Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
NHÂN VẬT VÀ LỊCH SỬ
Cách đây mấy tháng, khi đi qua hiệu sách, tôi thấy trên giá sách có một cuốn bìa màu nâu tối với cái tên Trương Vĩnh Ký nằm giữa bìa nổi bật lên. Tôi lập tức đã mua về và đọc nó một cách đầy tò mò và háo hức, vì xưa nay chưa hề được nghe đến cái tên này trong lịch sử hay được giảng dạy ở bất kỳ đâu kể từ khi được sinh ra.
Cho tới mãi sau này tôi mới biết đến có một ngôi trường có tên là Pétrus Ký. Và ở đâu đó có đúc tượng nhân vật này mà rồi cũng bị dỡ bỏ không cho tồn tại trên thực địa. Vì những sự kiện xuất hiện rời rạc và đầy ẩn khuất như thế, nên lúc này tôi mới tìm hiểu và biết được đây là tên của một nhân vật lịch sử thuộc hàng bác học của Việt Nam thời Pháp thuộc. Mà theo tôi biết thì sau “nhà bác học” Lê Quý Đôn thời phong kiến xưa kia thì ông Trương Vĩnh Ký chính là người thứ hai có thể vinh dự có được danh xưng này, không chỉ người trong nước chúng ta tự tôn tụng người của dân tộc mình mà là sự ghi nhận từ các quốc gia hàng đầu ở Châu Âu, Châu Á như Pháp, Nhật, Malaysia, Ấn Độ,…đều nhắc đến điều đó như một niềm tự hào của người Việt.
Có lẽ sẽ có nhiều sự kiện hoặc nhân vật lịch sử sẽ bị chôn vùi hoặc cố tình bị giấu kín bởi một mục đích chính trị nào đó mà chúng ta hoàn toàn có thể biết trước vì sao, cũng giống như nhân vật tạo dựng anh hùng Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy mình rồi lao vào phá huỷ kho xăng địch.
Sau vụ án 40 năm bị lưu đày trong sự câm lặng cho ca khúc Ly Rượu Mừng mà mới đây mới được “cho phép” để hát trong đêm nhạc hội vừa qua, đến nay, khi cuốn sách “Trương Vĩnh Ký – Nỗi oan thế kỷ” sắp được phát hành mà được ấn định vào ngày 08.01.2017 sẽ có mặt tại Đường sách Sài Gòn thì ngay ngày hôm nay đã có một lệnh âm thầm được ban ra rằng, sẽ ngưng và thu hồi toàn bộ các cuốn sách nêu trên về nhân vật này.
Các bạn có thể tìm hiểu về vị bác học đất Việt danh tiếng Trương Vĩnh Ký để biết dân tộc ta đã từng có một nhà “bác ngữ học” thông thạo tới 26 ngoại ngữ khác nhau như thế nào, người đã viết nhiều loại sách, tiểu luận, tạp chí, bài báo về văn hoá, lịch sử, địa lý, ngôn ngữ có giá trị nghiên cứu và học tập cho đến ngày nay. Nhưng nhân vật ấy cho đến lúc này, khi vừa mới có cơ hội được trở lại với lịch sử thì cũng ngay lập tức đã bị ngăn trở lại một cách dứt khoát và quyết liệt đến ngỡ ngàng trước những sự phẫn nộ của nhiều người dân mà đã biết sự thật về Ông.
Chúng ta, sẽ được sống bao lâu nữa trong những sự cấm đoán hay ngược lại là sự được cho phép của một nhóm người nào khác tự cho mình quyền năng để tự mình mặc nhiên có thể đè bẹp hay xoá bỏ dấu vết về sự thật, về lịch sử và về những mưu cầu chính đáng của một con người, trong lòng một dân tộc suốt bao năm trường tồn?
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
NHÂN VẬT VÀ LỊCH SỬ
Cách đây mấy tháng, khi đi qua hiệu sách, tôi thấy trên giá sách có một cuốn bìa màu nâu tối với cái tên Trương Vĩnh Ký nằm giữa bìa nổi bật lên. Tôi lập tức đã mua về và đọc nó một cách đầy tò mò và háo hức, vì xưa nay chưa hề được nghe đến cái tên này trong lịch sử hay được giảng dạy ở bất kỳ đâu kể từ khi được sinh ra.
Cho tới mãi sau này tôi mới biết đến có một ngôi trường có tên là Pétrus Ký. Và ở đâu đó có đúc tượng nhân vật này mà rồi cũng bị dỡ bỏ không cho tồn tại trên thực địa. Vì những sự kiện xuất hiện rời rạc và đầy ẩn khuất như thế, nên lúc này tôi mới tìm hiểu và biết được đây là tên của một nhân vật lịch sử thuộc hàng bác học của Việt Nam thời Pháp thuộc. Mà theo tôi biết thì sau “nhà bác học” Lê Quý Đôn thời phong kiến xưa kia thì ông Trương Vĩnh Ký chính là người thứ hai có thể vinh dự có được danh xưng này, không chỉ người trong nước chúng ta tự tôn tụng người của dân tộc mình mà là sự ghi nhận từ các quốc gia hàng đầu ở Châu Âu, Châu Á như Pháp, Nhật, Malaysia, Ấn Độ,…đều nhắc đến điều đó như một niềm tự hào của người Việt.
Có lẽ sẽ có nhiều sự kiện hoặc nhân vật lịch sử sẽ bị chôn vùi hoặc cố tình bị giấu kín bởi một mục đích chính trị nào đó mà chúng ta hoàn toàn có thể biết trước vì sao, cũng giống như nhân vật tạo dựng anh hùng Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy mình rồi lao vào phá huỷ kho xăng địch.
Sau vụ án 40 năm bị lưu đày trong sự câm lặng cho ca khúc Ly Rượu Mừng mà mới đây mới được “cho phép” để hát trong đêm nhạc hội vừa qua, đến nay, khi cuốn sách “Trương Vĩnh Ký – Nỗi oan thế kỷ” sắp được phát hành mà được ấn định vào ngày 08.01.2017 sẽ có mặt tại Đường sách Sài Gòn thì ngay ngày hôm nay đã có một lệnh âm thầm được ban ra rằng, sẽ ngưng và thu hồi toàn bộ các cuốn sách nêu trên về nhân vật này.
Các bạn có thể tìm hiểu về vị bác học đất Việt danh tiếng Trương Vĩnh Ký để biết dân tộc ta đã từng có một nhà “bác ngữ học” thông thạo tới 26 ngoại ngữ khác nhau như thế nào, người đã viết nhiều loại sách, tiểu luận, tạp chí, bài báo về văn hoá, lịch sử, địa lý, ngôn ngữ có giá trị nghiên cứu và học tập cho đến ngày nay. Nhưng nhân vật ấy cho đến lúc này, khi vừa mới có cơ hội được trở lại với lịch sử thì cũng ngay lập tức đã bị ngăn trở lại một cách dứt khoát và quyết liệt đến ngỡ ngàng trước những sự phẫn nộ của nhiều người dân mà đã biết sự thật về Ông.
Chúng ta, sẽ được sống bao lâu nữa trong những sự cấm đoán hay ngược lại là sự được cho phép của một nhóm người nào khác tự cho mình quyền năng để tự mình mặc nhiên có thể đè bẹp hay xoá bỏ dấu vết về sự thật, về lịch sử và về những mưu cầu chính đáng của một con người, trong lòng một dân tộc suốt bao năm trường tồn?