi có nhà thờ Tân Sa Châu thì mới có họ đạo mang cái tên đẹp đó chứ. Nhưng quý vị có biết nhà thờ và họ đạo đó ở đâu không? 

Tất nhiên có nhiều quý vị quanh tuổi tôi và lớn hơn, thì chắc chắn biết rồi. Đó là miền thánh địa Lăng Cha Cả, ngôi nhà mồ của vị cha cố Giám mục Bá Đa Lộc (Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine 1741- 1799). 

Lăng Cha Cả tọa lạc giữa bùng binh đường Trương Minh Ký nối dài, cắt ngang bởi đường Chi Lăng nối dài, 

gần Phi trường Quân sự Tân Sơn Nhất (trước 1975). 

Sau cuộc đổi đời bi thảm 30 -4 -1975, mấy năm, bạo quyền Cộng sản VN, đã quật mồ vị cha hiện diện thủa tiên phuông lập quốc "Việt Nam" triều Nguyễn Gia Long, để chỉnh trang thành phố theo ý họ. 

 

Người họ đạo Tân Sa Châu, trước khi quen tôi mấy mươi năm xưa, rất khô đạo, hồi đó tôi hỏi ông ta rằng: "Tại sao ông ở giữa một họ đạo danh tiếng như thế, mà không chịu cầu nguyện thường xuyên hơn?". 

Ông ta là một nhà văn rất bụi đời, ông ta không trả lời thẳng câu hỏi của tôi, lại cười nhạt rồi nói: 

"Cao Mỵ Nhân nghĩ tôi có đạo hả? Bây giờ tôi không tin gì hết, tôi đang thất bại lớn, tôi đang đọc Jean Paul Sartre (1905 - 1980), may ra có một chút gì để thoả mãn nỗi ưu tư của tôi. 

Lúc chúng tôi nói chuyện, là còn 2 ngày nữa Pâques (Easter) năm 1960, tôi đang nội trú trong trường Thevenet, thì tính ra nhà văn Pháp Jean Paul Sartre mới có 55 tuổi, và người đối thoại với tôi ở quanh tuổi 30. 

Ông "30" này lại cười nhạt thêm một phát nữa, đoạn thốt ra những lời đanh thép, đúng nghĩa là như đanh như thép vậy, thế này: "Thế cô có muốn đi nhà thờ với tôi, dự Lễ Phục Sinh không?" thay vì ông ta phải mời tôi, vì tôi ngoại đạo chứ. 

Song, tôi lại là người tò mò và ham hố nhất hạng, tôi trả lời bằng câu hỏi thứ hai, giữa trời: "Bao giờ?". 

Tôi thấy khuôn mặt ông ta dãn hẳn ra, hơi mỉm cười: 

"Tôi sẽ đón cô từ buổi trưa thứ sáu nhé, đi ăn cơm tiệm, đi coi một phim ở Rex, rồi mới trở lại nhà thờ. 

Sao lòng vòng thế, mình đang ở đây, chỉ việc đi thẳng lên nhà thờ Tân Sa Châu, chứ lên Rex, rồi lại vòng về, nhiêu khê quá. 

Ai nói về Tân Sa Châu? Từ rạp Rex đi bộ ra Nhà Thờ Đức Bà, vừa đỡ tốn công, vừa Lễ nhà thờ lớn, sang trọng, là Vương cung Thánh đường, sau đó đi ăn tối ở khu phố Catinat, hay Chợ Cũ kia, rồi đưa cô về trường. 

 

Không được. Tôi trả lời dứt khoát: "Chỉ đến Nhà thờ Tân Sa Châu thôi, tôi sẽ ăn ở trường trước khi đi, tôi chỉ muốn ngắm nhà thờ Tân Sa Châu, nghe dàn giáo dân họ đạo nơi ấy kính Chúa yêu người có khác các nhà thờ mà tôi với dzú Bổn cứ rủ nhau đi đủ các nhà thờ, xem Lễ mỗi sáng Chúa Nhật, kể cả dạy sớm đi bộ từ đường Tú Xương tới đường Cường Để, xem Lễ ở nhà thờ Dòng Tu Kín nữa. 

Các soeurs Dòng Tu Kín mặc áo thụng mầu đen, đi thoăn thoắt trên những hành lang tu viện, thấp thoáng như những cánh dơi, vừa buồn bã, vừa hư huyễn lạ lùng...

Dzú Bổn, chị Maria Nguyệt, hay Marie Therese Victoria cô bé đen mồ côi, cùng vài người nữa, trong dortoir với tôi, do ma soeurs đưa từ garderie d' enfant là chỗ giữ trẻ mồ côi và con em nhà nghèo về tu viện Nữ tử Bác Ái đó, họ đã sống nhiều năm ở đây. 

Nếu không có gì thay đổi, số người này sẽ cứ thế lớn lên, già đi...hằng ngày ngó nhau thân quen, với thời khoá biểu bất di bất dịch, không thêm vào, và cũng chẳng bớt đi, là chỉ có làm công tác xã hội và đi xem Lễ, ở nhà nguyện của tu viện, hay đi nhà thờ xa. 

Nhưng phải công nhận là từ khi tôi lưu trú trong trường Thevenet đó, tôi đã rủ những bạn nội trú này đi chơi xa hơn, cứ quanh quẩn nơi khuôn viên lặng lẽ đó, thì quả là buồn chết. 

 

Trở lại chuyện đi nhà thờ Tân Sa Châu xa tít mù xa, vì phải đi hết con đường Trương Ming Giảng, Trương Minh Ký, mới tới khu Lăng Cha Cả, nơi có nhà thờ giáo xứ Tân Sa Châu. 

Tôi đề nghị với ông nhà văn "30", là để tôi mời thêm mấy người bạn trong dortoir đi cho ...vui. 

Ông ấy thẳng thắn nói: tưởng tôi muốn đi nhà thờ Tân Sa Châu cho biết, thì ông dẫn đi, chứ muốn rủ mấy bà mấy cô nội trú đi, thì ông chỉ đường  cho mà đi một mình được rồi. 

Mùa Phục Sinh năm ấy, tôi long đong, vì cái tật lanh chanh và đa sự...tôi nhất định rủ mấy bạn cùng dortoir đi Lễ nhà thờ Tân Sa Châu. 

Người quen họ đạo Tân Sa Châu thay vì mừng rỡ, hãnh diện với hình ảnh nhà thờ tráng lệ, huy hoàng, ông ta lại bẳn gắt vô lý, ông ta xin phép về ngay.

Chúng tôi sửa soạn kỹ lưỡng, vì thế là đi chơi xa rồi đấy, chúng tôi 4 người, mà toàn "thiếu nữ", đi một cyclo máy. Dzú Bổn, chị Maria Nguyệt ngồi hằn vào trong lòng cyclo máy đó, tôi ngồi lên đùi 2 chị, còn Marie Therese Victoria to ù, thì phải ngồi ở yên sau xe cyclo máy đó. 

Ông "30" nhìn theo cyclo máy chạy bạt mạng, lắc đầu, tỏ vẻ thương hại...

 

Mới vừa tới ngã tư đường Thoại Ngọc Hầu với Trương Minh Ký, người dân đứng đông nghẹt trên lề đường phía bên trái nếu đi từ Saigon lên. 

Ở một nửa lòng đường bên trái,  đang chuẩn bị một đoàn rước, có chiếc xe hoa kiểu hình con rồng, sơn son thếp vàng, đặt trên khúc đường đó.

Tôi không để ý bên trong xe kiệu có gì, nhưng một đoàn giáo dân lại mặc đồ tang, quần áo trắng, khăn tang trắng quấn quanh đầu, họ nằm phủ phục xuống đường , phía sau chiếc xe kiệu hình con rồng, và cầu nguyện sót thương qua lời thủ thỉ như than khóc, van xin...

Chúng tôi đã từng đi xem Lễ ở nhiều nhà thờ, ở Đalat, Ban Mê Thuột vv...và hàng chục nhà thờ lớn nhỏ quanh đô thành Saigon, Chợ Lớn, nhưng chưa thấy họ nào ngoan đạo quá mức như ở nhà thờ Tân Sa Châu năm ấy. 

Đoàn giáo dân thọ tang Chúa Jesus đã khênh kiệu vô nhà thờ, lòng nhà thờ chật ních con cái chúa vv...

Quý Cha đồng tế, quý Cha phụ Lễ đã đứng đầy trên bục giảng, trước ban thờ Chúa.

Mầu tím trên áo Cha, mầu tím trên khăn, trên ruban cột những giây hoa trắng muốt trang hoàng màn cửa ...

Ông "30", nhà văn khô đạo, cũng đã đứng ở ngưỡng cửa cuối nhà thờ, thấy gương mặt ông trang nghiêm, lộ vẻ sót thương thời đại, làm dấu thánh như mọi người đang xem Lễ, không nhìn về phía chúng tôi. 

Lễ xong chúng tôi ra về...mầu chiều còn vương lại chút tái tê của mây buồn chưa tan hết...

Ngày mốt Chúa sống lại, sân nhà thờ sẽ tấp nập, những hồi chuông mừng rỡ Chúa biểu hiện xong phần nào nỗi khổ đau mà thế nhân kẻ bày ra, kẻ dọn lại miên viễn những tiếng khóc, lời than,

Chúa con từ nơi cao vời, tối đại xuống cứu chuộc nhân gian đã 2017 năm, mà loài người vẫn chưa giữ được lòng ngay thẳng, ngoan hiền ...

 

          CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NGƯỜI HỌ ĐẠO - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) Ông "30", nhà văn khô đạo, cũng đã đứng ở ngưỡng cửa cuối nhà thờ, thấy gương mặt ông trang nghiêm, lộ vẻ sót thương thời đại, làm dấu thánh như mọi người đang xem Lễ,


NGƯỜI HỌ ĐẠO   -   CAO MỴ NHÂN 

 

Tôi quen một người trong họ đạo Tân Sa Châu. Nơi có nhà thờ Tân Sa Châu thì mới có họ đạo mang cái tên đẹp đó chứ. Nhưng quý vị có biết nhà thờ và họ đạo đó ở đâu không? 

Tất nhiên có nhiều quý vị quanh tuổi tôi và lớn hơn, thì chắc chắn biết rồi. Đó là miền thánh địa Lăng Cha Cả, ngôi nhà mồ của vị cha cố Giám mục Bá Đa Lộc (Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine 1741- 1799). 

Lăng Cha Cả tọa lạc giữa bùng binh đường Trương Minh Ký nối dài, cắt ngang bởi đường Chi Lăng nối dài, 

gần Phi trường Quân sự Tân Sơn Nhất (trước 1975). 

Sau cuộc đổi đời bi thảm 30 -4 -1975, mấy năm, bạo quyền Cộng sản VN, đã quật mồ vị cha hiện diện thủa tiên phuông lập quốc "Việt Nam" triều Nguyễn Gia Long, để chỉnh trang thành phố theo ý họ. 

 

Người họ đạo Tân Sa Châu, trước khi quen tôi mấy mươi năm xưa, rất khô đạo, hồi đó tôi hỏi ông ta rằng: "Tại sao ông ở giữa một họ đạo danh tiếng như thế, mà không chịu cầu nguyện thường xuyên hơn?". 

Ông ta là một nhà văn rất bụi đời, ông ta không trả lời thẳng câu hỏi của tôi, lại cười nhạt rồi nói: 

"Cao Mỵ Nhân nghĩ tôi có đạo hả? Bây giờ tôi không tin gì hết, tôi đang thất bại lớn, tôi đang đọc Jean Paul Sartre (1905 - 1980), may ra có một chút gì để thoả mãn nỗi ưu tư của tôi. 

Lúc chúng tôi nói chuyện, là còn 2 ngày nữa Pâques (Easter) năm 1960, tôi đang nội trú trong trường Thevenet, thì tính ra nhà văn Pháp Jean Paul Sartre mới có 55 tuổi, và người đối thoại với tôi ở quanh tuổi 30. 

Ông "30" này lại cười nhạt thêm một phát nữa, đoạn thốt ra những lời đanh thép, đúng nghĩa là như đanh như thép vậy, thế này: "Thế cô có muốn đi nhà thờ với tôi, dự Lễ Phục Sinh không?" thay vì ông ta phải mời tôi, vì tôi ngoại đạo chứ. 

Song, tôi lại là người tò mò và ham hố nhất hạng, tôi trả lời bằng câu hỏi thứ hai, giữa trời: "Bao giờ?". 

Tôi thấy khuôn mặt ông ta dãn hẳn ra, hơi mỉm cười: 

"Tôi sẽ đón cô từ buổi trưa thứ sáu nhé, đi ăn cơm tiệm, đi coi một phim ở Rex, rồi mới trở lại nhà thờ. 

Sao lòng vòng thế, mình đang ở đây, chỉ việc đi thẳng lên nhà thờ Tân Sa Châu, chứ lên Rex, rồi lại vòng về, nhiêu khê quá. 

Ai nói về Tân Sa Châu? Từ rạp Rex đi bộ ra Nhà Thờ Đức Bà, vừa đỡ tốn công, vừa Lễ nhà thờ lớn, sang trọng, là Vương cung Thánh đường, sau đó đi ăn tối ở khu phố Catinat, hay Chợ Cũ kia, rồi đưa cô về trường. 

 

Không được. Tôi trả lời dứt khoát: "Chỉ đến Nhà thờ Tân Sa Châu thôi, tôi sẽ ăn ở trường trước khi đi, tôi chỉ muốn ngắm nhà thờ Tân Sa Châu, nghe dàn giáo dân họ đạo nơi ấy kính Chúa yêu người có khác các nhà thờ mà tôi với dzú Bổn cứ rủ nhau đi đủ các nhà thờ, xem Lễ mỗi sáng Chúa Nhật, kể cả dạy sớm đi bộ từ đường Tú Xương tới đường Cường Để, xem Lễ ở nhà thờ Dòng Tu Kín nữa. 

Các soeurs Dòng Tu Kín mặc áo thụng mầu đen, đi thoăn thoắt trên những hành lang tu viện, thấp thoáng như những cánh dơi, vừa buồn bã, vừa hư huyễn lạ lùng...

Dzú Bổn, chị Maria Nguyệt, hay Marie Therese Victoria cô bé đen mồ côi, cùng vài người nữa, trong dortoir với tôi, do ma soeurs đưa từ garderie d' enfant là chỗ giữ trẻ mồ côi và con em nhà nghèo về tu viện Nữ tử Bác Ái đó, họ đã sống nhiều năm ở đây. 

Nếu không có gì thay đổi, số người này sẽ cứ thế lớn lên, già đi...hằng ngày ngó nhau thân quen, với thời khoá biểu bất di bất dịch, không thêm vào, và cũng chẳng bớt đi, là chỉ có làm công tác xã hội và đi xem Lễ, ở nhà nguyện của tu viện, hay đi nhà thờ xa. 

Nhưng phải công nhận là từ khi tôi lưu trú trong trường Thevenet đó, tôi đã rủ những bạn nội trú này đi chơi xa hơn, cứ quanh quẩn nơi khuôn viên lặng lẽ đó, thì quả là buồn chết. 

 

Trở lại chuyện đi nhà thờ Tân Sa Châu xa tít mù xa, vì phải đi hết con đường Trương Ming Giảng, Trương Minh Ký, mới tới khu Lăng Cha Cả, nơi có nhà thờ giáo xứ Tân Sa Châu. 

Tôi đề nghị với ông nhà văn "30", là để tôi mời thêm mấy người bạn trong dortoir đi cho ...vui. 

Ông ấy thẳng thắn nói: tưởng tôi muốn đi nhà thờ Tân Sa Châu cho biết, thì ông dẫn đi, chứ muốn rủ mấy bà mấy cô nội trú đi, thì ông chỉ đường  cho mà đi một mình được rồi. 

Mùa Phục Sinh năm ấy, tôi long đong, vì cái tật lanh chanh và đa sự...tôi nhất định rủ mấy bạn cùng dortoir đi Lễ nhà thờ Tân Sa Châu. 

Người quen họ đạo Tân Sa Châu thay vì mừng rỡ, hãnh diện với hình ảnh nhà thờ tráng lệ, huy hoàng, ông ta lại bẳn gắt vô lý, ông ta xin phép về ngay.

Chúng tôi sửa soạn kỹ lưỡng, vì thế là đi chơi xa rồi đấy, chúng tôi 4 người, mà toàn "thiếu nữ", đi một cyclo máy. Dzú Bổn, chị Maria Nguyệt ngồi hằn vào trong lòng cyclo máy đó, tôi ngồi lên đùi 2 chị, còn Marie Therese Victoria to ù, thì phải ngồi ở yên sau xe cyclo máy đó. 

Ông "30" nhìn theo cyclo máy chạy bạt mạng, lắc đầu, tỏ vẻ thương hại...

 

Mới vừa tới ngã tư đường Thoại Ngọc Hầu với Trương Minh Ký, người dân đứng đông nghẹt trên lề đường phía bên trái nếu đi từ Saigon lên. 

Ở một nửa lòng đường bên trái,  đang chuẩn bị một đoàn rước, có chiếc xe hoa kiểu hình con rồng, sơn son thếp vàng, đặt trên khúc đường đó.

Tôi không để ý bên trong xe kiệu có gì, nhưng một đoàn giáo dân lại mặc đồ tang, quần áo trắng, khăn tang trắng quấn quanh đầu, họ nằm phủ phục xuống đường , phía sau chiếc xe kiệu hình con rồng, và cầu nguyện sót thương qua lời thủ thỉ như than khóc, van xin...

Chúng tôi đã từng đi xem Lễ ở nhiều nhà thờ, ở Đalat, Ban Mê Thuột vv...và hàng chục nhà thờ lớn nhỏ quanh đô thành Saigon, Chợ Lớn, nhưng chưa thấy họ nào ngoan đạo quá mức như ở nhà thờ Tân Sa Châu năm ấy. 

Đoàn giáo dân thọ tang Chúa Jesus đã khênh kiệu vô nhà thờ, lòng nhà thờ chật ních con cái chúa vv...

Quý Cha đồng tế, quý Cha phụ Lễ đã đứng đầy trên bục giảng, trước ban thờ Chúa.

Mầu tím trên áo Cha, mầu tím trên khăn, trên ruban cột những giây hoa trắng muốt trang hoàng màn cửa ...

Ông "30", nhà văn khô đạo, cũng đã đứng ở ngưỡng cửa cuối nhà thờ, thấy gương mặt ông trang nghiêm, lộ vẻ sót thương thời đại, làm dấu thánh như mọi người đang xem Lễ, không nhìn về phía chúng tôi. 

Lễ xong chúng tôi ra về...mầu chiều còn vương lại chút tái tê của mây buồn chưa tan hết...

Ngày mốt Chúa sống lại, sân nhà thờ sẽ tấp nập, những hồi chuông mừng rỡ Chúa biểu hiện xong phần nào nỗi khổ đau mà thế nhân kẻ bày ra, kẻ dọn lại miên viễn những tiếng khóc, lời than,

Chúa con từ nơi cao vời, tối đại xuống cứu chuộc nhân gian đã 2017 năm, mà loài người vẫn chưa giữ được lòng ngay thẳng, ngoan hiền ...

 

          CAO MỴ NHÂN (HNPD)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm