Mỗi Ngày Một Chuyện
NGƯỜI TRÁNH TUYẾT - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI TRÁNH TUYẾT - CAO MỴ NHÂN
Hai
người khách từ miền đông Hoa Kỳ qua Cali tránh tuyết, họ nói là tránh tuyết
thôi, không phải trốn tuyết đâu, vì họ đã quen thuộc phần đất họ cư ngụ hơn bốn
chục năm nay rồi.
Nghe
tuyết đổ ngập tới đầu gối, tôi không ham, mặc dầu tôi đã thấy tuyết nhiều lần,
cách đây nhiều năm, cứ trung bình vài ba năm " đông tiến " một lần,
thoạt thì ham hố hội hè đình đám, sau ra mắt sách ở những nơi có đông người
Việt sinh sống, do cuộc đổi đời bi thảm 30-4-1975 .
Song
tôi chỉ lựa mùa hạ trong sáng mới thẳng cánh sơn đông mãi thơ, mới có khách dự,
chứ mùa đông tháng giá, có ai dại ra cào tuyết đi hội thơ, hội thảo bao giờ ...
Còn
tôi gặp tuyết là đi dự hội hoa anh đào vào đầu mùa xuân, nên tuyết có rơi cũng
như hoa bưởi rụng sau vườn thôi ...
Bấy
giờ nghe " rào " một cái, có khi trời đang nắng lạnh nữa, nhìn ra bốn
phương trời, thì các mái nhà, vòm cây đã trắng xoá...tuyết phủ.
Nhưng
tuyết ấy không đọng lại lâu, mà tan ngay trong chốc lát... nắng hửng lên, tất
cả đẹp như tranh vẽ...
Trong
bộ tứ bình: " phong, hoa, tuyết, nguyệt ..." cách nói quen miệng của
các tao nhân mặc khách đã thành nếp, không phải vô tình, mà có phần nào
...nguyên tắc đấy chứ.
Trước
hết gió ( phong ) không có hình, không có mầu. Muốn thấy gió, phải nhìn qua
hình ảnh sự vật...
Thí
dụ gió thổi làm cho các vòm cây nghiêng ngả, gió thổi nhẹ thì lất phất chiếc
khăn san bằng lụa hay voan mỏng tang quấn quanh cổ thiếu nữ...
Tới
hoa, thì hình dạng, mầu sắc, thậm chí cả nơi hoa nở, hoa tàn...hiện ra đầy đủ.
Kế
tuyết, cũng đã rõ ràng vị trí, sắc trắng nguyên sơ ...
Sau
chót là tấm bình phong cuối, nguyệt, một vầng trăng lúc nào cũng ẩn giữa lòng
trời xanh biếc sáng tươi...
Nguyệt
tuy ở xa nhất thế giới chúng ta, so với gió hoa tuyết, nguyệt như có linh hồn
...
Nguyệt
làm chứng cho thế nhân thề non hẹn biển, nguyệt hỗ trợ cho tráng sĩ mài gươm,
luyện thép...
Nguyệt
cũng chia sẻ với phu phụ, trai gái hẹn hò, trách móc, nhớ thương ...
Vầng
trăng ai xẻ làm đôi
Nửa
in gối chiếc, nửa soi dặm trường
( Thơ cụ Nguyễn
Du )
Nhị
vị tân khách của tôi, cứ ngó vạt nắng vàng mơ, chưa đủ độ ấm với những người sợ
giá rét như tôi, chứ quý vị tránh tuyết ấy thú vị quá, thủ thỉ với nhau: "
Khí hậu Cali ấm áp quá ..." và có chút ước mơ về một tiểu bang hưng phấn
luôn có mặt trời là Cali nồng nhiệt ý tình này.
Tôi
ngập ngừng hỏi nhị vị khách tránh tuyết:
"
Các cháu đã thành đạt rồi, lại đã lập gia đình cả rồi, sao nhị vị không tìm
chốn ôn đới như vùng viễn tây này mà ở cho đỡ tuyết băng ? "
Quý
vị ấy bảo rằng đã lỡ định cư từ ngày lập quốc tị nạn, đã thân thuộc với miền
cận đông ấy, nên không muốn di chuyển .
Có
lẽ thế thật. Trung tá Không quân NVQ và phu nhân vốn ở Denver Colorado từ thủa
bình minh lưu vong, có thời đã về thủ đô Bolsa cư ngụ cho ấm áp tuổi hiu quạnh,
để gần gũi đồng hương chia ngọt sẻ bùi vv...
Nhưng
sau 3 năm, ông bà cảm thấy không hợp với Westminster, lại trở lên tiểu bang đá
núi tiếp tục sinh hoạt như thủa nào.
Nhị
vị khách tránh tuyết thông cảm ngay, vui vẻ tiếp lời:
Ấy
đấy, bọn tôi cũng vậy, cũng tới đô hội Little Saigon này mấy lần, nhưng để thăm
chơi thôi, chứ ở thì
cũng ngán quá. Ở bển, là tiểu bang đang có tuyết, thì cũng quen rồi ...
Khách
kể: Cái làng của những người Đức cổ di dân, có độ 2000 người thôi, cách down
town mười mấy dặm,
thuộc
tiểu bang P, cả làng làm nghề đóng giầy da.
Những
người đó vẫn giữ nguyên " truyền thống " y phục mầu đen, đàn ông thì
đồ tây kiểu cách hơi lạ, đàn bà thì xiêm áo kín đáo, bộ váy may thật dài quét
đất luôn...
Đặc
biệt là các đấng nam nhi, trẻ cũng như già, họ để râu rậm rạp lắm, rối mù, đen
như tóc vậy.
Tôi
hỏi : Có phải giống như mấy phim cổ của người Mỹ Âu thủa tìm ra tân thế giới
không ?
Khách
tránh tuyết trả lời : Đúng rồi, họ vẫn dùng xe ngựa, mặc dầu giới trẻ của họ,
cái làng người Đức tha phương, vẫn có xe hơi đi học đi làm chứ .
Thế
thì ...không vui nhỉ ?
Nhị
vị khách hỏi lại tôi : " Vậy chớ quan niệm vui như thế nào ? Như tụi tôi
chẳng hạn, con cái học ra bác sĩ, kỹ sư cả đấy, nhưng chúng đi nơi khác hết
rồi, chỉ bọn tôi ở lại với cái làng đó, # 2000 người Đức cổ, mỗi nhà mỗi khép
cửa lại bất kể tháng năm vần vũ bên ngoài ..."
Từ
sau cuộc đổi đời 30-4-1975, người dân VNCH ra đi khắp bốn phương trời, từ xa lạ
đồng đất nước người, tới nay, đã 43 năm miệt mù ký ức ...
Tôi
cũng đã ở bên này biển Thái Bình 25 năm, nhưng có lẽ tôi ở cái tiểu bang mà bây
giờ xem như quê hương thứ hai đúng nghĩa, đi đẩu đi đâu, năm châu thế giới ta
bà cũng mấy lần, nhưng rút cục cũng trở về Cali mưa nắng tựa quê nhà từ bao
giờ.
Nhị
vị khách tránh tuyết cười hiu hắt: " Cái khổ là bây giờ, có về VN, tụi tôi
thấy cũng như đi nơi này chốn nọ ở khắp thế giới thôi.
Vâng,
cuối cùng chúng tôi, cũng lại mò về cái làng đầu tiên, năm 1975 tới Mỹ, nhà thờ
đưa mình tới lập nghiệp khi đã ...mất nước VNCH rồi, chúng tôi vô tình xây dựng
một đất nước mới, mà biết chắc trong lòng, là sẽ chẳng bao giờ về lại giải đất
nghèo khổ xa xưa, thôi đành thất lỗi với tổ tiên vậy .
Nghe
lời tâm sự này, nước mắt tôi đã đọng quanh mi buồn, tôi muốn có anh ở cạnh lúc
đó, để tôi khóc nấc lên, rằng chúng ta mất mát từ trong tâm thức mất mát ra ...
Chẳng
lẽ mình cũng xa anh như hai vị tránh tuyết kia, không, mình không chịu đựng nổi
nỗi vô tình của chính mình, dù chỉ trong giây phút, đừng nói đã 43 năm cách
biệt quê nhà xa tít tắp xa ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NGƯỜI TRÁNH TUYẾT - CAO MỴ NHÂN
NGƯỜI TRÁNH TUYẾT - CAO MỴ NHÂN
Hai
người khách từ miền đông Hoa Kỳ qua Cali tránh tuyết, họ nói là tránh tuyết
thôi, không phải trốn tuyết đâu, vì họ đã quen thuộc phần đất họ cư ngụ hơn bốn
chục năm nay rồi.
Nghe
tuyết đổ ngập tới đầu gối, tôi không ham, mặc dầu tôi đã thấy tuyết nhiều lần,
cách đây nhiều năm, cứ trung bình vài ba năm " đông tiến " một lần,
thoạt thì ham hố hội hè đình đám, sau ra mắt sách ở những nơi có đông người
Việt sinh sống, do cuộc đổi đời bi thảm 30-4-1975 .
Song
tôi chỉ lựa mùa hạ trong sáng mới thẳng cánh sơn đông mãi thơ, mới có khách dự,
chứ mùa đông tháng giá, có ai dại ra cào tuyết đi hội thơ, hội thảo bao giờ ...
Còn
tôi gặp tuyết là đi dự hội hoa anh đào vào đầu mùa xuân, nên tuyết có rơi cũng
như hoa bưởi rụng sau vườn thôi ...
Bấy
giờ nghe " rào " một cái, có khi trời đang nắng lạnh nữa, nhìn ra bốn
phương trời, thì các mái nhà, vòm cây đã trắng xoá...tuyết phủ.
Nhưng
tuyết ấy không đọng lại lâu, mà tan ngay trong chốc lát... nắng hửng lên, tất
cả đẹp như tranh vẽ...
Trong
bộ tứ bình: " phong, hoa, tuyết, nguyệt ..." cách nói quen miệng của
các tao nhân mặc khách đã thành nếp, không phải vô tình, mà có phần nào
...nguyên tắc đấy chứ.
Trước
hết gió ( phong ) không có hình, không có mầu. Muốn thấy gió, phải nhìn qua
hình ảnh sự vật...
Thí
dụ gió thổi làm cho các vòm cây nghiêng ngả, gió thổi nhẹ thì lất phất chiếc
khăn san bằng lụa hay voan mỏng tang quấn quanh cổ thiếu nữ...
Tới
hoa, thì hình dạng, mầu sắc, thậm chí cả nơi hoa nở, hoa tàn...hiện ra đầy đủ.
Kế
tuyết, cũng đã rõ ràng vị trí, sắc trắng nguyên sơ ...
Sau
chót là tấm bình phong cuối, nguyệt, một vầng trăng lúc nào cũng ẩn giữa lòng
trời xanh biếc sáng tươi...
Nguyệt
tuy ở xa nhất thế giới chúng ta, so với gió hoa tuyết, nguyệt như có linh hồn
...
Nguyệt
làm chứng cho thế nhân thề non hẹn biển, nguyệt hỗ trợ cho tráng sĩ mài gươm,
luyện thép...
Nguyệt
cũng chia sẻ với phu phụ, trai gái hẹn hò, trách móc, nhớ thương ...
Vầng
trăng ai xẻ làm đôi
Nửa
in gối chiếc, nửa soi dặm trường
( Thơ cụ Nguyễn
Du )
Nhị
vị tân khách của tôi, cứ ngó vạt nắng vàng mơ, chưa đủ độ ấm với những người sợ
giá rét như tôi, chứ quý vị tránh tuyết ấy thú vị quá, thủ thỉ với nhau: "
Khí hậu Cali ấm áp quá ..." và có chút ước mơ về một tiểu bang hưng phấn
luôn có mặt trời là Cali nồng nhiệt ý tình này.
Tôi
ngập ngừng hỏi nhị vị khách tránh tuyết:
"
Các cháu đã thành đạt rồi, lại đã lập gia đình cả rồi, sao nhị vị không tìm
chốn ôn đới như vùng viễn tây này mà ở cho đỡ tuyết băng ? "
Quý
vị ấy bảo rằng đã lỡ định cư từ ngày lập quốc tị nạn, đã thân thuộc với miền
cận đông ấy, nên không muốn di chuyển .
Có
lẽ thế thật. Trung tá Không quân NVQ và phu nhân vốn ở Denver Colorado từ thủa
bình minh lưu vong, có thời đã về thủ đô Bolsa cư ngụ cho ấm áp tuổi hiu quạnh,
để gần gũi đồng hương chia ngọt sẻ bùi vv...
Nhưng
sau 3 năm, ông bà cảm thấy không hợp với Westminster, lại trở lên tiểu bang đá
núi tiếp tục sinh hoạt như thủa nào.
Nhị
vị khách tránh tuyết thông cảm ngay, vui vẻ tiếp lời:
Ấy
đấy, bọn tôi cũng vậy, cũng tới đô hội Little Saigon này mấy lần, nhưng để thăm
chơi thôi, chứ ở thì
cũng ngán quá. Ở bển, là tiểu bang đang có tuyết, thì cũng quen rồi ...
Khách
kể: Cái làng của những người Đức cổ di dân, có độ 2000 người thôi, cách down
town mười mấy dặm,
thuộc
tiểu bang P, cả làng làm nghề đóng giầy da.
Những
người đó vẫn giữ nguyên " truyền thống " y phục mầu đen, đàn ông thì
đồ tây kiểu cách hơi lạ, đàn bà thì xiêm áo kín đáo, bộ váy may thật dài quét
đất luôn...
Đặc
biệt là các đấng nam nhi, trẻ cũng như già, họ để râu rậm rạp lắm, rối mù, đen
như tóc vậy.
Tôi
hỏi : Có phải giống như mấy phim cổ của người Mỹ Âu thủa tìm ra tân thế giới
không ?
Khách
tránh tuyết trả lời : Đúng rồi, họ vẫn dùng xe ngựa, mặc dầu giới trẻ của họ,
cái làng người Đức tha phương, vẫn có xe hơi đi học đi làm chứ .
Thế
thì ...không vui nhỉ ?
Nhị
vị khách hỏi lại tôi : " Vậy chớ quan niệm vui như thế nào ? Như tụi tôi
chẳng hạn, con cái học ra bác sĩ, kỹ sư cả đấy, nhưng chúng đi nơi khác hết
rồi, chỉ bọn tôi ở lại với cái làng đó, # 2000 người Đức cổ, mỗi nhà mỗi khép
cửa lại bất kể tháng năm vần vũ bên ngoài ..."
Từ
sau cuộc đổi đời 30-4-1975, người dân VNCH ra đi khắp bốn phương trời, từ xa lạ
đồng đất nước người, tới nay, đã 43 năm miệt mù ký ức ...
Tôi
cũng đã ở bên này biển Thái Bình 25 năm, nhưng có lẽ tôi ở cái tiểu bang mà bây
giờ xem như quê hương thứ hai đúng nghĩa, đi đẩu đi đâu, năm châu thế giới ta
bà cũng mấy lần, nhưng rút cục cũng trở về Cali mưa nắng tựa quê nhà từ bao
giờ.
Nhị
vị khách tránh tuyết cười hiu hắt: " Cái khổ là bây giờ, có về VN, tụi tôi
thấy cũng như đi nơi này chốn nọ ở khắp thế giới thôi.
Vâng,
cuối cùng chúng tôi, cũng lại mò về cái làng đầu tiên, năm 1975 tới Mỹ, nhà thờ
đưa mình tới lập nghiệp khi đã ...mất nước VNCH rồi, chúng tôi vô tình xây dựng
một đất nước mới, mà biết chắc trong lòng, là sẽ chẳng bao giờ về lại giải đất
nghèo khổ xa xưa, thôi đành thất lỗi với tổ tiên vậy .
Nghe
lời tâm sự này, nước mắt tôi đã đọng quanh mi buồn, tôi muốn có anh ở cạnh lúc
đó, để tôi khóc nấc lên, rằng chúng ta mất mát từ trong tâm thức mất mát ra ...
Chẳng
lẽ mình cũng xa anh như hai vị tránh tuyết kia, không, mình không chịu đựng nổi
nỗi vô tình của chính mình, dù chỉ trong giây phút, đừng nói đã 43 năm cách
biệt quê nhà xa tít tắp xa ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)