Mỗi Ngày Một Chuyện
NGƯỜI TÌNH MUỘN - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI TÌNH MUỘN - CAO MỴ NHÂN
Thủa
mới qua Mỹ, tôi buồn lắm, chợt liếc thấy anh qua kính viễn vọng đang tủm tỉm
cười, vì anh nghĩ rằng tôi ưa tả oán ...
Thì
tả oán cũng được, nhưng có ai thương mình đâu, ai cũng phải tất bật dựng lại cơ
đồ ...riêng, chỉ có mình là trống tuếch, trống toác cuộc sống tha phương...
Mặc
dầu trong hàng ngũ " chiến hữu HO ", nhưng mình bị lạc lõng ngay từ
bước khởi hành, ở Los Angeles nên mình không có cơ hội quần tam, tụ ngũ, hội hè
đình đám vv...như quý chiến hữu HO cư ngụ tại thủ đô tị nạn Bolsa.
Song
mình lại được mấy tờ báo ở thủ đô tị nạn thông tin chúc mừng " Thi sĩ
thiếu tá Cao Mỵ Nhân đã đến bến bờ Tự Do " Lập tức bạn văn cũ, và các bạn
lính ở Quân Đoàn I/ QKI xưa, mở rộng vòng tay, nối lại thân tình sau bao năm xa
cách.
Hội
cựu quân nhân Chiến Tranh Chính Trị do Hội trưởng Nguyễn Văn Thông đảm trách,
đã cấp tốc cho mình 50 vé khiêu vũ ở nhà hàng Ritz, mục đích để mình mời quý
bạn và quý khách mua vé đó ủng hộ cho mình chút tiền còm ngày mới tới "
tái định cư " mỗi vé ghi giá 15 USD.
Quý
vị quen việc Huê Kỳ còn lên tinh thàn mình là: " Cứ đưa vé mời bình
thường, còn ai muốn yểm trợ thêm thì tuỳ .
Thế
nhưng, tôi biết ai ở nơi xứ lạ quê người mà ...mời với mọc chứ. Tôi phải ứng xử
theo lối VN trước 30-4-1975, nghĩa là tặng 10 vé cho thân chủ mình nhờ phân
phối thiệp mời . Vị chi còn lại 40 vé để tính tiền khách dự đúng 15 Mỹ kim một
vé như thường lệ.
Kết
quả 40v tôi nhận được 600 dollars, thế là quý lắm rôi, có ai mới tới vài tuần
đã có hơn nửa ngàn bạc trời ơi không ? Bấy giờ 500 dollars mua được một cây
vàng quý vị ạ.
Điều
này chắc chắn là tôi hơn " anh thân kính " của tôi rồi, hay có khi
anh hơn mình, vì binh chủng dữ dằn của anh có quỹ lớn hơn tổng cục CTCT lưu
vong chẳng hạn.
Buổi
tối đó, tôi được mời lên phát biểu vài lời tâm tình kẻ đến sau, tất nhiên là
cảm ơn người đi trước, đã có lòng chia sẻ nỗi hàn ôn với huynh đệ chi binh.
Mỗi buổi tối thứ bảy sinh hoạt như vậy,
thì có 5 vị HO mới
" qui Mã " được hỗ trợ, mà
phải gốc Chiến Tranh Chính Trị đơn vị .
Thủa
đó, đầu thập niên 90 thế kỷ vừa qua, thông tin vẫn chỉ là phone giây để bàn, và
báo giấy ...chưa có hand phone phổ thông và email như bây giờ, thủ đô tị nạn
Bolsa còn trầm mặc nét buồn châu Á ...
Mặc
dầu tôi đã đứng giữa cái nơi mình trông đợi, mang 2 đứa con trai tới khung trời
có người chồng cách biệt sấp sỉ hai chục năm.
Và
nhất là tôi bị để lại 2 con gái đã có gia đình riêng, có 2 cháu ngoại bé bỏng
...mà hằng ngày mẹ con, bà cháu ở bên nhau " à ơi ví dầu ..." thì chả
làm sao vui trọn vẹn được.
Tương
tự như tôi, gia đình Trung tá Nguyễn Văn Bá, thủ khoa Khoá 13 Võ Bị Đalat,
nguyên Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 10 Chiến Tranh Chính Trị, còn ngang ngửa với
bầy con cháu đông đảo hơn tôi nhiều .
Có
lẽ quan 5 Bá phải áp dụng chính sách của cố tổ Âu Cơ, Lạc Long Quân thủa xa
xăm, là một nửa số con theo cha mẹ đi lưu vong, nửa số con cháu phải ở lại với
quê hương miền Trung vời vợi câu hò buồn muôn thủa .
Tôi
còn nhớ, trước lúc lên đường " qui Mã ", phu nhân Trung tá Nguyễn Văn
Bá cứ nước mắt vòng quanh mi, suýt soa thương nhớ con cháu, mỗi lần tôi hỏi
thăm, là một tiếng chép miệng trước khi bà trả lời cháu này cháu nọ bị Mỹ phỏng
vấn từ chối, với hứa hẹn ông bà qua Mỹ rồi bảo lãnh con cháu ra đi tiếp, theo
diện ODP.
Trong
bài thơ " Lặng lẽ bước Cali " tôi viết đúng cảnh tượng lưu vong của
một số gia đình chiến hữu HO không được ra đi trọn vẹn như các gia đình may
mắn, con cháu đề huề thuộc mấy " O " lên đường trước, rằng tuy đã và đang hội
nhập xã hội Hoa Kỳ, nhưng làm sao nguôi được nỗi nhớ tha hương :
"
Tôi bỗng nhớ Saigon từng nơi, từng chốn
Và người thân đang đỏ mắt trông
chờ..." ( thơ CMN )
Với
những Freeway dài thoong bóng lộn, tưởng như những dòng sông không tìm thấy
thuỷ thấy chung, ngồi trong xe bạn chở đi mãi, không tìm ra exit...
Ông
xã tôi hiện diện ở Bolsa từ ngày lập quốc tị nạn, nhưng không tham gia vào khối
đông người xa xứ, ông giống như kịch sĩ Nguyễn Long, là đã một mình một xe đi
đủ nửa trăm tiểu bang, để tìm ...chân lý sống.
Hoá
cho nên lúc tôi và 2 cháu trai đến Mỹ, chúng tôi tiếp tục cuộc sống của người
Bohemien, không biết phương trời nào ấm áp cho cả hai, vì xã tôi và tôi mỗi
người một trống vắng , một niềm tin khác biệt.
Thí
dụ: tôi thích đoàn tụ, xã tôi lại tiếc thời gian còn ...độc thân, đôi khi ông
ngại trở về mỗi buổi chiều USA thăm thẳm tình buồn mới ...lạ.
Mỗi
buổi chiều USA...của những người thích cô đơn, nó gây cho bạn đời ngao ngán,
buồn chán ...tưởng mình đi lạc chốn hoang vu nào, không có lối về lại nẻo xưa
...
Tôi
phải quên đi những điều mà khi còn ở VN, rằng mình sẽ đi để làm lại từ đầu
những gì mình thiếu sót trong cuộc sống thủa quê hương còn chinh chiến, vì tuổi
thanh xuân đã thất lạc tự bao giờ...
Phải
quên đi vì gánh nặng bên ni bên nớ, 2 con trai đang cần ổn định trên hành trình
xây dựng tương lai, 2 con gái đang lắt lay trong sinh kế thoi thóp ở VN.
Tôi
phải tỉnh ngủ, bởi vì xã tôi không muốn hiểu VN 2 thập niên sau cuộc đổi đời bi
thảm 30-4-1975.
Tóm
lại tôi không có quyền khóc vì hoàn cảnh khó khăn lúc ban đầu. Nhà văn Thế Uyên
từ WA state phone xuống, khuyên tôi nên chấp nhận hoàn cảnh mới, là mau chóng
ổn định để sống như mọi người đã tha hương ...
Bây
giờ đã 1/4 thế kỷ rồi ...cuộc sống lưu vong đã mài mòn bao kỷ niệm, hết mùa lá
rụng này tiếp qua mùa lá rụng khác ...
Có
lẽ chỉ ở Mỹ mới có cơ hội ngắm lá vàng khô rơi xạc xào ...đó là tiếng của thời
gian, tiếng của lòng mình ...
Anh
có bao giờ thực sự ngồi nghe tiếng lá rơi không ?
Có
nghĩ rằng chúng ta chẳng còn thời gian nào mơ mộng như thủa thanh xuân nữa,
chúng ta phải tiếp tục xây lâu đài kỷ niệm cho mai sau bằng cuộc trải nghiệm
duy nhất, đang còn tiếp tục đối với thế hệ con cháu mình .
Chúng
ta chỉ còn ký ức dĩ vãng và kỷ niệm hôm nay ...hỡi người anh thân kính, người
tình muộn của thời thế và niên đại chúng mình ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NGƯỜI TÌNH MUỘN - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI TÌNH MUỘN - CAO MỴ NHÂN
Thủa
mới qua Mỹ, tôi buồn lắm, chợt liếc thấy anh qua kính viễn vọng đang tủm tỉm
cười, vì anh nghĩ rằng tôi ưa tả oán ...
Thì
tả oán cũng được, nhưng có ai thương mình đâu, ai cũng phải tất bật dựng lại cơ
đồ ...riêng, chỉ có mình là trống tuếch, trống toác cuộc sống tha phương...
Mặc
dầu trong hàng ngũ " chiến hữu HO ", nhưng mình bị lạc lõng ngay từ
bước khởi hành, ở Los Angeles nên mình không có cơ hội quần tam, tụ ngũ, hội hè
đình đám vv...như quý chiến hữu HO cư ngụ tại thủ đô tị nạn Bolsa.
Song
mình lại được mấy tờ báo ở thủ đô tị nạn thông tin chúc mừng " Thi sĩ
thiếu tá Cao Mỵ Nhân đã đến bến bờ Tự Do " Lập tức bạn văn cũ, và các bạn
lính ở Quân Đoàn I/ QKI xưa, mở rộng vòng tay, nối lại thân tình sau bao năm xa
cách.
Hội
cựu quân nhân Chiến Tranh Chính Trị do Hội trưởng Nguyễn Văn Thông đảm trách,
đã cấp tốc cho mình 50 vé khiêu vũ ở nhà hàng Ritz, mục đích để mình mời quý
bạn và quý khách mua vé đó ủng hộ cho mình chút tiền còm ngày mới tới "
tái định cư " mỗi vé ghi giá 15 USD.
Quý
vị quen việc Huê Kỳ còn lên tinh thàn mình là: " Cứ đưa vé mời bình
thường, còn ai muốn yểm trợ thêm thì tuỳ .
Thế
nhưng, tôi biết ai ở nơi xứ lạ quê người mà ...mời với mọc chứ. Tôi phải ứng xử
theo lối VN trước 30-4-1975, nghĩa là tặng 10 vé cho thân chủ mình nhờ phân
phối thiệp mời . Vị chi còn lại 40 vé để tính tiền khách dự đúng 15 Mỹ kim một
vé như thường lệ.
Kết
quả 40v tôi nhận được 600 dollars, thế là quý lắm rôi, có ai mới tới vài tuần
đã có hơn nửa ngàn bạc trời ơi không ? Bấy giờ 500 dollars mua được một cây
vàng quý vị ạ.
Điều
này chắc chắn là tôi hơn " anh thân kính " của tôi rồi, hay có khi
anh hơn mình, vì binh chủng dữ dằn của anh có quỹ lớn hơn tổng cục CTCT lưu
vong chẳng hạn.
Buổi
tối đó, tôi được mời lên phát biểu vài lời tâm tình kẻ đến sau, tất nhiên là
cảm ơn người đi trước, đã có lòng chia sẻ nỗi hàn ôn với huynh đệ chi binh.
Mỗi buổi tối thứ bảy sinh hoạt như vậy,
thì có 5 vị HO mới
" qui Mã " được hỗ trợ, mà
phải gốc Chiến Tranh Chính Trị đơn vị .
Thủa
đó, đầu thập niên 90 thế kỷ vừa qua, thông tin vẫn chỉ là phone giây để bàn, và
báo giấy ...chưa có hand phone phổ thông và email như bây giờ, thủ đô tị nạn
Bolsa còn trầm mặc nét buồn châu Á ...
Mặc
dầu tôi đã đứng giữa cái nơi mình trông đợi, mang 2 đứa con trai tới khung trời
có người chồng cách biệt sấp sỉ hai chục năm.
Và
nhất là tôi bị để lại 2 con gái đã có gia đình riêng, có 2 cháu ngoại bé bỏng
...mà hằng ngày mẹ con, bà cháu ở bên nhau " à ơi ví dầu ..." thì chả
làm sao vui trọn vẹn được.
Tương
tự như tôi, gia đình Trung tá Nguyễn Văn Bá, thủ khoa Khoá 13 Võ Bị Đalat,
nguyên Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 10 Chiến Tranh Chính Trị, còn ngang ngửa với
bầy con cháu đông đảo hơn tôi nhiều .
Có
lẽ quan 5 Bá phải áp dụng chính sách của cố tổ Âu Cơ, Lạc Long Quân thủa xa
xăm, là một nửa số con theo cha mẹ đi lưu vong, nửa số con cháu phải ở lại với
quê hương miền Trung vời vợi câu hò buồn muôn thủa .
Tôi
còn nhớ, trước lúc lên đường " qui Mã ", phu nhân Trung tá Nguyễn Văn
Bá cứ nước mắt vòng quanh mi, suýt soa thương nhớ con cháu, mỗi lần tôi hỏi
thăm, là một tiếng chép miệng trước khi bà trả lời cháu này cháu nọ bị Mỹ phỏng
vấn từ chối, với hứa hẹn ông bà qua Mỹ rồi bảo lãnh con cháu ra đi tiếp, theo
diện ODP.
Trong
bài thơ " Lặng lẽ bước Cali " tôi viết đúng cảnh tượng lưu vong của
một số gia đình chiến hữu HO không được ra đi trọn vẹn như các gia đình may
mắn, con cháu đề huề thuộc mấy " O " lên đường trước, rằng tuy đã và đang hội
nhập xã hội Hoa Kỳ, nhưng làm sao nguôi được nỗi nhớ tha hương :
"
Tôi bỗng nhớ Saigon từng nơi, từng chốn
Và người thân đang đỏ mắt trông
chờ..." ( thơ CMN )
Với
những Freeway dài thoong bóng lộn, tưởng như những dòng sông không tìm thấy
thuỷ thấy chung, ngồi trong xe bạn chở đi mãi, không tìm ra exit...
Ông
xã tôi hiện diện ở Bolsa từ ngày lập quốc tị nạn, nhưng không tham gia vào khối
đông người xa xứ, ông giống như kịch sĩ Nguyễn Long, là đã một mình một xe đi
đủ nửa trăm tiểu bang, để tìm ...chân lý sống.
Hoá
cho nên lúc tôi và 2 cháu trai đến Mỹ, chúng tôi tiếp tục cuộc sống của người
Bohemien, không biết phương trời nào ấm áp cho cả hai, vì xã tôi và tôi mỗi
người một trống vắng , một niềm tin khác biệt.
Thí
dụ: tôi thích đoàn tụ, xã tôi lại tiếc thời gian còn ...độc thân, đôi khi ông
ngại trở về mỗi buổi chiều USA thăm thẳm tình buồn mới ...lạ.
Mỗi
buổi chiều USA...của những người thích cô đơn, nó gây cho bạn đời ngao ngán,
buồn chán ...tưởng mình đi lạc chốn hoang vu nào, không có lối về lại nẻo xưa
...
Tôi
phải quên đi những điều mà khi còn ở VN, rằng mình sẽ đi để làm lại từ đầu
những gì mình thiếu sót trong cuộc sống thủa quê hương còn chinh chiến, vì tuổi
thanh xuân đã thất lạc tự bao giờ...
Phải
quên đi vì gánh nặng bên ni bên nớ, 2 con trai đang cần ổn định trên hành trình
xây dựng tương lai, 2 con gái đang lắt lay trong sinh kế thoi thóp ở VN.
Tôi
phải tỉnh ngủ, bởi vì xã tôi không muốn hiểu VN 2 thập niên sau cuộc đổi đời bi
thảm 30-4-1975.
Tóm
lại tôi không có quyền khóc vì hoàn cảnh khó khăn lúc ban đầu. Nhà văn Thế Uyên
từ WA state phone xuống, khuyên tôi nên chấp nhận hoàn cảnh mới, là mau chóng
ổn định để sống như mọi người đã tha hương ...
Bây
giờ đã 1/4 thế kỷ rồi ...cuộc sống lưu vong đã mài mòn bao kỷ niệm, hết mùa lá
rụng này tiếp qua mùa lá rụng khác ...
Có
lẽ chỉ ở Mỹ mới có cơ hội ngắm lá vàng khô rơi xạc xào ...đó là tiếng của thời
gian, tiếng của lòng mình ...
Anh
có bao giờ thực sự ngồi nghe tiếng lá rơi không ?
Có
nghĩ rằng chúng ta chẳng còn thời gian nào mơ mộng như thủa thanh xuân nữa,
chúng ta phải tiếp tục xây lâu đài kỷ niệm cho mai sau bằng cuộc trải nghiệm
duy nhất, đang còn tiếp tục đối với thế hệ con cháu mình .
Chúng
ta chỉ còn ký ức dĩ vãng và kỷ niệm hôm nay ...hỡi người anh thân kính, người
tình muộn của thời thế và niên đại chúng mình ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)