Đoạn Đường Chiến Binh
NGƯỜI KHÁCH LẠ TRONG TIỆC TẤT NIÊN
Huỳnh Văn Phú
Thủa còn đi học, Nam chỉ biết Huế qua báo chí, tranh ảnh và những chuyện kể của bạn bè gốc Huế. Vào lính, theo đơn vị đi hành quân chỗ này, chốn kia gần cả năm trời rồi mà Nam cũng chưa có dịp nào đặt chân lang thang trên những con đường phố của thành phố cổ kính ấy. Nam nhớ lại, năm 1966, lúc mới ra trường, đơn vị chàng được điều động ra hành quân ở Quảng Trị. Phi cơ chuyển quân đáp xuống phi trường Phú Bài rồi từ đó xe GMC chở bọn chàng di chuyển theo quốc lộ 1 để đến tỉnh địa đầu giới tuyến. Nam đã chắc mẫm trong lòng thế nào đoàn xe cũng phải chạy qua thành phố, nhất là phải chạy qua cây cầu Truờng Tiền (6 vài, 12 nhịp) để tận mắt nhìn thấy những tà áo trắng bay bay trong gió cùng những chiếc nón bài thơ được mô tả rất nhiều trong thơ văn.
Thế nhưng, Nam đã thất vọng hoàn toàn. Đoàn xe chạy qua Huế không qua cây cầu Trường Tiền mà lại đi qua cây cầu sắt Kim Long ở phía Tây thành phố. Rốt cuộc, hình ảnh về Huế duy nhất còn giữ lại trong óc Nam là cây cầu sắt mà chiếc xe GMC chở chàng chạy qua. Thế thôi. Những năm sau đó, đơn vị Nam tham dự hành quân ở các tỉnh phía Nam như Cà Mau, Long Xuyên, Chương Thiện, Bến Tre, Tây Ninh, Kon Tum, PleiKu, Bình Định, Quảng Ngãi vv..., chàng chẳng có dịp nào trở ra lại các tỉnh phiá Bắc. Cho đến đầu năm 1971, khi tình hình chiến sự ở vùng giới tuyến căng thẳng với những trận đánh quy mô có tính cách trận địa chiến, đơn vị Nam lại được tăng phái tham dự hành quân dài hạn tại vùng này. Tuy vậy, Nam cũng chẳng có cơ hội nào về Huế, đi khắp hang cùng ngỏ hẽm của chốn cố đô.
Bây giờ thì tình hình đã khác, thành phố Quảng Trị vừa bị bỏ ngõ cho địch chiếm đóng. Dân chúng lũ lượt chạy về Huế lánh nạn. Lúc này, đơn vị Nam đang trấn giữ phòng tuyến bảo vệ Huế dọc theo con sông Mỹ Chánh. Sau hai tuần quần thảo suốt ngày đêm với địch, các trận tấn công nhằm tiến sâu về Huế của CSBV đã bị chận đứng. Chiến trường tạm lắng diụ với những trận đánh cầm chừng, dọ dẫm. Nam nôn nóng đi Huế. Từ nơi chàng đóng quân đến Huế chỉ mất 45 phút lái xe. Chàng mong đi Huế không phải để biết những đường phố, những ngõ ngách của Huế như trước đây nữa mà đến thành phố ấy với hy vọng sẽ tìm gặp được một người...
Nam rủ anh bạn gốc Huế cùng đơn vị đi cùng. Người bạn lái xe đưa Nam đi. Anh ta nói với Nam:
- Trong tình trạng này, Huế không còn những sinh hoạt như trước ngày Quảng Trị mất. Thiên hạ chạy về Sài Gòn khá nhiều rồi. Huế chắc chẳng khác nào một thành phố chết. Nhưng mà bọn mình đi “xả hơi” một tí cũng đỡ nhức cái đầu. Phải không?
Nam cười cười:
-Anh biết rồi, tôi không rành mấy về thành phố này, muốn đi lang thang cho biết lắm nhưng hôm nay tôi rủ anh đi không phải để”xả hơi” hay lang thang mà là tìm thăm một người quen.
- Anh biết địa chỉ không?
Nam trầm ngâm:
- Không.
- Vậy biết đường nào mà mò?
- Anh biết chỗ nào có nhà thờ thì cứ đưa tôi đến đấy.
- Anh tìm thăm người quen đang sống ở Huế hay tìm người chạy nạn từ Quảng Trị vào?
- Tôi có quen ai ở Huế đâu. Tôi tìm người quen chạy nạn.
Anh bạn cười to:
- Anh có lẩm cẩm không? Tìm người chạy nạn thì đến các trung tâm tiếp cư chứ sao lại đến nhà thờ.
- Anh cứ nghe tôi đi. Tôi biết chắc người tôi quen cư ngụ tại một trong các nhà thờ ở đây. Tôi sẽ kể chuyện cho anh nghe sau.
*
* *
Theo thông lệ, hàng năm cứ vào gần Tết, các đơn vị quân đội đóng quân có tính cách định sở như Tiểu Khu hay Chi Khu đều tổ chức tiệc Tất Niên cho lính tráng của đơn vị mình. Đơn vị Nam là đơn vị tổng trừ bị, thường xuyên lưu động nên không có cái mục”rình rang” ấy. Đóng quân ở đâu thì thường thường chỉ có ông đơn vị trưởng của Nam được mời dự tiệc mà thôi. Đầu mùa Xuân 1971, đơn vị của Nam trấn đóng dọc theo phòng tuyến Mc. Namara bảo vệ Quảng Trị, thuộc lãnh thổ Chi Khu Hương Hoá. Trước Tết khoảng 7 ngày, ông đơn vị trưởng của Nam nói với chàng:
- Ngày mai, bên Chi Khu có mời tôi dự tiệc Tất Niên. Tôi bận đi họp ở Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn Kỵ Binh. Anh đi dự thay tôi nhé.
- Mấy giờ, thưa Đại Tá?
- 12 giờ trưa.
Ngày hôm sau, lúc 11 giờ 45, Nam lái xe đến Chi Khu. Khi Nam bước vào Hội Trường, điạ điểm tổ chức tiệc Tất Niên, chàng thấy quan khách và bạn bè các đơn vị đã đến khá đông đủ. Họ đứng rải rác từng nhóm dăm ba người trong hội trường, nói cười vui vẻ. Hai dãy bàn dài kê song song nhau, trên chất đầy những món ăn, có cả bia, nước ngọt và trái cây. Ở phía cuối hội trường, một sàn gỗ được dựng lên dùng để làm sân khấu, hứa hẹn sẽ có màn văn nghệ giúp vui. Nam đến bắt tay ông Thiếu Tá Chi Khu Trưởng và nói chàng đi dự thay cho ông đơn vị trưởng của chàng bận họp hành quân. Nam được hướng dẫn đến chỗ bàn dành cho quan khách.
Chàng liếc nhanh, khu vực dành cho quan khách chỉ mới có một người khách rất đặc biệt, thuộc phái nữ. Không phải vì nàng là một phụ nữ (phụ nữ thì cũng như đàn bà, con gái, có gì đặc biệt đâu) nhưng người khách ở đây là một nữ tu, đúng hơn là một bà sơ. Gọi là”bà sơ”, ấy là theo cách gọi rất phổ biến của dân gian (vì có ai gọi là ”cô sơ” bao giờ), chứ nàng trông còn rất trẻ, tuổi khoảng chừng 26, 27 là cùng. Sự suy đoán đầu tiên về số lượng thời gian tính bằng năm mà người phụ nữ này có mặt trên trần gian là cỡ chừng đó thôi, không thể nhiều hơn. Nam ngồi xuống đối diện, khẽ cúi đầu chào người khách đặc biệt:
- Chào sơ ạ.
Người nữ tu nở một nụ cười thật rạng rỡ, đáp lại câu chào của Nam bằng câu hỏi:
- Anh cũng ở đơn vị đóng gần đây hả?
- Dạ vâng.
Nam vừa đáp và kín đáo quan sát người nữ tu. Nàng mang kính trắng, đôi mắt sâu và có lẽ nhờ mang kính nên toát ra một tia nhìn long lanh nhưng không thể che dấu được một điều gì đó buồn bã. Những ngày hành quân ở vùng Quảng Trị này, Nam có một nhận xét tổng quát về phần đông những thiếu nữ ở đây là họ có đôi mắt rất đẹp và buồn. Đôi mắt có một cái nhìn xa xăm, tưởng chừng như có thể nhìn đến tận cõi hư vô. Nàng mặc chiếc áo dòng đen, đầu đội chiếc nón vải đen, loại nón mà các nữ tu thường đội, không để ra ngoài một sợi tóc nào. Trên ngực trái của nàng đính một chiếc thánh giá. Nhìn khuôn mặt, Nam đoán nàng thuộc mẫu người ”vóc nhỏ dáng mềm”.
Nàng nhìn cổ áo có thêu cấp bậc của Nam rồi hỏi:
- Anh cấp bậc gì cho tôi biết để dễ xưng hô. Lon thêu trên cổ áo của Binh Chủng TQLC các anh trông lạ hoắc, chúng tôi chẳng biết đâu mà gọi cho đúng.
Không biết nghĩ sao mà Nam đã không trả lời câu hỏi của nàng mà lại hỏi:
- Sơ có tin Chuá không?
Người nữ tu nhìn Nam, hơi ngạc nhiên vì câu hỏi ấy. Sau cùng, nàng đáp lại với nụ cười:
- Không những tôi tin Chúa mà còn yêu Chúa nữa. Yêu với một tình yêu tuyệt đối. Nhưng sao anh lại hỏi tôi câu hỏi có vẻ lạc đề vậy?
Nam cũng cười theo, trả lời:
- Thưa sơ, nếu sơ tin và yêu Chúa thì câu trả lời của tôi sẽ khác, còn sơ không tin và cũng chẳng yêu Chúa thì tôi nói rằng tôi là Hạ Sĩ Quan.
- Tôi nghĩ Hạ Sĩ Quan hình như không có ngồi ở cái bàn này.
Nam ngạc nhiên:
- Sơ có vẻ hiểu rõ những sinh hoạt của chúng tôi quá.
- Thật ra, tôi thường đi dự những bữa tiệc như hôm nay.
Thấy không khí nói chuyện với người khách”đặc biệt” có phần vui và cởi mở, Nam đánh bạo hỏi:
-Thưa sơ, có sự khác biệt nào giữa tình yêu của Chúa và con người không?
Hình như, lúc bấy giờ, đôi mắt của người nữ tu sáng và long lanh hơn, nàng đáp ngay:
- Có sự khác biệt rất rõ. Đó là, tình yêu của Chúa dành cho tất cả mọi người, không phân biệt là bạn hay thù. Nói một cách rõ ràng hơn, Chúa yêu cả kẻ thù còn con người thì không thể nào yêu kẻ thù được, con người chỉ yêu có bạn thôi.
Bấy giờ, các vị khách”ka ki” của các đơn vị bạn đến ngồi vào bàn. Nghi thức bữa tiệc bắt đầu đã làm gián đoạn cuộc nói chuyện giữa hai người. Vị Thiếu Tá Chi Khu Trưởng lên máy vi âm nói mấy lời chào mừng quan khách và nhắn nhủ lính tráng của đơn vị hãy nổ lực và quyết tâm nhiều hơn nữa đối với nhiệm vụ được giao phó, nhất là phải cảnh giác cao độ trong mùa Xuân này. Sau đó, vị Trung Tá Tiểu Khu Phó của tỉnh cũng lên nói qua về tình hình chiến sự một cách tổng quát và nhắc nhở mọi người”vui Xuân nhưng không quên đơn vị”.
Mọi người cầm đũa. Không khí bữa tiệc sinh động hẳn lên, ban nhạc ở góc cuối hội trường đã trổi bản nhạc đầu tiên nói về mùa Xuân, nghe rất quen thuộc. Nam cố nhớ nhưng không nhớ nổi là bản nhạc gì. Chàng cũng không thấy đói lắm mặc dù từ sáng đến giờ, trong bụng chàng chỉ có mỗi ly cà phê sữa.
Anh chàng Trung Sĩ CTCT của Chi Khu lên mở màn văn nghệ bằng một bài hát nghe rất lạ tai. Anh ta hát với cái giọng của một cái ống bô xe hơi bị rỉ sét, nó ồ ồ, nó kỳ cục nhất là câu: ”Gồ ghê, gồ ghê, chúng ta vỗ tay khen anh Hai một tràng...” Khi anh ta chấm dứt bản nhạc, Nam nghe tiếng cười đã át hẳn tiếng vỗ tay. Bài hát với cái điệu bộ rất khôi hài của anh Trung Sĩ đã khiến mọi người như vui hẳn lên, dễ dàng nói chuyện với nhau hơn.
Nam cầm đũa cho có lệ chứ không muốn ăn. Có lẽ trong giây phút ấy, chàng muốn nhìn người nữ tu ăn hơn. Nam ”nịnh đầm” bằng cách gắp cho nàng miếng thịt gà. Người nữ tu nói với Nam:
- Cám ơn anh. Anh cũng ăn đi chứ.
- Thưa sơ, tôi không thấy đói lắm.
Nhìn vào bảng tên của Nam thêu phiá trên nắp túi áo, nàng nói rất đột ngột:
- Anh biết không, tôi có đọc một cuốn truyện của một người cùng tên với anh trong Binh Chủng TQLC của anh đấy.
- Cuốn truyện tên gì?
Nàng suy nghĩ một lúc rồi trả lời:
- À, tôi nhớ rồi. Cuốn CTDM. Một hôm tôi thấy các học sinh lớp Đệ Nhị ở trường tôi đọc cuốn ấy, tôi tò mò lấy đọc. Chuyện viết về những thảm kịch trong chiến tranh, đọc buồn quá.
Nam tò mò:
- Thế sơ dạy học ở trường nào ạ?
- Tôi là hiệu trưởng trường Trung Học Teresa ở Quảng Trị. Hôm nào anh có dịp đi Quảng Trị, mời anh ghé thăm trường chúng tôi. Đó là lý do tại sao tôi có mặt ở đây ngày hôm nay.
- Thưa sơ, tôi chưa hiểu rõ vì sao sơ được mời dự bữa tiệc Tất Niên ở một tiền đồn xa xôi như thế này.
Nàng không trả lời Nam vội, quay mặt sang vị Đại Úy ngồi bên cạnh, rồi quay lại hỏi Nam:
- Anh biết Đại Úy T. này không?
- Thưa sơ, biết. Chúng tôi cũng đã gặp nhau mấy lần rồi.
Đại Úy T. lúc bấy giờ mới chen vào câu chuyện của hai người:
- Hồi nãy sơ có hỏi về tác giả cuốn truyện mà sơ đã đọc. Thì chính tác giả đang nói chuyện với sơ đấy.
- Thế hả? Rất vui được biết và nói chuyện với tác giả.
Nam trở lại vấn đề cũ:
- Tôi vẫn còn ngạc nhiên về sự có mặt của sơ tại đây.
- Đại Úy T. là bạn cùng quê với tôi, hồi nhỏ cùng học Tiểu học. Anh biết rồi, Đại Úy T. là Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến của Tiểu Khu. Mỗi lần các đơn vị trong Tiểu Khu có tổ chức tiệc Tất Niên, Đại Úy T. luôn luôn mời tôi đi dự, sẵn dịp cho một số em học sinh đến để giúp vui văn nghệ.
Nam cười:
- Thành ra sơ rất rành rẽ về nhà binh, phải không?
- Thì cũng biết đại khái vậy thôi.
Nam khôi hài:
- Sơ rành về nhà binh, thế nhưng sơ có biết gì về nhà bếp không?
Nghe câu hỏi của Nam, nàng trả lời bằng một nụ cười lớn hơn những lần trước. Nhìn nét mặt của nàng cùng với giọng cười rất tự nhiên, Nam chợt nhận ra cái tính chất rất ”thiếu nữ” ở người con gái đã dâng trọn đời mình cho Chúa. Chiếc áo dòng đen nàng mặc trên người kia, Nam đã nghĩ rằng, giá nàng cởi bỏ chiếc áo ấy ra, nàng có thể dẫm lên hàng trăm quả tim của những thằng đàn ông mà bước. Và chàng chắc chắn rằng với cái nhan sắc ấy, sự diụ dàng và thông minh cùng học vấn ấy, nếu sống cuộc đời của một người bình thường, nàng sẽ có một hạnh phúc vươn lên cao hơn nhiều so với những thiếu nữ cùng trình độ khác. Nhưng nàng đã chọn con đường đi riêng của nàng, con đường hy sinh cao cả với một niềm tin vô biên mà một kẻ ”ngoại đạo” như Nam, không tài nào hiểu nổi.
Trong cái ý nghĩ rất ”phàm phu tục tử” của Nam thì quả thật chàng có thấy một chút gì đó tiêng tiếc. Nỗi tiếc ấy như tiếc một buổi chiều êm ả đến vạn niên, đi trên con đường vắng mà không có người yêu đi cùng, như tiếc đã không chộp bắt lại được tia nắng vàng vừa vụt tắt, như tiếc đã không nhớ lại hoàn toàn giấc mơ tuyệt đẹp vừa trải qua trong đêm. Nam tự hỏi người thiếu nữ hy sinh đời mình cho Thiên Chúa này có biết yêu không nhỉ? Chàng tin là có. Có người thiếu nữ nào mà không có những rung động, những xúc cảm, những vui buồn trước nỗi thăng trầm phù thế của cuộc đời? Nhưng có lẽ tình yêu nàng dành cho Chúa mãnh liệt hơn đã lấn át cái tình cảm”thường hằng” của con người ở trong nàng.
Dù Nam có muốn kéo dài thời gian để ngồi ngây ngất nhìn người nữ tu khả ái kia, nghe nàng nói chuyện, nghe nàng cười... cũng không thể được nữa. Bữa tiệc đã chấm dứt. Mọi người đứng dậy từ giã nhau, ra xe về lại đơn vị mình. Nam cũng chào từ giã nàng và hẹn có dịp đi Quảng Trị sẽ đến thăm ngôi trường của nàng. Khi về đến đơn vị, Nam mới sực nhớ ra là suốt buổi nói chuyện và ngay cả lúc từ giã, chàng đã không có một lời nào chúc Tết nàng cả. Nam thấy không vui trong lòng vì nghĩ đến sự “thiếu sót”, thiếu tế nhị ấy nên chàng quên bẵng đi cái ý định lúc còn ngồi ở bàn tiệc là, khi trở về đơn vị, chàng phải ăn một tô mì. Sau đó, Nam gửi cho nàng một cái thiệp chúc Tết qua đường Bưu Điện. Vài tuần sau, Nam nhận được mấy giòng chúc Xuân của nàng với những lời lẽ rất chân tình. Nàng cũng nhắc lại lời mời nếu có dịp đi Quảng Trị thì ghé thăm.
Tình hình chiến trường Quảng Trị mỗi lúc một căng thẳng, áp lực của địch ngày càng nặng nề đã khiến Nam dính chặt vào đơn vị. Chàng không sao tìm ra được “khe hở thời gian” nào để thực hiện ý định đi Quảng Trị thăm nàng. Các cuộc hoán đổi vùng hoạt động của các đơn vị trong Binh Chủng TQLC đã đưa đơn vị Nam đến trấn giữ tuyến phòng thủ Mỹ Chánh sau ngày thành phố Quảng Trị bỏ ngõ cho địch tạm chiếm. Trong những ngày đó, dân chúng từ Quảng Trị nườm nượp kéo nhau đi về Huế lánh nạn trên quốc lộ 1 mà báo chí lúc bấy giờ đã mô tả đoạn đường này là ”Đại Lộ Kinh Hoàng” đầy máu và nước mắt. Nam nghĩ đến người nữ tu ấy và cố để ý xem trong giòng người đông nghẹt đang đi hỗn loạn trên đường xuôi Nam kia có bóng dáng chiếc áo dòng đen nào không. Nhưng suốt hai ngày qua, chàng không hề thấy. Buổi trưa ngày kế tiếp, khi Nam vừa trở ra chỗ đứng quan sát lệ thường trên con đường sắt, người lính cận vệ nói với chàng:
- “Ông thầy” biết không, hồi nãy có một chiếc xe chở đầy các “bà sơ” chạy qua. Có một ”bà sơ” ở trên xe đưa tay vẫy vẫy anh em lính mình.
Nam tin chắc người vẫy vẫy tay ấy chính là nàng. Chàng cảm thấy yên lòng, vượt qua khỏi Mỹ Chánh để về Huế là an toàn rồi. Nam nghĩ đến chuyện vài ngày nữa khi tình hình cho phép, chàng sẽ đi Huế tìm gặp thăm nàng.
* * *
Anh bạn lái xe chở Nam chạy trên những con đường của thành phố Huế. Phố xá phần lớn vẫn còn đóng cửa. Chợ Đông Ba bị đốt cháy trước đó ít lâu, nay tuy đã nhóm chợ lại nhưng người buôn, kẻ bán lơ thơ, lèo tèo. Huế đã mất đi cái sinh hoạt thường ngày của một thành phố. Nam kể cho anh bạn nghe chuyện chàng gặp người nữ tu trong bữa tiệc Tất Niên vừa qua. Anh bạn nói:
- Bây giờ thì tôi mới hiểu tại sao anh bảo tôi đưa anh đến các nhà thờ.
Nam hỏi anh bạn đang lái xe:
- Anh có nghĩ rằng tôi có thể tìm gặp được nàng ở đây không?
- Tại sao không? Cứ hy vọng đi để thấy cuộc đời thêm đẹp chứ.
Rồi anh ta lại hỏi tiếp: - Người nữ tu ấy tên gì?
Nam trả lời, rất gọn:
-Tên Sương, Lê Thị Sương.
http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so34/nguoikhachla.htm
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
NGƯỜI KHÁCH LẠ TRONG TIỆC TẤT NIÊN
Huỳnh Văn Phú
Thủa còn đi học, Nam chỉ biết Huế qua báo chí, tranh ảnh và những chuyện kể của bạn bè gốc Huế. Vào lính, theo đơn vị đi hành quân chỗ này, chốn kia gần cả năm trời rồi mà Nam cũng chưa có dịp nào đặt chân lang thang trên những con đường phố của thành phố cổ kính ấy. Nam nhớ lại, năm 1966, lúc mới ra trường, đơn vị chàng được điều động ra hành quân ở Quảng Trị. Phi cơ chuyển quân đáp xuống phi trường Phú Bài rồi từ đó xe GMC chở bọn chàng di chuyển theo quốc lộ 1 để đến tỉnh địa đầu giới tuyến. Nam đã chắc mẫm trong lòng thế nào đoàn xe cũng phải chạy qua thành phố, nhất là phải chạy qua cây cầu Truờng Tiền (6 vài, 12 nhịp) để tận mắt nhìn thấy những tà áo trắng bay bay trong gió cùng những chiếc nón bài thơ được mô tả rất nhiều trong thơ văn.
Thế nhưng, Nam đã thất vọng hoàn toàn. Đoàn xe chạy qua Huế không qua cây cầu Trường Tiền mà lại đi qua cây cầu sắt Kim Long ở phía Tây thành phố. Rốt cuộc, hình ảnh về Huế duy nhất còn giữ lại trong óc Nam là cây cầu sắt mà chiếc xe GMC chở chàng chạy qua. Thế thôi. Những năm sau đó, đơn vị Nam tham dự hành quân ở các tỉnh phía Nam như Cà Mau, Long Xuyên, Chương Thiện, Bến Tre, Tây Ninh, Kon Tum, PleiKu, Bình Định, Quảng Ngãi vv..., chàng chẳng có dịp nào trở ra lại các tỉnh phiá Bắc. Cho đến đầu năm 1971, khi tình hình chiến sự ở vùng giới tuyến căng thẳng với những trận đánh quy mô có tính cách trận địa chiến, đơn vị Nam lại được tăng phái tham dự hành quân dài hạn tại vùng này. Tuy vậy, Nam cũng chẳng có cơ hội nào về Huế, đi khắp hang cùng ngỏ hẽm của chốn cố đô.
Bây giờ thì tình hình đã khác, thành phố Quảng Trị vừa bị bỏ ngõ cho địch chiếm đóng. Dân chúng lũ lượt chạy về Huế lánh nạn. Lúc này, đơn vị Nam đang trấn giữ phòng tuyến bảo vệ Huế dọc theo con sông Mỹ Chánh. Sau hai tuần quần thảo suốt ngày đêm với địch, các trận tấn công nhằm tiến sâu về Huế của CSBV đã bị chận đứng. Chiến trường tạm lắng diụ với những trận đánh cầm chừng, dọ dẫm. Nam nôn nóng đi Huế. Từ nơi chàng đóng quân đến Huế chỉ mất 45 phút lái xe. Chàng mong đi Huế không phải để biết những đường phố, những ngõ ngách của Huế như trước đây nữa mà đến thành phố ấy với hy vọng sẽ tìm gặp được một người...
Nam rủ anh bạn gốc Huế cùng đơn vị đi cùng. Người bạn lái xe đưa Nam đi. Anh ta nói với Nam:
- Trong tình trạng này, Huế không còn những sinh hoạt như trước ngày Quảng Trị mất. Thiên hạ chạy về Sài Gòn khá nhiều rồi. Huế chắc chẳng khác nào một thành phố chết. Nhưng mà bọn mình đi “xả hơi” một tí cũng đỡ nhức cái đầu. Phải không?
Nam cười cười:
-Anh biết rồi, tôi không rành mấy về thành phố này, muốn đi lang thang cho biết lắm nhưng hôm nay tôi rủ anh đi không phải để”xả hơi” hay lang thang mà là tìm thăm một người quen.
- Anh biết địa chỉ không?
Nam trầm ngâm:
- Không.
- Vậy biết đường nào mà mò?
- Anh biết chỗ nào có nhà thờ thì cứ đưa tôi đến đấy.
- Anh tìm thăm người quen đang sống ở Huế hay tìm người chạy nạn từ Quảng Trị vào?
- Tôi có quen ai ở Huế đâu. Tôi tìm người quen chạy nạn.
Anh bạn cười to:
- Anh có lẩm cẩm không? Tìm người chạy nạn thì đến các trung tâm tiếp cư chứ sao lại đến nhà thờ.
- Anh cứ nghe tôi đi. Tôi biết chắc người tôi quen cư ngụ tại một trong các nhà thờ ở đây. Tôi sẽ kể chuyện cho anh nghe sau.
*
* *
Theo thông lệ, hàng năm cứ vào gần Tết, các đơn vị quân đội đóng quân có tính cách định sở như Tiểu Khu hay Chi Khu đều tổ chức tiệc Tất Niên cho lính tráng của đơn vị mình. Đơn vị Nam là đơn vị tổng trừ bị, thường xuyên lưu động nên không có cái mục”rình rang” ấy. Đóng quân ở đâu thì thường thường chỉ có ông đơn vị trưởng của Nam được mời dự tiệc mà thôi. Đầu mùa Xuân 1971, đơn vị của Nam trấn đóng dọc theo phòng tuyến Mc. Namara bảo vệ Quảng Trị, thuộc lãnh thổ Chi Khu Hương Hoá. Trước Tết khoảng 7 ngày, ông đơn vị trưởng của Nam nói với chàng:
- Ngày mai, bên Chi Khu có mời tôi dự tiệc Tất Niên. Tôi bận đi họp ở Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn Kỵ Binh. Anh đi dự thay tôi nhé.
- Mấy giờ, thưa Đại Tá?
- 12 giờ trưa.
Ngày hôm sau, lúc 11 giờ 45, Nam lái xe đến Chi Khu. Khi Nam bước vào Hội Trường, điạ điểm tổ chức tiệc Tất Niên, chàng thấy quan khách và bạn bè các đơn vị đã đến khá đông đủ. Họ đứng rải rác từng nhóm dăm ba người trong hội trường, nói cười vui vẻ. Hai dãy bàn dài kê song song nhau, trên chất đầy những món ăn, có cả bia, nước ngọt và trái cây. Ở phía cuối hội trường, một sàn gỗ được dựng lên dùng để làm sân khấu, hứa hẹn sẽ có màn văn nghệ giúp vui. Nam đến bắt tay ông Thiếu Tá Chi Khu Trưởng và nói chàng đi dự thay cho ông đơn vị trưởng của chàng bận họp hành quân. Nam được hướng dẫn đến chỗ bàn dành cho quan khách.
Chàng liếc nhanh, khu vực dành cho quan khách chỉ mới có một người khách rất đặc biệt, thuộc phái nữ. Không phải vì nàng là một phụ nữ (phụ nữ thì cũng như đàn bà, con gái, có gì đặc biệt đâu) nhưng người khách ở đây là một nữ tu, đúng hơn là một bà sơ. Gọi là”bà sơ”, ấy là theo cách gọi rất phổ biến của dân gian (vì có ai gọi là ”cô sơ” bao giờ), chứ nàng trông còn rất trẻ, tuổi khoảng chừng 26, 27 là cùng. Sự suy đoán đầu tiên về số lượng thời gian tính bằng năm mà người phụ nữ này có mặt trên trần gian là cỡ chừng đó thôi, không thể nhiều hơn. Nam ngồi xuống đối diện, khẽ cúi đầu chào người khách đặc biệt:
- Chào sơ ạ.
Người nữ tu nở một nụ cười thật rạng rỡ, đáp lại câu chào của Nam bằng câu hỏi:
- Anh cũng ở đơn vị đóng gần đây hả?
- Dạ vâng.
Nam vừa đáp và kín đáo quan sát người nữ tu. Nàng mang kính trắng, đôi mắt sâu và có lẽ nhờ mang kính nên toát ra một tia nhìn long lanh nhưng không thể che dấu được một điều gì đó buồn bã. Những ngày hành quân ở vùng Quảng Trị này, Nam có một nhận xét tổng quát về phần đông những thiếu nữ ở đây là họ có đôi mắt rất đẹp và buồn. Đôi mắt có một cái nhìn xa xăm, tưởng chừng như có thể nhìn đến tận cõi hư vô. Nàng mặc chiếc áo dòng đen, đầu đội chiếc nón vải đen, loại nón mà các nữ tu thường đội, không để ra ngoài một sợi tóc nào. Trên ngực trái của nàng đính một chiếc thánh giá. Nhìn khuôn mặt, Nam đoán nàng thuộc mẫu người ”vóc nhỏ dáng mềm”.
Nàng nhìn cổ áo có thêu cấp bậc của Nam rồi hỏi:
- Anh cấp bậc gì cho tôi biết để dễ xưng hô. Lon thêu trên cổ áo của Binh Chủng TQLC các anh trông lạ hoắc, chúng tôi chẳng biết đâu mà gọi cho đúng.
Không biết nghĩ sao mà Nam đã không trả lời câu hỏi của nàng mà lại hỏi:
- Sơ có tin Chuá không?
Người nữ tu nhìn Nam, hơi ngạc nhiên vì câu hỏi ấy. Sau cùng, nàng đáp lại với nụ cười:
- Không những tôi tin Chúa mà còn yêu Chúa nữa. Yêu với một tình yêu tuyệt đối. Nhưng sao anh lại hỏi tôi câu hỏi có vẻ lạc đề vậy?
Nam cũng cười theo, trả lời:
- Thưa sơ, nếu sơ tin và yêu Chúa thì câu trả lời của tôi sẽ khác, còn sơ không tin và cũng chẳng yêu Chúa thì tôi nói rằng tôi là Hạ Sĩ Quan.
- Tôi nghĩ Hạ Sĩ Quan hình như không có ngồi ở cái bàn này.
Nam ngạc nhiên:
- Sơ có vẻ hiểu rõ những sinh hoạt của chúng tôi quá.
- Thật ra, tôi thường đi dự những bữa tiệc như hôm nay.
Thấy không khí nói chuyện với người khách”đặc biệt” có phần vui và cởi mở, Nam đánh bạo hỏi:
-Thưa sơ, có sự khác biệt nào giữa tình yêu của Chúa và con người không?
Hình như, lúc bấy giờ, đôi mắt của người nữ tu sáng và long lanh hơn, nàng đáp ngay:
- Có sự khác biệt rất rõ. Đó là, tình yêu của Chúa dành cho tất cả mọi người, không phân biệt là bạn hay thù. Nói một cách rõ ràng hơn, Chúa yêu cả kẻ thù còn con người thì không thể nào yêu kẻ thù được, con người chỉ yêu có bạn thôi.
Bấy giờ, các vị khách”ka ki” của các đơn vị bạn đến ngồi vào bàn. Nghi thức bữa tiệc bắt đầu đã làm gián đoạn cuộc nói chuyện giữa hai người. Vị Thiếu Tá Chi Khu Trưởng lên máy vi âm nói mấy lời chào mừng quan khách và nhắn nhủ lính tráng của đơn vị hãy nổ lực và quyết tâm nhiều hơn nữa đối với nhiệm vụ được giao phó, nhất là phải cảnh giác cao độ trong mùa Xuân này. Sau đó, vị Trung Tá Tiểu Khu Phó của tỉnh cũng lên nói qua về tình hình chiến sự một cách tổng quát và nhắc nhở mọi người”vui Xuân nhưng không quên đơn vị”.
Mọi người cầm đũa. Không khí bữa tiệc sinh động hẳn lên, ban nhạc ở góc cuối hội trường đã trổi bản nhạc đầu tiên nói về mùa Xuân, nghe rất quen thuộc. Nam cố nhớ nhưng không nhớ nổi là bản nhạc gì. Chàng cũng không thấy đói lắm mặc dù từ sáng đến giờ, trong bụng chàng chỉ có mỗi ly cà phê sữa.
Anh chàng Trung Sĩ CTCT của Chi Khu lên mở màn văn nghệ bằng một bài hát nghe rất lạ tai. Anh ta hát với cái giọng của một cái ống bô xe hơi bị rỉ sét, nó ồ ồ, nó kỳ cục nhất là câu: ”Gồ ghê, gồ ghê, chúng ta vỗ tay khen anh Hai một tràng...” Khi anh ta chấm dứt bản nhạc, Nam nghe tiếng cười đã át hẳn tiếng vỗ tay. Bài hát với cái điệu bộ rất khôi hài của anh Trung Sĩ đã khiến mọi người như vui hẳn lên, dễ dàng nói chuyện với nhau hơn.
Nam cầm đũa cho có lệ chứ không muốn ăn. Có lẽ trong giây phút ấy, chàng muốn nhìn người nữ tu ăn hơn. Nam ”nịnh đầm” bằng cách gắp cho nàng miếng thịt gà. Người nữ tu nói với Nam:
- Cám ơn anh. Anh cũng ăn đi chứ.
- Thưa sơ, tôi không thấy đói lắm.
Nhìn vào bảng tên của Nam thêu phiá trên nắp túi áo, nàng nói rất đột ngột:
- Anh biết không, tôi có đọc một cuốn truyện của một người cùng tên với anh trong Binh Chủng TQLC của anh đấy.
- Cuốn truyện tên gì?
Nàng suy nghĩ một lúc rồi trả lời:
- À, tôi nhớ rồi. Cuốn CTDM. Một hôm tôi thấy các học sinh lớp Đệ Nhị ở trường tôi đọc cuốn ấy, tôi tò mò lấy đọc. Chuyện viết về những thảm kịch trong chiến tranh, đọc buồn quá.
Nam tò mò:
- Thế sơ dạy học ở trường nào ạ?
- Tôi là hiệu trưởng trường Trung Học Teresa ở Quảng Trị. Hôm nào anh có dịp đi Quảng Trị, mời anh ghé thăm trường chúng tôi. Đó là lý do tại sao tôi có mặt ở đây ngày hôm nay.
- Thưa sơ, tôi chưa hiểu rõ vì sao sơ được mời dự bữa tiệc Tất Niên ở một tiền đồn xa xôi như thế này.
Nàng không trả lời Nam vội, quay mặt sang vị Đại Úy ngồi bên cạnh, rồi quay lại hỏi Nam:
- Anh biết Đại Úy T. này không?
- Thưa sơ, biết. Chúng tôi cũng đã gặp nhau mấy lần rồi.
Đại Úy T. lúc bấy giờ mới chen vào câu chuyện của hai người:
- Hồi nãy sơ có hỏi về tác giả cuốn truyện mà sơ đã đọc. Thì chính tác giả đang nói chuyện với sơ đấy.
- Thế hả? Rất vui được biết và nói chuyện với tác giả.
Nam trở lại vấn đề cũ:
- Tôi vẫn còn ngạc nhiên về sự có mặt của sơ tại đây.
- Đại Úy T. là bạn cùng quê với tôi, hồi nhỏ cùng học Tiểu học. Anh biết rồi, Đại Úy T. là Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến của Tiểu Khu. Mỗi lần các đơn vị trong Tiểu Khu có tổ chức tiệc Tất Niên, Đại Úy T. luôn luôn mời tôi đi dự, sẵn dịp cho một số em học sinh đến để giúp vui văn nghệ.
Nam cười:
- Thành ra sơ rất rành rẽ về nhà binh, phải không?
- Thì cũng biết đại khái vậy thôi.
Nam khôi hài:
- Sơ rành về nhà binh, thế nhưng sơ có biết gì về nhà bếp không?
Nghe câu hỏi của Nam, nàng trả lời bằng một nụ cười lớn hơn những lần trước. Nhìn nét mặt của nàng cùng với giọng cười rất tự nhiên, Nam chợt nhận ra cái tính chất rất ”thiếu nữ” ở người con gái đã dâng trọn đời mình cho Chúa. Chiếc áo dòng đen nàng mặc trên người kia, Nam đã nghĩ rằng, giá nàng cởi bỏ chiếc áo ấy ra, nàng có thể dẫm lên hàng trăm quả tim của những thằng đàn ông mà bước. Và chàng chắc chắn rằng với cái nhan sắc ấy, sự diụ dàng và thông minh cùng học vấn ấy, nếu sống cuộc đời của một người bình thường, nàng sẽ có một hạnh phúc vươn lên cao hơn nhiều so với những thiếu nữ cùng trình độ khác. Nhưng nàng đã chọn con đường đi riêng của nàng, con đường hy sinh cao cả với một niềm tin vô biên mà một kẻ ”ngoại đạo” như Nam, không tài nào hiểu nổi.
Trong cái ý nghĩ rất ”phàm phu tục tử” của Nam thì quả thật chàng có thấy một chút gì đó tiêng tiếc. Nỗi tiếc ấy như tiếc một buổi chiều êm ả đến vạn niên, đi trên con đường vắng mà không có người yêu đi cùng, như tiếc đã không chộp bắt lại được tia nắng vàng vừa vụt tắt, như tiếc đã không nhớ lại hoàn toàn giấc mơ tuyệt đẹp vừa trải qua trong đêm. Nam tự hỏi người thiếu nữ hy sinh đời mình cho Thiên Chúa này có biết yêu không nhỉ? Chàng tin là có. Có người thiếu nữ nào mà không có những rung động, những xúc cảm, những vui buồn trước nỗi thăng trầm phù thế của cuộc đời? Nhưng có lẽ tình yêu nàng dành cho Chúa mãnh liệt hơn đã lấn át cái tình cảm”thường hằng” của con người ở trong nàng.
Dù Nam có muốn kéo dài thời gian để ngồi ngây ngất nhìn người nữ tu khả ái kia, nghe nàng nói chuyện, nghe nàng cười... cũng không thể được nữa. Bữa tiệc đã chấm dứt. Mọi người đứng dậy từ giã nhau, ra xe về lại đơn vị mình. Nam cũng chào từ giã nàng và hẹn có dịp đi Quảng Trị sẽ đến thăm ngôi trường của nàng. Khi về đến đơn vị, Nam mới sực nhớ ra là suốt buổi nói chuyện và ngay cả lúc từ giã, chàng đã không có một lời nào chúc Tết nàng cả. Nam thấy không vui trong lòng vì nghĩ đến sự “thiếu sót”, thiếu tế nhị ấy nên chàng quên bẵng đi cái ý định lúc còn ngồi ở bàn tiệc là, khi trở về đơn vị, chàng phải ăn một tô mì. Sau đó, Nam gửi cho nàng một cái thiệp chúc Tết qua đường Bưu Điện. Vài tuần sau, Nam nhận được mấy giòng chúc Xuân của nàng với những lời lẽ rất chân tình. Nàng cũng nhắc lại lời mời nếu có dịp đi Quảng Trị thì ghé thăm.
Tình hình chiến trường Quảng Trị mỗi lúc một căng thẳng, áp lực của địch ngày càng nặng nề đã khiến Nam dính chặt vào đơn vị. Chàng không sao tìm ra được “khe hở thời gian” nào để thực hiện ý định đi Quảng Trị thăm nàng. Các cuộc hoán đổi vùng hoạt động của các đơn vị trong Binh Chủng TQLC đã đưa đơn vị Nam đến trấn giữ tuyến phòng thủ Mỹ Chánh sau ngày thành phố Quảng Trị bỏ ngõ cho địch tạm chiếm. Trong những ngày đó, dân chúng từ Quảng Trị nườm nượp kéo nhau đi về Huế lánh nạn trên quốc lộ 1 mà báo chí lúc bấy giờ đã mô tả đoạn đường này là ”Đại Lộ Kinh Hoàng” đầy máu và nước mắt. Nam nghĩ đến người nữ tu ấy và cố để ý xem trong giòng người đông nghẹt đang đi hỗn loạn trên đường xuôi Nam kia có bóng dáng chiếc áo dòng đen nào không. Nhưng suốt hai ngày qua, chàng không hề thấy. Buổi trưa ngày kế tiếp, khi Nam vừa trở ra chỗ đứng quan sát lệ thường trên con đường sắt, người lính cận vệ nói với chàng:
- “Ông thầy” biết không, hồi nãy có một chiếc xe chở đầy các “bà sơ” chạy qua. Có một ”bà sơ” ở trên xe đưa tay vẫy vẫy anh em lính mình.
Nam tin chắc người vẫy vẫy tay ấy chính là nàng. Chàng cảm thấy yên lòng, vượt qua khỏi Mỹ Chánh để về Huế là an toàn rồi. Nam nghĩ đến chuyện vài ngày nữa khi tình hình cho phép, chàng sẽ đi Huế tìm gặp thăm nàng.
* * *
Anh bạn lái xe chở Nam chạy trên những con đường của thành phố Huế. Phố xá phần lớn vẫn còn đóng cửa. Chợ Đông Ba bị đốt cháy trước đó ít lâu, nay tuy đã nhóm chợ lại nhưng người buôn, kẻ bán lơ thơ, lèo tèo. Huế đã mất đi cái sinh hoạt thường ngày của một thành phố. Nam kể cho anh bạn nghe chuyện chàng gặp người nữ tu trong bữa tiệc Tất Niên vừa qua. Anh bạn nói:
- Bây giờ thì tôi mới hiểu tại sao anh bảo tôi đưa anh đến các nhà thờ.
Nam hỏi anh bạn đang lái xe:
- Anh có nghĩ rằng tôi có thể tìm gặp được nàng ở đây không?
- Tại sao không? Cứ hy vọng đi để thấy cuộc đời thêm đẹp chứ.
Rồi anh ta lại hỏi tiếp: - Người nữ tu ấy tên gì?
Nam trả lời, rất gọn:
-Tên Sương, Lê Thị Sương.
http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so34/nguoikhachla.htm
Sinh Tồn chuyển