Mỗi Ngày Một Chuyện
NHÌN LẠI ĐẰNG SAU - CAO MỴ NHÂN
NHÌN LẠI ĐẰNG SAU - CAO MỴ NHÂN
Người
ta nói với tôi rằng : anh vui vẻ lắm .
Hình
như tôi cũng thấy anh vui vẻ thật, buổi ...cuối cùng, mình còn nghe rõ tiếng
cười của anh, rất là rộn ràng ...
Thế
mà một năm rưỡi rồi, mình hoàn toàn không gặp anh, dù chỉ viễn liên hay hàm thụ
.
Lại
có người nói với mình: "Tại sao cô, là tôi đấy, cứ luôn nhìn lại đằng sau..."
Thưa
đúng rồi, tôi luôn nhìn lại...đằng sau.
Đằng
sau của mỗi con người và mỗi cuộc đời có gì ?
Đó
là quyền suy nghĩ, hay nhớ lại của nhân vật nào đó, bất kể là ông này bà nọ,
hay có khi là một chuỗi tưởng tượng của một người bình thường đầy mơ ước .
Thủa
nhà văn Viễn Sơn còn sinh thời, cụ kể rằng trong những tháng năm nửa đầu thập
niên 40 thế kỷ trước, thế hệ chúng tôi không có thì giờ nhìn lại ...đằng sau .
Cô
cũng đọc và học văn chương của Tự Lực Văn Đoàn chứ . Có thể 3 ông anh tôi xây
dựng nên những mô hình mà bấy giờ còn nặng phần trình diễn cái ý chí của các
ông ấy.
3
vị " ông anh " cụ, là bộ ba nhà văn hiện diện trong Tự Lực Văn Đoàn,
gồm Nhất Linh ( Nguyễn Tường Tam ) Hoàng Đạo ( Nguyễn Tường Long) và Thạch Lam
( Nguyễn Tường Lân ) .
Còn
cụ nhà văn Viễn Sơn ( Nguyễn Tường Bách), người con út trong dòng họ Nguyễn Tường .
Đề
cập tới Tự Lực Văn Đoàn ( đệ nhất bán thế kỷ 20 vừa qua) thì đã có và có lẽ sẽ
còn có thêm sách truyện, tài liệu vv...nói về quý vị ấy .
Hôm
nay tôi xin kể về riêng cụ út Viễn Sơn Nguyễn Tường Bách ( 1916 - 2013 ) .
Nhà
văn Viễn Sơn Nguyễn Tường Bách tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Hanoi năm 1944.
Trước
và sau thời điểm vừa nêu, bác sĩ Nguyễn Tường Bách vẫn viết văn và cộng tác với
các báo thủa tiền chiến như Phong Hoá, Ngày Nay vv...và đặc biệt là làm tất cả
các việc điều hành Tự Lực Văn Đoàn, giúp 3 vị anh chuyên lo sáng tác đồng thời
quý vị văn sĩ tên tuổi Nhất Linh, Hoàng Đạo còn tham gia các sinh hoạt chính trị, xã hội
nữa .
Bác
sĩ Nguyễn Tường Bách cũng tham gia đoàn thể chính trị thủa đó, trong khoảng
thập niên 30 qua nửa thập niên 40 thế kỷ trước .
Cụ
là Đoàn trưởng đoàn thanh niên thời Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, cũng là
tiền thân của Việt Minh sau đó, mà nhị vị Nhất Linh , Hoàng Đạo giữ chức bộ
trưởng trong nội các ông Hồ ( 2 -9 - 1945 ) .
Nhưng
sau tổ chức Việt Minh lộ rõ đường lối cách mạng vô sản, nên cả 3 vị Nhất Linh,
Hoàng Đạo không tham gia chính phủ Hồ, và bác sĩ Nguyễn Tường Bách đã khởi sự
cuộc lưu vong, qua Côn Minh, rồi Quảng Châu năm 1946, bên Tàu.
Hình
ảnh bác sĩ Bách lội qua sông ở biên giới tây bắc Bắc Việt, cụ kể : " Đến
giữa dòng sông ấy, tôi biết chắc đường trường trước mặt còn nhiều cam go, mâu
thuẫn, tôi không còn thì giờ nhìn lại ...đằng sau nữa " .
Rồi
bác sĩ Nguyễn Tường Bách sống ở Quảng Châu, lập gia đình với cô giáo Hứa Bảo
Liên.
Sau
này giáo sư Hứa Bảo Liên có viết một cuốn hồi ký "Nguyễn Tường Bách và tôi
" khi quý cụ đã được ái nữ bảo lãnh từ Quảng Châu qua Hoa Kỳ .
Với
hồi ký này đã giúp độc giả hiểu thêm về thành viên cuối cùng trong thế hệ 7 anh
chị em quý cụ dòng Nguyễn Tường.
Mặc
dầu tới Hoa Kỳ với tinh thần hướng về một quê hương nhân bản, nhà văn Viễn Sơn
Nguyễn Tường Bách cũng đã sáng tác mấy tác phẩm mang tình thời sự, lịch sử,
chính trị như:
Trên
sông Hồng cuồn cuộn
Một
thế kỷ qua ( 2 cuốn )
Nhà
văn Bác sĩ Nguyễn Tường Bách nhắc đến thời gian lưu vong, từ 1946 tới năm
2013, cụ qua đời tại Hoa Kỳ.
Khi
ở Hoa Kỳ mười mấy năm, cụ sinh hoạt đảng phái
VN/
QDĐ và đặc biệt là làm cố vấn cho Mạng Lưới Nhân Quyền .
Xuất
thân trong một gia đình có tư tưởng cách mạng văn hoá xã hội, muốn xã hội đi
lên theo đường hướng văn minh , khoa học, tân tiến ...nhưng quý vị Tự Lực Văn
Đoàn mới chỉ sơ khởi vẽ bản đồ để tiến tới thôi.
Yếu
tố thời gian cũng là trở ngại cho sinh hoạt cải tiến cuộc sống xã hội đã hằn
sâu thành nếp văn hoá cũ kỹ lâu đời .
Trong
suốt thời kỳ lưu vong ở Hoa lục, bác sĩ Nguyễn Tường Bách sinh hoạt kiểu gia
đình tị nạn bình thường, không tham gia đảng phái chính trị .
Quý
cụ có 6 người con : một quý tử và năm ái nữ . Tất cả đều đã có gia đình riêng,
tất cả đều xử dụng 2 ngôn ngữ chính là tiếng Trung Hoa và tiếng Anh ( English )
.
Như
vậy thì tiếng Việt có thể là ít hay không xử dụng thông thường, kể cả khi tất
cả đều ở nhà.
Có
thể nói 2 cụ bác sĩ Nguyễn Tường Bách và cụ bà giáo sư Hứa Bảo Liên là đồng cảm
đối thoại Việt ngữ.
Các
con cụ đã lớn, lại cấp thiềt lo việc ổn định cuộc sống tha phương, các cô cậu ở
MỸ cũng như còn ở Trung Hoa xa xôi, đã hoàn toàn không đặt nặng vấn đề nói
tiếng VN, vì trước kia , có khi nào cụ đặt vấn đề nói tiếng Việt để duy trì
tình cảm cội nguồn của dòng họ .
Người
con trai của cụ bác sĩ Nguyễn Tường Bách là một hậu duệ dòng họ Nguyễn Tường,
có lẽ ít hoạc không dùng ngôn ngữ VN, để có thể hùng biện, hội
luận chính xác như quý huynh đệ của đại tộc nêu trên.
Và
đó lại thêm cho tôi ý nghĩ không quên câu chuyện nhìn lại ...đằng sau một công
chuyện, một sự việc tuỳ theo mức độ lớn nhỏ của vấn đề đặt ra.
Anh
có lần nói nhỏ : " Nhìn lại đằng sau, đôi khi làm chậm trễ đường trường
trước mặt ...nhưng đường trường trước mặt phải trong sáng, an lành mới được...
"
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NHÌN LẠI ĐẰNG SAU - CAO MỴ NHÂN
NHÌN LẠI ĐẰNG SAU - CAO MỴ NHÂN
Người
ta nói với tôi rằng : anh vui vẻ lắm .
Hình
như tôi cũng thấy anh vui vẻ thật, buổi ...cuối cùng, mình còn nghe rõ tiếng
cười của anh, rất là rộn ràng ...
Thế
mà một năm rưỡi rồi, mình hoàn toàn không gặp anh, dù chỉ viễn liên hay hàm thụ
.
Lại
có người nói với mình: "Tại sao cô, là tôi đấy, cứ luôn nhìn lại đằng sau..."
Thưa
đúng rồi, tôi luôn nhìn lại...đằng sau.
Đằng
sau của mỗi con người và mỗi cuộc đời có gì ?
Đó
là quyền suy nghĩ, hay nhớ lại của nhân vật nào đó, bất kể là ông này bà nọ,
hay có khi là một chuỗi tưởng tượng của một người bình thường đầy mơ ước .
Thủa
nhà văn Viễn Sơn còn sinh thời, cụ kể rằng trong những tháng năm nửa đầu thập
niên 40 thế kỷ trước, thế hệ chúng tôi không có thì giờ nhìn lại ...đằng sau .
Cô
cũng đọc và học văn chương của Tự Lực Văn Đoàn chứ . Có thể 3 ông anh tôi xây
dựng nên những mô hình mà bấy giờ còn nặng phần trình diễn cái ý chí của các
ông ấy.
3
vị " ông anh " cụ, là bộ ba nhà văn hiện diện trong Tự Lực Văn Đoàn,
gồm Nhất Linh ( Nguyễn Tường Tam ) Hoàng Đạo ( Nguyễn Tường Long) và Thạch Lam
( Nguyễn Tường Lân ) .
Còn
cụ nhà văn Viễn Sơn ( Nguyễn Tường Bách), người con út trong dòng họ Nguyễn Tường .
Đề
cập tới Tự Lực Văn Đoàn ( đệ nhất bán thế kỷ 20 vừa qua) thì đã có và có lẽ sẽ
còn có thêm sách truyện, tài liệu vv...nói về quý vị ấy .
Hôm
nay tôi xin kể về riêng cụ út Viễn Sơn Nguyễn Tường Bách ( 1916 - 2013 ) .
Nhà
văn Viễn Sơn Nguyễn Tường Bách tốt nghiệp Bác sĩ y khoa Hanoi năm 1944.
Trước
và sau thời điểm vừa nêu, bác sĩ Nguyễn Tường Bách vẫn viết văn và cộng tác với
các báo thủa tiền chiến như Phong Hoá, Ngày Nay vv...và đặc biệt là làm tất cả
các việc điều hành Tự Lực Văn Đoàn, giúp 3 vị anh chuyên lo sáng tác đồng thời
quý vị văn sĩ tên tuổi Nhất Linh, Hoàng Đạo còn tham gia các sinh hoạt chính trị, xã hội
nữa .
Bác
sĩ Nguyễn Tường Bách cũng tham gia đoàn thể chính trị thủa đó, trong khoảng
thập niên 30 qua nửa thập niên 40 thế kỷ trước .
Cụ
là Đoàn trưởng đoàn thanh niên thời Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, cũng là
tiền thân của Việt Minh sau đó, mà nhị vị Nhất Linh , Hoàng Đạo giữ chức bộ
trưởng trong nội các ông Hồ ( 2 -9 - 1945 ) .
Nhưng
sau tổ chức Việt Minh lộ rõ đường lối cách mạng vô sản, nên cả 3 vị Nhất Linh,
Hoàng Đạo không tham gia chính phủ Hồ, và bác sĩ Nguyễn Tường Bách đã khởi sự
cuộc lưu vong, qua Côn Minh, rồi Quảng Châu năm 1946, bên Tàu.
Hình
ảnh bác sĩ Bách lội qua sông ở biên giới tây bắc Bắc Việt, cụ kể : " Đến
giữa dòng sông ấy, tôi biết chắc đường trường trước mặt còn nhiều cam go, mâu
thuẫn, tôi không còn thì giờ nhìn lại ...đằng sau nữa " .
Rồi
bác sĩ Nguyễn Tường Bách sống ở Quảng Châu, lập gia đình với cô giáo Hứa Bảo
Liên.
Sau
này giáo sư Hứa Bảo Liên có viết một cuốn hồi ký "Nguyễn Tường Bách và tôi
" khi quý cụ đã được ái nữ bảo lãnh từ Quảng Châu qua Hoa Kỳ .
Với
hồi ký này đã giúp độc giả hiểu thêm về thành viên cuối cùng trong thế hệ 7 anh
chị em quý cụ dòng Nguyễn Tường.
Mặc
dầu tới Hoa Kỳ với tinh thần hướng về một quê hương nhân bản, nhà văn Viễn Sơn
Nguyễn Tường Bách cũng đã sáng tác mấy tác phẩm mang tình thời sự, lịch sử,
chính trị như:
Trên
sông Hồng cuồn cuộn
Một
thế kỷ qua ( 2 cuốn )
Nhà
văn Bác sĩ Nguyễn Tường Bách nhắc đến thời gian lưu vong, từ 1946 tới năm
2013, cụ qua đời tại Hoa Kỳ.
Khi
ở Hoa Kỳ mười mấy năm, cụ sinh hoạt đảng phái
VN/
QDĐ và đặc biệt là làm cố vấn cho Mạng Lưới Nhân Quyền .
Xuất
thân trong một gia đình có tư tưởng cách mạng văn hoá xã hội, muốn xã hội đi
lên theo đường hướng văn minh , khoa học, tân tiến ...nhưng quý vị Tự Lực Văn
Đoàn mới chỉ sơ khởi vẽ bản đồ để tiến tới thôi.
Yếu
tố thời gian cũng là trở ngại cho sinh hoạt cải tiến cuộc sống xã hội đã hằn
sâu thành nếp văn hoá cũ kỹ lâu đời .
Trong
suốt thời kỳ lưu vong ở Hoa lục, bác sĩ Nguyễn Tường Bách sinh hoạt kiểu gia
đình tị nạn bình thường, không tham gia đảng phái chính trị .
Quý
cụ có 6 người con : một quý tử và năm ái nữ . Tất cả đều đã có gia đình riêng,
tất cả đều xử dụng 2 ngôn ngữ chính là tiếng Trung Hoa và tiếng Anh ( English )
.
Như
vậy thì tiếng Việt có thể là ít hay không xử dụng thông thường, kể cả khi tất
cả đều ở nhà.
Có
thể nói 2 cụ bác sĩ Nguyễn Tường Bách và cụ bà giáo sư Hứa Bảo Liên là đồng cảm
đối thoại Việt ngữ.
Các
con cụ đã lớn, lại cấp thiềt lo việc ổn định cuộc sống tha phương, các cô cậu ở
MỸ cũng như còn ở Trung Hoa xa xôi, đã hoàn toàn không đặt nặng vấn đề nói
tiếng VN, vì trước kia , có khi nào cụ đặt vấn đề nói tiếng Việt để duy trì
tình cảm cội nguồn của dòng họ .
Người
con trai của cụ bác sĩ Nguyễn Tường Bách là một hậu duệ dòng họ Nguyễn Tường,
có lẽ ít hoạc không dùng ngôn ngữ VN, để có thể hùng biện, hội
luận chính xác như quý huynh đệ của đại tộc nêu trên.
Và
đó lại thêm cho tôi ý nghĩ không quên câu chuyện nhìn lại ...đằng sau một công
chuyện, một sự việc tuỳ theo mức độ lớn nhỏ của vấn đề đặt ra.
Anh
có lần nói nhỏ : " Nhìn lại đằng sau, đôi khi làm chậm trễ đường trường
trước mặt ...nhưng đường trường trước mặt phải trong sáng, an lành mới được...
"
CAO MỴ NHÂN (HNPD)