Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

NGUYỄN TRƯỜNG-TỘ Vị Thánh-Tổ của Ngành Hành Chánh Tài Chánh QLVNCH

Xem xét kỹ tất cả các chi-tiết của Chương 14 vừa được trích dẫn trên và nhất là phần kết-luận mà tác-giả Dương Quảng-Hàm đã nhận định về Danh-nhân Nguyễn Trường-Tộ

 

HCTC Vũ Ngọc Đại sưu tầm

 

Nói đến Trại Nguyễn Trường Tộ ở Ngã Tư Gò Vấp tức là nói đến Ngành Hành Chánh Tài Chánh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, vì trong trại nầy có ba cơ quan chính, kể từ ngoài vào trong là: Trường Hành Chánh Tài Chánh, Sở Hành Chánh Tài Chánh Số 6,  Sở Hành Chánh Tài Chánh Số 1 và đơn vị trực thuộc là Đại Đội Hành Chánh Quân Vụ Số 1. Ngoài ba cơ quan vừa kể, trong trại đó còn có khu cư xá, nơi đây có một vài vị Sỹ Quan HCTC cư ngụ, và khu gia binh dành cho gia đình HSQ.

 

Bài sưu tầm nhỏ nầy không đề cập đến sự hoạt động của các đơn vị HCTC kể trên mà điểm chính là muốn tìm hiểu về vị Danh Nhân Nguyễn Trường Tộ. Công hạnh của Ngài như thế nào mà Ngành Hành Chánh Tài Chánh/QLVNCH đã chọn Ngài làm Thánh Tổ? Giống như Quân chủng Hải Quân đã tôn vinh Đức Thánh Trần Hưng Đạo làm Thánh Tổ của quân chủng, hay như Thiết Giáp Binh đã tôn Đức Thánh Gióng-Phù Đổng Thiên Vương làm Thánh Tổ của binh chủng họ.

       (hình minh họa)

Về phần tài liệu đề cập tới danh nhân Nguyễn Trường Tộ chúng ta thấy khá nhiều nhưng phần lớn ít khi được đẩy đủ chi tiết, giả dụ như trên Báo Nam Phong, Lê Th   có viết về tiểu sử của Ngài thì phần này lại là phần viết bằng Hán Văn. Rồi cũng trên Báo Nam Phong, Nguyễn Trọng Thuật cũng có viết về Nguyễn Trường Tộ trong phần Lịch Sử Việt Nam, nhưng lại quá ít. Lại cũng trên tờ báo này, phần Pháp Văn viết về Lịch Sử Việt Nam,
 
Đào Đăng Vỹ có viết về Ngài nhưng chỉ viết một cách khái quát. Trong cuốn

Nguyễn Trường Tộ của Từ Ngọc Nguyễn Lân do nhà in Viễn ….. tại Huế, xuất bản năm 1941, tương đối đầy đủ nhất nhưng phần lớn lại là phần Hán Văn. Trong Việt Nam Sử Lược, Lệ Thần Trần Trọng Kim cũng có đề câp đến Nguyễn Trường Tộ nhưng chỉ nói sơ qua, ít hàng, chỉ để phê phán về triều đình thủ cựu không thực hành được các điều ích quốc lợi dân do Ngài Nguyễn Trường Tộ đã điều trần.  Sau này Nhóm Sử Địa của Lê Khắc Ngữ cũng có đề cập tới Nguyễn Trường Tộ và những bản điều trần, Duy Tân xuất bản vào năm 1975 nhưng do biến cố 30-4-1975 xảy ra, nên không rõ việc xuất bản đã hoàn tất chưa. Trong cuốn Việt Nam Văn Học Sử Yếu của Tác Giả Dương Quảng Hàm do Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu xuất bản năm 1968, đã dành nguyên Chương Thứ Mười Bốn để nói về danh nhân Nguyễn Trường Tộ. Người viết nhận thấy đây là tài liệu khá đầy đủ nhất nên trích dẫn trọn vẹn toàn chương ra đây để quý vị đọc giả HCTC thưởng lãm:

 

Việc Mưu-Đồ Canh-Tân, NGUYỄN TRƯỜNG-TỘ

và Chương- Trình Cải-Cách Của Ông.

 

Trong Chương trước, xét về chánh-sách nội-trị, ngoại-giao của các vua triều Nguyễn, ta đã nói cái chánh-sách “thủ cựu” và “bế quan” theo lúc bấy giờ là do một nguyên-nhân chính: các nhà cầm quyền và các sĩ-phu trong nước không hiểu rõ tình thế trong thiên-hạ.

 

Tuy vậy, không phải hết thảy người trong nước đều mê-muội cả. Cũng có một số ít người, nhờ đã đi ra nước ngoài nên hiểu rõ tình hình thế-giới, lúc về, muốn đem những điều sở đắc mà giúp cho việc cải-cách trong nước, nhưng vì các nhà cầm quyền không tán thành, nên các kế-hoạch của họ không được thực hành.

 

Trong số người đó, xuất sắc nhất là Nguyễn Trường Tộ.

Nguyễn Trường Tộ (1827-1871):

 

A. Tiểu sử:  Ông người thôn Bùi-Châu, huyện Hưng-Nguyên (nay là phủ), tỉnh Nghệ-An, theo học chữ nho từ thuở nhỏ. Ông cũng có tài về thơ văn, nhưng vì ông chán lối học từ chương và có khuynh-hướng về lối học thực-dụng, nên ông không theo đường cử-nghiệp. Ông vốn theo đạo Thiên-Chúa, nên nhà dòng ở Tân-Ấp mời ông làm thầy giáo dạy chữ Hán: nhân đó, vị Giám-Mục Gauthier (Ngô-Gia-Hậu) dạy ông học chữ Pháp và các khoa-học phổ-thông.

 

Sau ông theo vị Giám-mục ấy qua Ý rồi đi sang Pháp, ở lại đó học tập xem xét trong ít lâu. Khi trở về ông có dừng lại Hương-Cảng.

 

Khi về nước, giữa lúc người Pháp đang đánh lấy Gia-Định, ông có giúp việc từ-….. cho Soái-phủ Nam-Kỳ trong ít lâu, chủ tâm là để giúp cho việc giảng hoà  của hai chánh-phủ Pháp và Nam, (ông nói rõ tâm-sự ông lúc nầy trong bản trần-tình khải đề ngày 20 tháng 3 năm Tự-đức thứ 16 (mồng 7 tháng 3 năm 1963). Rồi ông về quê, đem các điều sở-đắc giúp người đồng-bang về việc khẩn đất, lập ấp và việc kiến-trúc; đồng thời ông viết những bản điều-trần để xin triều-đình canh-cải mọi việc.

 

Năm 1866 (Tự-Đức thứ 19), ông được cử đi tìm mỏ ở vùng Nghê-An Hà-Tỉnh. Tháng 6 tây năm ấy, ông được quan Tổng-Đốc An-Tĩnh  Hoàng Tá-Viên giao cho việc cấm lối để đào sông Thiết-Cảng (Kênh Sắt). Tháng chín tây năm ấy, ông cùng Giám-mục Gauthier và Nguyễn Điều sung phái-bộ sang Pháp để mượn thợ và mua máy móc. Nhưng vì việc giao-thịệp Triều-đình ta với Soái-phủ Nam-Kỳ đương gay go (tháng sáu tây năm 1867, thiếu-tướng De la Grandière đã lấy nốt ba tỉnh phía tây Nam-kỳ), nên đang khi ông lo toan các việc ở Pháp thì nhận được lệnh đình lại các việc mượn người và mua khí cụ mà về nước.

 

Năm 1868 (Tự-đức thứ 21), có chỉ phái ông sang công-cán bên Pháp, nhưng vì ông đau không đi được. Năm 1871 (Tự-đức thứ 24), lại có lệnh đòi ông vào Kinh để đem học sinh ta sang Pháp, nhưng ông đương đau phải từ-chối. Giữa năm ấy thì ông mất, thọ 44 tuổi. Trước khi mất ông còn viết mấy bản điều-trần nữa.

 

Các bản điều-trần:

 

Sau khi ông xuất-dương về thì chí ông đã định: ông muốn đem những điều đã quan-sát hiểu biết được thảo một cái chương trình cải-cách đệ lên các nhà cầm quyền, mong giúp cho việc phú quốc cường dân để đối phó với thời-cục. Bởi thế, từ năm 1863 đến năm 1871 là năm ông mất, ông có dâng lên nhà vua hoặc các quan đại-thần nhiều bản điều-trần, trong đó có những bản nầy là quan-trọng:

 

*Ngày 11 tháng 3 năm Tự-đức thứ 16 (29-3-1863):  Điều-trần về việc tôn-giáo.

 

*Tháng 6 năm Tự-đức thứ 19 (12-6 đến 9-8-1866): Điều-trần về việc phái học sinh đi du-

học ngoại-quốc.

 

*Ngày 23 tháng 7 năm Tự-đức  thứ 19 (1-9-1866):  Lục lợi từ (Lời bàn về sáu điều lợi)

 

*Ngày 23 tháng 7 năm Tự-đức thứ 19 (3-9-1866):  Điều trần về thời-sự.

 

*Ngày 20 tháng 10 năm Tự-đức thứ 20 (15-11-1867): Tế cấp bát điều (Tám điều cứ giúp)

 

*Ngày 19 tháng 2 năm Tự-đức thứ 21 (12-3-1866):  Giao-thông sự nghi bẩm minh (Bẩm rõ về việc giao-thiệp với nước ngoài).

 

*Ngày 10 tháng 2 năm Tự-đức thứ 21 (23-3-1871):  Điều-trần về việc nên thông-thương với nước ngoài.

 

*Mồng 2 tháng 3 năm Tự-đức thứ 21 (19-6-1871):  Điều-trần về việc tu-chính võ-bị.

 

*Mồng 2 tháng 8 năm Tự-đức thứ 21 (19-9-1871):  Điều-trần về tình-thế phương Tây.

 

*Ngày 20 tháng 8 năm Tự-đức thứ 21 (14-10-1871):  Điều-trần về việc nông-chính.

 

*Tháng  chin năm Tự-đức thứ 21 (14-10 đến 12-11-1871):  Học tập trữ tài trần-thỉnh tập (tập bài xin về việc học-tập để trữ lấy nhân-tài)

 

Còn mấy bản sau nầy không ghi rõ ngày tháng:

 

Điều-trần về đại-thế trong thiên-hạ.

Điều-trần về việc ngoại-giao.

Điều-trần về việc khai mỏ.

 

Chương-trình cải cách của ông:

 

Nay theo các bản điều-trần kể trên mà xét cái chương-trình cải cách của ông, ta cũng có thể theo hai phương-diện mà xét: 1. ngoại-giao, 2. nội-chính.

 

Ngoại-giao: Về phương-diện nầy, ông bàn:

 

Phải hoà với người Pháp: Vì lẽ chống nhau với người Pháp thế nào cũng thua và có hại, chứ nếu giao-kết với nước Pháp thì ở ngoài có thể chống lại với cường quyền muốn dòm ngó đất ta, ở trong bình yên mà lo việc cải-cách cho nước giàu mạnh lên (Bản thứ 5 và thứ 9- Xem Bài đọc thêm số 1)

 

Phải giao-thiệp với các cường quốc, một mặt thì đặt sứ-thần và lĩnh-sự ở các nước ấy để giữ tình giao-hiếu với họ và biết rõ tình-thế trong thiên-hạ, một mặt cho người họ đến thông-thương ở nước mình; như thế nước ta vừa được lợi mà các nước ấy, đều có quyền-lợi ở nước ta sẽ tự kềm chế nhau không để nước nào xâm chiếm đất nước ta  được (Bản thứ 1 và bản thứ 6 – Xem bài đọc thêm số 2).

 

Nội-chính: Việc nội-chính phải cải-cách cho nước mạnh dân giàu. Lần lượt ông xét các vấn-đề sau đây:

 

Cai-trị: 

a) Nên giảm số tỉnh, phủ, huyện để bớt số quan lại vô-ích thì mới có thể tăng lương và nghiêm-trị sự hối-lộ và sự hà-lạm.

b) Nên phân-biệt quyền thẩm-phán và quyền cai-trị để cho các quan tư-pháp được biệt-lập mà phân-xử theo lẽ công-bằng.

 

Vũ-bị:

-Nên hậu đãi quân lính để cho nghề võ được trọng.

-Mở trường và đón thầy ngoại-quốc để dạy dỗ và luyện-tập sĩ tốt theo binh-pháp mới.

-Tổ-chức lại quân-đội: tuyển-mộ lính trẻ và mạnh, chọn kỹ các võ quan.

-Tổ-chức sự phòng bị: Xây pháo-đài, chế khí-giới, tích-trữ vật-liệu cần dùng khi có chiến-tranh, sửa sang các đường thuỷ, đường bộ trong nước.

 

Học-chánh:  Sau khi chỉ trích những điều sai và thiếu thốn của lối học cũ, ông xin:

-Cải-cách việc học, việc thi cử trong nước, dạy các khoa thực dụng: canh-nông, cơ-khí, luật-lệ, thiên-văn; định lại chương trình các khoá thi: không những chỉ có văn-chương phải có cả các khoa-học hợp-thời.

-Dùng quốc-văn (viết bằng chữ nôm, ông gọi là “Quốc-âm Hán-tự”) trong việc dạy học, làm sách và các giấy tờ việc quan (ông chỉ-trích sự bất-tiện về việc dùng chữ nho)

-Phái học-sinh sang du-học các nước châu Âu.

-Dịch các sách ngoại-quốc (thứ nhất các sách về máy-móc)), ra tiếng Nam; in và phát các sách có ích và nhật trình để dân được biết về luật-lệ và công việc của chánh-phủ.

 

Tài-chánh: Muốn thực-hành các việc cải-cách trên, phải có tiền. Bởi thế ông đề-xướng các điều thay đổi sau nầy cho tài-chánh trong nước được dồi-dào.

Bắt mọi người phải chịu thuế; bỏ cái lệ miễn sưu cho nhiều hạng người (như các khoá-sinh) không có ích cho nước mà được hưởng đặc-ân.

Đặt thứ thuế đánh vào các nhà giàu là những người được hưởng nhiều ân-huệ của nhà nước mà có nhiều quyền-lợi phải bảo-vệ.

Điều-tra rõ dân số trong nước để đánh thuế cho công-bằng.

Đạc điền để định rõ diện-tích và thuế-ngạch các ruộng đất cho công-bằng và tránh gian-lận.

Đặt các thuế mới đánh vào các cách ăn chơi xa xỉ (cờ bạc, rượu, thuốc-lá, thuốc phiện) để khuyến-khích sự tiết-kiệm và điều-độ.

Tăng thuế các hàng nhập- cảng, thứ nhất là xa-xỉ phẩm và và các hàng trong nước đã có (như chè Tàu, hàng tấm của Tàu) để khuyến-khích sự dùng nội-hoá và công-nghệ bản quốc.

 

Kinh-tế: Làm giàu cho công-quĩ chưa đủ, phải  lo tính cho dân trong nước được giàu. Bởi vậy ông xin:

Tổ-chức một sở Địa-dư và vẽ địa-đồ để biết hình-thế và tài-sản trong nước, rồi mới theo đấy mà làm các công-tác (đướng sá, đê-điều, dẫn thủy nhập điền, v.v.) được.

Chấn-hưng nông-nghiệp: đặt nông quan (lấy các cử-nhân, tú-tài cho chuyên học-tập về nông-chánh) và các sở chuyên-môn để cải-lương cách làm ruộng, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, kinh-lý việc dẫn thủy nhập điền.

Chấn-hưng công-nghệ: khuyến-khích và ban thưởng cho những người sáng chế các đồ dùng mới-mẻ và tiện lợi, hoặc tìm ra cách chế-hoá các đồ ăn đồ uống cho hương vị tăng lên hay có thể để lâu mà không hư-hỏng.

Chấn-hưng thương-nghiệp: khuyến-khích và ban thưởng cho những người biết hợp cổ để buôn, hoặc đóng và mua được các tàu biển để thông thương với nước Tàu và các nước khác.

Khai-khẩn các mỏ: về việc nầy, ông trình bày các kế-hoạch rất tường-tận. Ông bàn lúc đầu phải cộng-tác với các công-ty khai mỏ người Pháp để họ đứng chủ-trương việc tìm khoáng-mạch, trông nom cách khai mỏ và huấn-luyện các thợ chuyên-môn để sau nầy người nước ta có thể thay họ mà làm việc ấy được. Ông lại xét cẩn thận các điều-khoản về bản hợp-đồng phải ký với các công-ty ấy có thể nào cho có lợi và tránh những sự xung-đột về sau.

 

Kết-luận:  Cứ xem các lời lẽ trong bản điều-trần thì biết Nguyễn Trường-Tộ là một người học thức rộng, kiến-văn nhiều, lại có lòng nhiệt-thành yêu nước, muốn đem những điều sở-đắc mà giúp cho việc cải-cách cho nước ta trở nên giàu mạnh bằng người. Lúc đầu, nhà vua thấy kế-hoạch của ông có nhiều điều hay, cũng có ý muốn đem ra thực-hành, nên một lần (năm 1886) giao cho ông việc đi tìm mỏ, lại một lần (cũng năm ấy) phái ông sang Pháp mua máy-móc và tuyển thợ khéo. Nhưng tiếc rằng triều-thần bấy giờ phần nhiều không hiểu thời-cuộc, chỉ một mực thủ cựu, không ai tán thành các việc ông xin, lại tìm cách bài-bác, công-kích, nên nhà vua không có chí quả-quyết; bởi thế cái chương- trình của ông đã tốn bao tâm-lực để dự-thảo không được đem ra thực-hành, thật là môt việc đáng tiếc vậy.

 

Ngoài phần chính của toàn chương 14 như vừa trình dẫn, tác giả Dương Quảng Hàm còn có phần dịch một số các bản điều-trần của Ngài Nguyễn Trường-Tộ từ chữ Hán sang chữ Quốc-ngữ, gọi là “Các Bài Đọc Thêm”. Nhận thấy Các Bài Đọc Thêm có nhiều điều hay, bổ-túc cho phần bài chính nên xin lại kê cứu ra đây để quý vị đọc giả thấy được trọn vẹn các khiá cạnh về Danh-nhân Nguyễn Trường-Tộ mà tác giả Dương Quảng Hàm muốn đề cập.

 

 

Bài đọc thêm số 1:

 

“1.- Nên hiếu hoà với nước Pháp

 … Nếu ta không theo thời mà ứng-biến, nếu ta không chịu nhường một phần đất để giử lấy tự-chủ, nếu chả may ta bị thua vở tan nát thì ta sẽ mất tất cả đất nước của ta.  Các bậc có chí giử lấy thiên-hạ bao giờ cũng biết đành chịu những điều thiệt nhỏ để giử gìn cái lớn.

 

Vậy cái thượng-sách của ta bây giờ thì thôi việc chiến-tranh, cắt chỗ đất biên-thùy cho họ, để họ giữ nơi phên giậu cho ta, con hổ mạnh đã ở núi thì đàn hổ không dám dòm ngó nữa. Thế là ta chỉ nhường một ít đất mà dân được chịu cái ơn vô cùng.

 

Dân đã yên, rồi sẽ sai kẻ hiền-tài vượt biển ra ngoài, nghiên-cứu các phép đánh giử của các nước lớn, học tập những cái khôn-khéo của thiên-hạ. Khi đã ở với họ lâu, thì dò đức lường sức, biết rõ tình-trạng của họ. Học đã tinh thì thành khéo, khéo đã cực thì thành mạnh. Nuôi chứa lấy hơi sức, đợi thời mà hành-động, thì mất cái buổi sáng buổi tối có thể thu lại, chửa muộn gì…                                  

NGUYỄN TRƯỜNG-TỘ

Điều-trần thiên-hạ đại thể

(Nguyên-văn chữ Nho in trong N. b., tr.47th)”

 

 

 

Bài đọc thêm số 2:

 

“2.-  Chánh-sách ngoại-giao có lợi gì?

 

… Ngang hàng nước Nam, hãy xem gương nước Xiêm cũng không rộng mạnh hơn gì nước ta; thế mà khi tiếp-xúc với người Tây-phương, nước ấy biết tỉnh-ngộ ngay mà giao hiếu với nước Anh, nước Tây-ban-nha, nước Bồ-đào-nha , thông-thương với các nước ấy và giữ được quyền tự-chủ. Nước ấy không cần phòng-thủ biên-giới và quyền-lợi mà vẫn được trọng nể như liệt-cường. Nước Pháp và nước Anh, dù muốn chiếm nước ấy, cũng phải để y nguyên đất cát cho họ. Tình-thế đặc-biệt ấy, nước Xiêm chỉ nhờ sự ngoại-giao mà có, mà sự ngoại-giao ấy lại làm cho nước ấy ngày một giàu mạnh thêm…

Hiện nay ta chỉ có một cách tự-vệ là thuật ngoại-giao và chánh-sách đối ngoại. Tôi không còn cách gì hay hơn nữa. Mà nếu ta không biết quyết-định và hành động cho mau, thì ta càng hồ-nghi trì-hoãn chừng nào, họ càng tiến-bộ chừng ấy. Khi họ đã tới một trình-độ tiến-hoá quá cao, ta có tỉnh ngộ cũng quá chậm mà có phản-động cũng đã muộn rồi.

Nguyễn Trường-Tộ

Điều-trần về sự lợi-ích của việc giao-thông

(Ngày 20 thắng 2 năm Tự-đức thứ 19, 5Avril 1866)”

 

“3.- Dùng quốc-văn tiện-lợi thế nào?

 

Nước nào có chữ nước ấy, và khi đọc chữ lên thành ngay ra tiếng nói hàng ngày mà ai nấy đều hiểu. Thế mà nước ta vì quá trọng một thứ chữ ngoại-quốc, không dám đặt ra một thứ chữ bản-quốc mà dùng. Những chữ nho ta dùng, dù có đọc to lên, cũng chỉ số ít người hiểu được là bọn nhà nho, mà bọn ấy muốn học và hiểu thứ chữ ấy phải tốn gấp đôi công-lao để học thứ chữ bản-quốc. Nếu có thứ chữ riêng phiên-âm tiếng ta thì việc học ở nước ta sẽ dễ dàng biết chừng nào mà thì giờ còn thừa sẽ dùng để học các khoa có ích hơn…

 

Sự dùng chữ nho trong việc quan cũng sinh ra nhiều mối tệ và nhiều sự khó-khăn mà thường các dân tri-hạ cùng các quan không hiểu lẫn nhau…

Ta cũng có những bậc thông-thái có thể sáng-chế ra một thứ chữ để phiên-âm tiếng ta. Nhưng vì ta đã quen dùng chữ nho quá rồi, nếu thay đổi hẳn sợ cả bàn dân bỡ-ngỡ. Vậy hiện nay cái kế hay nhứt là cứ giữ nguyên những chữ nho nào phiên-âm đúng những tiếng của ta và ấn-định cho những chữ ấy cái nghĩa của tiếng Nam. Còn những chữ nho nào mà cách đọc hơi giống âm tiếng Nam, thì chỉ phải thêm vào một vài nét để làm cho những chữ ấy thành ra chữ Nam. Một việc quan-trọng nữa phải làm là sắp các chữ trong tiếng ta thành từng hạng, rồi thu-thập lại trong cuốn tự-điển và phân-phát cuốn tự-điển ấy trong các công-sở, các trường học. Sự học “Quốc-âm Hán-tự” ấy sẽ dễ hơn sự học chữ Nho nhiều và sau nầy ai viết cũng phải theo đúng các chữ đã lập, thành ra không được thay đổi tí gì. Các văn-sĩ có thể viết bằng chữ nho, nhưng các giấy tờ việc quan phải viết bằng chữ bản-quốc do triều-đình đã qui-định.

 

Người nào dịch nổi các sách hay của ngoại-quốc, ta sẽ khuyên họ dịch ngay ra “Quốc-âm Hán-tự”. Người nào muốn soạn sách mới thích hợp với sự nhu-yếu hiện thời, ta cũng nói với họ viết ngay ra “Quốc-âm Hán-tự”. Các người hậu-sinh chỉ học sách viết bằng tiếng Nam ấy, không cần phải học bằng một thứ chữ khác rồi lại phải dịch ra và giảng nghĩa ra tiếng Nam; xem thế thì biết công-việc của họ dễ biết chừng nào…

 

Nguyễn Trường-Tộ

Tế cấp bát điều (Điều thứ tư, Khoản thứ năm)

Dương Quảng-Hàm dịch”

 

Xem xét kỹ tất cả các chi-tiết của Chương 14 vừa được trích dẫn trên và nhất là phần kết-luận  mà tác-giả Dương Quảng-Hàm đã nhận định về Danh-nhân Nguyễn Trường-Tộ, chúng ta là kẻ hậu-sinh chắc  cũng hoàn-toàn đồng ý. Ở thời gian đó, với một viễn-kiến  nhìn xa thấy rộng, đề-cập đến không còn sót một khía cạnh sinh-hoạt nào của quốc-gia , chẳng những kẻ hậu thế ngưỡng-mộ mà còn thương tiếc cho một danh-nhân uyên-bác sinh bất phùng thời . Ngành Hành-Chánh Tài-Chánh của Quân-Lực Việt Nam Cộng Hoà nếu có suy-tôn Danh-nhân  Nguyễn Trường-Tộ làm vị Thánh-Tổ cho ngành thật cũng là điều hợp-lý vậy.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NGUYỄN TRƯỜNG-TỘ Vị Thánh-Tổ của Ngành Hành Chánh Tài Chánh QLVNCH

Xem xét kỹ tất cả các chi-tiết của Chương 14 vừa được trích dẫn trên và nhất là phần kết-luận mà tác-giả Dương Quảng-Hàm đã nhận định về Danh-nhân Nguyễn Trường-Tộ

 

HCTC Vũ Ngọc Đại sưu tầm

 

Nói đến Trại Nguyễn Trường Tộ ở Ngã Tư Gò Vấp tức là nói đến Ngành Hành Chánh Tài Chánh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, vì trong trại nầy có ba cơ quan chính, kể từ ngoài vào trong là: Trường Hành Chánh Tài Chánh, Sở Hành Chánh Tài Chánh Số 6,  Sở Hành Chánh Tài Chánh Số 1 và đơn vị trực thuộc là Đại Đội Hành Chánh Quân Vụ Số 1. Ngoài ba cơ quan vừa kể, trong trại đó còn có khu cư xá, nơi đây có một vài vị Sỹ Quan HCTC cư ngụ, và khu gia binh dành cho gia đình HSQ.

 

Bài sưu tầm nhỏ nầy không đề cập đến sự hoạt động của các đơn vị HCTC kể trên mà điểm chính là muốn tìm hiểu về vị Danh Nhân Nguyễn Trường Tộ. Công hạnh của Ngài như thế nào mà Ngành Hành Chánh Tài Chánh/QLVNCH đã chọn Ngài làm Thánh Tổ? Giống như Quân chủng Hải Quân đã tôn vinh Đức Thánh Trần Hưng Đạo làm Thánh Tổ của quân chủng, hay như Thiết Giáp Binh đã tôn Đức Thánh Gióng-Phù Đổng Thiên Vương làm Thánh Tổ của binh chủng họ.

       (hình minh họa)

Về phần tài liệu đề cập tới danh nhân Nguyễn Trường Tộ chúng ta thấy khá nhiều nhưng phần lớn ít khi được đẩy đủ chi tiết, giả dụ như trên Báo Nam Phong, Lê Th   có viết về tiểu sử của Ngài thì phần này lại là phần viết bằng Hán Văn. Rồi cũng trên Báo Nam Phong, Nguyễn Trọng Thuật cũng có viết về Nguyễn Trường Tộ trong phần Lịch Sử Việt Nam, nhưng lại quá ít. Lại cũng trên tờ báo này, phần Pháp Văn viết về Lịch Sử Việt Nam,
 
Đào Đăng Vỹ có viết về Ngài nhưng chỉ viết một cách khái quát. Trong cuốn

Nguyễn Trường Tộ của Từ Ngọc Nguyễn Lân do nhà in Viễn ….. tại Huế, xuất bản năm 1941, tương đối đầy đủ nhất nhưng phần lớn lại là phần Hán Văn. Trong Việt Nam Sử Lược, Lệ Thần Trần Trọng Kim cũng có đề câp đến Nguyễn Trường Tộ nhưng chỉ nói sơ qua, ít hàng, chỉ để phê phán về triều đình thủ cựu không thực hành được các điều ích quốc lợi dân do Ngài Nguyễn Trường Tộ đã điều trần.  Sau này Nhóm Sử Địa của Lê Khắc Ngữ cũng có đề cập tới Nguyễn Trường Tộ và những bản điều trần, Duy Tân xuất bản vào năm 1975 nhưng do biến cố 30-4-1975 xảy ra, nên không rõ việc xuất bản đã hoàn tất chưa. Trong cuốn Việt Nam Văn Học Sử Yếu của Tác Giả Dương Quảng Hàm do Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu xuất bản năm 1968, đã dành nguyên Chương Thứ Mười Bốn để nói về danh nhân Nguyễn Trường Tộ. Người viết nhận thấy đây là tài liệu khá đầy đủ nhất nên trích dẫn trọn vẹn toàn chương ra đây để quý vị đọc giả HCTC thưởng lãm:

 

Việc Mưu-Đồ Canh-Tân, NGUYỄN TRƯỜNG-TỘ

và Chương- Trình Cải-Cách Của Ông.

 

Trong Chương trước, xét về chánh-sách nội-trị, ngoại-giao của các vua triều Nguyễn, ta đã nói cái chánh-sách “thủ cựu” và “bế quan” theo lúc bấy giờ là do một nguyên-nhân chính: các nhà cầm quyền và các sĩ-phu trong nước không hiểu rõ tình thế trong thiên-hạ.

 

Tuy vậy, không phải hết thảy người trong nước đều mê-muội cả. Cũng có một số ít người, nhờ đã đi ra nước ngoài nên hiểu rõ tình hình thế-giới, lúc về, muốn đem những điều sở đắc mà giúp cho việc cải-cách trong nước, nhưng vì các nhà cầm quyền không tán thành, nên các kế-hoạch của họ không được thực hành.

 

Trong số người đó, xuất sắc nhất là Nguyễn Trường Tộ.

Nguyễn Trường Tộ (1827-1871):

 

A. Tiểu sử:  Ông người thôn Bùi-Châu, huyện Hưng-Nguyên (nay là phủ), tỉnh Nghệ-An, theo học chữ nho từ thuở nhỏ. Ông cũng có tài về thơ văn, nhưng vì ông chán lối học từ chương và có khuynh-hướng về lối học thực-dụng, nên ông không theo đường cử-nghiệp. Ông vốn theo đạo Thiên-Chúa, nên nhà dòng ở Tân-Ấp mời ông làm thầy giáo dạy chữ Hán: nhân đó, vị Giám-Mục Gauthier (Ngô-Gia-Hậu) dạy ông học chữ Pháp và các khoa-học phổ-thông.

 

Sau ông theo vị Giám-mục ấy qua Ý rồi đi sang Pháp, ở lại đó học tập xem xét trong ít lâu. Khi trở về ông có dừng lại Hương-Cảng.

 

Khi về nước, giữa lúc người Pháp đang đánh lấy Gia-Định, ông có giúp việc từ-….. cho Soái-phủ Nam-Kỳ trong ít lâu, chủ tâm là để giúp cho việc giảng hoà  của hai chánh-phủ Pháp và Nam, (ông nói rõ tâm-sự ông lúc nầy trong bản trần-tình khải đề ngày 20 tháng 3 năm Tự-đức thứ 16 (mồng 7 tháng 3 năm 1963). Rồi ông về quê, đem các điều sở-đắc giúp người đồng-bang về việc khẩn đất, lập ấp và việc kiến-trúc; đồng thời ông viết những bản điều-trần để xin triều-đình canh-cải mọi việc.

 

Năm 1866 (Tự-Đức thứ 19), ông được cử đi tìm mỏ ở vùng Nghê-An Hà-Tỉnh. Tháng 6 tây năm ấy, ông được quan Tổng-Đốc An-Tĩnh  Hoàng Tá-Viên giao cho việc cấm lối để đào sông Thiết-Cảng (Kênh Sắt). Tháng chín tây năm ấy, ông cùng Giám-mục Gauthier và Nguyễn Điều sung phái-bộ sang Pháp để mượn thợ và mua máy móc. Nhưng vì việc giao-thịệp Triều-đình ta với Soái-phủ Nam-Kỳ đương gay go (tháng sáu tây năm 1867, thiếu-tướng De la Grandière đã lấy nốt ba tỉnh phía tây Nam-kỳ), nên đang khi ông lo toan các việc ở Pháp thì nhận được lệnh đình lại các việc mượn người và mua khí cụ mà về nước.

 

Năm 1868 (Tự-đức thứ 21), có chỉ phái ông sang công-cán bên Pháp, nhưng vì ông đau không đi được. Năm 1871 (Tự-đức thứ 24), lại có lệnh đòi ông vào Kinh để đem học sinh ta sang Pháp, nhưng ông đương đau phải từ-chối. Giữa năm ấy thì ông mất, thọ 44 tuổi. Trước khi mất ông còn viết mấy bản điều-trần nữa.

 

Các bản điều-trần:

 

Sau khi ông xuất-dương về thì chí ông đã định: ông muốn đem những điều đã quan-sát hiểu biết được thảo một cái chương trình cải-cách đệ lên các nhà cầm quyền, mong giúp cho việc phú quốc cường dân để đối phó với thời-cục. Bởi thế, từ năm 1863 đến năm 1871 là năm ông mất, ông có dâng lên nhà vua hoặc các quan đại-thần nhiều bản điều-trần, trong đó có những bản nầy là quan-trọng:

 

*Ngày 11 tháng 3 năm Tự-đức thứ 16 (29-3-1863):  Điều-trần về việc tôn-giáo.

 

*Tháng 6 năm Tự-đức thứ 19 (12-6 đến 9-8-1866): Điều-trần về việc phái học sinh đi du-

học ngoại-quốc.

 

*Ngày 23 tháng 7 năm Tự-đức  thứ 19 (1-9-1866):  Lục lợi từ (Lời bàn về sáu điều lợi)

 

*Ngày 23 tháng 7 năm Tự-đức thứ 19 (3-9-1866):  Điều trần về thời-sự.

 

*Ngày 20 tháng 10 năm Tự-đức thứ 20 (15-11-1867): Tế cấp bát điều (Tám điều cứ giúp)

 

*Ngày 19 tháng 2 năm Tự-đức thứ 21 (12-3-1866):  Giao-thông sự nghi bẩm minh (Bẩm rõ về việc giao-thiệp với nước ngoài).

 

*Ngày 10 tháng 2 năm Tự-đức thứ 21 (23-3-1871):  Điều-trần về việc nên thông-thương với nước ngoài.

 

*Mồng 2 tháng 3 năm Tự-đức thứ 21 (19-6-1871):  Điều-trần về việc tu-chính võ-bị.

 

*Mồng 2 tháng 8 năm Tự-đức thứ 21 (19-9-1871):  Điều-trần về tình-thế phương Tây.

 

*Ngày 20 tháng 8 năm Tự-đức thứ 21 (14-10-1871):  Điều-trần về việc nông-chính.

 

*Tháng  chin năm Tự-đức thứ 21 (14-10 đến 12-11-1871):  Học tập trữ tài trần-thỉnh tập (tập bài xin về việc học-tập để trữ lấy nhân-tài)

 

Còn mấy bản sau nầy không ghi rõ ngày tháng:

 

Điều-trần về đại-thế trong thiên-hạ.

Điều-trần về việc ngoại-giao.

Điều-trần về việc khai mỏ.

 

Chương-trình cải cách của ông:

 

Nay theo các bản điều-trần kể trên mà xét cái chương-trình cải cách của ông, ta cũng có thể theo hai phương-diện mà xét: 1. ngoại-giao, 2. nội-chính.

 

Ngoại-giao: Về phương-diện nầy, ông bàn:

 

Phải hoà với người Pháp: Vì lẽ chống nhau với người Pháp thế nào cũng thua và có hại, chứ nếu giao-kết với nước Pháp thì ở ngoài có thể chống lại với cường quyền muốn dòm ngó đất ta, ở trong bình yên mà lo việc cải-cách cho nước giàu mạnh lên (Bản thứ 5 và thứ 9- Xem Bài đọc thêm số 1)

 

Phải giao-thiệp với các cường quốc, một mặt thì đặt sứ-thần và lĩnh-sự ở các nước ấy để giữ tình giao-hiếu với họ và biết rõ tình-thế trong thiên-hạ, một mặt cho người họ đến thông-thương ở nước mình; như thế nước ta vừa được lợi mà các nước ấy, đều có quyền-lợi ở nước ta sẽ tự kềm chế nhau không để nước nào xâm chiếm đất nước ta  được (Bản thứ 1 và bản thứ 6 – Xem bài đọc thêm số 2).

 

Nội-chính: Việc nội-chính phải cải-cách cho nước mạnh dân giàu. Lần lượt ông xét các vấn-đề sau đây:

 

Cai-trị: 

a) Nên giảm số tỉnh, phủ, huyện để bớt số quan lại vô-ích thì mới có thể tăng lương và nghiêm-trị sự hối-lộ và sự hà-lạm.

b) Nên phân-biệt quyền thẩm-phán và quyền cai-trị để cho các quan tư-pháp được biệt-lập mà phân-xử theo lẽ công-bằng.

 

Vũ-bị:

-Nên hậu đãi quân lính để cho nghề võ được trọng.

-Mở trường và đón thầy ngoại-quốc để dạy dỗ và luyện-tập sĩ tốt theo binh-pháp mới.

-Tổ-chức lại quân-đội: tuyển-mộ lính trẻ và mạnh, chọn kỹ các võ quan.

-Tổ-chức sự phòng bị: Xây pháo-đài, chế khí-giới, tích-trữ vật-liệu cần dùng khi có chiến-tranh, sửa sang các đường thuỷ, đường bộ trong nước.

 

Học-chánh:  Sau khi chỉ trích những điều sai và thiếu thốn của lối học cũ, ông xin:

-Cải-cách việc học, việc thi cử trong nước, dạy các khoa thực dụng: canh-nông, cơ-khí, luật-lệ, thiên-văn; định lại chương trình các khoá thi: không những chỉ có văn-chương phải có cả các khoa-học hợp-thời.

-Dùng quốc-văn (viết bằng chữ nôm, ông gọi là “Quốc-âm Hán-tự”) trong việc dạy học, làm sách và các giấy tờ việc quan (ông chỉ-trích sự bất-tiện về việc dùng chữ nho)

-Phái học-sinh sang du-học các nước châu Âu.

-Dịch các sách ngoại-quốc (thứ nhất các sách về máy-móc)), ra tiếng Nam; in và phát các sách có ích và nhật trình để dân được biết về luật-lệ và công việc của chánh-phủ.

 

Tài-chánh: Muốn thực-hành các việc cải-cách trên, phải có tiền. Bởi thế ông đề-xướng các điều thay đổi sau nầy cho tài-chánh trong nước được dồi-dào.

Bắt mọi người phải chịu thuế; bỏ cái lệ miễn sưu cho nhiều hạng người (như các khoá-sinh) không có ích cho nước mà được hưởng đặc-ân.

Đặt thứ thuế đánh vào các nhà giàu là những người được hưởng nhiều ân-huệ của nhà nước mà có nhiều quyền-lợi phải bảo-vệ.

Điều-tra rõ dân số trong nước để đánh thuế cho công-bằng.

Đạc điền để định rõ diện-tích và thuế-ngạch các ruộng đất cho công-bằng và tránh gian-lận.

Đặt các thuế mới đánh vào các cách ăn chơi xa xỉ (cờ bạc, rượu, thuốc-lá, thuốc phiện) để khuyến-khích sự tiết-kiệm và điều-độ.

Tăng thuế các hàng nhập- cảng, thứ nhất là xa-xỉ phẩm và và các hàng trong nước đã có (như chè Tàu, hàng tấm của Tàu) để khuyến-khích sự dùng nội-hoá và công-nghệ bản quốc.

 

Kinh-tế: Làm giàu cho công-quĩ chưa đủ, phải  lo tính cho dân trong nước được giàu. Bởi vậy ông xin:

Tổ-chức một sở Địa-dư và vẽ địa-đồ để biết hình-thế và tài-sản trong nước, rồi mới theo đấy mà làm các công-tác (đướng sá, đê-điều, dẫn thủy nhập điền, v.v.) được.

Chấn-hưng nông-nghiệp: đặt nông quan (lấy các cử-nhân, tú-tài cho chuyên học-tập về nông-chánh) và các sở chuyên-môn để cải-lương cách làm ruộng, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, kinh-lý việc dẫn thủy nhập điền.

Chấn-hưng công-nghệ: khuyến-khích và ban thưởng cho những người sáng chế các đồ dùng mới-mẻ và tiện lợi, hoặc tìm ra cách chế-hoá các đồ ăn đồ uống cho hương vị tăng lên hay có thể để lâu mà không hư-hỏng.

Chấn-hưng thương-nghiệp: khuyến-khích và ban thưởng cho những người biết hợp cổ để buôn, hoặc đóng và mua được các tàu biển để thông thương với nước Tàu và các nước khác.

Khai-khẩn các mỏ: về việc nầy, ông trình bày các kế-hoạch rất tường-tận. Ông bàn lúc đầu phải cộng-tác với các công-ty khai mỏ người Pháp để họ đứng chủ-trương việc tìm khoáng-mạch, trông nom cách khai mỏ và huấn-luyện các thợ chuyên-môn để sau nầy người nước ta có thể thay họ mà làm việc ấy được. Ông lại xét cẩn thận các điều-khoản về bản hợp-đồng phải ký với các công-ty ấy có thể nào cho có lợi và tránh những sự xung-đột về sau.

 

Kết-luận:  Cứ xem các lời lẽ trong bản điều-trần thì biết Nguyễn Trường-Tộ là một người học thức rộng, kiến-văn nhiều, lại có lòng nhiệt-thành yêu nước, muốn đem những điều sở-đắc mà giúp cho việc cải-cách cho nước ta trở nên giàu mạnh bằng người. Lúc đầu, nhà vua thấy kế-hoạch của ông có nhiều điều hay, cũng có ý muốn đem ra thực-hành, nên một lần (năm 1886) giao cho ông việc đi tìm mỏ, lại một lần (cũng năm ấy) phái ông sang Pháp mua máy-móc và tuyển thợ khéo. Nhưng tiếc rằng triều-thần bấy giờ phần nhiều không hiểu thời-cuộc, chỉ một mực thủ cựu, không ai tán thành các việc ông xin, lại tìm cách bài-bác, công-kích, nên nhà vua không có chí quả-quyết; bởi thế cái chương- trình của ông đã tốn bao tâm-lực để dự-thảo không được đem ra thực-hành, thật là môt việc đáng tiếc vậy.

 

Ngoài phần chính của toàn chương 14 như vừa trình dẫn, tác giả Dương Quảng Hàm còn có phần dịch một số các bản điều-trần của Ngài Nguyễn Trường-Tộ từ chữ Hán sang chữ Quốc-ngữ, gọi là “Các Bài Đọc Thêm”. Nhận thấy Các Bài Đọc Thêm có nhiều điều hay, bổ-túc cho phần bài chính nên xin lại kê cứu ra đây để quý vị đọc giả thấy được trọn vẹn các khiá cạnh về Danh-nhân Nguyễn Trường-Tộ mà tác giả Dương Quảng Hàm muốn đề cập.

 

 

Bài đọc thêm số 1:

 

“1.- Nên hiếu hoà với nước Pháp

 … Nếu ta không theo thời mà ứng-biến, nếu ta không chịu nhường một phần đất để giử lấy tự-chủ, nếu chả may ta bị thua vở tan nát thì ta sẽ mất tất cả đất nước của ta.  Các bậc có chí giử lấy thiên-hạ bao giờ cũng biết đành chịu những điều thiệt nhỏ để giử gìn cái lớn.

 

Vậy cái thượng-sách của ta bây giờ thì thôi việc chiến-tranh, cắt chỗ đất biên-thùy cho họ, để họ giữ nơi phên giậu cho ta, con hổ mạnh đã ở núi thì đàn hổ không dám dòm ngó nữa. Thế là ta chỉ nhường một ít đất mà dân được chịu cái ơn vô cùng.

 

Dân đã yên, rồi sẽ sai kẻ hiền-tài vượt biển ra ngoài, nghiên-cứu các phép đánh giử của các nước lớn, học tập những cái khôn-khéo của thiên-hạ. Khi đã ở với họ lâu, thì dò đức lường sức, biết rõ tình-trạng của họ. Học đã tinh thì thành khéo, khéo đã cực thì thành mạnh. Nuôi chứa lấy hơi sức, đợi thời mà hành-động, thì mất cái buổi sáng buổi tối có thể thu lại, chửa muộn gì…                                  

NGUYỄN TRƯỜNG-TỘ

Điều-trần thiên-hạ đại thể

(Nguyên-văn chữ Nho in trong N. b., tr.47th)”

 

 

 

Bài đọc thêm số 2:

 

“2.-  Chánh-sách ngoại-giao có lợi gì?

 

… Ngang hàng nước Nam, hãy xem gương nước Xiêm cũng không rộng mạnh hơn gì nước ta; thế mà khi tiếp-xúc với người Tây-phương, nước ấy biết tỉnh-ngộ ngay mà giao hiếu với nước Anh, nước Tây-ban-nha, nước Bồ-đào-nha , thông-thương với các nước ấy và giữ được quyền tự-chủ. Nước ấy không cần phòng-thủ biên-giới và quyền-lợi mà vẫn được trọng nể như liệt-cường. Nước Pháp và nước Anh, dù muốn chiếm nước ấy, cũng phải để y nguyên đất cát cho họ. Tình-thế đặc-biệt ấy, nước Xiêm chỉ nhờ sự ngoại-giao mà có, mà sự ngoại-giao ấy lại làm cho nước ấy ngày một giàu mạnh thêm…

Hiện nay ta chỉ có một cách tự-vệ là thuật ngoại-giao và chánh-sách đối ngoại. Tôi không còn cách gì hay hơn nữa. Mà nếu ta không biết quyết-định và hành động cho mau, thì ta càng hồ-nghi trì-hoãn chừng nào, họ càng tiến-bộ chừng ấy. Khi họ đã tới một trình-độ tiến-hoá quá cao, ta có tỉnh ngộ cũng quá chậm mà có phản-động cũng đã muộn rồi.

Nguyễn Trường-Tộ

Điều-trần về sự lợi-ích của việc giao-thông

(Ngày 20 thắng 2 năm Tự-đức thứ 19, 5Avril 1866)”

 

“3.- Dùng quốc-văn tiện-lợi thế nào?

 

Nước nào có chữ nước ấy, và khi đọc chữ lên thành ngay ra tiếng nói hàng ngày mà ai nấy đều hiểu. Thế mà nước ta vì quá trọng một thứ chữ ngoại-quốc, không dám đặt ra một thứ chữ bản-quốc mà dùng. Những chữ nho ta dùng, dù có đọc to lên, cũng chỉ số ít người hiểu được là bọn nhà nho, mà bọn ấy muốn học và hiểu thứ chữ ấy phải tốn gấp đôi công-lao để học thứ chữ bản-quốc. Nếu có thứ chữ riêng phiên-âm tiếng ta thì việc học ở nước ta sẽ dễ dàng biết chừng nào mà thì giờ còn thừa sẽ dùng để học các khoa có ích hơn…

 

Sự dùng chữ nho trong việc quan cũng sinh ra nhiều mối tệ và nhiều sự khó-khăn mà thường các dân tri-hạ cùng các quan không hiểu lẫn nhau…

Ta cũng có những bậc thông-thái có thể sáng-chế ra một thứ chữ để phiên-âm tiếng ta. Nhưng vì ta đã quen dùng chữ nho quá rồi, nếu thay đổi hẳn sợ cả bàn dân bỡ-ngỡ. Vậy hiện nay cái kế hay nhứt là cứ giữ nguyên những chữ nho nào phiên-âm đúng những tiếng của ta và ấn-định cho những chữ ấy cái nghĩa của tiếng Nam. Còn những chữ nho nào mà cách đọc hơi giống âm tiếng Nam, thì chỉ phải thêm vào một vài nét để làm cho những chữ ấy thành ra chữ Nam. Một việc quan-trọng nữa phải làm là sắp các chữ trong tiếng ta thành từng hạng, rồi thu-thập lại trong cuốn tự-điển và phân-phát cuốn tự-điển ấy trong các công-sở, các trường học. Sự học “Quốc-âm Hán-tự” ấy sẽ dễ hơn sự học chữ Nho nhiều và sau nầy ai viết cũng phải theo đúng các chữ đã lập, thành ra không được thay đổi tí gì. Các văn-sĩ có thể viết bằng chữ nho, nhưng các giấy tờ việc quan phải viết bằng chữ bản-quốc do triều-đình đã qui-định.

 

Người nào dịch nổi các sách hay của ngoại-quốc, ta sẽ khuyên họ dịch ngay ra “Quốc-âm Hán-tự”. Người nào muốn soạn sách mới thích hợp với sự nhu-yếu hiện thời, ta cũng nói với họ viết ngay ra “Quốc-âm Hán-tự”. Các người hậu-sinh chỉ học sách viết bằng tiếng Nam ấy, không cần phải học bằng một thứ chữ khác rồi lại phải dịch ra và giảng nghĩa ra tiếng Nam; xem thế thì biết công-việc của họ dễ biết chừng nào…

 

Nguyễn Trường-Tộ

Tế cấp bát điều (Điều thứ tư, Khoản thứ năm)

Dương Quảng-Hàm dịch”

 

Xem xét kỹ tất cả các chi-tiết của Chương 14 vừa được trích dẫn trên và nhất là phần kết-luận  mà tác-giả Dương Quảng-Hàm đã nhận định về Danh-nhân Nguyễn Trường-Tộ, chúng ta là kẻ hậu-sinh chắc  cũng hoàn-toàn đồng ý. Ở thời gian đó, với một viễn-kiến  nhìn xa thấy rộng, đề-cập đến không còn sót một khía cạnh sinh-hoạt nào của quốc-gia , chẳng những kẻ hậu thế ngưỡng-mộ mà còn thương tiếc cho một danh-nhân uyên-bác sinh bất phùng thời . Ngành Hành-Chánh Tài-Chánh của Quân-Lực Việt Nam Cộng Hoà nếu có suy-tôn Danh-nhân  Nguyễn Trường-Tộ làm vị Thánh-Tổ cho ngành thật cũng là điều hợp-lý vậy.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm