Mỗi Ngày Một Chuyện
NGƯỜI MẸ - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI MẸ - CAO MỴ NHÂN
Buổi sáng thì trời sương mờ thật, thềm hoa cứ ướt át sương đêm, chưa thể nào tan ngay, đôi vài chỗ còn lóng lánh nắng chiếu vô những hạt sương rớt trên vạt cỏ trước nhà, không đẹp đến rực rỡ, chan hoà, nhưng cũng khiến lòng tôi ngơ ngẩn, vời vợi nhớ ...
16 năm nay rồi, tôi ở ngôi nhà không đẹp, không mới lắm, nhưng khung cảnh và không khí " nó " trở nên quen, thân thuộc như những đồ dùng trong nhà, mà lại bao quát hơn những vật dụng ấy, khiến nó, cái nhà có một ưu điểm là chúng tôi không dám bỏ đi đâu lâu đến mấy tháng chẳng hạn .
Nhưng ở thì ở thế, chứ thực tình tôi không thuộc lòng những gì liên hệ tới cái nhà, chẳng hạn tại sao cứ đúng mùa này, hơi lạnh chút thôi, chứ chưa giá rét, mà cứ có mấy con chim sẻ bé bỏng ríu rít bay chuyền rồi tự rớt xuống thềm sương đã khô đâu...
Con trai tôi, thường đi làm sớm, sáng nay cậu ta mở 2 lòng bàn tay ủ một con chim sẻ bé tí, mang vào trong nhà, nói :
Mở cửa ra, đã thấy nó nằm ở phía trên thềm nhà, bây giờ con để nó ở đâu má ?
Con chim chỉ bé bằng 4 lóng tay thôi, cũng không thấy nó run rẩy gì, chắc nó quen sương gió ngoài trời, chứ tôi đang 2 áo thung, 1 áo len mà vẫn muốn chùm mền .
Tôi lắc đầu ngay:" Chim sa, cá lặn ", nhà này chẳng có ai hoa khôi, đến chim cá phải ngẩn ngơ như thế .
Chưa kể người ta còn tránh chuyện gặp chim sa trước mặt, tôi hỏi Mi Nô con trai tôi là thấy nó ở đâu ? Trong tình huống nào ?
Cháu nói : con chim nằm ẹp ở ngay cửa ra vào, nếu mở cửa ra, không để ý nhìn là dẫm vào nó ngay .
Mang nó vô nhà chờ nắng ấm, thả ra, thì không được , vì cữ, vả lại chim mẹ sẽ đi tìm nó, nên phải đặt nó đúng chỗ con thấy, để chim mẹ tới mang đi, chim sẻ bé tí đó mới được sinh ra thôi .
Rồi cả ngày việc ai nấy làm, Mi Nô cũng lái xe đi làm rồi , tôi cũng chẳng quan tâm chuyện chim sẻ đó .
Có điều trước cái view nhà tôi, là một dãy cây hoa hồng già, thân và cành hoa nào cũng đầy những chiếc gai to, cứng ngắc, nhọn hoắt, chim làm tổ ở chỗ nào , bay lên vòm cây lớn kia sao được, nhưng tôi cũng mặc đó là chuyện ở bên ngoài ...
Những ngày sau, chim sẻ cứ ríu rít trước cửa sổ có cái view, để chúng tôi ngắm nghía ngoài đường ...
Cho tới giờ này, tôi vẫn chưa thực sự biết tổ của bầy chim sẻ tíu tiu ...sống ra sao ...
Hôm xưa, cũng đã 20 năm hơn, tôi đi dự đám cưới con của bà bạn ở khu chợ VN Westminster, tôi được xếp ngồi cạnh một bà cũng " solo " như tôi .
Trong lúc chờ đợi hôn lễ chính thức, mà xét ra cũng phải hơn giò nữa mới bắt đầu ...
Chiếc bàn đơn điệu kê ở góc phòng ăn lớn đó, cũng mới chỉ có bà " một mình " với tôi ...
Tôi cứ thấy bà khách ngồi vẻ thẫn thờ, tưởng tượng như nếu tôi đụng nhẹ vào bà khách đó, giọt nước mắt có thể rơi ra ngay, buồn đến nỗi người dưng như tôi cũng nhận ra ngay ...
Bất giác tôi phải làm quen bà có nỗi sầu vời vợi đó . Tôi mỉm cười nhè nhẹ, hỏi chuyện bà khách sầu quá sức đó một cách nho nhỏ thôi..,
Được dịp bà tuôn mạch sầu ra tha thiết : Bà ấy qua Mỹ theo diện HO, nhưng chủ nhân HO lại vắng mặt trên đời, ông " chiến binh xưa, tù cải tạo mất ở trại Hà Tây ngoài Bắc, bà đi theo giấy tờ. "
Tôi lộ vẻ mừng một chút, rằng : dù sao thì cũng may là bà và các cháu cũng được qua Mỹ này, thôi thì lập lại từ đầu vậy.
Bà cười thành tiếng ngắn ngủi, chua chát, lắc đầu liên tiếp , đoạn nói : hình như được nọ thì mất kia ấy, biết không, tới cái " Ô " tôi, là bà ấy, Mỹ nó chỉ cho mấy đứa em của cháu lớn đi thôi, cháu phải ở lại ...
Mới đây cháu bị thất lộc ở VN.
Tôi lặng cả người, hỏi ngay một câu mà hồi đó ra đi HO, chưa biết sẽ xoay xở thế nào, đi về ra sao :
Vậy bà có về không, cháu ấy bao nhiêu tuổi rồi ?
Bà khách buồn đó vẫn không khóc, bà nói đều đều, chằm chậm, nhưng thưa quý vị, nỗi buồn cứ thẳm đi, khiến nhìn bà như một cây khô trước gió, không thể lường được niềm đau đớn tới đâu. Bà trả lời :
Chỉ đủ tiền mua một chiều vé máy bay, chỗ bán vé họ chỉ cho cách xin giấy tờ về VN trường hợp như thể .
Bà không biết kêu ai giúp cho .
Trên đường về, tôi cứ cầu xin linh tinh lắm bà ạ, bà thở hắt ra : tôi xin cho cháu ...bình yên, hay là sống lại lỡ có bị chết rồi . Nếu không được, thì tôi xin cho tôi được gặp cháu lúc lâm chung ...
Dòng nước mắt bà đã chảy ra như suối, không ngăn được. Và tôi, là bà khách, xin cho tôi lết được về tới bển, vì tôi bắt đầu xâm, xoàng , đứng không vững nữa ...
Tôi không cần hỏi chen ngang nữa, nắm tay bà, để bà khóc cho đã cơn khổ của bà .
Khách dự đã lục tục đến, có khách đến chỗ cái bàn chúng tôi ngồi ...Bà lặng lẽ lau đôi mắt cho thật khô ráo nhưng mỗi lần lau là một lần nước mắt lại trào ra ...
Tôi rủ bà vô phòng vệ sinh để sửa soạn lại, mặc dầu cũng muốn nghe hồi kết thế nào .
Sau rồi bà cũng nói, là lời cầu khẩn của bà chỉ được chấp thuận : mẹ con bà được gặp nhau trong nước mắt, rồi " nó xin lỗi tôi là nó không tròn bổn phận làm con ", cháu 30 tuổi bà ạ .
Cái thằng đám cưới hôm nay là bạn của cháu đấy , tôi nhất định không đi, nhưng thằng chú rể nó nói : Bác đi đám cưới cháu thì thằng Phước nó mới vui...Phước là con tôi, tức bà khách buồn đó.
Riêng tôi, người ngồi chung bàn với bà khách ấy, cứ mang máng trong lòng câu chuyện trên, cho tới hôm nay ngồi viết lại, bởi vì hình ảnh con chim sẻ nhỏ xíu kia , tôi biết chặc chim mẹ sẽ đi tìm chim con, vì tất cả những bà mẹ đều thương xót con cái mình, dù là người hay là muông thú ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NGƯỜI MẸ - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI MẸ - CAO MỴ NHÂN
Buổi sáng thì trời sương mờ thật, thềm hoa cứ ướt át sương đêm, chưa thể nào tan ngay, đôi vài chỗ còn lóng lánh nắng chiếu vô những hạt sương rớt trên vạt cỏ trước nhà, không đẹp đến rực rỡ, chan hoà, nhưng cũng khiến lòng tôi ngơ ngẩn, vời vợi nhớ ...
16 năm nay rồi, tôi ở ngôi nhà không đẹp, không mới lắm, nhưng khung cảnh và không khí " nó " trở nên quen, thân thuộc như những đồ dùng trong nhà, mà lại bao quát hơn những vật dụng ấy, khiến nó, cái nhà có một ưu điểm là chúng tôi không dám bỏ đi đâu lâu đến mấy tháng chẳng hạn .
Nhưng ở thì ở thế, chứ thực tình tôi không thuộc lòng những gì liên hệ tới cái nhà, chẳng hạn tại sao cứ đúng mùa này, hơi lạnh chút thôi, chứ chưa giá rét, mà cứ có mấy con chim sẻ bé bỏng ríu rít bay chuyền rồi tự rớt xuống thềm sương đã khô đâu...
Con trai tôi, thường đi làm sớm, sáng nay cậu ta mở 2 lòng bàn tay ủ một con chim sẻ bé tí, mang vào trong nhà, nói :
Mở cửa ra, đã thấy nó nằm ở phía trên thềm nhà, bây giờ con để nó ở đâu má ?
Con chim chỉ bé bằng 4 lóng tay thôi, cũng không thấy nó run rẩy gì, chắc nó quen sương gió ngoài trời, chứ tôi đang 2 áo thung, 1 áo len mà vẫn muốn chùm mền .
Tôi lắc đầu ngay:" Chim sa, cá lặn ", nhà này chẳng có ai hoa khôi, đến chim cá phải ngẩn ngơ như thế .
Chưa kể người ta còn tránh chuyện gặp chim sa trước mặt, tôi hỏi Mi Nô con trai tôi là thấy nó ở đâu ? Trong tình huống nào ?
Cháu nói : con chim nằm ẹp ở ngay cửa ra vào, nếu mở cửa ra, không để ý nhìn là dẫm vào nó ngay .
Mang nó vô nhà chờ nắng ấm, thả ra, thì không được , vì cữ, vả lại chim mẹ sẽ đi tìm nó, nên phải đặt nó đúng chỗ con thấy, để chim mẹ tới mang đi, chim sẻ bé tí đó mới được sinh ra thôi .
Rồi cả ngày việc ai nấy làm, Mi Nô cũng lái xe đi làm rồi , tôi cũng chẳng quan tâm chuyện chim sẻ đó .
Có điều trước cái view nhà tôi, là một dãy cây hoa hồng già, thân và cành hoa nào cũng đầy những chiếc gai to, cứng ngắc, nhọn hoắt, chim làm tổ ở chỗ nào , bay lên vòm cây lớn kia sao được, nhưng tôi cũng mặc đó là chuyện ở bên ngoài ...
Những ngày sau, chim sẻ cứ ríu rít trước cửa sổ có cái view, để chúng tôi ngắm nghía ngoài đường ...
Cho tới giờ này, tôi vẫn chưa thực sự biết tổ của bầy chim sẻ tíu tiu ...sống ra sao ...
Hôm xưa, cũng đã 20 năm hơn, tôi đi dự đám cưới con của bà bạn ở khu chợ VN Westminster, tôi được xếp ngồi cạnh một bà cũng " solo " như tôi .
Trong lúc chờ đợi hôn lễ chính thức, mà xét ra cũng phải hơn giò nữa mới bắt đầu ...
Chiếc bàn đơn điệu kê ở góc phòng ăn lớn đó, cũng mới chỉ có bà " một mình " với tôi ...
Tôi cứ thấy bà khách ngồi vẻ thẫn thờ, tưởng tượng như nếu tôi đụng nhẹ vào bà khách đó, giọt nước mắt có thể rơi ra ngay, buồn đến nỗi người dưng như tôi cũng nhận ra ngay ...
Bất giác tôi phải làm quen bà có nỗi sầu vời vợi đó . Tôi mỉm cười nhè nhẹ, hỏi chuyện bà khách sầu quá sức đó một cách nho nhỏ thôi..,
Được dịp bà tuôn mạch sầu ra tha thiết : Bà ấy qua Mỹ theo diện HO, nhưng chủ nhân HO lại vắng mặt trên đời, ông " chiến binh xưa, tù cải tạo mất ở trại Hà Tây ngoài Bắc, bà đi theo giấy tờ. "
Tôi lộ vẻ mừng một chút, rằng : dù sao thì cũng may là bà và các cháu cũng được qua Mỹ này, thôi thì lập lại từ đầu vậy.
Bà cười thành tiếng ngắn ngủi, chua chát, lắc đầu liên tiếp , đoạn nói : hình như được nọ thì mất kia ấy, biết không, tới cái " Ô " tôi, là bà ấy, Mỹ nó chỉ cho mấy đứa em của cháu lớn đi thôi, cháu phải ở lại ...
Mới đây cháu bị thất lộc ở VN.
Tôi lặng cả người, hỏi ngay một câu mà hồi đó ra đi HO, chưa biết sẽ xoay xở thế nào, đi về ra sao :
Vậy bà có về không, cháu ấy bao nhiêu tuổi rồi ?
Bà khách buồn đó vẫn không khóc, bà nói đều đều, chằm chậm, nhưng thưa quý vị, nỗi buồn cứ thẳm đi, khiến nhìn bà như một cây khô trước gió, không thể lường được niềm đau đớn tới đâu. Bà trả lời :
Chỉ đủ tiền mua một chiều vé máy bay, chỗ bán vé họ chỉ cho cách xin giấy tờ về VN trường hợp như thể .
Bà không biết kêu ai giúp cho .
Trên đường về, tôi cứ cầu xin linh tinh lắm bà ạ, bà thở hắt ra : tôi xin cho cháu ...bình yên, hay là sống lại lỡ có bị chết rồi . Nếu không được, thì tôi xin cho tôi được gặp cháu lúc lâm chung ...
Dòng nước mắt bà đã chảy ra như suối, không ngăn được. Và tôi, là bà khách, xin cho tôi lết được về tới bển, vì tôi bắt đầu xâm, xoàng , đứng không vững nữa ...
Tôi không cần hỏi chen ngang nữa, nắm tay bà, để bà khóc cho đã cơn khổ của bà .
Khách dự đã lục tục đến, có khách đến chỗ cái bàn chúng tôi ngồi ...Bà lặng lẽ lau đôi mắt cho thật khô ráo nhưng mỗi lần lau là một lần nước mắt lại trào ra ...
Tôi rủ bà vô phòng vệ sinh để sửa soạn lại, mặc dầu cũng muốn nghe hồi kết thế nào .
Sau rồi bà cũng nói, là lời cầu khẩn của bà chỉ được chấp thuận : mẹ con bà được gặp nhau trong nước mắt, rồi " nó xin lỗi tôi là nó không tròn bổn phận làm con ", cháu 30 tuổi bà ạ .
Cái thằng đám cưới hôm nay là bạn của cháu đấy , tôi nhất định không đi, nhưng thằng chú rể nó nói : Bác đi đám cưới cháu thì thằng Phước nó mới vui...Phước là con tôi, tức bà khách buồn đó.
Riêng tôi, người ngồi chung bàn với bà khách ấy, cứ mang máng trong lòng câu chuyện trên, cho tới hôm nay ngồi viết lại, bởi vì hình ảnh con chim sẻ nhỏ xíu kia , tôi biết chặc chim mẹ sẽ đi tìm chim con, vì tất cả những bà mẹ đều thương xót con cái mình, dù là người hay là muông thú ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)