Nhân Vật
NHỚ MỘT NGƯỜI TRÊN ĐẦU SÚNG (Tưởng niệm nhạc sĩ ANH VIỆT THU) CHÚ TƯ CẦU
NHỚ MỘT NGƯỜI TRÊN ĐẦU SÚNG
(Tưởng niệm nhạc sĩ ANH VIỆT THU)
CHÚ TƯ CẦU
(22-04-14)
Vào những giờ phút hấp hối của miền Nam trong tháng tư 39 năm trước, trên đài phát thanh Sài Gòn không còn nghe một bản tin nào nữa, mà chỉ phát đi phát lại mỗi bài hát “Trên đầu súng”. Cho đến khoảng 10 giờ sáng thì mới có giọng của phát thanh viên “Xin đồng bào đừng rời máy thu thanh để nghe thông điệp quan trọng của Tổng Thống”. Sau đó, là bài diễn văn ngắn gọn của ông Minh nhưng gây chấn động như một tiếng sét giữa buổi trưa mùa hè oi bức, khi ông chính thức tuyên bố đầu hàng.
Vào lúc mà miền Nam hấp hối, quặn đau; thì tác giả của nó, nhạc sĩ Anh Việt Thu cũng đang nằm thoi thóp và âm thầm trút hơi thở cuối cùng vào 2 giờ 40 phút ngày 15-04-1975, không còn cơ hội để được nghe bản nhạc của ông đã vang lên trong khoản thời khắc lịch sử đó. Nếu được nghe, chắc ông cũng không ngờ rằng, ông đã sáng tác một bản nhạc từ giai điệu đến lời ca đầy chắc hùng tráng, nhịp điệu thôi thúc, dồn dập mà sao lúc đó nghe lại nghèn nghẹn một nỗi buồn da diết, u uất xa xăm lạ lùng!
Anh Việt Thu được xếp vào thế hệ nhạc sĩ sau cùng của miền Nam. Bút hiệu Anh Việt Thu, có nghĩa là anh của Việt Thu, tên một người em mà ông rất thương yêu. Ông tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939 tại Kamphuchia, đến 1940 mới làm giấy khai sinh tại làng An Hữu, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho, quê hương của ông. Ông sáng tác khá sớm, chưa đầy 20 tuổi đã cho ra đời nhạc phẩm “Giòng An Giang” “Đẹp Bạc Liêu”. Bài “Giòng An Giang” là nhạc khúc ca ngơi tình quê hương và cảnh đẹp của miền Cửu Long. Bài hát được trình bày liên tục trong một thời gian dài, và giúp cho giới nghệ thuật chú ý tới một tên tuổi mới vừa xuất hiện trên nền âm nhạc Nam kỳ thời ấy.
Từ lúc đó cho đến cuối đời, ông viết rất nhiều, liên tục cho ra đời những nhạc phẩm được nhiều người ưa thích.
Vài nét về tiểu sử của ông trích từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
“Năm 1963, ông đệ trình luận án âm nhạc học tại nhạc viện Tokyo (Nhật Bản) và sau đó đỗ tốt nghiệp hạng ưu tại Trường Âm nhạc Quốc gia Sài Gòn khóa đầu tiên.
Năm 1964, ông về Tây Ninh dạy nhạc cho một trường phổ thông.
Từ năm 1965 đến năm 1966, ông thành lập đoàn Du ca Phù Sa hát từ Cần Thơ ra đến Huế.
Ông được đài phát thanh Sài Gòn mời về làm chương trình Phù Sa và Tuần báo văn nghệ truyền thanh từ năm 1966 đến năm 1968. Sang năm 1971, ông có riêng chương trình Giờ âm nhạc Anh Việt Thu trên Đài Vô tuyến Truyền hình Việt Nam.
Từ năm 1972 đến năm 1974, Anh Việt Thu hợp tác với hãng đĩa hát Việt Nam thực hiện một số băng nhạc cổ vũ tín hiệu hoà bình từ Hiệp định Paris (1973).”
Có một điểm cần xác minh lại: năm 1964, không biết ông có dạy âm nhạc tại một trường trung học ở Tây Ninh như tài liệu trên nói hay không; nhưng thời gian này, ông đang dạy âm nhạc tại trường trung học Trịnh Hoài Đức ở Bình Dương.
Một đoạn khác, cũng trích từ cùng tài liệu trên:
Viết về Tuyển tập 8 tình khúc Anh Việt Thu - Mùa xuân đó có em (1968):
“ |
Trong giây phút chờ đợi ấn hành, tác giả xin dành lại sự quyết định sau cùng, có thể bán hoặc cho không từng bài hay xoá bỏ tất cả những bài hát trong tuyển tập này và xin xem như không có tác giả trong cái xô bồ của làng nhạc ở đây nữa. Trân trọng xin giới thưởng ngoạn nghệ thuật đón nghe và đón xem nhưng đừng đợi chờ. Lời cuối cùng là lời chân thành cảm tạ và có thể là lời tạ từ bởi chăng, sự an nghỉ là linh dược của người điên. Để từ đó, tác giả yêu Phạm Công Thiện và thương Nguyễn Đức Sơn vô cùng.... |
” |
Anh Việt Thu |
Hai tác giả mà Anh Việt Thu “yêu vô cùng” là Phạm Công Thiện và Nguyễn Đức Sơn, giai đoạn đó cũng từng dạy học tại Bình Dương,.
Nhạc của ông xoay quanh vài chủ đề chính: tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương. Ở mảng quê hương, nhiều bài hát ca ngợi phong cảnh đồng quê bát ngát trời mây sông nước của miền Cửu Long; và hát cho đất nước, khi ấy đang chìm trong khói lửa tang thương. Ở thể loại này, nhạc ông nói lên nổi niềm đớn đau da diết cho thân phận của dân tộc, và khát khao một ngày hòa bình no ấm yên vui cho tất cả mọi ngừơi. Xin đọc trích đoạn lời nhạc bản “Đa tạ” để hiểu thêm tấm lòng của tác giả:
“Tôi xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng, / Ngày nao súng phải lạnh lùng. / Nắng hạ vàng rưng rưng mây trắng / Ôi mây xõa tóc nghiêng nghiêng. / Xin đa tạ người em bé bỏng mặn mà, / người em bé bỏng thật thà. / Nắng hạ vàng rơi phủ bờ vai. / Lời ai ru gió hiu hiu buồn.
Tôi xin đa tạ lời ca tiếng ru ru mềm, / lời ca tiếng ru êm đềm / Ôi lời ca đã xua chinh chiến / ru chim trắng trắng tung bay. / Xin đa tạ giòng máu thắm đỏ ruộng cây, / Giòng máu vẫn chảy miệt mài / Xin lời ru xua hãi hùng đi./ Lời ai ru gió hiu hiu buồn.”
Vài thân hữu viết về ông:
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Đông:
“Năm 1972, nhạc sĩ Anh Việt Thu là một trong 12 nhạc sĩ du ca có mặt trong tuyển tập nhạc “Hát cho những người sống sót “ (Bút nhạc xuất bản 1973) ông đã viết : Một ngày Việt Nam thơm lừng hòa bình, một ngày Việt Nam bay tràn thế giới…”
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn:
“Tám Ðiệp Khúc” của Anh Việt Thu là một tình khúc. Nhưng ông đã nhập cái tình riêng của mình vào với tình yêu quê hương, đất nước. Một đất nước tràn ngập điêu linh, tang tóc, mỗi tiếng hát như một lời thở than, kêu gọi yêu thương nhiều hơn là tỏ tình. Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn có lần nói rằng, ông rất thích bài hát này của Anh Việt Thu, mặc dầu nghe cả bài trong một lúc khó nắm bắt tác giả nói gì, nhưng nghe từng đoạn tách rời, âm điệu day dứt của nó làm cho rất buồn…”
Tiếc rằng người nhạc sĩ tài hoa ấy lại khá yểu mệnh. Về cái chết của ông, một người bạn kể lại:
“Do cơn bệnh hiểm nghèo những ngày cuối đời Anh Việt Thu tâm sự với Thiên Hà, anh mơ ước có một căn nhà bên cạnh dòng sông như ở Tân Qui, đường Trần Xuân Soạn hay Bình Đông. Có lẽ anh muốn ngắm nhìn dòng nước mỗi ngày như ở vùng An Hữu quê anh thời thơ ấu.
Khi Thiên Hà đẩy xe đưa Anh Việt Thu vòng quanh bệnh viện cho khuây khỏa chuyện các thầy thuốc đã bó tay. Qua khoảng sân còn sót từng giọt nắng chiều Anh Việt Thu nhìn bầu trời bao la mà thèm những bông hoa nắng. Hiểu ý bạn Thiên Hà hái một đoá Mẫu Đơn bên vệ đường an ủi, động viên bạn mình. Nhưng rồi cơn bệnh nan y đã ngắt đi cuộc sống của nhạc sỹ Anh Việt Thu tại Y viện Quảng Đông (nay là Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) Sài Gòn lúc 2giờ 40 ngày 15 tháng 03 năm 1975 và đưa đi an táng tại quê nhà.”
Vào thời điểm này, chiến tranh đã lan đến vùng ven đô thành phố, tiếng đạn bom đã nghe âm vang mỗi lúc một gần. Mọi người trong tâm trạng hoảng loạn, lo âu, và chắc có lẽ ít ai còn đủ tinh thần để chú tâm đến bản hùng ca vang vang trên đài phát thanh, vang mãi kể cả sau khi người nhạc sĩ đã nhắm mắt từ giã cõi đời. Lời bài hát ấy, khát vọng thiết tha cháy bỏng của tác giả, mà cũng là ước mơ của cả dân tộc này:
“Cho quê hương ta rạng ngời
Cho yêu thương cao vời vợi
Cho quê hương ta những đoá tuổi xuân
Ðể mai đây đắp xây hoà bình
Ông cha ta còn mảnh đất phủ mình
Trên Đầu Súng lyrics on ChiaSeNhac.com
Ôi quê hương ta nước Việt Nam
Từ đó vươn lên nhà máy với công trường
Những xí nghiệp ngôi trường
Nhà thương với hầm mỏ.
Ôi bao la xanh thắm bát ngát cánh đồng vàng
Với luỹ tre xanh”
Trong tháng tư nhằm ngày giỗ của ông, khi tên
ông có vẻ như đã chìm vào quên lãng, khi mọi người thổn thức bao nỗi niềm về sự
kiện trọng đại của ngày lịch sử miền Nam lật sang một trang mới, xin viết đôi
dòng để tưởng niệm ông, một nhạc sĩ tài hoa, một người Thầy thưở nào của nhiều
thế hệ học sinh trường trung học Trịnh
Hoài Đức, Bình Dương.
Những ca khúc in đậm là những ca khúc viết thời gian đầu (thập niên 1950).
- Anh còn gì cho em
- Bài ca dao đầu lòng
- Bảy màu vàng
- Buồn thu nhỏ
- Cho tình yêu chúng mình
- Cuốn theo chiều gió
- Dấu chân chim
- Đa tạ
- Đẹp Bạc Liêu
- Đêm xuống thấp
- Đi về phía mặt trời
- Đường chân trời
- Đường chúng ta đi
- Đường về miền Nam
- Gánh lúa ban chiều
- Gió về miền xuôi
- Giòng An Giang
- Hai vì sao lạc
- Lời phủ dụ từ tâm
- Lời ru tiếng nhớ (1968)
- Máu chảy về tim
- Mình nhớ nhau không
- Một mai mai một
- Một mình thôi
- Một sớm lên đường
- Mùa vui mới
- Mùa xuân đó có em
- Mùa xuân hát cho em
- Mưa Cẩm Giang
- Mưa đêm nay
- Ngày lên cao
- Ngược dòng Cửu Long
- Người bạn tình xưa
- Người ngoài phố
- Nhắn bạn tình xa
- Nhớ nhau hoài
- Nhớ nhau làm gì
- Như giọt xuân rơi
- Nhịp cầu ai bắc ngang sông
- Những niềm thương mến
- Nửa mảnh trăng quê
- Quyết chiến thắng
- Phố trắng
- Sẽ có một ngày
- Sóng bạc đầu (1968)
- Tám điệp khúc
- Tạ ơn người
- Tuổi thôi nôi
- Từ đó (1968)
- Từ giây phút này
- Thuyền xuôi Kiên Giang
- Tiếp nối
- Trên đầu súng
- Trong cuộc tình sầu
- Vang vọng
- Về Đồng Tháp
- Vùng trời sỏi đá
- Vui về miền quê
- Về nguồn
- Xa dấu ngựa hồng
- Liên ca "Đường chúng ta đi", gồm một số ca khúc chiến đấu của Anh Việt Thu
- Tập nhạc "Dạ khúc Kim Sang", gồm mười tác phẩm nhạc không lời dành cho dương cầm và vĩ cầm, đoạt giải Schola Cantorum (Roma, Italia) năm 1962
- Trường ca "Xuân Nguyễn Huệ", đoạt giải đài phát thanh Sài Gòn năm 1966
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
NHỚ MỘT NGƯỜI TRÊN ĐẦU SÚNG (Tưởng niệm nhạc sĩ ANH VIỆT THU) CHÚ TƯ CẦU
NHỚ MỘT NGƯỜI TRÊN ĐẦU SÚNG
(Tưởng niệm nhạc sĩ ANH VIỆT THU)
CHÚ TƯ CẦU
(22-04-14)
Vào những giờ phút hấp hối của miền Nam trong tháng tư 39 năm trước, trên đài phát thanh Sài Gòn không còn nghe một bản tin nào nữa, mà chỉ phát đi phát lại mỗi bài hát “Trên đầu súng”. Cho đến khoảng 10 giờ sáng thì mới có giọng của phát thanh viên “Xin đồng bào đừng rời máy thu thanh để nghe thông điệp quan trọng của Tổng Thống”. Sau đó, là bài diễn văn ngắn gọn của ông Minh nhưng gây chấn động như một tiếng sét giữa buổi trưa mùa hè oi bức, khi ông chính thức tuyên bố đầu hàng.
Vào lúc mà miền Nam hấp hối, quặn đau; thì tác giả của nó, nhạc sĩ Anh Việt Thu cũng đang nằm thoi thóp và âm thầm trút hơi thở cuối cùng vào 2 giờ 40 phút ngày 15-04-1975, không còn cơ hội để được nghe bản nhạc của ông đã vang lên trong khoản thời khắc lịch sử đó. Nếu được nghe, chắc ông cũng không ngờ rằng, ông đã sáng tác một bản nhạc từ giai điệu đến lời ca đầy chắc hùng tráng, nhịp điệu thôi thúc, dồn dập mà sao lúc đó nghe lại nghèn nghẹn một nỗi buồn da diết, u uất xa xăm lạ lùng!
Anh Việt Thu được xếp vào thế hệ nhạc sĩ sau cùng của miền Nam. Bút hiệu Anh Việt Thu, có nghĩa là anh của Việt Thu, tên một người em mà ông rất thương yêu. Ông tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939 tại Kamphuchia, đến 1940 mới làm giấy khai sinh tại làng An Hữu, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho, quê hương của ông. Ông sáng tác khá sớm, chưa đầy 20 tuổi đã cho ra đời nhạc phẩm “Giòng An Giang” “Đẹp Bạc Liêu”. Bài “Giòng An Giang” là nhạc khúc ca ngơi tình quê hương và cảnh đẹp của miền Cửu Long. Bài hát được trình bày liên tục trong một thời gian dài, và giúp cho giới nghệ thuật chú ý tới một tên tuổi mới vừa xuất hiện trên nền âm nhạc Nam kỳ thời ấy.
Từ lúc đó cho đến cuối đời, ông viết rất nhiều, liên tục cho ra đời những nhạc phẩm được nhiều người ưa thích.
Vài nét về tiểu sử của ông trích từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
“Năm 1963, ông đệ trình luận án âm nhạc học tại nhạc viện Tokyo (Nhật Bản) và sau đó đỗ tốt nghiệp hạng ưu tại Trường Âm nhạc Quốc gia Sài Gòn khóa đầu tiên.
Năm 1964, ông về Tây Ninh dạy nhạc cho một trường phổ thông.
Từ năm 1965 đến năm 1966, ông thành lập đoàn Du ca Phù Sa hát từ Cần Thơ ra đến Huế.
Ông được đài phát thanh Sài Gòn mời về làm chương trình Phù Sa và Tuần báo văn nghệ truyền thanh từ năm 1966 đến năm 1968. Sang năm 1971, ông có riêng chương trình Giờ âm nhạc Anh Việt Thu trên Đài Vô tuyến Truyền hình Việt Nam.
Từ năm 1972 đến năm 1974, Anh Việt Thu hợp tác với hãng đĩa hát Việt Nam thực hiện một số băng nhạc cổ vũ tín hiệu hoà bình từ Hiệp định Paris (1973).”
Có một điểm cần xác minh lại: năm 1964, không biết ông có dạy âm nhạc tại một trường trung học ở Tây Ninh như tài liệu trên nói hay không; nhưng thời gian này, ông đang dạy âm nhạc tại trường trung học Trịnh Hoài Đức ở Bình Dương.
Một đoạn khác, cũng trích từ cùng tài liệu trên:
Viết về Tuyển tập 8 tình khúc Anh Việt Thu - Mùa xuân đó có em (1968):
“ |
Trong giây phút chờ đợi ấn hành, tác giả xin dành lại sự quyết định sau cùng, có thể bán hoặc cho không từng bài hay xoá bỏ tất cả những bài hát trong tuyển tập này và xin xem như không có tác giả trong cái xô bồ của làng nhạc ở đây nữa. Trân trọng xin giới thưởng ngoạn nghệ thuật đón nghe và đón xem nhưng đừng đợi chờ. Lời cuối cùng là lời chân thành cảm tạ và có thể là lời tạ từ bởi chăng, sự an nghỉ là linh dược của người điên. Để từ đó, tác giả yêu Phạm Công Thiện và thương Nguyễn Đức Sơn vô cùng.... |
” |
Anh Việt Thu |
Hai tác giả mà Anh Việt Thu “yêu vô cùng” là Phạm Công Thiện và Nguyễn Đức Sơn, giai đoạn đó cũng từng dạy học tại Bình Dương,.
Nhạc của ông xoay quanh vài chủ đề chính: tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương. Ở mảng quê hương, nhiều bài hát ca ngợi phong cảnh đồng quê bát ngát trời mây sông nước của miền Cửu Long; và hát cho đất nước, khi ấy đang chìm trong khói lửa tang thương. Ở thể loại này, nhạc ông nói lên nổi niềm đớn đau da diết cho thân phận của dân tộc, và khát khao một ngày hòa bình no ấm yên vui cho tất cả mọi ngừơi. Xin đọc trích đoạn lời nhạc bản “Đa tạ” để hiểu thêm tấm lòng của tác giả:
“Tôi xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng, / Ngày nao súng phải lạnh lùng. / Nắng hạ vàng rưng rưng mây trắng / Ôi mây xõa tóc nghiêng nghiêng. / Xin đa tạ người em bé bỏng mặn mà, / người em bé bỏng thật thà. / Nắng hạ vàng rơi phủ bờ vai. / Lời ai ru gió hiu hiu buồn.
Tôi xin đa tạ lời ca tiếng ru ru mềm, / lời ca tiếng ru êm đềm / Ôi lời ca đã xua chinh chiến / ru chim trắng trắng tung bay. / Xin đa tạ giòng máu thắm đỏ ruộng cây, / Giòng máu vẫn chảy miệt mài / Xin lời ru xua hãi hùng đi./ Lời ai ru gió hiu hiu buồn.”
Vài thân hữu viết về ông:
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Đông:
“Năm 1972, nhạc sĩ Anh Việt Thu là một trong 12 nhạc sĩ du ca có mặt trong tuyển tập nhạc “Hát cho những người sống sót “ (Bút nhạc xuất bản 1973) ông đã viết : Một ngày Việt Nam thơm lừng hòa bình, một ngày Việt Nam bay tràn thế giới…”
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn:
“Tám Ðiệp Khúc” của Anh Việt Thu là một tình khúc. Nhưng ông đã nhập cái tình riêng của mình vào với tình yêu quê hương, đất nước. Một đất nước tràn ngập điêu linh, tang tóc, mỗi tiếng hát như một lời thở than, kêu gọi yêu thương nhiều hơn là tỏ tình. Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn có lần nói rằng, ông rất thích bài hát này của Anh Việt Thu, mặc dầu nghe cả bài trong một lúc khó nắm bắt tác giả nói gì, nhưng nghe từng đoạn tách rời, âm điệu day dứt của nó làm cho rất buồn…”
Tiếc rằng người nhạc sĩ tài hoa ấy lại khá yểu mệnh. Về cái chết của ông, một người bạn kể lại:
“Do cơn bệnh hiểm nghèo những ngày cuối đời Anh Việt Thu tâm sự với Thiên Hà, anh mơ ước có một căn nhà bên cạnh dòng sông như ở Tân Qui, đường Trần Xuân Soạn hay Bình Đông. Có lẽ anh muốn ngắm nhìn dòng nước mỗi ngày như ở vùng An Hữu quê anh thời thơ ấu.
Khi Thiên Hà đẩy xe đưa Anh Việt Thu vòng quanh bệnh viện cho khuây khỏa chuyện các thầy thuốc đã bó tay. Qua khoảng sân còn sót từng giọt nắng chiều Anh Việt Thu nhìn bầu trời bao la mà thèm những bông hoa nắng. Hiểu ý bạn Thiên Hà hái một đoá Mẫu Đơn bên vệ đường an ủi, động viên bạn mình. Nhưng rồi cơn bệnh nan y đã ngắt đi cuộc sống của nhạc sỹ Anh Việt Thu tại Y viện Quảng Đông (nay là Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) Sài Gòn lúc 2giờ 40 ngày 15 tháng 03 năm 1975 và đưa đi an táng tại quê nhà.”
Vào thời điểm này, chiến tranh đã lan đến vùng ven đô thành phố, tiếng đạn bom đã nghe âm vang mỗi lúc một gần. Mọi người trong tâm trạng hoảng loạn, lo âu, và chắc có lẽ ít ai còn đủ tinh thần để chú tâm đến bản hùng ca vang vang trên đài phát thanh, vang mãi kể cả sau khi người nhạc sĩ đã nhắm mắt từ giã cõi đời. Lời bài hát ấy, khát vọng thiết tha cháy bỏng của tác giả, mà cũng là ước mơ của cả dân tộc này:
“Cho quê hương ta rạng ngời
Cho yêu thương cao vời vợi
Cho quê hương ta những đoá tuổi xuân
Ðể mai đây đắp xây hoà bình
Ông cha ta còn mảnh đất phủ mình
Trên Đầu Súng lyrics on ChiaSeNhac.com
Ôi quê hương ta nước Việt Nam
Từ đó vươn lên nhà máy với công trường
Những xí nghiệp ngôi trường
Nhà thương với hầm mỏ.
Ôi bao la xanh thắm bát ngát cánh đồng vàng
Với luỹ tre xanh”
Trong tháng tư nhằm ngày giỗ của ông, khi tên
ông có vẻ như đã chìm vào quên lãng, khi mọi người thổn thức bao nỗi niềm về sự
kiện trọng đại của ngày lịch sử miền Nam lật sang một trang mới, xin viết đôi
dòng để tưởng niệm ông, một nhạc sĩ tài hoa, một người Thầy thưở nào của nhiều
thế hệ học sinh trường trung học Trịnh
Hoài Đức, Bình Dương.
Những ca khúc in đậm là những ca khúc viết thời gian đầu (thập niên 1950).
- Anh còn gì cho em
- Bài ca dao đầu lòng
- Bảy màu vàng
- Buồn thu nhỏ
- Cho tình yêu chúng mình
- Cuốn theo chiều gió
- Dấu chân chim
- Đa tạ
- Đẹp Bạc Liêu
- Đêm xuống thấp
- Đi về phía mặt trời
- Đường chân trời
- Đường chúng ta đi
- Đường về miền Nam
- Gánh lúa ban chiều
- Gió về miền xuôi
- Giòng An Giang
- Hai vì sao lạc
- Lời phủ dụ từ tâm
- Lời ru tiếng nhớ (1968)
- Máu chảy về tim
- Mình nhớ nhau không
- Một mai mai một
- Một mình thôi
- Một sớm lên đường
- Mùa vui mới
- Mùa xuân đó có em
- Mùa xuân hát cho em
- Mưa Cẩm Giang
- Mưa đêm nay
- Ngày lên cao
- Ngược dòng Cửu Long
- Người bạn tình xưa
- Người ngoài phố
- Nhắn bạn tình xa
- Nhớ nhau hoài
- Nhớ nhau làm gì
- Như giọt xuân rơi
- Nhịp cầu ai bắc ngang sông
- Những niềm thương mến
- Nửa mảnh trăng quê
- Quyết chiến thắng
- Phố trắng
- Sẽ có một ngày
- Sóng bạc đầu (1968)
- Tám điệp khúc
- Tạ ơn người
- Tuổi thôi nôi
- Từ đó (1968)
- Từ giây phút này
- Thuyền xuôi Kiên Giang
- Tiếp nối
- Trên đầu súng
- Trong cuộc tình sầu
- Vang vọng
- Về Đồng Tháp
- Vùng trời sỏi đá
- Vui về miền quê
- Về nguồn
- Xa dấu ngựa hồng
- Liên ca "Đường chúng ta đi", gồm một số ca khúc chiến đấu của Anh Việt Thu
- Tập nhạc "Dạ khúc Kim Sang", gồm mười tác phẩm nhạc không lời dành cho dương cầm và vĩ cầm, đoạt giải Schola Cantorum (Roma, Italia) năm 1962
- Trường ca "Xuân Nguyễn Huệ", đoạt giải đài phát thanh Sài Gòn năm 1966