Kinh Đời

NHÂN NGÀY GIỖ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM, SUY NGHĨ VỀ CUỘC CHIẾN 1954-1975. Người Lính Già Chu Tất Tiến

Bài viết này dựa trên những quan sát thuần túy quân sự, không đề cập đến các quan điểm chính trị hay tôn giáo.


(Bài viết này dựa trên những quan sát thuần túy quân sự, không đề cập đến các quan điểm chính trị hay tôn giáo.)

Theo tin các báo, ngày 1 tháng 11 năm 2017, tại Lái Thiêu, hàng trăm người đã tổ chức lễ giỗ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngay tại mộ của Người, bất chấp nhà cầm quyền cho tay sai phá hoại bằng cách ngăn đường, cấm lộ, và đặt loa phóng thanh ầm ĩ, đốt cỏ, và xông vào gây hấn. Thái độ hèn mạt này của nhà cầm quyền chứng tỏ họ vẫn còn khiếp sợ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một vị lãnh tụ anh minh, mà nếu không có cuộc đảo chính 1963, thì nhất định tên Việt Nam vẫn rạng danh thế giới, trên tất cả các Con Rồng Châu Á như Đại Hàn, Thái Lan, Đài Loan, Singapore…
Cũng từ ngày tưởng niệm biến cố đau thương này mà cá nhân tôi, một người lính buộc phải buông súng đầu hàng, chợt nhớ đến lời của hai nhân vật lãnh đạo trước 1975, môt vị Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa và môt vị Tướng Lãnh, khi nhắc về sự thất trận năm ấy, đã nói: “Việc mất miền Nam thì tất cả mọi người thuộc chế độ cũ đều có trách nhiệm. Lớn trách nhiệm lớn, nhỏ trách nhiệm nhỏ! Tướng, Tá có trách nhiệm của Tướng, Tá, cấp Úy có trách nhiệm của cấp Úy!” Lời phát biểu vu vơ như trên chỉ là một phương cách trốn tránh trách nhiệm của người lãnh đạo. Trong cuộc chiến vừa qua, những người lính can trường, dũng cảm nhất là những người lính từ Binh Nhì, Hạ Sĩ Quan, các lực lượng Nhân Dân Tự Vệ, những người lính Địa Phương Quân, đến các Sĩ Quan cấp Úy và cấp Tá và những Tướng Lãnh ở tại mặt trận. Những người lính này, hoàn toàn không có trách nhiệm gì về việc mất nước. Họ đã lao vào khói lửa, chấp nhận hy sinh cả mạng sống và cuộc đời của họ cho Tổ Quốc, không cần biết đến chuyện chính trị liên quan đến vận mệnh đất nước. Trước mắt họ, chỉ thấy đạn bay, lửa rực, những thân thể đồng đội tan nát, những đồng bào xót xa cần đến sự bảo vệ của họ. “Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu như Sư Tử và anh dũng không thua bất cứ đạo quân anh dũng nào trên thế giới” (theo lời Trung Tướng Chỉ Huy Binh Chủng Nhẩy Dù của Hoa Kỳ). Chỉ những vị lãnh đạo ngồi tại Văn Phòng, điều khiển mặt trận từ xa, ra lệnh thúc quân cũng như lui quân, cũng như những lãnh đạo bên Hành Chánh, từ Tổng Thống trở xuống, là những người hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc mất nước. Thực tế, ngày 30 tháng 4 năm ấy đã xẩy ra vì hai nguyên nhân chủ quan và khách quan.
1) Nguyên nhân chủ quan:
a) Nguyên nhân xa: Trước cuộc đảo chính 1963 thực hiện bởi Dương văn Minh và một nhóm Tướng Tá, thì miền Nam tương đối yên tĩnh, Viêt Cộng chưa thực hiện nổi những cuộc công kiên chiến, các cuộc tấn công của Việt Cộng vẫn nằm trong phạm vi du kích chiến. Có thể nói miền Nam đang trong thế chủ động, kế hoạch Ấp Chiến Lược đang dồn Việt Cộng vào chỗ bí. Những thôn xã xa xôi, trước đây vẫn là nơi ẩn náu của du kích và là nơi tiếp liệu cho Việt Cộng, giờ bỗng biến thành những đồn binh được phòng thủ kỹ càng. Các lực lượng nằm vùng bỗng lộ nguyên hình, trong khi đường di chuyển của giao liên cũng chỉ còn cát trắng, và bất cứ ai lảng vảng trên các khu vực bên ngoài Ấp Chiến Lược thì lập tức biến thành mục tiêu cho Nghĩa Quân hay Địa Phương Quân bắn hạ. Giả sử kế hoạch Ấp Chiến Lược được duy trì thêm vài năm nữa, là Việt Cộng phải tan hàng. Nhưng, sau cuộc đảo chính 1963, các Tướng Lãnh đã cho dẹp Ấp Chiến Lược, mở đường cho các lực lượng Viêt Cộng tràn vào, bắn giết các viên chức Xã, Ấp, và biến làng xã thành nơi tiếp tế, dưỡng quân thoải mái. Nhất là sự tranh quyền, đoạt vị, thay đổi chính phủ liên miên, khiến cho quân dân miền Nam đôi khi thấy không có lãnh đạo, nên đa số đứng yên chờ lệnh, để cho Bắc Việt tung quân vào Nam ào ạt. Những gián điệp Cộng Sản cũng lợi dụng sự tranh dành này, tuyển thêm cán bộ nằm vùng, thúc đẩy những thành phần lưng chừng thành thành phần chống đối chế độ, và tìm cách triệt hạ các viên chức xã ấp. Cùng với sự kiện phá bỏ chương trình Ấp Chiến Lược của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, các vị lãnh đạo đã mời quân Mỹ ào ạt đổ bộ vào miền Nam, làm mất đi phần nào chính nghĩa của cuộc chiến. Điều này xẩy ra đúng như Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã dự đoán: “Cộng Sản Việt Nam sẽ lợi dụng sự kiện quân ngoại quốc vào Việt Nam mà tạo nên chính nghĩa cho chúng”. Thật vậy, Cộng Sản Việt Nam đã nhờ những câu khẩu hiệu: “Đánh Mỹ cứu nước! Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào!” để kêu gọi những người dân thiếu hiểu biết đi theo chúng. Vì thế mà cả miền Bắc hân hoan lên đường vào Nam đánh Mỹ! Rất nhiều người dân miền Nam đã tiếp tay nuôi dưỡng “cán bộ giải phóng”, đào hầm nuôi bộ đội, và chỉ điểm cho du kích tấn công các đồn bót của Địa Phương Quân chỉ vì chống Mỹ. Từ đó mà quân dân miền Nam phải chiến đấu trong một tình thế hoàn toàn bất lợi: phải dựa dẫm vào viện trợ của Mỹ, nên không phát huy được hết Anh Hùng Tính của quân đội Việt Nam Cộng Hòa và không biểu lộ được hết Chính Nghĩa của miền Nam với toàn thể dân Việt. Chính trị thì bị động, Quân Lực thì bị giới hạn, quân dân miền Nam như những con cọp bị trói hai chân, dù có vùng vẫy, hùng mạnh bao nhiêu cũng không thoát khỏi kết quả thảm bại.   
b) Nguyên nhân gần: Hiệp Ước Paris 1973 là môt sự báo hiệu thất trận, vì trong khi quân xâm lăng Cộng Sản được trụ lại theo kiểu “da beo” thì quân miền Nam lại phải rút lui, nhường đất cho địch. Tháng 3 năm 1975, Ban Mê Thuột thất thủ. Lý do là vị ban tham mưu của Quân Đoàn 2 đã tính sai nước cờ: thay vì bảo vệ Ban Mê Thuột lại bỏ trống nơi này mà dồn lực lượng vào Pleiku và Kontum! Đến khi mất Ban Mê Thuột thì luống cuống, không tìm ra biện pháp nào tháo gỡ, ngoài việc rút lui vô trật tự. Vị Tổng Tư Lệnh lại ra lệnh cho rút quân theo một con đường mòn bỏ trống từ nhiều năm để du kích Cộng Sản đuổi theo tấn công khiến đạo quân lui binh của vùng 2 gần như tan hàng. Sau đó, lại có kế hoạch lập phòng tuyến Phan Rang mà bỏ ngỏ Quân Đoàn 1 cho Cộng Sản tung xe tăng tràn qua biên giới vào Nam. Chiến thuật này hoàn toàn sai lầm. Cả một quân đoàn trấn thủ biên giới mà không trụ lại được, thì với sự gom góp các lực lượng “trừ” làm sao mà có kết quả khá hơn được nguyên một Quân Đoàn có hệ thống! Đại Lộ Kinh Hoàng là một bằng chứng đau đớn cho việc lui quân không kế hoạch. Đến khi lui quân vội vã về đến cửa biển Tư Hiền, Thuận An, lại không có phương tiện chuyên chở, khiến cho quân đội bị dồn cục ở bãi biển làm mồi cho địch tha hồ pháo kích. Và cứ thế, các vị lãnh đạo tạo ra hết sai lầm này đến sai lầm khác, khiến cho quân đội miền Nam hoàn toàn bất lợi, các lực lượng mạnh đều bị tiêu hao, trong khi địch quân lợi dụng tình thế mà tung hoành. Cuối cùng, vị Tổng Tư Lệnh thấy tình hình thảm bại không thể thay đổi được, vội vã giao quyền cho người từng ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm lên lãnh trách nhiệm. Vị này, qua trung gian của người em là một tướng miền Bắc đã lập tức cho người liên lạc với miền Bắc để xin hòa, nhưng trong khi quân miền Bắc đang thừa thắng xông lên, thì đề nghị xin hòa này biến thành xin hàng! Hơn nữa, vì một số thiếu sót của các cơ quan an ninh để gián điệp Việt Cộng “chui sâu, luồn xa” vào hàng ngũ lãnh đạo, khiến cho các hoạt động phòng thủ hoặc tấn công đều bị Viêt Cộng biết trước. Như Đinh văn Đệ, là Việt Cộng nằm vùng mà lại đeo lon Trung Tá, đắc cử vào Quốc Hội, làm Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện, biết hết mọi việc chuyển quân, chuyển tướng của miền Nam! Ngoài ra còn vài tên gián điệp cao cấp nữa như Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, và Phạm Xuân Ẩn. Vì thế, cho dù quân đội Miền Nam có thiện chiến đến đâu, anh dũng đến đâu, rồi cũng có ngày 30 tháng 4 năm 1975.
2) Nguyên nhân khách quan: Đồng Minh phản bội.
Hiệp định Paris được ký kết dưới áp lực của Kissinger. Nhân vật này nhận lệnh của Nixon qua thăm viếng Mao Trạch Đông, để tìm kiếm thị trường. Khi đã nhận được những hứa hẹn giao hảo từ Trung Cộng thì tìm cách bán đứng miền Nam.  Vì thế, mà hiệp định Paris ra đời theo sắp xếp của Mỹ với chữ ký của Bắc Việt đứng ngang hàng với Hoa Kỳ, trong khi Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa chỉ đứng ngang hàng với bọn du kích Việt Cộng. Nước Mỹ đã ngang nhiên nuốt lời hứa của các vị Tổng Thống đã cam kết bảo vệ Miền Nam, và trắng trợn phản bội đồng minh cũng như đã gây ra một xỉ nhục lớn cho miền Nam Việt Nam qua việc sắp xếp Chính Phủ chính thống của miền Nam ký kết ngang hàng với bọn du kích, khủng bố.
Người Mỹ, ngay từ đầu cuộc chiến, đã không muốn miền Nam thắng miền Bắc. Kenedy đã tìm cách giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm với mục đích sẽ rút quân trong danh dự. Lyndon Johnson tuy rất cương quyết bảo vệ miền Nam nhưng sau vụ Tết Mậu Thân, ông bị dân chúng Mỹ chống đối, nên đã không tái ứng cử, để cho Nixon lên thay. Nixon là “một con cáo già” trong chính trường Mỹ, chỉ muốn đàn áp Cộng Sản để buộc họ ký hiệp định đình chiến để Mỹ rút quân mà thôi nên trong khi cuộc không kích 12 ngày đêm đang đến thắng lợi, thì bất ngờ Nixon cho ngưng oanh tạc để buộc Cộng Sản ngồi vào bàn hội nghị và để cho đại diện Việt Nam Cộng Hòa thành một bù nhìn. Theo tin trên mạng, thì chính Nixon đã  ép miền Nam vào đường cùng: “Nixon rất tức giận khi Nguyễn Văn Thiệu cản chân ông. Theo hồ sơ mới giải mật gần đây của phía Mỹ thì Nixon có nói: Nếu Thiệu không ký hiệp định thì sẽ "lấy đầu" ông ta (tức Thiệu). Nixon đã nói với Kissinger như sau: "Ông sẽ hiểu thế nào là sự tàn bạo nếu tên khốn kiếp đó (ce salaud) không chịu chấp nhận, ông hãy tin lời tôi". Ngày 16 tháng 1 năm 1973, Đại tướng Haig trao cho Nguyễn Văn Thiệu bức thư của Nixon, mà Kissinger gọi là "bốc lửa". Trong thư này đoạn quan trọng nhất là: "Vì vậy chúng tôi đã quyết định dứt khoát sẽ ký tắt Hiệp định ngày 23 tháng 1 năm 1973 tại Paris. Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ làm như thế một mình. Trong trường hợp đó, tôi phải giải thích công khai rằng Chính phủ của ông cản trở hoà bình. Kết quả là sự chấm dứt không tránh khỏi và lập tức của viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ - và một sự sắp xếp lại Chính quyền của ông cũng chẳng thay đổi được tình hình.”
Đó là sự phản bội chính trị đau đớn nhất mà Nixon, đại diện cho chính phủ Mỹ đã thực hiện. Về quân sự cũng thế. Mỹ không muốn cho quân đội miền Nam có ưu thế về vũ khí. Những người lính Việt thụ huấn tại trường Sĩ Quan Lục Quân Hoa Kỳ từ tháng 10 năm 1967 đến tháng 10 năm 1968, trong đó có tôi, đều nhận xét thấy Mỹ không muốn cho miền Nam thắng trận. Khi đó, mỗi Sinh Viên Sĩ Quan Mỹ đã được bắn súng tự động M14 và M16 với băng đạn 20 viên mỏi cả tay, thì ở miền Nam, quân đội Cộng Hòa vẫn chỉ có khẩu Garant M1 lắp được 8 viên và bắn phát một, hoặc tiểu liên Thompson và Carbin M1, M2 là những vũ khí thời đệ nhị thế chiến.  Đến khi thấy quân miền Nam phải chống đỡ vất vả trước bọn Việt Cộng được cung cấp các súng trường tự động chế tạo bởi Nga, Tiệp Khắc, hay Tầu Cộng, thì Mỹ mới viện trợ súng AR-15 là đồ phế thải trong kho của Mỹ. Sau đó một thời gian, quân đội miền Nam mới được viện trợ súng tự động M16. Năm 1967-68, khi chúng tôi đã bắn hỏa tiễn M72 nhiều lần tại quân trường Mỹ, thì quân đội miền Nam có nơi vẫn sử dụng Bazoka. Đến khi Việt Cộng dùng B40, B41 tấn công các đồn bót của ta tơi bời, thì Mỹ mới viện trợ hỏa tiễn cầm tay M72 mà với một số lượng hạn chế để chống lại Tank T48 của Nga. Nhưng Khi xe tăng T54 của Cộng Sản, khắc tinh của M72, được tung vào miền Nam, thì quân ta vẫn chỉ có M72, mà M72 lại không thể bắn thủng T54, vì thế mà các binh sĩ của ta đã phải liều mạng tìm chỗ hiểm của T54 mà bắn thì mới làm cho loại xe bọc thép này ngưng chạy. Tank T54 chỉ sợ XM202 nhưng quân đội miền Nam lại không có XM202. Mãi cho đến 1973, Sinh viên Sĩ Quan Thủ Đức mới được học XM202! Thực sự, từ năm 1968, Sinh Viên Sĩ Quan Mỹ chúng tôi, đã từng bắn XM202 có 4 nòng rồi! Nếu trong trận Bình Long Anh Dũng mà quân ta có chừng vài trăm khẩu XM 202 thì xe tăng Viêt Cộng đã trở nên vô dụng.
Những sự kiện yếu kém về vũ khí này, nhất định Ngũ Giác Đài đã biết, nhưng không hề điều chỉnh, không những thế, họ còn hạn chế mang sang Việt Nam những vũ khí có tầm sát thương mạnh, như súng cối 4.2 bắn vô cùng chính xác qua đồi, qua nóc nhà và thường được gắn trên thiết vận xa M113 , đặc biệt là xe tăng bắn lựu đạn M79, với tốc độ 400 quả một phút, cũng chưa nghe thấy ai nói là có trong các đơn vị chiến đấu của quân Cộng Hòa. Giả sử một đơn vị của ta mà có 1 xe tăng loại này yểm trợ thì Việt Cộng chỉ có cách “chém vè”, vì lựu đạn M79 nhỏ nhưng sức công phá rất mạnh lại được bắn vòng cầu khoảng 1000 quả trong lúc chưa đầy 3 phút, thì cả tiểu đoàn địch cũng phải tan thây cho dù núp trong hố đào trong rừng. Ngoài ra, còn loại đại bác 105 ly không giật gắn trên xe díp, chạy băng trong rừng cũng là giấc mơ của quân đội miền Nam. Điều quan trọng hơn hết là Pháo Binh của ta bị động trước pháo binh địch. Trong khi các đơn vị pháo binh của ta thường chỉ có đại bác 105 và 155 bắn xa chừng 15 cây số thì địch có pháo M46 có thể bắn từ 28 đến 38 cây số. Ngoài ra, Việt Cộng có hỏa tiễn 122mm, bắn xa hơn 30 cây số. Chỉ so sánh tầm xa của pháo ta và địch đã thấy ta thua từ trước khi giao tranh rồi. Hơn nữa, số đạn của ta lại hạn chế, cho nên trong trận Hạ Lào, nhiều đơn vị anh dũng của ta, khi nhìn thấy rõ ràng xe tăng địch chạy gầm gừ lên dốc mà không thể tấn công được vì còn để phòng địch tấn công vào chính tuyến của mình. Để vớt vát chút đỉnh, gần cuối cuộc chiến, Mỹ đưa sang Viêt Nam đại pháo 175 ly, bắn xa hơn 30 cây số nhưng xe tăng chuyên chở rất nặng, không đi qua được những cây cầu cũ kỹ, ọp ẹp của Việt Nam, cho nên chỉ có thể nằm 1 chỗ để yểm trợ chiến lược. Mà muốn được cây đại pháo này nhả đạn, phải qua nhiều thủ tục, qua nhiều văn phòng Cố Vấn Mỹ, cho nên đôi khi, lúc cây đại pháo này nhả đạn, thì địch quân đã “chém vè” qua vùng khác rồi.
Một sự thực phũ phàng nữa là sau khi hiệp định Paris được thi hành, Mỹ đã lờ đi lời hứa là sẽ đổi vũ khí cũ và hư hỏng cho quân miền Nam trên tỷ lệ một đổi một cũng như phải cung cấp đạn dược, xăng nhớt đầy đủ. Mỹ cũng lờ đi lời cam kết là sẽ lập tức trở lại nếu Việt Cộng trực tiếp vi phạm hiệp định Paris, nhưng thực tế, không có chuyện 1 đổi 1, cũng như khi thấy Việt Cộng ào ạt tung quân qua biên giới, Mỹ vẫn giữ im lặng, Quân đội miền Nam rất thiếu thốn xăng cho xe tăng và cho máy bay cũng như không còn đạn pháo để yểm trợ cho các đơn vị bộ binh. Trong lúc ấy, Nga và Trung Cộng ráo riết tăng viện cho Viêt Cộng. Người bạn Mỹ đã hiện nguyên hình là một kẻ phản bội.
Chính trị quốc tế là thế đó. Dân tộc Viêt Nam là một dân tộc mới chập chững bước vào thời kỳ Dân Chủ thì đã bị bạn phản bội, đâm sau lưng chiến sĩ. Vì thế, sự bại trận của quân đội miền Nam không phải là vì Cộng Sản Bắc Việt đánh nhau giỏi, mà vì lãnh đạo chúng ta sai lầm lại có một tình bạn đồng minh mong manh như sương buổi sáng, hễ nắng lên là sương tan. Vì thế, những lời tuyên bố của các vị lãnh đạo miền Nam cho rằng mọi cấp quân dân đều có trách nhiệm làm mất nước là hoàn toàn sai trái, hoặc là quá ấu trĩ, hai là quá nhát đảm, nên đổ tội cho đàn em để tránh trách nhiệm. Thật là đau buồn cho dân tộc Việt Nam.

Người lính già Chu Tất Tiến. 10/11/2017
P Nguyen chuyen
 

Bàn ra tán vào (1)

Linhngayxua
Hom nay nhin My lien hiep quan su va vien tro giup cung co che do Cong San VN thi ro rang la quan doi VNCH da bi cac tuong trong hoi dong quan nhan cach mang va My luong gat hy sinh xuong mau vo ich. Quan VNCH hy sinh tu thu Kontum, An Loc,va tai chiem Quang Tri nam 1972 de nguoi My co the manh thuong thuyet lay tu binh ve trong danh du, trong khi do hon 10 ngan tu binh VNCH khong duoc trao tra. Ong Thieu bo roi 200 ngan quan can chanh tai QK I va II roi di qua Dai Loan. Ong Minh thi luong gat quan VNCH la da co giai phap hoa giai va ra lenh quan VNCH o lai ban giao cho quan Cong San, giao nop het 1 trieu ngan quan can chanh cho cong san tra thu. Dung nghe nhung gi Cong San, ong Thieu, ong Minh, ong Ky, va My noi ma hay nhin nhung gi ho lam vi ho dua den dau hang nhuc nha cua 1 trieu quan VNCH. Chung ta da bi ho luong gat hy sinh xuong mau vo ich.

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

NHÂN NGÀY GIỖ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM, SUY NGHĨ VỀ CUỘC CHIẾN 1954-1975. Người Lính Già Chu Tất Tiến

Bài viết này dựa trên những quan sát thuần túy quân sự, không đề cập đến các quan điểm chính trị hay tôn giáo.


(Bài viết này dựa trên những quan sát thuần túy quân sự, không đề cập đến các quan điểm chính trị hay tôn giáo.)

Theo tin các báo, ngày 1 tháng 11 năm 2017, tại Lái Thiêu, hàng trăm người đã tổ chức lễ giỗ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngay tại mộ của Người, bất chấp nhà cầm quyền cho tay sai phá hoại bằng cách ngăn đường, cấm lộ, và đặt loa phóng thanh ầm ĩ, đốt cỏ, và xông vào gây hấn. Thái độ hèn mạt này của nhà cầm quyền chứng tỏ họ vẫn còn khiếp sợ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, một vị lãnh tụ anh minh, mà nếu không có cuộc đảo chính 1963, thì nhất định tên Việt Nam vẫn rạng danh thế giới, trên tất cả các Con Rồng Châu Á như Đại Hàn, Thái Lan, Đài Loan, Singapore…
Cũng từ ngày tưởng niệm biến cố đau thương này mà cá nhân tôi, một người lính buộc phải buông súng đầu hàng, chợt nhớ đến lời của hai nhân vật lãnh đạo trước 1975, môt vị Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa và môt vị Tướng Lãnh, khi nhắc về sự thất trận năm ấy, đã nói: “Việc mất miền Nam thì tất cả mọi người thuộc chế độ cũ đều có trách nhiệm. Lớn trách nhiệm lớn, nhỏ trách nhiệm nhỏ! Tướng, Tá có trách nhiệm của Tướng, Tá, cấp Úy có trách nhiệm của cấp Úy!” Lời phát biểu vu vơ như trên chỉ là một phương cách trốn tránh trách nhiệm của người lãnh đạo. Trong cuộc chiến vừa qua, những người lính can trường, dũng cảm nhất là những người lính từ Binh Nhì, Hạ Sĩ Quan, các lực lượng Nhân Dân Tự Vệ, những người lính Địa Phương Quân, đến các Sĩ Quan cấp Úy và cấp Tá và những Tướng Lãnh ở tại mặt trận. Những người lính này, hoàn toàn không có trách nhiệm gì về việc mất nước. Họ đã lao vào khói lửa, chấp nhận hy sinh cả mạng sống và cuộc đời của họ cho Tổ Quốc, không cần biết đến chuyện chính trị liên quan đến vận mệnh đất nước. Trước mắt họ, chỉ thấy đạn bay, lửa rực, những thân thể đồng đội tan nát, những đồng bào xót xa cần đến sự bảo vệ của họ. “Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu như Sư Tử và anh dũng không thua bất cứ đạo quân anh dũng nào trên thế giới” (theo lời Trung Tướng Chỉ Huy Binh Chủng Nhẩy Dù của Hoa Kỳ). Chỉ những vị lãnh đạo ngồi tại Văn Phòng, điều khiển mặt trận từ xa, ra lệnh thúc quân cũng như lui quân, cũng như những lãnh đạo bên Hành Chánh, từ Tổng Thống trở xuống, là những người hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc mất nước. Thực tế, ngày 30 tháng 4 năm ấy đã xẩy ra vì hai nguyên nhân chủ quan và khách quan.
1) Nguyên nhân chủ quan:
a) Nguyên nhân xa: Trước cuộc đảo chính 1963 thực hiện bởi Dương văn Minh và một nhóm Tướng Tá, thì miền Nam tương đối yên tĩnh, Viêt Cộng chưa thực hiện nổi những cuộc công kiên chiến, các cuộc tấn công của Việt Cộng vẫn nằm trong phạm vi du kích chiến. Có thể nói miền Nam đang trong thế chủ động, kế hoạch Ấp Chiến Lược đang dồn Việt Cộng vào chỗ bí. Những thôn xã xa xôi, trước đây vẫn là nơi ẩn náu của du kích và là nơi tiếp liệu cho Việt Cộng, giờ bỗng biến thành những đồn binh được phòng thủ kỹ càng. Các lực lượng nằm vùng bỗng lộ nguyên hình, trong khi đường di chuyển của giao liên cũng chỉ còn cát trắng, và bất cứ ai lảng vảng trên các khu vực bên ngoài Ấp Chiến Lược thì lập tức biến thành mục tiêu cho Nghĩa Quân hay Địa Phương Quân bắn hạ. Giả sử kế hoạch Ấp Chiến Lược được duy trì thêm vài năm nữa, là Việt Cộng phải tan hàng. Nhưng, sau cuộc đảo chính 1963, các Tướng Lãnh đã cho dẹp Ấp Chiến Lược, mở đường cho các lực lượng Viêt Cộng tràn vào, bắn giết các viên chức Xã, Ấp, và biến làng xã thành nơi tiếp tế, dưỡng quân thoải mái. Nhất là sự tranh quyền, đoạt vị, thay đổi chính phủ liên miên, khiến cho quân dân miền Nam đôi khi thấy không có lãnh đạo, nên đa số đứng yên chờ lệnh, để cho Bắc Việt tung quân vào Nam ào ạt. Những gián điệp Cộng Sản cũng lợi dụng sự tranh dành này, tuyển thêm cán bộ nằm vùng, thúc đẩy những thành phần lưng chừng thành thành phần chống đối chế độ, và tìm cách triệt hạ các viên chức xã ấp. Cùng với sự kiện phá bỏ chương trình Ấp Chiến Lược của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, các vị lãnh đạo đã mời quân Mỹ ào ạt đổ bộ vào miền Nam, làm mất đi phần nào chính nghĩa của cuộc chiến. Điều này xẩy ra đúng như Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã dự đoán: “Cộng Sản Việt Nam sẽ lợi dụng sự kiện quân ngoại quốc vào Việt Nam mà tạo nên chính nghĩa cho chúng”. Thật vậy, Cộng Sản Việt Nam đã nhờ những câu khẩu hiệu: “Đánh Mỹ cứu nước! Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào!” để kêu gọi những người dân thiếu hiểu biết đi theo chúng. Vì thế mà cả miền Bắc hân hoan lên đường vào Nam đánh Mỹ! Rất nhiều người dân miền Nam đã tiếp tay nuôi dưỡng “cán bộ giải phóng”, đào hầm nuôi bộ đội, và chỉ điểm cho du kích tấn công các đồn bót của Địa Phương Quân chỉ vì chống Mỹ. Từ đó mà quân dân miền Nam phải chiến đấu trong một tình thế hoàn toàn bất lợi: phải dựa dẫm vào viện trợ của Mỹ, nên không phát huy được hết Anh Hùng Tính của quân đội Việt Nam Cộng Hòa và không biểu lộ được hết Chính Nghĩa của miền Nam với toàn thể dân Việt. Chính trị thì bị động, Quân Lực thì bị giới hạn, quân dân miền Nam như những con cọp bị trói hai chân, dù có vùng vẫy, hùng mạnh bao nhiêu cũng không thoát khỏi kết quả thảm bại.   
b) Nguyên nhân gần: Hiệp Ước Paris 1973 là môt sự báo hiệu thất trận, vì trong khi quân xâm lăng Cộng Sản được trụ lại theo kiểu “da beo” thì quân miền Nam lại phải rút lui, nhường đất cho địch. Tháng 3 năm 1975, Ban Mê Thuột thất thủ. Lý do là vị ban tham mưu của Quân Đoàn 2 đã tính sai nước cờ: thay vì bảo vệ Ban Mê Thuột lại bỏ trống nơi này mà dồn lực lượng vào Pleiku và Kontum! Đến khi mất Ban Mê Thuột thì luống cuống, không tìm ra biện pháp nào tháo gỡ, ngoài việc rút lui vô trật tự. Vị Tổng Tư Lệnh lại ra lệnh cho rút quân theo một con đường mòn bỏ trống từ nhiều năm để du kích Cộng Sản đuổi theo tấn công khiến đạo quân lui binh của vùng 2 gần như tan hàng. Sau đó, lại có kế hoạch lập phòng tuyến Phan Rang mà bỏ ngỏ Quân Đoàn 1 cho Cộng Sản tung xe tăng tràn qua biên giới vào Nam. Chiến thuật này hoàn toàn sai lầm. Cả một quân đoàn trấn thủ biên giới mà không trụ lại được, thì với sự gom góp các lực lượng “trừ” làm sao mà có kết quả khá hơn được nguyên một Quân Đoàn có hệ thống! Đại Lộ Kinh Hoàng là một bằng chứng đau đớn cho việc lui quân không kế hoạch. Đến khi lui quân vội vã về đến cửa biển Tư Hiền, Thuận An, lại không có phương tiện chuyên chở, khiến cho quân đội bị dồn cục ở bãi biển làm mồi cho địch tha hồ pháo kích. Và cứ thế, các vị lãnh đạo tạo ra hết sai lầm này đến sai lầm khác, khiến cho quân đội miền Nam hoàn toàn bất lợi, các lực lượng mạnh đều bị tiêu hao, trong khi địch quân lợi dụng tình thế mà tung hoành. Cuối cùng, vị Tổng Tư Lệnh thấy tình hình thảm bại không thể thay đổi được, vội vã giao quyền cho người từng ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm lên lãnh trách nhiệm. Vị này, qua trung gian của người em là một tướng miền Bắc đã lập tức cho người liên lạc với miền Bắc để xin hòa, nhưng trong khi quân miền Bắc đang thừa thắng xông lên, thì đề nghị xin hòa này biến thành xin hàng! Hơn nữa, vì một số thiếu sót của các cơ quan an ninh để gián điệp Việt Cộng “chui sâu, luồn xa” vào hàng ngũ lãnh đạo, khiến cho các hoạt động phòng thủ hoặc tấn công đều bị Viêt Cộng biết trước. Như Đinh văn Đệ, là Việt Cộng nằm vùng mà lại đeo lon Trung Tá, đắc cử vào Quốc Hội, làm Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện, biết hết mọi việc chuyển quân, chuyển tướng của miền Nam! Ngoài ra còn vài tên gián điệp cao cấp nữa như Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, và Phạm Xuân Ẩn. Vì thế, cho dù quân đội Miền Nam có thiện chiến đến đâu, anh dũng đến đâu, rồi cũng có ngày 30 tháng 4 năm 1975.
2) Nguyên nhân khách quan: Đồng Minh phản bội.
Hiệp định Paris được ký kết dưới áp lực của Kissinger. Nhân vật này nhận lệnh của Nixon qua thăm viếng Mao Trạch Đông, để tìm kiếm thị trường. Khi đã nhận được những hứa hẹn giao hảo từ Trung Cộng thì tìm cách bán đứng miền Nam.  Vì thế, mà hiệp định Paris ra đời theo sắp xếp của Mỹ với chữ ký của Bắc Việt đứng ngang hàng với Hoa Kỳ, trong khi Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa chỉ đứng ngang hàng với bọn du kích Việt Cộng. Nước Mỹ đã ngang nhiên nuốt lời hứa của các vị Tổng Thống đã cam kết bảo vệ Miền Nam, và trắng trợn phản bội đồng minh cũng như đã gây ra một xỉ nhục lớn cho miền Nam Việt Nam qua việc sắp xếp Chính Phủ chính thống của miền Nam ký kết ngang hàng với bọn du kích, khủng bố.
Người Mỹ, ngay từ đầu cuộc chiến, đã không muốn miền Nam thắng miền Bắc. Kenedy đã tìm cách giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm với mục đích sẽ rút quân trong danh dự. Lyndon Johnson tuy rất cương quyết bảo vệ miền Nam nhưng sau vụ Tết Mậu Thân, ông bị dân chúng Mỹ chống đối, nên đã không tái ứng cử, để cho Nixon lên thay. Nixon là “một con cáo già” trong chính trường Mỹ, chỉ muốn đàn áp Cộng Sản để buộc họ ký hiệp định đình chiến để Mỹ rút quân mà thôi nên trong khi cuộc không kích 12 ngày đêm đang đến thắng lợi, thì bất ngờ Nixon cho ngưng oanh tạc để buộc Cộng Sản ngồi vào bàn hội nghị và để cho đại diện Việt Nam Cộng Hòa thành một bù nhìn. Theo tin trên mạng, thì chính Nixon đã  ép miền Nam vào đường cùng: “Nixon rất tức giận khi Nguyễn Văn Thiệu cản chân ông. Theo hồ sơ mới giải mật gần đây của phía Mỹ thì Nixon có nói: Nếu Thiệu không ký hiệp định thì sẽ "lấy đầu" ông ta (tức Thiệu). Nixon đã nói với Kissinger như sau: "Ông sẽ hiểu thế nào là sự tàn bạo nếu tên khốn kiếp đó (ce salaud) không chịu chấp nhận, ông hãy tin lời tôi". Ngày 16 tháng 1 năm 1973, Đại tướng Haig trao cho Nguyễn Văn Thiệu bức thư của Nixon, mà Kissinger gọi là "bốc lửa". Trong thư này đoạn quan trọng nhất là: "Vì vậy chúng tôi đã quyết định dứt khoát sẽ ký tắt Hiệp định ngày 23 tháng 1 năm 1973 tại Paris. Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ làm như thế một mình. Trong trường hợp đó, tôi phải giải thích công khai rằng Chính phủ của ông cản trở hoà bình. Kết quả là sự chấm dứt không tránh khỏi và lập tức của viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ - và một sự sắp xếp lại Chính quyền của ông cũng chẳng thay đổi được tình hình.”
Đó là sự phản bội chính trị đau đớn nhất mà Nixon, đại diện cho chính phủ Mỹ đã thực hiện. Về quân sự cũng thế. Mỹ không muốn cho quân đội miền Nam có ưu thế về vũ khí. Những người lính Việt thụ huấn tại trường Sĩ Quan Lục Quân Hoa Kỳ từ tháng 10 năm 1967 đến tháng 10 năm 1968, trong đó có tôi, đều nhận xét thấy Mỹ không muốn cho miền Nam thắng trận. Khi đó, mỗi Sinh Viên Sĩ Quan Mỹ đã được bắn súng tự động M14 và M16 với băng đạn 20 viên mỏi cả tay, thì ở miền Nam, quân đội Cộng Hòa vẫn chỉ có khẩu Garant M1 lắp được 8 viên và bắn phát một, hoặc tiểu liên Thompson và Carbin M1, M2 là những vũ khí thời đệ nhị thế chiến.  Đến khi thấy quân miền Nam phải chống đỡ vất vả trước bọn Việt Cộng được cung cấp các súng trường tự động chế tạo bởi Nga, Tiệp Khắc, hay Tầu Cộng, thì Mỹ mới viện trợ súng AR-15 là đồ phế thải trong kho của Mỹ. Sau đó một thời gian, quân đội miền Nam mới được viện trợ súng tự động M16. Năm 1967-68, khi chúng tôi đã bắn hỏa tiễn M72 nhiều lần tại quân trường Mỹ, thì quân đội miền Nam có nơi vẫn sử dụng Bazoka. Đến khi Việt Cộng dùng B40, B41 tấn công các đồn bót của ta tơi bời, thì Mỹ mới viện trợ hỏa tiễn cầm tay M72 mà với một số lượng hạn chế để chống lại Tank T48 của Nga. Nhưng Khi xe tăng T54 của Cộng Sản, khắc tinh của M72, được tung vào miền Nam, thì quân ta vẫn chỉ có M72, mà M72 lại không thể bắn thủng T54, vì thế mà các binh sĩ của ta đã phải liều mạng tìm chỗ hiểm của T54 mà bắn thì mới làm cho loại xe bọc thép này ngưng chạy. Tank T54 chỉ sợ XM202 nhưng quân đội miền Nam lại không có XM202. Mãi cho đến 1973, Sinh viên Sĩ Quan Thủ Đức mới được học XM202! Thực sự, từ năm 1968, Sinh Viên Sĩ Quan Mỹ chúng tôi, đã từng bắn XM202 có 4 nòng rồi! Nếu trong trận Bình Long Anh Dũng mà quân ta có chừng vài trăm khẩu XM 202 thì xe tăng Viêt Cộng đã trở nên vô dụng.
Những sự kiện yếu kém về vũ khí này, nhất định Ngũ Giác Đài đã biết, nhưng không hề điều chỉnh, không những thế, họ còn hạn chế mang sang Việt Nam những vũ khí có tầm sát thương mạnh, như súng cối 4.2 bắn vô cùng chính xác qua đồi, qua nóc nhà và thường được gắn trên thiết vận xa M113 , đặc biệt là xe tăng bắn lựu đạn M79, với tốc độ 400 quả một phút, cũng chưa nghe thấy ai nói là có trong các đơn vị chiến đấu của quân Cộng Hòa. Giả sử một đơn vị của ta mà có 1 xe tăng loại này yểm trợ thì Việt Cộng chỉ có cách “chém vè”, vì lựu đạn M79 nhỏ nhưng sức công phá rất mạnh lại được bắn vòng cầu khoảng 1000 quả trong lúc chưa đầy 3 phút, thì cả tiểu đoàn địch cũng phải tan thây cho dù núp trong hố đào trong rừng. Ngoài ra, còn loại đại bác 105 ly không giật gắn trên xe díp, chạy băng trong rừng cũng là giấc mơ của quân đội miền Nam. Điều quan trọng hơn hết là Pháo Binh của ta bị động trước pháo binh địch. Trong khi các đơn vị pháo binh của ta thường chỉ có đại bác 105 và 155 bắn xa chừng 15 cây số thì địch có pháo M46 có thể bắn từ 28 đến 38 cây số. Ngoài ra, Việt Cộng có hỏa tiễn 122mm, bắn xa hơn 30 cây số. Chỉ so sánh tầm xa của pháo ta và địch đã thấy ta thua từ trước khi giao tranh rồi. Hơn nữa, số đạn của ta lại hạn chế, cho nên trong trận Hạ Lào, nhiều đơn vị anh dũng của ta, khi nhìn thấy rõ ràng xe tăng địch chạy gầm gừ lên dốc mà không thể tấn công được vì còn để phòng địch tấn công vào chính tuyến của mình. Để vớt vát chút đỉnh, gần cuối cuộc chiến, Mỹ đưa sang Viêt Nam đại pháo 175 ly, bắn xa hơn 30 cây số nhưng xe tăng chuyên chở rất nặng, không đi qua được những cây cầu cũ kỹ, ọp ẹp của Việt Nam, cho nên chỉ có thể nằm 1 chỗ để yểm trợ chiến lược. Mà muốn được cây đại pháo này nhả đạn, phải qua nhiều thủ tục, qua nhiều văn phòng Cố Vấn Mỹ, cho nên đôi khi, lúc cây đại pháo này nhả đạn, thì địch quân đã “chém vè” qua vùng khác rồi.
Một sự thực phũ phàng nữa là sau khi hiệp định Paris được thi hành, Mỹ đã lờ đi lời hứa là sẽ đổi vũ khí cũ và hư hỏng cho quân miền Nam trên tỷ lệ một đổi một cũng như phải cung cấp đạn dược, xăng nhớt đầy đủ. Mỹ cũng lờ đi lời cam kết là sẽ lập tức trở lại nếu Việt Cộng trực tiếp vi phạm hiệp định Paris, nhưng thực tế, không có chuyện 1 đổi 1, cũng như khi thấy Việt Cộng ào ạt tung quân qua biên giới, Mỹ vẫn giữ im lặng, Quân đội miền Nam rất thiếu thốn xăng cho xe tăng và cho máy bay cũng như không còn đạn pháo để yểm trợ cho các đơn vị bộ binh. Trong lúc ấy, Nga và Trung Cộng ráo riết tăng viện cho Viêt Cộng. Người bạn Mỹ đã hiện nguyên hình là một kẻ phản bội.
Chính trị quốc tế là thế đó. Dân tộc Viêt Nam là một dân tộc mới chập chững bước vào thời kỳ Dân Chủ thì đã bị bạn phản bội, đâm sau lưng chiến sĩ. Vì thế, sự bại trận của quân đội miền Nam không phải là vì Cộng Sản Bắc Việt đánh nhau giỏi, mà vì lãnh đạo chúng ta sai lầm lại có một tình bạn đồng minh mong manh như sương buổi sáng, hễ nắng lên là sương tan. Vì thế, những lời tuyên bố của các vị lãnh đạo miền Nam cho rằng mọi cấp quân dân đều có trách nhiệm làm mất nước là hoàn toàn sai trái, hoặc là quá ấu trĩ, hai là quá nhát đảm, nên đổ tội cho đàn em để tránh trách nhiệm. Thật là đau buồn cho dân tộc Việt Nam.

Người lính già Chu Tất Tiến. 10/11/2017
P Nguyen chuyen
 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm