Thân Hữu Tiếp Tay...
NHÀ CÁCH MẠNG CHẠY TRỐN CÁCH MẠNG - ANH PHƯƠNG TRẦN VĂN NGÀ
NHÀ CÁCH MẠNG CHẠY TRỐN CÁCH MẠNG
A REVOLUTION WHO FLED THE REVOLUTION (CHRISTIAN MONITOR - 8.1980)
VÀI LỜI NÓI ĐẦU CỦA HỌC TRÒ CŨ CỦA THẦY TRƯƠNG NHƯ TẢNG – TRẦN VĂN NGÀ
Tôi là học trò cũ của thầy Trương Như Tảng hai năm cuối 1953 và 1954 chương học bằng Pháp ngữ của xứ thuộc địa, thầy dạy Pháp văn – Langue Francaise (Nam Kỳ là xứ thuộc địa, Bắc và Trung Kỳ là xứ bảo hộ của nước Pháp. Thời nước Việt Nam bị Pháp đô hộ chia làm ba xứ và kể cả Lào và Cao Miên nằm trong 5 nước Đông Dương). Thầy Trương Như Tảng trở về Việt Nam không phải năm 1954 như trong bài viết mà phải về nước trước năm 1954 (1952 hay đầu năm 1953). Thầy Tảng có người anh ruột là Bác sĩ cũng đã tốt nghiệp bên Pháp và có vợ đầm, đang là Trưởng ty Y Tế tỉnh Châu Đốc – Trương Văn Quýnh (có thể BS Quýnh “rủ” em mình về dạy học collège de Chaudoc). Sau thầy Trương Như Tảng về Sài Gòn giữ chức Giám Đốc Công ty Đường Việt Nam…
Thầy Tảng và bà xã thường vào Núi Sam thăm gia đình anh Tiền, Châu Đốc, trước khi Thầy theo Việt Cộng. Chúng tôi ba đứa Nguyễn Sanh Tiền (Đốc Sự QGHC, cựu Phó Tỉnh Trưởng Vĩnh Long, hiện đang định cư ở Hoà Lan, giáo sư Nguyễn Thanh Quang, cựu Hiệu Trưởng TH Thủ Khoa Nghĩa Châu Đốc. Tại Sài Gòn, chúng tôi có đến thăm Thầy sau ngày mất nước 30.4.1975 nhằm mục đích hỏi xem số phận chúng tôi sẽ thế nào? Thầy tế nhị, kín đáo, úp mở như khuyên chúng tôi đừng đến gặp thầy, có thể gặp thêm rắc rối. Như vậy, Thầy Tảng có quyết tâm nuôi sự căm thù chống CSBV “vắt chanh bỏ vỏ” đám theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam từ ngày bắt đầu CSBV chiếm trọn Miền Nam VN.
Khi thầy Tảng vào bưng biền theo cái gọi là Mặt trận giải phóng miền Nam VN do cộng sản Bắc Việt dựng lên năm 1960. Vợ con thầy ở Sài Gòn được ngành an ninh cảnh sát VNCH theo dõi chặt chẽ nên cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề kinh tế gia đình và chuyện cho con học tốn kém hay cho con du học... Chính Đệ Nhất Phu Nhân Nguyễn Văn Thiệu biết được hoàn cảnh ngang trái đó, Bà vốn có tính nhân bản đạo đức của người phụ nữ VNCH, Bà nhiệt tình giúp đỡ bà Trương Như Tảng và các con mà nhiều người khác né tránh, sợ liên lụy. Đệ Nhất Phu Nhân VNCH phân biệt rạch ròi, chồng cha phản quốc, vợ con đứng ngoài như là một thường dân vô tội. Không phải như chế độ cộng sản toàn trị, một người yêu nước trong gia đình chống lại cộng sản, cả ba đời giòng họ của người yêu nước đó bị trả thù tàn độc.
Bác sĩ Quýnh cũng vì người em theo “cách mạng” và kịch liệt chống lại cách mạng – đảng cộng sản VN và vượt biên sang Pháp tỵ nạn, nên BS Quýnh lãnh cái búa tạ trả thù tàn ác của cộng sản Bắc Việt khi BS Quýnh đang bị tù cải tạo ở miền Bắc với tội danh là Giám Đốc Bệnh Viện Đô Thành (Sài Gòn) trước 30.4.1975. Bác sĩ Quýnh, tôi nghe nói bị tù đày, đau suýt chết, mù một mắt, dù có vợ Pháp đã vận động với toà Đại Sứ Pháp xin thả ra trại tù sớm cũng không được. Hình như BS Quýnh bị giam cầm khổ sai trên đất Bắc hơn 10 năm?
Trương Như Tảng sinh 1923 tại ChoLon Sai Gon trong một trong một gia đình giàu có và thành đạt. Sau khi tốt nghiệp trường trung học Chasseloup-Laubat, du học Pháp. Năm 1951, ông tốt nghiệp cao học chính trị và cử nhân luật và trở về nước vào năm 1954 (?).
CÁCH MẠNG & SỰ THẬT
Trương như Tảng, nhà cách mạng chạy trốn cách mạng
Tháng 8/1978 vào cao điểm gió mùa ở Biển Đông, một chiếc ghe đánh cá rò rỉ nước giạt vào bờ biển Indonesia, 64 người tỵ nạn Việt Nam người ướt đẫm, đói và sợ hãi lê lết tiến vào bờ. Sự kiện này lẽ ra hầu như bị lãng quên trong lịch sử đau khổ mà thuyền nhân Việt Nam phải chịu đựng, ngoại trừ một điều, trong 64 người sống sót ấy có Trương Như Tảng, nhà lãnh đạo Mặt trận giải phóng miền Nam cao cấp nhất đào thoát sang Phương Tây.
Trong suốt sáu tháng kế tiếp ở trại tỵ nạn trên đảo
Anambas, lý lịch của ông Tảng là người thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và là bộ trưởng tư pháp trong Chính phủ Cách mạng Lâm Thời vẫn còn là một bí mật mà chỉ vợ ông biết, bí mật ấy vẫn còn giấu kín ngay cả sau khi ông Tảng được phép định cư ở Pháp, nơi một ủy ban người Việt lo nhà cho ông ở tại Poitiers và việc làm công nhân cho ông ở nhà máy vỏ xe Michelin.
Mãi cho đến tháng 06/1980, ông Tương như Tảng đã trút bỏ vỏ bọc người tỵ nạn bình thường và thông báo lý lịch ông tại cuộc họp báo Paris.
Tự nhận mình “Là người đã dành trọn cuộc đời trưởng thành của mình cho sự nghiệp quốc gia Việt Nam,” ông tuyên bố, “tôi phải nói cho quý vị biết rằng công cuộc giải phóng ở Việt Nam đã bị phản bội.”
Để đào thoát ông Tảng đã phải trải qua bao giông tố ngoài biển khơi, tránh né công an Việt Nam và thậm chí cả cuộc tấn công của hải tặc. Trải qua tất cả những khó khăn này, ông vẫn mơ về ngày ông có thể công khai nói thật ra những điều ông nghĩ ở Paris, và kêu gọi tất cả những người Việt Nam trong và ngoài nước hãy cùng nhau đấu tranh chống lại chế độ mới!
Thừa nhận Lê Duẩn (tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam) và những người khác trong giới lãnh đạo Hà Nội vẫn kiểm soát chặt chẽ đất nước, ông Tảng tóm tắt một số nhân tố đang phá hoại sự ổn định của chính quyền của họ. Ông nhắc đến sự thiếu hụt lương thực nghiêm trọng, đàn áp chính trị, mà ông nói “thậm chí còn tệ hơn thời chế độ Thiệu ở Sài Gòn,” thương vong nặng nề trên chiến trường ở Cambodia, Liên Xô không cung cấp viện trợ kinh tế đầy đủ như đã hứa, và sự rạn nứt trong giới lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt về chính sách đối ngoại thân Liên Xô và lập trường thù địch đối với Trung Quốc của Việt Nam.
Trong ánh sáng lờ mờ trong căn nhà hầu như chẳng bày biện gì ở Poitiers, ông có vẻ như chẳng màng đến cái giá mà ông phải trả để được nói thẳng công khai. Khác với đa số những người tỵ nạn Việt Nam trốn thoát khỏi cảnh đói kém và đàn áp sắc tộc để có cuộc sống tốt hơn ở Phương Tây, ông đã đổi đời sống với căn biệt thự sang trọng có người giúp việc, xe hơi riêng, khẩu phần thịt và đường cao hơn bình thường để lấy sự tồn tại nghèo nàn và bấp bênh của một di dân ở Pháp.
“Tôi không thể im lặng mãi,” ông nói về lý do ông trốn thoát. “Tôi không thể nào đứng nhìn một cách thụ động để thấy mọi thứ mà nhân dân tôi đã đấu tranh suốt 20 năm trời bị hủy diệt.”
Cách đây 20 năm Trương Như Tảng đã quay lưng lại với nền giáo dục Sài Gòn giàu có và học vấn đại học ở Paris của mình để gia nhập Mặt trận giải phóng miền Nam. Ông là một trong 60 người Miền Nam tham gia thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam vào năm 1960.
Chẳng lâu sau đó ông bị bắt, tù vì những hoạt động cách mạng, ông thoát khỏi tù tội, có thể cả cái chết dưới tay nhà cầm quyền Sài Gòn khi ông được trao đổi lấy ba tù binh Mỹ vào năm 1968, sau đó ông vào bưng và biến mất theo Việt cộng.
Khi chính phủ Cách mạnh lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập vào năm sau, ông Tảng được bổ nhiệm làm bộ trưởng tư pháp. Mặc dù các biệt kích của đội tìm-và-diệt của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa đã vài lần đến gần công sự trong rừng của ông Tảng cỡ 100m, nhưng may mắn trong suốt thời gian chiến tranh ông yên ổn tập trung thảo ra những kế hoạch để chuẩn bị cho bộ tư pháp hoạt động ở Miền Nam Việt Nam mới sau chiến thắng của Chính phủ Cách mạng Lâm thời sau này.
Chiến thắng đến, nhưng ông Tảng không bao giờ có cơ hội thực hiện những kế hoạch của mình. Khi đứng duyệt binh từ lễ đài trong buổi lễ chào mừng chiến thắng ở thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ) vào tháng 05/1975, ông bị cú sốc lớn đầu tiên, "Lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam và Chính phủ Lâm thời không nhìn thấy đâu cả". Khi ông hỏi tướng Văn Tiến Dũng đang đứng cùng trên khán đài về lý do tại sao chỉ có cờ Miền Bắc Việt Nam tung bay, tướng này đã trả lời ông một cách khinh thường, “Quân đội đã được thống nhất.”
Giai đoạn kế tiếp là giai đoạn vỡ mộng đối với ông Tảng, ông cố gắng tập hợp ban chuyên gia pháp lý cho bộ tư pháp, nhưng những luật sư, người mà các cán bộ cộng sản không thích đều lặng lẽ bị đưa đến các trại “cải tạo”. Những người dân thường gặp ông liên tục đặt câu hỏi với ông, cầu khẩn ông với tư cách bộ trưởng tư pháp, tìm cách can thiệp cho bạn bè và người thân của họ đang bị tịch thu tài sản hay cho những người bị bắt buộc phải dọn lên các vùng kinh tế mới.
Ông Tảng buồn bã nói,“Tôi chứng kiến một chế độ độc tài phát-xít đang được xây dựng lên,” ông tiếp “và mặc dù tôi đã tranh cãi, nhưng tôi chẳng thể làm được gì. Các mệnh lệnh đều xuất phát từ Hà Nội, còn quân đội và công an mật luôn luôn sẵn sàng ủng hộ họ.”
Vào năm 1976 Việt Nam được thống nhất theo cách ông Tảng mô tả là “bạo lực và trả thù.” hồ chí minh thường tuyên bố khi thống nhất đến quá trình thống nhất nên chậm và theo từng bước một. Nhưng vào năm 1976, vấn đề thống nhất bị áp đặt lên Miền Nam, và họ không có cơ hội phản đối điều ấy.
“Lê Duẩn ra sức củng cố quyền lực này rất nhanh chóng,” ông Tảng tin rằng “Ông Duẩn không thể nào để Miền Nam phát triển thành nơi cuối cùng cương quyết phản đối các chính sách của ông ta.”
Trong số 24 thành viên của Chính phủ Lâm thời vào thời điểm hiệp định hòa bình Paris được ký vào năm 1973, chỉ có ba thành viên được trao cho những chức vụ trong chính phủ thống nhất sau năm 1976. Ông Tảng nói ngoại trừ một vài người khác là các viên chức quân đội, còn tất cả những người còn lại của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam đều sống trong cảnh hoàn toàn ẩn dật và trong lòng họ rất ghê tởm những gì đã diễn ra.
Nhằm cố gắng giữ ông trong cơ cấu, sau thống nhất giới lãnh đạo Hà Nội ban cho ông chức vụ nhỏ trong bộ lương thực. Ông từ chối, không muốn tiếp tục đồng lõa với chính quyền ông chống đối, ông cũng không muốn bị giám sát thường xuyên ở Hà Nội. Khi ông cuối cùng chấp nhận công việc làm giám đốc công ty cao su vào năm 1978, lý do ông làm thế là để tạo vỏ bọc nhằm tổ chức kế hoạch đào thoát khỏi Việt nam.
Trong sáu tháng ở trại tỵ nạn ông có nhiều thời gian suy nghĩ về chuyện biến mất của chính phủ Lâm thời của Mặt trận Giải phóng miền Nam. Giờ đây ông tố cáo giới lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã từ bỏ định hướng về thống nhất dân tộc và phi liên kết quốc tế được hồ chí minh đề ra. Từ ngữ mị dân Mác-xít, ông nói, chỉ là ngôn ngữ áp bức mới ở Việt Nam.
“Ở Việt Nam hiện nay không có chuyên chính vô sản,” ông nói. “Chỉ có điều mà chúng tôi gọi bằng tiếng Việt là ‘gia đình trị’-tức độc tài của các dòng họ. Trong trường hợp này đó là các gia đình của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ (trưởng ban tổ chức Đảng) kiểm soát tất cả mọi thứ.”, để chứng minh điều này là đúng, ông Tảng kể ra danh sách gồm các con trai, anh em, anh em vợ của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đang giữ những chức vụ chủ chốt từ đứng đầu công an mật tới bí thư chính ủy lực lượng không quân.
Sự trớ trêu cho ông Tảng khi nói về việc thành lập một mặt trận chung của nhân dân Việt Nam, Cambodia và Lào chống lại những kẻ mà ông gọi là “kẻ thù chung” tức giới lãnh đạo Hà Nội và những kẻ ủng hộ Liên Xô của họ. Ông chắc biết rằng lịch sử lại bắt đầu lại từ đầu như từ hội nghị thượng đỉnh của nhân dân Đông Dương vào năm 1970, nơi các nhà lãnh đạo Mặt trận Giải phóng Dân tộc Miền Nam Việt Nam, Miền Bắc Việt Nam, Cambodia, và Lào đã gặp nhau ở Trung Quốc để thành lập liên minh chung chống lại Hoa Kỳ và chế độ Việt nam Cộng hòa.
Trên đất Pháp ngoại quốc, Trương Như Tảng lại bắt đầu lại từ đầu, làm những gì ông đã làm cách đây 20 năm ở Sài Gòn – đặt nền tảng cho cuộc cách mạng Việt Nam!
Chuyển ngữ từ “A revolution who fled the revolution” của Christian Science Monitor 08/1980. (TÔI LẤY BÀI NÀY TRÊN MẠNG)
Sacramento, ngày 27.12.2021
Anh Phương Trần Văn Ngà
NHÀ CÁCH MẠNG CHẠY TRỐN CÁCH MẠNG - ANH PHƯƠNG TRẦN VĂN NGÀ
NHÀ CÁCH MẠNG CHẠY TRỐN CÁCH MẠNG
A REVOLUTION WHO FLED THE REVOLUTION (CHRISTIAN MONITOR - 8.1980)
VÀI LỜI NÓI ĐẦU CỦA HỌC TRÒ CŨ CỦA THẦY TRƯƠNG NHƯ TẢNG – TRẦN VĂN NGÀ
Tôi là học trò cũ của thầy Trương Như Tảng hai năm cuối 1953 và 1954 chương học bằng Pháp ngữ của xứ thuộc địa, thầy dạy Pháp văn – Langue Francaise (Nam Kỳ là xứ thuộc địa, Bắc và Trung Kỳ là xứ bảo hộ của nước Pháp. Thời nước Việt Nam bị Pháp đô hộ chia làm ba xứ và kể cả Lào và Cao Miên nằm trong 5 nước Đông Dương). Thầy Trương Như Tảng trở về Việt Nam không phải năm 1954 như trong bài viết mà phải về nước trước năm 1954 (1952 hay đầu năm 1953). Thầy Tảng có người anh ruột là Bác sĩ cũng đã tốt nghiệp bên Pháp và có vợ đầm, đang là Trưởng ty Y Tế tỉnh Châu Đốc – Trương Văn Quýnh (có thể BS Quýnh “rủ” em mình về dạy học collège de Chaudoc). Sau thầy Trương Như Tảng về Sài Gòn giữ chức Giám Đốc Công ty Đường Việt Nam…
Thầy Tảng và bà xã thường vào Núi Sam thăm gia đình anh Tiền, Châu Đốc, trước khi Thầy theo Việt Cộng. Chúng tôi ba đứa Nguyễn Sanh Tiền (Đốc Sự QGHC, cựu Phó Tỉnh Trưởng Vĩnh Long, hiện đang định cư ở Hoà Lan, giáo sư Nguyễn Thanh Quang, cựu Hiệu Trưởng TH Thủ Khoa Nghĩa Châu Đốc. Tại Sài Gòn, chúng tôi có đến thăm Thầy sau ngày mất nước 30.4.1975 nhằm mục đích hỏi xem số phận chúng tôi sẽ thế nào? Thầy tế nhị, kín đáo, úp mở như khuyên chúng tôi đừng đến gặp thầy, có thể gặp thêm rắc rối. Như vậy, Thầy Tảng có quyết tâm nuôi sự căm thù chống CSBV “vắt chanh bỏ vỏ” đám theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam từ ngày bắt đầu CSBV chiếm trọn Miền Nam VN.
Khi thầy Tảng vào bưng biền theo cái gọi là Mặt trận giải phóng miền Nam VN do cộng sản Bắc Việt dựng lên năm 1960. Vợ con thầy ở Sài Gòn được ngành an ninh cảnh sát VNCH theo dõi chặt chẽ nên cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề kinh tế gia đình và chuyện cho con học tốn kém hay cho con du học... Chính Đệ Nhất Phu Nhân Nguyễn Văn Thiệu biết được hoàn cảnh ngang trái đó, Bà vốn có tính nhân bản đạo đức của người phụ nữ VNCH, Bà nhiệt tình giúp đỡ bà Trương Như Tảng và các con mà nhiều người khác né tránh, sợ liên lụy. Đệ Nhất Phu Nhân VNCH phân biệt rạch ròi, chồng cha phản quốc, vợ con đứng ngoài như là một thường dân vô tội. Không phải như chế độ cộng sản toàn trị, một người yêu nước trong gia đình chống lại cộng sản, cả ba đời giòng họ của người yêu nước đó bị trả thù tàn độc.
Bác sĩ Quýnh cũng vì người em theo “cách mạng” và kịch liệt chống lại cách mạng – đảng cộng sản VN và vượt biên sang Pháp tỵ nạn, nên BS Quýnh lãnh cái búa tạ trả thù tàn ác của cộng sản Bắc Việt khi BS Quýnh đang bị tù cải tạo ở miền Bắc với tội danh là Giám Đốc Bệnh Viện Đô Thành (Sài Gòn) trước 30.4.1975. Bác sĩ Quýnh, tôi nghe nói bị tù đày, đau suýt chết, mù một mắt, dù có vợ Pháp đã vận động với toà Đại Sứ Pháp xin thả ra trại tù sớm cũng không được. Hình như BS Quýnh bị giam cầm khổ sai trên đất Bắc hơn 10 năm?
Trương Như Tảng sinh 1923 tại ChoLon Sai Gon trong một trong một gia đình giàu có và thành đạt. Sau khi tốt nghiệp trường trung học Chasseloup-Laubat, du học Pháp. Năm 1951, ông tốt nghiệp cao học chính trị và cử nhân luật và trở về nước vào năm 1954 (?).
CÁCH MẠNG & SỰ THẬT
Trương như Tảng, nhà cách mạng chạy trốn cách mạng
Tháng 8/1978 vào cao điểm gió mùa ở Biển Đông, một chiếc ghe đánh cá rò rỉ nước giạt vào bờ biển Indonesia, 64 người tỵ nạn Việt Nam người ướt đẫm, đói và sợ hãi lê lết tiến vào bờ. Sự kiện này lẽ ra hầu như bị lãng quên trong lịch sử đau khổ mà thuyền nhân Việt Nam phải chịu đựng, ngoại trừ một điều, trong 64 người sống sót ấy có Trương Như Tảng, nhà lãnh đạo Mặt trận giải phóng miền Nam cao cấp nhất đào thoát sang Phương Tây.
Trong suốt sáu tháng kế tiếp ở trại tỵ nạn trên đảo
Anambas, lý lịch của ông Tảng là người thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và là bộ trưởng tư pháp trong Chính phủ Cách mạng Lâm Thời vẫn còn là một bí mật mà chỉ vợ ông biết, bí mật ấy vẫn còn giấu kín ngay cả sau khi ông Tảng được phép định cư ở Pháp, nơi một ủy ban người Việt lo nhà cho ông ở tại Poitiers và việc làm công nhân cho ông ở nhà máy vỏ xe Michelin.
Mãi cho đến tháng 06/1980, ông Tương như Tảng đã trút bỏ vỏ bọc người tỵ nạn bình thường và thông báo lý lịch ông tại cuộc họp báo Paris.
Tự nhận mình “Là người đã dành trọn cuộc đời trưởng thành của mình cho sự nghiệp quốc gia Việt Nam,” ông tuyên bố, “tôi phải nói cho quý vị biết rằng công cuộc giải phóng ở Việt Nam đã bị phản bội.”
Để đào thoát ông Tảng đã phải trải qua bao giông tố ngoài biển khơi, tránh né công an Việt Nam và thậm chí cả cuộc tấn công của hải tặc. Trải qua tất cả những khó khăn này, ông vẫn mơ về ngày ông có thể công khai nói thật ra những điều ông nghĩ ở Paris, và kêu gọi tất cả những người Việt Nam trong và ngoài nước hãy cùng nhau đấu tranh chống lại chế độ mới!
Thừa nhận Lê Duẩn (tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam) và những người khác trong giới lãnh đạo Hà Nội vẫn kiểm soát chặt chẽ đất nước, ông Tảng tóm tắt một số nhân tố đang phá hoại sự ổn định của chính quyền của họ. Ông nhắc đến sự thiếu hụt lương thực nghiêm trọng, đàn áp chính trị, mà ông nói “thậm chí còn tệ hơn thời chế độ Thiệu ở Sài Gòn,” thương vong nặng nề trên chiến trường ở Cambodia, Liên Xô không cung cấp viện trợ kinh tế đầy đủ như đã hứa, và sự rạn nứt trong giới lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt về chính sách đối ngoại thân Liên Xô và lập trường thù địch đối với Trung Quốc của Việt Nam.
Trong ánh sáng lờ mờ trong căn nhà hầu như chẳng bày biện gì ở Poitiers, ông có vẻ như chẳng màng đến cái giá mà ông phải trả để được nói thẳng công khai. Khác với đa số những người tỵ nạn Việt Nam trốn thoát khỏi cảnh đói kém và đàn áp sắc tộc để có cuộc sống tốt hơn ở Phương Tây, ông đã đổi đời sống với căn biệt thự sang trọng có người giúp việc, xe hơi riêng, khẩu phần thịt và đường cao hơn bình thường để lấy sự tồn tại nghèo nàn và bấp bênh của một di dân ở Pháp.
“Tôi không thể im lặng mãi,” ông nói về lý do ông trốn thoát. “Tôi không thể nào đứng nhìn một cách thụ động để thấy mọi thứ mà nhân dân tôi đã đấu tranh suốt 20 năm trời bị hủy diệt.”
Cách đây 20 năm Trương Như Tảng đã quay lưng lại với nền giáo dục Sài Gòn giàu có và học vấn đại học ở Paris của mình để gia nhập Mặt trận giải phóng miền Nam. Ông là một trong 60 người Miền Nam tham gia thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam vào năm 1960.
Chẳng lâu sau đó ông bị bắt, tù vì những hoạt động cách mạng, ông thoát khỏi tù tội, có thể cả cái chết dưới tay nhà cầm quyền Sài Gòn khi ông được trao đổi lấy ba tù binh Mỹ vào năm 1968, sau đó ông vào bưng và biến mất theo Việt cộng.
Khi chính phủ Cách mạnh lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập vào năm sau, ông Tảng được bổ nhiệm làm bộ trưởng tư pháp. Mặc dù các biệt kích của đội tìm-và-diệt của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa đã vài lần đến gần công sự trong rừng của ông Tảng cỡ 100m, nhưng may mắn trong suốt thời gian chiến tranh ông yên ổn tập trung thảo ra những kế hoạch để chuẩn bị cho bộ tư pháp hoạt động ở Miền Nam Việt Nam mới sau chiến thắng của Chính phủ Cách mạng Lâm thời sau này.
Chiến thắng đến, nhưng ông Tảng không bao giờ có cơ hội thực hiện những kế hoạch của mình. Khi đứng duyệt binh từ lễ đài trong buổi lễ chào mừng chiến thắng ở thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ) vào tháng 05/1975, ông bị cú sốc lớn đầu tiên, "Lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam và Chính phủ Lâm thời không nhìn thấy đâu cả". Khi ông hỏi tướng Văn Tiến Dũng đang đứng cùng trên khán đài về lý do tại sao chỉ có cờ Miền Bắc Việt Nam tung bay, tướng này đã trả lời ông một cách khinh thường, “Quân đội đã được thống nhất.”
Giai đoạn kế tiếp là giai đoạn vỡ mộng đối với ông Tảng, ông cố gắng tập hợp ban chuyên gia pháp lý cho bộ tư pháp, nhưng những luật sư, người mà các cán bộ cộng sản không thích đều lặng lẽ bị đưa đến các trại “cải tạo”. Những người dân thường gặp ông liên tục đặt câu hỏi với ông, cầu khẩn ông với tư cách bộ trưởng tư pháp, tìm cách can thiệp cho bạn bè và người thân của họ đang bị tịch thu tài sản hay cho những người bị bắt buộc phải dọn lên các vùng kinh tế mới.
Ông Tảng buồn bã nói,“Tôi chứng kiến một chế độ độc tài phát-xít đang được xây dựng lên,” ông tiếp “và mặc dù tôi đã tranh cãi, nhưng tôi chẳng thể làm được gì. Các mệnh lệnh đều xuất phát từ Hà Nội, còn quân đội và công an mật luôn luôn sẵn sàng ủng hộ họ.”
Vào năm 1976 Việt Nam được thống nhất theo cách ông Tảng mô tả là “bạo lực và trả thù.” hồ chí minh thường tuyên bố khi thống nhất đến quá trình thống nhất nên chậm và theo từng bước một. Nhưng vào năm 1976, vấn đề thống nhất bị áp đặt lên Miền Nam, và họ không có cơ hội phản đối điều ấy.
“Lê Duẩn ra sức củng cố quyền lực này rất nhanh chóng,” ông Tảng tin rằng “Ông Duẩn không thể nào để Miền Nam phát triển thành nơi cuối cùng cương quyết phản đối các chính sách của ông ta.”
Trong số 24 thành viên của Chính phủ Lâm thời vào thời điểm hiệp định hòa bình Paris được ký vào năm 1973, chỉ có ba thành viên được trao cho những chức vụ trong chính phủ thống nhất sau năm 1976. Ông Tảng nói ngoại trừ một vài người khác là các viên chức quân đội, còn tất cả những người còn lại của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam đều sống trong cảnh hoàn toàn ẩn dật và trong lòng họ rất ghê tởm những gì đã diễn ra.
Nhằm cố gắng giữ ông trong cơ cấu, sau thống nhất giới lãnh đạo Hà Nội ban cho ông chức vụ nhỏ trong bộ lương thực. Ông từ chối, không muốn tiếp tục đồng lõa với chính quyền ông chống đối, ông cũng không muốn bị giám sát thường xuyên ở Hà Nội. Khi ông cuối cùng chấp nhận công việc làm giám đốc công ty cao su vào năm 1978, lý do ông làm thế là để tạo vỏ bọc nhằm tổ chức kế hoạch đào thoát khỏi Việt nam.
Trong sáu tháng ở trại tỵ nạn ông có nhiều thời gian suy nghĩ về chuyện biến mất của chính phủ Lâm thời của Mặt trận Giải phóng miền Nam. Giờ đây ông tố cáo giới lãnh đạo miền Bắc hiện nay đã từ bỏ định hướng về thống nhất dân tộc và phi liên kết quốc tế được hồ chí minh đề ra. Từ ngữ mị dân Mác-xít, ông nói, chỉ là ngôn ngữ áp bức mới ở Việt Nam.
“Ở Việt Nam hiện nay không có chuyên chính vô sản,” ông nói. “Chỉ có điều mà chúng tôi gọi bằng tiếng Việt là ‘gia đình trị’-tức độc tài của các dòng họ. Trong trường hợp này đó là các gia đình của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ (trưởng ban tổ chức Đảng) kiểm soát tất cả mọi thứ.”, để chứng minh điều này là đúng, ông Tảng kể ra danh sách gồm các con trai, anh em, anh em vợ của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đang giữ những chức vụ chủ chốt từ đứng đầu công an mật tới bí thư chính ủy lực lượng không quân.
Sự trớ trêu cho ông Tảng khi nói về việc thành lập một mặt trận chung của nhân dân Việt Nam, Cambodia và Lào chống lại những kẻ mà ông gọi là “kẻ thù chung” tức giới lãnh đạo Hà Nội và những kẻ ủng hộ Liên Xô của họ. Ông chắc biết rằng lịch sử lại bắt đầu lại từ đầu như từ hội nghị thượng đỉnh của nhân dân Đông Dương vào năm 1970, nơi các nhà lãnh đạo Mặt trận Giải phóng Dân tộc Miền Nam Việt Nam, Miền Bắc Việt Nam, Cambodia, và Lào đã gặp nhau ở Trung Quốc để thành lập liên minh chung chống lại Hoa Kỳ và chế độ Việt nam Cộng hòa.
Trên đất Pháp ngoại quốc, Trương Như Tảng lại bắt đầu lại từ đầu, làm những gì ông đã làm cách đây 20 năm ở Sài Gòn – đặt nền tảng cho cuộc cách mạng Việt Nam!
Chuyển ngữ từ “A revolution who fled the revolution” của Christian Science Monitor 08/1980. (TÔI LẤY BÀI NÀY TRÊN MẠNG)
Sacramento, ngày 27.12.2021
Anh Phương Trần Văn Ngà