Mỗi Ngày Một Chuyện
NHƯ TRUYỀN THUYẾT TÌNH YÊU - Cao Mỵ Nhân
NHƯ TRUYỀN THUYẾT TÌNH YÊU
(Cao Mỵ Nhân)
Chuyện kể rằng trong số những truyền thuyết dân gian, của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, tình yêu nam nữ luôn được xếp hàng đầu, nếu câu chuyện đó ướt đẫm chất ái tình nhân bản, rất tự nhiên, hồn nhiên, của đôi trái tim, không kể đến yếu tố không gian và thời gian chi phối.
Thế thì...
Vào một buổi trưa hè năm 1982, tôi bâng khuâng đi tìm lại bạn văn thơ cũ, quý vị bị kẹt lại sau cuộc đổi đời 30-4-1975, tức 7 năm tôi đã cùng một số quý vị sĩ quan chế độ cũ, đạt cái “lai-sân” (licence) ra trại tù cải tạo của Cộng Sản VN theo từng dịp trở về, ở từng nơi khác nhau, chúng tôi một mặt kiếm cách sinh nhai, một mặt thăm hỏi người quen xưa, ai còn, ai mất, ai đã rời được đất nước yên ổn, và ai còn kẹt lại chốn lao tù.
Tôi đến khu cao ốc Kỳ Đồng, đếm từng bậc thang, lên tận căn lầu cao nhất, để thăm nữ văn sĩ NGUYỄN THỊ VINH, rất tên tuổi trong số hiếm hoi các nhà văn nữ thập niên 50 thế kỷ trước, ở HÀ NỘI, rồi ở SÀI GÒN, song song văn nghiệp với chị, là quý bà MỘNG SƠN, THỤY AN, LINH BẢO.
Chị hỏi tôi đã dùng cơm chưa, tôi gật đầu, chị đang nằm dài ở lớp ván lót ngang một phần căn phòng, gọi là gác lửng, phần dưới kê bàn và 2 chiếc ghế dựa, vừa làm bàn viết, bàn ăn, tiếp khách, bếp, vệ sinh v.v.
Nhìn nắng chói chang trên những vòm cây phượng vĩ, tôi lười đi tiếp, bèn leo lên ván gác lửng, chị đưa cho tôi một cái gối nhỏ, thơm mùi xà bông thơm “cô ba”, bên trong toàn vỏ đậu xanh khô kêu xào xạo.
- Nằm nghỉ một lúc đi !
- Dạ.
- Chị đang làm gì thế ?
- Đang đọc thư anh NHẬT từ trại tù ngoài Bắc gửi về, sắp đi thăm nữa rồi.
Đoạn chị ngồi dậy, kéo cái xách tay bằng vải gấm, lôi ra một cuốn sách rất đẹp, bìa cuốn sách làm bằng nhôm, mài rất tinh xảo, mặt trước khắc một tấm chân dung chị thật khéo, bên trong là xấp giấy mỏng cũ, vàng ố, chị khoe với tôi:
- Anh NHẬT đi lao động, lượm được miếng nhôm thiếc gì đó, Việt Cộng nói là xác máy bay của Mỹ Ngụy bị họ bắn rớt lúc chiến tranh, anh về cắt xén, làm cho chị cuốn sách; còn cái hình ở bìa, là anh ấy nhớ chị, tưởng tượng lại rồi khắc, chứ lúc đi tù cải tạo, có ai mang theo hình ảnh của người nhà gì đâu.
Tôi ngẩng lên ngắm chị:
- Giống chị ghê nơi.
Đại úy Công binh VIỆT NAM CỘNG HÒA thuộc Liên Đoàn 5 Công Binh chiến đấu, NGUYỄNHỮU NHẬT, vốn vừa là thi, họa sĩ, điêu khắc gia, năm 1972, do cảm mến, ngưỡng mộ người nữ sĩ NGUYỄN THỊ VINH, đã kết hợp thành một đôi bạn đời, bền bỉ cho tới ngày nay.
Chị vui vẻ kể như là đọc giai thoại của ai:
- Buồn cười lắm em ạ, lần thăm trước, chị từ trong Nam này ra Bắc, tới trại tù của anh NHẬT, mấy thằng quản giáo nó hành chị lắm, nó nhìn giấy tờ chị, rồi gọi: Ai là NGUYỄN THỊ VINH, chị trả lời: Tôi. Nó hỏi: Sinh năm nào ? Chị trả lời: 1924. Nó hỏi: Thăm ai ? Chị trả lời: NGUYỄN HỮU NHẬT. Nó lại hỏi: Tên NHẬT sinh năm nào ? Chị trả lời: 1942. Nó nhìn chị, rồi hỏi nữa: Tên NHẬT là gì của chị? Chị trả lời: Ông NHẬT là chồng của tôi. Nó lắc lắc cái đầu : Ông NHẬT gì, tên NHẬT sinh năm 1942, “nại nà” chồng của chị “sinh năm 1924” à, chị có ghi “nộn” không?
Tôi không cảm thấy vui vẻ, buồn cười gì cả, cứ bâng khuâng theo dõi câu chuyện của chị.
- Chị biết, nó cũng như nhiều người lạ hay quen của chị, ở ngay SÀI GÒN này, chứ chẳng cần phải ra tận Bắc Kỳ, nơi cái trại tù kia đâu. Chuyện một bà sinh năm 1924 kết duyên với một ông sinh năm 1942, nhỏ hơn mình tới 18 tuổi, nhưng nếu ngày xưa thì thường lắm em ạ, em có nghe ở ngoài Bắc các cụ thường cưới vợ cho con trai lúc thằng bé mới 7, 8 tuổi không, mà cô vợ thì lớn ơi là lớn rồi.
- Em có nghe, nhưng trường hợp chị với anh NHẬT, là những bậc tài hoa, thì sự kiện còn ý nghĩa hơn lẽ thường tình kia chị ạ.
- Lâu dần rồi bọn chúng cũng biết cả, lúc này chị đi thăm anh NHẬT thoải mái, chúng còn giúp chị mang đỡ mấy bao đồ nặng, có lẽ chúng cũng tò mò thôi, lúc sau chúng kêu chị là cô, và kêu anh NHẬT là chú, làm ra vẻ thông cảm, ôi, mà có cần chi điều đó.
Tất nhiên, không phải là sự can đảm, nhẫn nhịn, mà chính từ nội tâm, khi trong lòng nữ văn sĩ NGUYỄN THỊ VINH, có thể yếu tố TÌNH YÊU choàng lấp, mà cũng có thể người đã từng xây dựng nên những truyện tình, tiểu thuyết v.v. bỗng cảm thấy như đang đứng ngoài nội dung cuộc đời mình, để quan sát một tình huống yêu thương, một hoàn cảnh, một sự việc ... đặc biệt mà THƯỢNG ĐẾ an bài.
Nữ sĩ NGUYỄN THỊ VINH đưa cho tôi xem những tấm hình chị cùng nhà thơ, họa sĩ, điêu khắc gia NGUYỄN HỮU NHẬT, chụp chung năm hạnh ngộ 1972, thấy chẳng có gì chênh lệch cả, khi đó, chị mới 48 tuổi, và anh NHẬT Ở vào tuổi tam thập nhi lập, tức mới 30.
Nhưng với toàn cảnh ... NGUYỄN THỊ VINH, thì nhìn chị lúc nào cũng trẻ trung, xinh đẹp, nếu ai có dịp biết chị khoảng từ 20 tới 30, đúng thời gian từ Bắc di cư vào Nam năm 1954, mới thấy nét đẹp của chị trong sáng, tươi mát và tất nhiên quyến rũ đến thế nào.
Người bạn đời trước của nữ sĩ NGUYỄN THỊ VINH là nhà văn TRƯƠNG BẢO SƠN, cũng là một chiến sĩ VIỆT QUỐC, đã từng sát cánh đấu tranh chính trị với nhà văn cách mạng NHẤT LINH, NGUYỄN TƯỜNG TAM, cũng đã từng bôn ba ở QUẢNG CHÂU trở về HÀ NỘI, rồi di cư vào SÀI GÒN như một triệu người miền Bắc di cư vô Nam sau 20-7-1954.
Chị kéo bàn tay tôi, đặt lên bụng chị, bụng chị mát như sa thạch, trời mùa hè ở SÀI GÒN, nỗi nhớ nhung bất chợt đến với những người tình, chị cười ròn tan:
- Em thấy bụng chị thế nào ?
- Mát quá.
- Anh NHẬT nhớ lắm, anh ấy bảo đó là vùng nghỉ ngơi, như người đi trên sa mạc, bắt gặp được một bóng mát.
- Vâng, và đó cũng là một trong nhiều lý do tại sao người ta lại cảm thấy gần nhau, cần nhau ở một “khía cạnh” nào đó chị ạ.
Năm năm sau 1982, tức là năm 1987, nhiều đợt trở về của những sĩ quan đi tù cải tạo, nữ sĩ ĐINH THỤC OANH, phu nhân của thi sĩ quá cố VŨ HOÀNG CHƯƠNG rủ tôi đi thăm một nữ sĩ thuộc thi đàn QUỲNH DAO cũng ở đường KỲ ĐỒNG, chúng tôi gặp nhà thơ, họa sĩ NGUYỄN HỮU NHẬT đang từ căn lầu của nữ văn sĩ NGUYỄN THỊ VINH bước xuống, chúng tôi hỏi thăm, anh NHẬT vui vẻ nói:
- VINH có làm hồ sơ bảo lãnh cho tôi, ít lâu nữa tôi đi NA UY.
Sau đó nhà thơ NGUYỄN HỮU NHẬT đã đi NA UY, rồi thời gian sau nữa, anh lại cũng bảo lãnh cho người con gái riêng của anh (với bà vợ trước) qua NA UY định cư.
Rồi 20 năm sau, mùa hạ năm 2007, đôi uyên ương văn chương, nghệ thuật NGUYỄN THỊ VINH, NGUYỄN HỮU NHẬT từ NA UY qua HOA KỲ ra mắt tập truyện CỎ BỒNG của nữ sĩ, nữ sĩ đã 83 tuổi vàng, còn nhà thơ, họa sĩ, thì vừa vặn về hưu 65 tuổi. Tôi vẫn thấy nơi họ, không có vẻ gì chênh lệch, ánh mắt chị VINH vẫn ngây thơ, dung nhan anh NHẬT như khắc khổ thêm. Anh NHẬT thường kêu chị VINH là VINH, hay bà VINH, còn chị VINH vẫn một lòng thưa: Anh NHẬT.
Tính tới nay, 2009, nữ sĩ NGUYỄN THỊ VINH và thi, họa sĩ, điêu khắc gia, đã có 37 năm chung sống an lành, êm ả, tưởng cũng đáng cho bạn bè, độc giả suy gẫm rằng đôi khi những cặp uyên ương bình thường khác có thể chưa chắc được bền lâu như trường hợp nhị vị nghệ sĩ này.
Hiện nay, cặp văn nghệ sĩ này đang rong chơi ở các tiểu bang bên miền đông HOA KỲ, họ sẽ qua CANADA, ra mắt sách và thăm bạn bè, nữ sĩ NGUYỄN THỊ VINH lại đã thêm tuổi tác: 85, nhà thơ, họa sĩ, điêu khắc gia NGUYỄN HỮU NHẬT thì 67, tức sắp 70, dù có muốn hay không để râu, vì có lúc ông nghĩ “phải già thêm”, thì nay không cần thiết nữa, với ý nghĩ chưa hay đã 70, trong cuộc tình tưởng trễ muộn song thực sự lại là viên mãn với ông bà và trước mắt thế nhân, quả là đẹp câu ân nghĩa ở đời.
CAO MỴ NHÂN(HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NHƯ TRUYỀN THUYẾT TÌNH YÊU - Cao Mỵ Nhân
NHƯ TRUYỀN THUYẾT TÌNH YÊU
(Cao Mỵ Nhân)
Chuyện kể rằng trong số những truyền thuyết dân gian, của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, tình yêu nam nữ luôn được xếp hàng đầu, nếu câu chuyện đó ướt đẫm chất ái tình nhân bản, rất tự nhiên, hồn nhiên, của đôi trái tim, không kể đến yếu tố không gian và thời gian chi phối.
Thế thì...
Vào một buổi trưa hè năm 1982, tôi bâng khuâng đi tìm lại bạn văn thơ cũ, quý vị bị kẹt lại sau cuộc đổi đời 30-4-1975, tức 7 năm tôi đã cùng một số quý vị sĩ quan chế độ cũ, đạt cái “lai-sân” (licence) ra trại tù cải tạo của Cộng Sản VN theo từng dịp trở về, ở từng nơi khác nhau, chúng tôi một mặt kiếm cách sinh nhai, một mặt thăm hỏi người quen xưa, ai còn, ai mất, ai đã rời được đất nước yên ổn, và ai còn kẹt lại chốn lao tù.
Tôi đến khu cao ốc Kỳ Đồng, đếm từng bậc thang, lên tận căn lầu cao nhất, để thăm nữ văn sĩ NGUYỄN THỊ VINH, rất tên tuổi trong số hiếm hoi các nhà văn nữ thập niên 50 thế kỷ trước, ở HÀ NỘI, rồi ở SÀI GÒN, song song văn nghiệp với chị, là quý bà MỘNG SƠN, THỤY AN, LINH BẢO.
Chị hỏi tôi đã dùng cơm chưa, tôi gật đầu, chị đang nằm dài ở lớp ván lót ngang một phần căn phòng, gọi là gác lửng, phần dưới kê bàn và 2 chiếc ghế dựa, vừa làm bàn viết, bàn ăn, tiếp khách, bếp, vệ sinh v.v.
Nhìn nắng chói chang trên những vòm cây phượng vĩ, tôi lười đi tiếp, bèn leo lên ván gác lửng, chị đưa cho tôi một cái gối nhỏ, thơm mùi xà bông thơm “cô ba”, bên trong toàn vỏ đậu xanh khô kêu xào xạo.
- Nằm nghỉ một lúc đi !
- Dạ.
- Chị đang làm gì thế ?
- Đang đọc thư anh NHẬT từ trại tù ngoài Bắc gửi về, sắp đi thăm nữa rồi.
Đoạn chị ngồi dậy, kéo cái xách tay bằng vải gấm, lôi ra một cuốn sách rất đẹp, bìa cuốn sách làm bằng nhôm, mài rất tinh xảo, mặt trước khắc một tấm chân dung chị thật khéo, bên trong là xấp giấy mỏng cũ, vàng ố, chị khoe với tôi:
- Anh NHẬT đi lao động, lượm được miếng nhôm thiếc gì đó, Việt Cộng nói là xác máy bay của Mỹ Ngụy bị họ bắn rớt lúc chiến tranh, anh về cắt xén, làm cho chị cuốn sách; còn cái hình ở bìa, là anh ấy nhớ chị, tưởng tượng lại rồi khắc, chứ lúc đi tù cải tạo, có ai mang theo hình ảnh của người nhà gì đâu.
Tôi ngẩng lên ngắm chị:
- Giống chị ghê nơi.
Đại úy Công binh VIỆT NAM CỘNG HÒA thuộc Liên Đoàn 5 Công Binh chiến đấu, NGUYỄNHỮU NHẬT, vốn vừa là thi, họa sĩ, điêu khắc gia, năm 1972, do cảm mến, ngưỡng mộ người nữ sĩ NGUYỄN THỊ VINH, đã kết hợp thành một đôi bạn đời, bền bỉ cho tới ngày nay.
Chị vui vẻ kể như là đọc giai thoại của ai:
- Buồn cười lắm em ạ, lần thăm trước, chị từ trong Nam này ra Bắc, tới trại tù của anh NHẬT, mấy thằng quản giáo nó hành chị lắm, nó nhìn giấy tờ chị, rồi gọi: Ai là NGUYỄN THỊ VINH, chị trả lời: Tôi. Nó hỏi: Sinh năm nào ? Chị trả lời: 1924. Nó hỏi: Thăm ai ? Chị trả lời: NGUYỄN HỮU NHẬT. Nó lại hỏi: Tên NHẬT sinh năm nào ? Chị trả lời: 1942. Nó nhìn chị, rồi hỏi nữa: Tên NHẬT là gì của chị? Chị trả lời: Ông NHẬT là chồng của tôi. Nó lắc lắc cái đầu : Ông NHẬT gì, tên NHẬT sinh năm 1942, “nại nà” chồng của chị “sinh năm 1924” à, chị có ghi “nộn” không?
Tôi không cảm thấy vui vẻ, buồn cười gì cả, cứ bâng khuâng theo dõi câu chuyện của chị.
- Chị biết, nó cũng như nhiều người lạ hay quen của chị, ở ngay SÀI GÒN này, chứ chẳng cần phải ra tận Bắc Kỳ, nơi cái trại tù kia đâu. Chuyện một bà sinh năm 1924 kết duyên với một ông sinh năm 1942, nhỏ hơn mình tới 18 tuổi, nhưng nếu ngày xưa thì thường lắm em ạ, em có nghe ở ngoài Bắc các cụ thường cưới vợ cho con trai lúc thằng bé mới 7, 8 tuổi không, mà cô vợ thì lớn ơi là lớn rồi.
- Em có nghe, nhưng trường hợp chị với anh NHẬT, là những bậc tài hoa, thì sự kiện còn ý nghĩa hơn lẽ thường tình kia chị ạ.
- Lâu dần rồi bọn chúng cũng biết cả, lúc này chị đi thăm anh NHẬT thoải mái, chúng còn giúp chị mang đỡ mấy bao đồ nặng, có lẽ chúng cũng tò mò thôi, lúc sau chúng kêu chị là cô, và kêu anh NHẬT là chú, làm ra vẻ thông cảm, ôi, mà có cần chi điều đó.
Tất nhiên, không phải là sự can đảm, nhẫn nhịn, mà chính từ nội tâm, khi trong lòng nữ văn sĩ NGUYỄN THỊ VINH, có thể yếu tố TÌNH YÊU choàng lấp, mà cũng có thể người đã từng xây dựng nên những truyện tình, tiểu thuyết v.v. bỗng cảm thấy như đang đứng ngoài nội dung cuộc đời mình, để quan sát một tình huống yêu thương, một hoàn cảnh, một sự việc ... đặc biệt mà THƯỢNG ĐẾ an bài.
Nữ sĩ NGUYỄN THỊ VINH đưa cho tôi xem những tấm hình chị cùng nhà thơ, họa sĩ, điêu khắc gia NGUYỄN HỮU NHẬT, chụp chung năm hạnh ngộ 1972, thấy chẳng có gì chênh lệch cả, khi đó, chị mới 48 tuổi, và anh NHẬT Ở vào tuổi tam thập nhi lập, tức mới 30.
Nhưng với toàn cảnh ... NGUYỄN THỊ VINH, thì nhìn chị lúc nào cũng trẻ trung, xinh đẹp, nếu ai có dịp biết chị khoảng từ 20 tới 30, đúng thời gian từ Bắc di cư vào Nam năm 1954, mới thấy nét đẹp của chị trong sáng, tươi mát và tất nhiên quyến rũ đến thế nào.
Người bạn đời trước của nữ sĩ NGUYỄN THỊ VINH là nhà văn TRƯƠNG BẢO SƠN, cũng là một chiến sĩ VIỆT QUỐC, đã từng sát cánh đấu tranh chính trị với nhà văn cách mạng NHẤT LINH, NGUYỄN TƯỜNG TAM, cũng đã từng bôn ba ở QUẢNG CHÂU trở về HÀ NỘI, rồi di cư vào SÀI GÒN như một triệu người miền Bắc di cư vô Nam sau 20-7-1954.
Chị kéo bàn tay tôi, đặt lên bụng chị, bụng chị mát như sa thạch, trời mùa hè ở SÀI GÒN, nỗi nhớ nhung bất chợt đến với những người tình, chị cười ròn tan:
- Em thấy bụng chị thế nào ?
- Mát quá.
- Anh NHẬT nhớ lắm, anh ấy bảo đó là vùng nghỉ ngơi, như người đi trên sa mạc, bắt gặp được một bóng mát.
- Vâng, và đó cũng là một trong nhiều lý do tại sao người ta lại cảm thấy gần nhau, cần nhau ở một “khía cạnh” nào đó chị ạ.
Năm năm sau 1982, tức là năm 1987, nhiều đợt trở về của những sĩ quan đi tù cải tạo, nữ sĩ ĐINH THỤC OANH, phu nhân của thi sĩ quá cố VŨ HOÀNG CHƯƠNG rủ tôi đi thăm một nữ sĩ thuộc thi đàn QUỲNH DAO cũng ở đường KỲ ĐỒNG, chúng tôi gặp nhà thơ, họa sĩ NGUYỄN HỮU NHẬT đang từ căn lầu của nữ văn sĩ NGUYỄN THỊ VINH bước xuống, chúng tôi hỏi thăm, anh NHẬT vui vẻ nói:
- VINH có làm hồ sơ bảo lãnh cho tôi, ít lâu nữa tôi đi NA UY.
Sau đó nhà thơ NGUYỄN HỮU NHẬT đã đi NA UY, rồi thời gian sau nữa, anh lại cũng bảo lãnh cho người con gái riêng của anh (với bà vợ trước) qua NA UY định cư.
Rồi 20 năm sau, mùa hạ năm 2007, đôi uyên ương văn chương, nghệ thuật NGUYỄN THỊ VINH, NGUYỄN HỮU NHẬT từ NA UY qua HOA KỲ ra mắt tập truyện CỎ BỒNG của nữ sĩ, nữ sĩ đã 83 tuổi vàng, còn nhà thơ, họa sĩ, thì vừa vặn về hưu 65 tuổi. Tôi vẫn thấy nơi họ, không có vẻ gì chênh lệch, ánh mắt chị VINH vẫn ngây thơ, dung nhan anh NHẬT như khắc khổ thêm. Anh NHẬT thường kêu chị VINH là VINH, hay bà VINH, còn chị VINH vẫn một lòng thưa: Anh NHẬT.
Tính tới nay, 2009, nữ sĩ NGUYỄN THỊ VINH và thi, họa sĩ, điêu khắc gia, đã có 37 năm chung sống an lành, êm ả, tưởng cũng đáng cho bạn bè, độc giả suy gẫm rằng đôi khi những cặp uyên ương bình thường khác có thể chưa chắc được bền lâu như trường hợp nhị vị nghệ sĩ này.
Hiện nay, cặp văn nghệ sĩ này đang rong chơi ở các tiểu bang bên miền đông HOA KỲ, họ sẽ qua CANADA, ra mắt sách và thăm bạn bè, nữ sĩ NGUYỄN THỊ VINH lại đã thêm tuổi tác: 85, nhà thơ, họa sĩ, điêu khắc gia NGUYỄN HỮU NHẬT thì 67, tức sắp 70, dù có muốn hay không để râu, vì có lúc ông nghĩ “phải già thêm”, thì nay không cần thiết nữa, với ý nghĩ chưa hay đã 70, trong cuộc tình tưởng trễ muộn song thực sự lại là viên mãn với ông bà và trước mắt thế nhân, quả là đẹp câu ân nghĩa ở đời.
CAO MỴ NHÂN(HNPD)