Trong tuần qua, hầu hết báo chí truyền thông của đảng cộng sản Trung cộng đã cùng một lúc đưa những bản tin và bình luận “lên cơn sốt” lên trang bìa và báo động bậc cao nhất từ trước đến giờ về các động thái quân sự quyết liệt của Nhật Bản.
Quân đội của Nhật Bản đã bạch nhật hóa, không dấu diếm bất cứ điều gì và thừa nhận đang nâng cao quân phí và đẩy mạnh sản xuất Hàng Không Mẫu Hạm và Tàu Ngầm Nguyên Tử. đó là điều mà lãnh đạo Bắc Kinh thẳng thừng lên án và phản ứng mạnh mẽ.
Phó bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, ông Takayuki Kobayashi nói thẳng: “Trung Quốc đang cố thay đổi hiện trạng ở biển Đông bằng các căn cứ và hành động gây áp lực, lo ngại về an ninh trong cộng đồng quốc tế”. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh cảnh báo sẽ không để Nhật Bản “gây sóng gió” trong khu vực.
Theo bản tin Reuters nói Nhật Bản có kế hoạch đưa hàng không mẫu hạm đầu tiên Izumo thực hiện chuyến hải trình kéo dài 90 ngày trên khu vực Biển đông Thái bình Dương. Đây có thể nói là phần “ra quân” sức mạnh Hải quân lớn nhất của họ trên Biển Đông kể từ sau Đệ nhị thế chiến.
Cũng theo bản tin của Reuters, thì đầu tháng 5, hàng không mẫu hạm Izumo của Nhật Bản sẽ ghé cảng của các nước như Indonesia, Philippines, Singapore và Sri Lanka, và cùng tập trận với hải quân Hoa Kỳ trên biển Đông và sau đó tập trận hải quân Ấn Độ kết hợp với Hoa Kỳ tại Ấn Độ Dương. Bản tin cũng nêu rỏ, Hải Quân của Nhật bản sẽ rất bận rộn với những ngày dài tập trận chung với hải quân Pháp, Anh và Mỹ tại Tây Thái Bình Dương vào tháng 6/2017.
“Nhật bản lấy Bắc Kinh làm lý do chính đáng để mở rộng hoạt động quân sự lớn mạnh”,ông Lyu Yaodong, nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại của Nhật Bản tại Học viện Nghiên cứu xã hội Trung Quốc nhận định. Nhưng trên trang Daily Caller, thì ông Leo Benson-giáo sư tiến sĩ chính trị học dạy tại harvard nhận xét : “việc Trung Quốc lấn dần ra Tây Thái Bình Dương khiến Nhật Bản như con hổ thức giấc sau một đêm dài”.
Nhật bản đang phát triển chiến lược dài hạn nhằm cạnh tranh ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á. “Cũng như Trung Quốc và Hoa Kỳ, Nhật muốn củng cố vai trò lãnh đạo trong khu vực. Để thể hiện điều này, Nhật phải chứng tỏ họ có năng lực thực hiện các chiến dịch cách xa nước mình” – ông Jonathan Spangler, chuyên gia về biển Đông, phân tích. Theo giáo sư tiến sĩ Carl Thayer (Trường ĐH New South Wales – Úc), thủ tướng Nhật Bản muốn hình thành một “mặt trận thống nhất” chống lại sự bành trướng tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông. Ông Thayer nhận định rỏ nét: “Nhật muốn Senkaku (đảo Hoa Đông) khẳng định là của Nhật, không bàn cải, trong khi đó Trung cộng đòi chủ quyền. Nhật bản không ngồi yên cho bất cứ thế lực nào đụng đến chủ quyền của Nhật bản, và càng không để quốc gia nào chủ trương bành trướng tham tàn độc chiếm biển đông”.
Cũng nên nhắc lại, chính quyền Nhật bản bị hạn chế phát triền quân đội và quân sự, nhất là phát triển và tân trang vũ khí tối tân sau sự ràng buộc thua trận trong đệ nhị thế chiến. Dù lâu nay tự hạn chế hoạt động nhưng Hải quân của Nhật vẫn được đánh giá là mạnh hàng đầu châu Á. Được biết ngân sách quốc phòng của Nhật Bản trong năm 2017 cũng đạt mức 43,6 tỉ USD (dù chỉ được chi 1% GDP cho quốc phòng), nhưng đó cũng là con số chi tiêu cho quốc phòng mà trên 100 quốc gia khác ao ước. Một khi Nhật Bản quyết thay đổi hiến pháp hòa bình tháo nút thắt bó buộc sau thế chiến thứ hai, và quân đội tân trang, ngân sách tăng cao cho quân phí, phát triển vũ khí, quân đội được chiến đấu bên ngoài, thì đây là lý do dễ hiểu tại Trung cộng ngồi đứng không yên và rất bất an một khi phải nghĩ đến thêm sự đối đầu với một sức mạnh Hải quân bậc nhất Á châu và chiến lược tầm cỡ.
Hiện tại tính hết các nước ở Á Châu, Nhật Bản là quốc gia có 4 hàng không mẫu hạm đầu tiên kể từ năm 1940, và hiện nay vẫn là quốc gia duy nhất tại khu vực biển Đông Thái bình dương sở hữu hai hàng không mẫu hạm, nguyên tử và được đánh giá Hải Quân Nhật Bản vẫn là cường quốc số một trong khu vực…
Nhìn lại địa chính trị và quân sự trong khu vực Biển Đông Thái Bình Dương, Trung cộng rất cô đơn, và hầu như tuyệt đối không có một đồng minh thật sự hay nói đúng hơn là không có bất cứ quốc gia nào đưa quân hợp tác với Trung Cộng để chiến đấu khi có chiến tranh. Trong khi đó, Nhật Bản luôn có Hoa Kỳ bên cạnh, và có những mắc xích rất tốt đối với Úc đại lợi, Ấn Độ, Pháp, Anh, và Canada… Chỉ cần so sánh giữa Trung Quốc và Nhật thôi, thì chưa có thể biết chắc phần thắng về bên nào, trong khi đó nếu có chiến tranh, Hoa Kỳ không bao giờ đứng làm ngơ để quân đội Trung Cộng đụng đến đồng minh “ruột” như Nhật Bản của Hoa Kỳ.
Một bài tính thật dễ thấy đáp số, dĩ nhiên lãnh đạo của Đại Hán cũng nhìn ra vấn đề, không thể làm gì khác hơn ngoài dùng chiến thuật “dùng ba tấc lưỡi câu giờ” để chiếm biển xây đảo, làm như chuyện đã rồi, bất cỡ bất tuân luật chơi quốc tế. Vậy, thực chất sức mạnh của Trung Cộng là gì?
Thế giới sẽ có được “câu trả lời” trong một ngày gần đây thôi…
| Phan Nguyên Luân
https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/