Mỗi Ngày Một Chuyện
NHÂN DÂN NÀO CHÍNH QUYỀN ẤY
Hà Đình Sơn
Theo mọi nghĩa thì nhân dân đẻ ra chính quyền chứ không phải ngược lại. Mối quan hệ giữa nhân dân và chính quyền là quan hệ nhân quả, ảnh hưởng lẫn nhau không thể tách rời. Xét toàn diện thì nhân dân chính là người giáo dục chính quyền chứ không phải ngược lại, do đó việc người dân tham gia ý kiến, tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động nhà nước vừa là quyền vừa là nghĩa vụ như Hiến pháp của bất cứ một nhà nước nào trong thời đại hiện nay đều ghi nhận.
Cặp phạm trù nhân dân và chính quyền có thể so sánh với cặp phạm trù giá trị hàng hóa và giá cả hàng hóa. Mác nói đại ý: giá cả hàng hóa có thể không đồng nhất với giá trị hàng hóa nhưng Tổng giá cả hàng hóa xã hội luôn bằng tổng giá trị hàng hóa xã hội. Cũng như vậy chính quyền có thể có lúc gần nhân dân có lúc xa nhân dân nhưng trong thời gian tồn tại của nó không thể mãi xa rời nhân dân.
Hồ Chí Minh: “Chính phủ Cộng hòa dân chủ là gì? Là đày tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” (Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 5, NXB CTQG, Hà Nội, 1995, tr.60). Điều này đúng về lý thuyết và tương lai sẽ đúng nhưng hiện tại thì chưa.
Một xã hội không gì bất hạnh bằng việc bị cướp mất tương lai. Gia đình là một xã hội thu nhỏ; ví như một gia đình mà con cái lại làm điều trái với đạo lý là giam cầm, bôi xấu, đánh đập cha mẹ… phản bội lại quá khứ, chối bỏ trách nhiệm với tương lai, bán đất đai hương hỏa của tổ tiên để tiêu xài. Tội lỗi này của con cái không phải nguyên nhân chỉ ở lỗi của con cái, lỗi ở xã hội mà nguyên nhân sâu xa lại chính là lỗi của người làm cha, làm mẹ. Tội lỗi không sinh ra trong một ngày một, một giờ mà nó sinh ra từng giờ, từng ngày, từng năm, rồi nhiều năm tích tụ lại mà thành. Vì vậy, nghĩa vụ làm cha, làm mẹ là phải giáo dục con cái ngay từ việc nhỏ, ngay từ ngày hôm nay, không được đợi đến ngày mai. Việc giáo dục con cái nhất thời có thể làm cho nó không vừa ý, nhưng phải làm để nó không trở thành kẻ hại lại cha mẹ, kẻ bán rẻ tổ tông.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh khi nào nhân dân không ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình thì hậu quả chính quyền sẽ xa rời nhân dân và thảm họa sẽ giáng lên đầu nhân dân và tương lai muôn đời con cháu của chính họ.
Hà Nội, 09/12/2012
H.Đ.S.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NHÂN DÂN NÀO CHÍNH QUYỀN ẤY
Hà Đình Sơn
Theo mọi nghĩa thì nhân dân đẻ ra chính quyền chứ không phải ngược lại. Mối quan hệ giữa nhân dân và chính quyền là quan hệ nhân quả, ảnh hưởng lẫn nhau không thể tách rời. Xét toàn diện thì nhân dân chính là người giáo dục chính quyền chứ không phải ngược lại, do đó việc người dân tham gia ý kiến, tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động nhà nước vừa là quyền vừa là nghĩa vụ như Hiến pháp của bất cứ một nhà nước nào trong thời đại hiện nay đều ghi nhận.
Cặp phạm trù nhân dân và chính quyền có thể so sánh với cặp phạm trù giá trị hàng hóa và giá cả hàng hóa. Mác nói đại ý: giá cả hàng hóa có thể không đồng nhất với giá trị hàng hóa nhưng Tổng giá cả hàng hóa xã hội luôn bằng tổng giá trị hàng hóa xã hội. Cũng như vậy chính quyền có thể có lúc gần nhân dân có lúc xa nhân dân nhưng trong thời gian tồn tại của nó không thể mãi xa rời nhân dân.
Hồ Chí Minh: “Chính phủ Cộng hòa dân chủ là gì? Là đày tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” (Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 5, NXB CTQG, Hà Nội, 1995, tr.60). Điều này đúng về lý thuyết và tương lai sẽ đúng nhưng hiện tại thì chưa.
Một xã hội không gì bất hạnh bằng việc bị cướp mất tương lai. Gia đình là một xã hội thu nhỏ; ví như một gia đình mà con cái lại làm điều trái với đạo lý là giam cầm, bôi xấu, đánh đập cha mẹ… phản bội lại quá khứ, chối bỏ trách nhiệm với tương lai, bán đất đai hương hỏa của tổ tiên để tiêu xài. Tội lỗi này của con cái không phải nguyên nhân chỉ ở lỗi của con cái, lỗi ở xã hội mà nguyên nhân sâu xa lại chính là lỗi của người làm cha, làm mẹ. Tội lỗi không sinh ra trong một ngày một, một giờ mà nó sinh ra từng giờ, từng ngày, từng năm, rồi nhiều năm tích tụ lại mà thành. Vì vậy, nghĩa vụ làm cha, làm mẹ là phải giáo dục con cái ngay từ việc nhỏ, ngay từ ngày hôm nay, không được đợi đến ngày mai. Việc giáo dục con cái nhất thời có thể làm cho nó không vừa ý, nhưng phải làm để nó không trở thành kẻ hại lại cha mẹ, kẻ bán rẻ tổ tông.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh khi nào nhân dân không ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình thì hậu quả chính quyền sẽ xa rời nhân dân và thảm họa sẽ giáng lên đầu nhân dân và tương lai muôn đời con cháu của chính họ.
Hà Nội, 09/12/2012
H.Đ.S.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN