Tham Khảo
NHỮNG CON SỐ... LỊCH SỬ
Sau ngày 30 tháng 4 năm
1975 , tất cả quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đều trở thành đối tượng của “chế
độ lao động cải tạo”, một chính sách do cộng sản Việt Nam du nhập từ
Trung cộng và được tôi luyện từ miền Tây Bá Lợi Á của thiên đường Sô viết.
Tài liệu của Viện Bảo Tàng Việt Nam tại San Jose ghi nhận số lượng tù cải tạo
như sau:
- Năm 1975 QLVNCH có 980.000 quân nhân gồm 1/10 cấp Tá và cấp Tướng tổng cộng
9.600, cấp úy là 80.000, còn lại là hạ sỹ quan và binh sĩ.
- Cấp Tướng tại ngũ đến 30 tháng 4 năm 75 là 112; bị tù cải tạo: 32 vị, 80
tướng lãnh di tản và 1 số nhỏ không bị bắt giam.
- Ðại tá có 600, bị tù 366.
- Trung tá có 2.500, bị tù 1.700.
- Thiếu tá có 6.500, bị tù 5.500.
- Cấp úy có 80.000, bị tù 72.000. Trong số này bao gồm cả nữ quân nhân cũng như
thành viên đảng phái và các cấp chính quyền.
Ðây là con số ghi nhận được từ phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, không có tài
liệu của các trại giam phía cộng sản để đối chiếu; và không có con số chính xác
tù cải tạo bị chết trong khi giam cầm.
Ghi chú: Tất cả danh từ “cải tạo” thực sự đều là tù chính trị.
NHỮNG NGƯỜI TÙ KHÔNG ÁN
Không kể thành phần bị bắt trước 1975 nhưng không được trao trả tù binh sau
1973, thì thời gian tù “cải tạo” kéo dài từ 1 năm đến 17 năm. Từ 1975 đến 1992.
Năm 1988 gần như là năm cuối cùng, hầu hết tù được trả tự do.
Suốt 4 năm tiếp theo chỉ còn lại 120 tù bị giam tại Z30D gọi là Trại Thủ Ðức
tại Hàm tân. Trong số này có 9 vị tướng lãnh. Ðại tá Phạm Duy Khang khóa 6 Võ
bị, làm thư ký Trại còn nhớ tên từng người. 4 Thiếu tướng: Lê Minh Ðảo, Ðỗ kế
Giai, Trần Bá Di, Nguyễn Ngọc Sang, và 5 Chuẩn Tướng: Lê Văn Thân, Hoàng Lạc,
Mạch Văn Trường, Trần Quang Khôi, Phạm Duy Tất.
Cấp Ðại tá có 22 người, 20 thiếu tá và các thành viên cảnh sát, đảng phái.
Thiếu tướng Ðỗ Kế Giai tả lại quang cảnh khi tất cả mọi người được thả hết chỉ
còn mấy ông Tướng. Trại Hàm Tân hoàn toàn vắng lặng. Cộng sản cho xe chở 5 ông
tướng về chuyến cuối cùng. Vì đường đi thuận tiện, xe về Saigon
đến nhà các vị Tướng khác hết 1 vòng, Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai là người về sau
cùng. Ông bước xuống xe, tâm trạng thực băn khoăn khó tả. Tù vừa tròn 17 năm.
Những ông tướng khác về trước ông chừng nửa giờ nên tướng Giai là người sau
cùng, theo ý nghĩa tiêu biểu của lịch sử.
Hỏi chuyện ngục tù, ông Giai nhắc lại câu danh ngôn của người xưa: “Bại binh
chi tướng, bất khả ngôn dũng“ (Tướng quân thua trận, không thể nói mạnh).
Lại hỏi rằng, suốt thời kỳ 17 năm có thấy cộng sản hay thế giới tự do vào quay
phim hay chụp hình để bây giờ có thể đi tìm dấu tích của những năm dài “cải
tạo”; vị chỉ huy trưởng binh chủng Biệt động quân cho biết, dường như chẳng thấy
gì.
NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG QUÊN:
1975 : Hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản tập
trung “cải tạo”.
1980 : Sau 5 năm tranh đấu, dư luận Mỹ và thế giới áp lực Hà Nội phải thả tù .
1982 : Tại Pháp, Phạm văn Ðồng, Thủ tướng Hà Nội thách thức sẽ trả tự do nếu Mỹ
nhận hết tù cải tạo.
1982 : Ngoại trưỡng Mỹ điều trần tại Quốc hội cho biết sẽ nhận 10.000 tù chính
trị Việt Nam
và gia đình.
1985 : Lần đầu tiên , cơ quan IRCC,Inc. tại San Jose
nhận được 1 video tape do phóng viên tự do Hoa Kỳ quay tại Việt Nam. Trong đó
có ba đoạn hết sức đặc biệt:
1) Phi công Việt Nam Cộng Hòa, vừa được tự do
2) Vợ con tù thăm nuôi tại Hàm tân;
3) Ban văn nghệ của Trại Hàm Tân;
4) Phỏng vấn 1 người tù cụt chân cấp Thiếu tá.
1985 : Hoa Kỳ và Việt Nam
gặp nhau tại New York
bàn về việc thả tù cải tạo.
1987 : Lần đầu tiên nhà báo Thụy Ðiển được vào làm phóng sự tại Trại Nam Hà,
tiếp theo Hà Nội bắt đầu chuyển thêm tù cải tạo vào Nam và trả tự do từng đợt .
Tháng 7 năm 1988 : Phái đoàn Funseth đi Hà nội họp về việc nhận tù cải tạo.
Tháng 8 năm 1988 : Hà Nội đơn phương loan báo đình chỉ việc thảo luận.
Tháng 1 năm 1989 : Lần đầu tiên Hồng thập tự Hoa Kỳ được phép gửi quà cho tù
“cải tạo”.
Một chiến dịch gửi quà được phát động tại hải ngoại .
Tháng 4 năm1989 : Phái đoàn Quốc hội Cali về
Việt Nam
thảo luận về đề tài xã hội và tù “cải tạo”. Có các thành phần tỵ nạn Việt Nam cùng đi.
Ðại diện IRCC trách nhiệm tiểuban tù chính trị. Phái đoàn yêu cầu trả tự do cho
Võ Ðại Tôn. Phỏng vấn thu thanh Phan Nhật Nam
vừa được tự do tại Saigon.
Tháng 6 tháng 1989 : Thượng viện Mỹ tuyên bố yêu cầu Hà Nội trả tự do cho tù
“cải tạo” và Hoa Kỳ sẽ đón nhận .
Tháng 7 năm 1989 : Phái đoàn Hoa kỳ về Việt Nam ký thỏa ước nhận định cư tù
“cải tạo”
Tháng 8 tháng 1989 : Báo San Jose Mercury News gửi phóng viên về Saigon làm một
loạt bài phỏng vấn “tù cải tạo” sắp ra đi có gia đình chờ đợi tại San Jose.
Tháng 1 tháng 1990 : 15 gia đình H.01 đi chuyến đầu tiên đến phi trường San
Francisco, có 4 gia đình về Bắc Cali. 11 gia đình chuyển tiếp đến các tiểu bang
khác và Quận Cam.
Tháng 8 năm1993 : Ðại tá Phạm Duy Khang, sau 17 năm tù đã trở về đợt sau cùng
với 120 người. Ông đến San Jose
và dự lễ thượng kỳ ngày 8/8/1993 .
Sau đó các đợt HO bổ túc và chương trình đoàn tụ gia đình HO lần lượt tiếp diễn
suốt 15 năm từ 1994 đến 2009. Cho đến tháng 4 năm 2009 vẫn còn gia đình thuộc
diện “tù cải tạo” đến Hoa Kỳ.
NHỮNG THIÊN ANH HÙNG CA
Trước năm 75, Miền Nam
xây dựng hai nền cộng hòa đã tồn tại hết sức hào hùng qua hai chiến dịch tấn
công của địch. Chúng ta đã đứng vững trong trận Mậu Thân 68 và vượt qua trận
mùa hè 72.
Sau 1975 miền Nam
thất thủ nhưng vẫn còn ghi thêm hai thiên anh hùng ca bất tử.
Người chiến sĩ sống còn sau trận “cải tạo” và toàn dân miền Nam thành công
với những chuyến đi của thuyền nhân tỵ nạn.
Chúng tôi đã có bài viết về thuyền nhân và riêng bài này xin dành cho câu
chuyện tù “cải tạo”. Lần lượt đã kể ra những con số lịch sử, những người tù
không án, những ngày tháng không quên, những dữ kiện tuy khô khan cằn cỗi nhưng
chính là máu xương của một đạo quân, của một thể chế dân chủ không còn nữa.
Từ những con số này chúng ta hãy đi tìm nhân chứng và thu hồi di sản dành cho
trang sử gửi thế hệ tương lai.
ÐI TÌM NHÂN CHỨNG
Trong số muôn vàn lãnh vực, xin đưa ra một vài thí dụ để chứng minh về câu
chuyện tù “cải tạo.” Trong hơn 10 năm tù đày, người tù Miền Nam đã sáng tạo
biết bao di vật để dùng và để làm quà kỷ niệm gởi cho mẹ, cho vợ, cho con.
Chúng tôi cần những di vật đó. Chúng tôi đã có, nhưng chưa đủ.
Thư từ là những liều thuốc thần diệu để người tù nhờ đó mà sống trong hy vọng.
Chúng tôi cần giử lại những lá thư của tình yêu, bằng hữu và gia đình. Chúng
tôi đã có, nhưng chưa đủ.
Chúng tôi thường nghe nói khi người cha đi tù, thì mẹ đi bán thuốc lá bên lề
đường. Khi cha về phải đi đạp cyclo. Trong suốt 20 năm, chúng tôi đi tìm những
tấm hình như thế nhưng không có. Cho đến năm 2008 mới tình cờ có được các hình
ảnh quý giá. Nhưng vẫn còn đón chờ thêm các tài liệu tương tự.http://www.take2tango.com/
Chúng tôi được biết có nhiều gia đình cả hai vợ chồng đều đi tù cải tạo. Cả cha
con đều bị tù và nhiều anh em một nhà cùng chung số phận. Chúng tồi còn cần
thêm những sử liệu như thế.
CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI
Vị tướng hải quân vùng một, phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại có xuất bản một tác phẩm
hồi ký. Ông lấy câu chuyện đứt phim 1975 để đặt tựa cho cuốn sách. Tình cờ
chúng tôi có được tấm hình chụp hai chiến binh của sư đoàn 3 bộ binh Quân lực
Việt Nam Cộng Hòa bị bắt làm tù binh tại Quảng Trị khi Cộng quân tấn công 1972.
Hình này nằm trong bộ sưu tầm độc đáo của một phóng viên Anh quốc.
A wounded ARVN in pain beside another prisoner at fire base QuangTri overrun
by NVN, March 1972 (Another VietNam,
Tim Page Colection).http://www.
Hai chiến binh Cộng Hòa bị địch quân giải về khu tập trung tù binh bên kia biên
giới và một phóng viên của cộng sản Hà Nội đã chụp được tấm hình chân dung bất
hủ xứng đáng gọi là “Can trường trong chiến bại”. Khuôn mặt người lính số 2 dựa
vào người chiến binh số 1., Anh số 1 có thể là sĩ quan. Anh sỹ quan trẻ này bị
thương ở tay còn băng bó, mặt còn mang dấu của các mảnh trái pháo, ánh mắt buồn
bã nhưng vẫn đầy vẻ bất khuất.
Suốt đời tôi, chưa bao giờ nhìn thấy một gương mặt đầy ẩn dụ như vậy.
Bài viết sẽ đăng kèm tấm hình độc đáo này. Giờ này anh ở đâu?
Trên tài liệu DVD do IRCC, Dân Sinh và Viện Bảo Tàng San Jose sẽ phát hành ngày
quân lực 2009, chúng tôi phổ biến rộng rãi để nhắn tin đến bốn phương trời ngõ
hầu tìm cho được người lính chiến bại có nét mặt can trường của sư đoàn 3 bộ
binh.
THIẾU TÁ ÐỘC CƯỚC LÊ HỮU CƯƠNG
Câu chuyện sau cùng xin nói về người tù cải tạo Lê Hữu Cương, khóa 16 võ bị
Ðà Lạt, quận trưởng Củ Chi. Số là ngay từ đầu năm 1985 tình cờ chúng tôi gặp
được một anh phóng viên Hoa Kỳ tặng cho video tape quay phóng sự Saigon từ
1984, trong đó có những đoạn hết sức đặc biệt. Câu chuyện một phi công cựu tù,
mới được tự do có mở tiệm bán đồ nhậu tại Saigon.
Ðối thoại bằng Anh ngữ. Xin hãy tưởng tượng lúc đó là năm 1985, chúng tôi coi
phim mà lòng dạ nôn nao. Xúc động dâng lên khóe mắt. Anh em cùng ngồi xem mà
mặt mũi ai nấy hết sức căng thẳng. Cho đến nay chúng tôi vẫn không biết anh phi
công này là ai.
Một đoạn khác, quay tại trại tù Z30D tại Hàm Tân. Trại tù khang trang sạch sẽ và
rất ít người. Ai mà chẳng biết là cộng sản đã cho dọn dẹp và lùa tù đi làm, chỉ
còn lại cả trại trống vắng. Phóng viên quay phim và anh chàng làm phóng sự đi
cùng một thông dịch viên. Ban văn nghệ của trại được giới thiệu hát một bài.
Khán giả duy nhất là anh phóng viên Mỹ. Nhạc trưởng là ca sĩ chính nét mặt hết
sức đau khổ và cam chịu. Ông trả lời cấp bậc là thiếu tá, đã ở trại này nhiều
năm. Dường như cũng từ Nam Hà chuyển về.
Một đoạn khác là cảnh tù “cải tạo” được vợ con lên thăm. Xin lưu ý đây là thời
điểm của năm 1984 ở trại tù Miền Nam và cảnh này được trình diễn cho
báo Mỹ quay phim. Tuy nhiên nếu lưu ý vẫn nhìn ra được những nỗi đoạn trường.
Sau cùng, chúng tôi được xem đoạn phim đặc biệt. Một tù cải tạo cụt chân ngồi
cầm cặp mắt kiếng. Mắt anh rất sáng và dáng ngồi bình thản.
Gần như bất chợt, anh phóng viên hỏi bằng anh ngữ và người tù trả lời trực tiếp
cũng bằng anh ngữ. Anh cấp bậc gì? -Thiếu tá. Anh có đủ ăn không? -Có được ăn,
nhưng biết thế nào là đủ. Người tù hỏi ngược lại? Phóng viên Mỹ nói: Có phải
người công an này đứng đây nên anh không trả lời? (Ðến đây phóng viên ra hiệu
yêu cầu quản giáo đi ra). Không đủ ăn phải không ? Not enough? Trả lời, - Yes,
not enough. Anh có điều gì nhắn gởi với tổng thống Reagan không? - Tôi muốn
được tự do. Tôi muốn rằng thế giới tự do cứu chúng tôi. Cho chúng tôi được tự
do càng sớm càng tốt.
Máy quay phim chiếu xuống bàn tay cầm mắt kiếng. Rồi chiếu lên khuôn mặt người
tù với ánh mắt ngời sáng như ánh thép trong ngục tù.
Chúng tôi bị ánh mắt này theo đuổi trong nhiều năm. Suốt 20 năm, từ 1985 đến
2005 đã có ý hỏi thăm về người thiếu tá cụt chân này là ai, còn sống hay đã
chết.
Năm 2005 Asia quay video tại Hoa Thịnh Ðốn kỷ niệm 30 năm biệt xứ, chúng tôi có
cơ hội giới thiệu dự án viện Bảo Tàng và đồng thời có chiếu đoạn phim này trong
phần tài liệu.
Tiếc thay, dù đã có hàng chục ngàn khán giả nhưng vẫn không ai nhận ra người tù
bất khuất.
Mãi đến năm 2007 vừa qua, chúng tôi tìm được tin tức thì nhân chứng không còn
nữa. Người đó là thiếu tá Lê Hữu Cương, khóa 16 võ bị, mới ra trường đã bị
thương với cấp bậc trung úy. Anh bị cưa một chân nhưng tiếp tục tại ngũ. Tốt
nghiệp chỉ huy tham mưu và học xong lớp quân chánh thì về làm quận trưởng Củ
Chi. Ông là một trong số rất hiếm hoi các sỹ quan cấp tá, mất một chân mà vẫn
còn làm chi khu trưởng tại vùng đất dữ nhất của miền Ðông Nam phần.
Sau 1975 ông đã bị tù, giải ra Bắc, rồi đưa về miền Nam và tình cờ gặp phóng viên Mỹ
tại Hàm Tân. Thiếu tá Cương H0 đến Hoa Kỳ đúng ngày 4/7/1991 và cư ngụ tại Orange County.
Trong suốt thời gian dài trên 10 năm sống tại miền Nam Cali, Lê Hữu Cương đã
sinh hoạt với giới văn nghệ, báo chí, nhưng chính ông và anh em cũng chẳng ai
được xem đoạn phim quay trong tù mà ông đóng vai chính.
Năm 2000, Lê Hữu Cương viết hồi ký về cuộc đời có kể lại đoạn được hỏi chuyện
trong tù bởi phái đoàn Mỹ. Trong cuốn tự chuyện này, chúng tôi mới được đọc qua
đã thấy được hai điều phải ghi lại, Lê Hữu Cương sinh trưởng tại Huế và đã gặp
thảm kịch đau thương khi mẹ và ba em gái của ông bị cộng sản giết trong kỳ Mậu
Thân.
Câu chuyện thứ hai cần phải ghi lại là tinh thần tương trợ hết sức hào hùng của
các cựu sinh viên sỹ quan Ðà Lạt khóa 16 thể hiện trong tù đã giúp cho Lê Hữu
Cương, dù chỉ có một chân đã sống còn.
Nhưng tiếc thay khi bộ phim Asia phổ biến năm 2005 thì sau đó chúng tôi cũng đã
được tin Lê Hữu Cương đã qua đời tại Miền Nam California.
Nhân chứng của một trang sử H0 không còn nữa.
Major Le, Huu Cuong 1970 SaiGon and 1984 Ham Tan, VietNam (Photo from
Video).http://www.take2tango.
Ðó là lý do chúng tôi viết bài này phổ biến trên báo, đọc bài này trên các
chương trình phát thanh và ghi lại các hình ảnh có được trên DVD phát hành ngày
quân lực tháng 6 năm 2009.
Xin hãy đọc báo, xin hãy xem hình, xin hãy nghe radio, xin hãy đón coi DVD để
thấy rằng lịch sử đã được gom lại như thế nào? Phải được thu hồi như thế nào?
Cần được tập trung như thế nào? Trước khi di sản mai một và nhân chứng không
còn nữa.
Xin hãy liên lạc về IRCC, Inc. số 1445 Koll Circle, suite 110, San Jose, CA
95112. Tel: 408-392 9923 để có được đoạn phim đối thoại hào hùng duy nhất trong
tù của thiếu tá độc cước Lê Hữu Cương, người nhân chứng không còn nữa. Bộ DVD
“Chân dung người lính VNCH” của viện Bảo tàng Việt Nam còn có hình ảnh người
phi công ngồi hát bản tình ca trên hè phố Sài Gòn ngay từ 1984. Người vợ thăm
chồng “cải tạo”, ông nhạc trưởng của ban văn nghệ Hàm Tân ca vang bản nhạc vui
với bộ mặt sầu thảm như dao cắt trong lòng. Và sau cùng là hình ảnh người lính
vô danh của sư đoàn 3 bộ binh tiêu biểu cho danh hiệu “Can trường trong chiến
bại”.
Xin hãy cùng chúng tôi lên đường đi tìm nhân chứng cho thiên anh hùng ca của
QLVNCH sau tháng tư 1975.
Giao Chỉ, San Jose
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NHỮNG CON SỐ... LỊCH SỬ
Sau ngày 30 tháng 4 năm
1975 , tất cả quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đều trở thành đối tượng của “chế
độ lao động cải tạo”, một chính sách do cộng sản Việt Nam du nhập từ
Trung cộng và được tôi luyện từ miền Tây Bá Lợi Á của thiên đường Sô viết.
Tài liệu của Viện Bảo Tàng Việt Nam tại San Jose ghi nhận số lượng tù cải tạo
như sau:
- Năm 1975 QLVNCH có 980.000 quân nhân gồm 1/10 cấp Tá và cấp Tướng tổng cộng
9.600, cấp úy là 80.000, còn lại là hạ sỹ quan và binh sĩ.
- Cấp Tướng tại ngũ đến 30 tháng 4 năm 75 là 112; bị tù cải tạo: 32 vị, 80
tướng lãnh di tản và 1 số nhỏ không bị bắt giam.
- Ðại tá có 600, bị tù 366.
- Trung tá có 2.500, bị tù 1.700.
- Thiếu tá có 6.500, bị tù 5.500.
- Cấp úy có 80.000, bị tù 72.000. Trong số này bao gồm cả nữ quân nhân cũng như
thành viên đảng phái và các cấp chính quyền.
Ðây là con số ghi nhận được từ phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, không có tài
liệu của các trại giam phía cộng sản để đối chiếu; và không có con số chính xác
tù cải tạo bị chết trong khi giam cầm.
Ghi chú: Tất cả danh từ “cải tạo” thực sự đều là tù chính trị.
NHỮNG NGƯỜI TÙ KHÔNG ÁN
Không kể thành phần bị bắt trước 1975 nhưng không được trao trả tù binh sau
1973, thì thời gian tù “cải tạo” kéo dài từ 1 năm đến 17 năm. Từ 1975 đến 1992.
Năm 1988 gần như là năm cuối cùng, hầu hết tù được trả tự do.
Suốt 4 năm tiếp theo chỉ còn lại 120 tù bị giam tại Z30D gọi là Trại Thủ Ðức
tại Hàm tân. Trong số này có 9 vị tướng lãnh. Ðại tá Phạm Duy Khang khóa 6 Võ
bị, làm thư ký Trại còn nhớ tên từng người. 4 Thiếu tướng: Lê Minh Ðảo, Ðỗ kế
Giai, Trần Bá Di, Nguyễn Ngọc Sang, và 5 Chuẩn Tướng: Lê Văn Thân, Hoàng Lạc,
Mạch Văn Trường, Trần Quang Khôi, Phạm Duy Tất.
Cấp Ðại tá có 22 người, 20 thiếu tá và các thành viên cảnh sát, đảng phái.
Thiếu tướng Ðỗ Kế Giai tả lại quang cảnh khi tất cả mọi người được thả hết chỉ
còn mấy ông Tướng. Trại Hàm Tân hoàn toàn vắng lặng. Cộng sản cho xe chở 5 ông
tướng về chuyến cuối cùng. Vì đường đi thuận tiện, xe về Saigon
đến nhà các vị Tướng khác hết 1 vòng, Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai là người về sau
cùng. Ông bước xuống xe, tâm trạng thực băn khoăn khó tả. Tù vừa tròn 17 năm.
Những ông tướng khác về trước ông chừng nửa giờ nên tướng Giai là người sau
cùng, theo ý nghĩa tiêu biểu của lịch sử.
Hỏi chuyện ngục tù, ông Giai nhắc lại câu danh ngôn của người xưa: “Bại binh
chi tướng, bất khả ngôn dũng“ (Tướng quân thua trận, không thể nói mạnh).
Lại hỏi rằng, suốt thời kỳ 17 năm có thấy cộng sản hay thế giới tự do vào quay
phim hay chụp hình để bây giờ có thể đi tìm dấu tích của những năm dài “cải
tạo”; vị chỉ huy trưởng binh chủng Biệt động quân cho biết, dường như chẳng thấy
gì.
NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG QUÊN:
1975 : Hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản tập
trung “cải tạo”.
1980 : Sau 5 năm tranh đấu, dư luận Mỹ và thế giới áp lực Hà Nội phải thả tù .
1982 : Tại Pháp, Phạm văn Ðồng, Thủ tướng Hà Nội thách thức sẽ trả tự do nếu Mỹ
nhận hết tù cải tạo.
1982 : Ngoại trưỡng Mỹ điều trần tại Quốc hội cho biết sẽ nhận 10.000 tù chính
trị Việt Nam
và gia đình.
1985 : Lần đầu tiên , cơ quan IRCC,Inc. tại San Jose
nhận được 1 video tape do phóng viên tự do Hoa Kỳ quay tại Việt Nam. Trong đó
có ba đoạn hết sức đặc biệt:
1) Phi công Việt Nam Cộng Hòa, vừa được tự do
2) Vợ con tù thăm nuôi tại Hàm tân;
3) Ban văn nghệ của Trại Hàm Tân;
4) Phỏng vấn 1 người tù cụt chân cấp Thiếu tá.
1985 : Hoa Kỳ và Việt Nam
gặp nhau tại New York
bàn về việc thả tù cải tạo.
1987 : Lần đầu tiên nhà báo Thụy Ðiển được vào làm phóng sự tại Trại Nam Hà,
tiếp theo Hà Nội bắt đầu chuyển thêm tù cải tạo vào Nam và trả tự do từng đợt .
Tháng 7 năm 1988 : Phái đoàn Funseth đi Hà nội họp về việc nhận tù cải tạo.
Tháng 8 năm 1988 : Hà Nội đơn phương loan báo đình chỉ việc thảo luận.
Tháng 1 năm 1989 : Lần đầu tiên Hồng thập tự Hoa Kỳ được phép gửi quà cho tù
“cải tạo”.
Một chiến dịch gửi quà được phát động tại hải ngoại .
Tháng 4 năm1989 : Phái đoàn Quốc hội Cali về
Việt Nam
thảo luận về đề tài xã hội và tù “cải tạo”. Có các thành phần tỵ nạn Việt Nam cùng đi.
Ðại diện IRCC trách nhiệm tiểuban tù chính trị. Phái đoàn yêu cầu trả tự do cho
Võ Ðại Tôn. Phỏng vấn thu thanh Phan Nhật Nam
vừa được tự do tại Saigon.
Tháng 6 tháng 1989 : Thượng viện Mỹ tuyên bố yêu cầu Hà Nội trả tự do cho tù
“cải tạo” và Hoa Kỳ sẽ đón nhận .
Tháng 7 năm 1989 : Phái đoàn Hoa kỳ về Việt Nam ký thỏa ước nhận định cư tù
“cải tạo”
Tháng 8 tháng 1989 : Báo San Jose Mercury News gửi phóng viên về Saigon làm một
loạt bài phỏng vấn “tù cải tạo” sắp ra đi có gia đình chờ đợi tại San Jose.
Tháng 1 tháng 1990 : 15 gia đình H.01 đi chuyến đầu tiên đến phi trường San
Francisco, có 4 gia đình về Bắc Cali. 11 gia đình chuyển tiếp đến các tiểu bang
khác và Quận Cam.
Tháng 8 năm1993 : Ðại tá Phạm Duy Khang, sau 17 năm tù đã trở về đợt sau cùng
với 120 người. Ông đến San Jose
và dự lễ thượng kỳ ngày 8/8/1993 .
Sau đó các đợt HO bổ túc và chương trình đoàn tụ gia đình HO lần lượt tiếp diễn
suốt 15 năm từ 1994 đến 2009. Cho đến tháng 4 năm 2009 vẫn còn gia đình thuộc
diện “tù cải tạo” đến Hoa Kỳ.
NHỮNG THIÊN ANH HÙNG CA
Trước năm 75, Miền Nam
xây dựng hai nền cộng hòa đã tồn tại hết sức hào hùng qua hai chiến dịch tấn
công của địch. Chúng ta đã đứng vững trong trận Mậu Thân 68 và vượt qua trận
mùa hè 72.
Sau 1975 miền Nam
thất thủ nhưng vẫn còn ghi thêm hai thiên anh hùng ca bất tử.
Người chiến sĩ sống còn sau trận “cải tạo” và toàn dân miền Nam thành công
với những chuyến đi của thuyền nhân tỵ nạn.
Chúng tôi đã có bài viết về thuyền nhân và riêng bài này xin dành cho câu
chuyện tù “cải tạo”. Lần lượt đã kể ra những con số lịch sử, những người tù
không án, những ngày tháng không quên, những dữ kiện tuy khô khan cằn cỗi nhưng
chính là máu xương của một đạo quân, của một thể chế dân chủ không còn nữa.
Từ những con số này chúng ta hãy đi tìm nhân chứng và thu hồi di sản dành cho
trang sử gửi thế hệ tương lai.
ÐI TÌM NHÂN CHỨNG
Trong số muôn vàn lãnh vực, xin đưa ra một vài thí dụ để chứng minh về câu
chuyện tù “cải tạo.” Trong hơn 10 năm tù đày, người tù Miền Nam đã sáng tạo
biết bao di vật để dùng và để làm quà kỷ niệm gởi cho mẹ, cho vợ, cho con.
Chúng tôi cần những di vật đó. Chúng tôi đã có, nhưng chưa đủ.
Thư từ là những liều thuốc thần diệu để người tù nhờ đó mà sống trong hy vọng.
Chúng tôi cần giử lại những lá thư của tình yêu, bằng hữu và gia đình. Chúng
tôi đã có, nhưng chưa đủ.
Chúng tôi thường nghe nói khi người cha đi tù, thì mẹ đi bán thuốc lá bên lề
đường. Khi cha về phải đi đạp cyclo. Trong suốt 20 năm, chúng tôi đi tìm những
tấm hình như thế nhưng không có. Cho đến năm 2008 mới tình cờ có được các hình
ảnh quý giá. Nhưng vẫn còn đón chờ thêm các tài liệu tương tự.http://www.take2tango.com/
Chúng tôi được biết có nhiều gia đình cả hai vợ chồng đều đi tù cải tạo. Cả cha
con đều bị tù và nhiều anh em một nhà cùng chung số phận. Chúng tồi còn cần
thêm những sử liệu như thế.
CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI
Vị tướng hải quân vùng một, phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại có xuất bản một tác phẩm
hồi ký. Ông lấy câu chuyện đứt phim 1975 để đặt tựa cho cuốn sách. Tình cờ
chúng tôi có được tấm hình chụp hai chiến binh của sư đoàn 3 bộ binh Quân lực
Việt Nam Cộng Hòa bị bắt làm tù binh tại Quảng Trị khi Cộng quân tấn công 1972.
Hình này nằm trong bộ sưu tầm độc đáo của một phóng viên Anh quốc.
A wounded ARVN in pain beside another prisoner at fire base QuangTri overrun
by NVN, March 1972 (Another VietNam,
Tim Page Colection).http://www.
Hai chiến binh Cộng Hòa bị địch quân giải về khu tập trung tù binh bên kia biên
giới và một phóng viên của cộng sản Hà Nội đã chụp được tấm hình chân dung bất
hủ xứng đáng gọi là “Can trường trong chiến bại”. Khuôn mặt người lính số 2 dựa
vào người chiến binh số 1., Anh số 1 có thể là sĩ quan. Anh sỹ quan trẻ này bị
thương ở tay còn băng bó, mặt còn mang dấu của các mảnh trái pháo, ánh mắt buồn
bã nhưng vẫn đầy vẻ bất khuất.
Suốt đời tôi, chưa bao giờ nhìn thấy một gương mặt đầy ẩn dụ như vậy.
Bài viết sẽ đăng kèm tấm hình độc đáo này. Giờ này anh ở đâu?
Trên tài liệu DVD do IRCC, Dân Sinh và Viện Bảo Tàng San Jose sẽ phát hành ngày
quân lực 2009, chúng tôi phổ biến rộng rãi để nhắn tin đến bốn phương trời ngõ
hầu tìm cho được người lính chiến bại có nét mặt can trường của sư đoàn 3 bộ
binh.
THIẾU TÁ ÐỘC CƯỚC LÊ HỮU CƯƠNG
Câu chuyện sau cùng xin nói về người tù cải tạo Lê Hữu Cương, khóa 16 võ bị
Ðà Lạt, quận trưởng Củ Chi. Số là ngay từ đầu năm 1985 tình cờ chúng tôi gặp
được một anh phóng viên Hoa Kỳ tặng cho video tape quay phóng sự Saigon từ
1984, trong đó có những đoạn hết sức đặc biệt. Câu chuyện một phi công cựu tù,
mới được tự do có mở tiệm bán đồ nhậu tại Saigon.
Ðối thoại bằng Anh ngữ. Xin hãy tưởng tượng lúc đó là năm 1985, chúng tôi coi
phim mà lòng dạ nôn nao. Xúc động dâng lên khóe mắt. Anh em cùng ngồi xem mà
mặt mũi ai nấy hết sức căng thẳng. Cho đến nay chúng tôi vẫn không biết anh phi
công này là ai.
Một đoạn khác, quay tại trại tù Z30D tại Hàm Tân. Trại tù khang trang sạch sẽ và
rất ít người. Ai mà chẳng biết là cộng sản đã cho dọn dẹp và lùa tù đi làm, chỉ
còn lại cả trại trống vắng. Phóng viên quay phim và anh chàng làm phóng sự đi
cùng một thông dịch viên. Ban văn nghệ của trại được giới thiệu hát một bài.
Khán giả duy nhất là anh phóng viên Mỹ. Nhạc trưởng là ca sĩ chính nét mặt hết
sức đau khổ và cam chịu. Ông trả lời cấp bậc là thiếu tá, đã ở trại này nhiều
năm. Dường như cũng từ Nam Hà chuyển về.
Một đoạn khác là cảnh tù “cải tạo” được vợ con lên thăm. Xin lưu ý đây là thời
điểm của năm 1984 ở trại tù Miền Nam và cảnh này được trình diễn cho
báo Mỹ quay phim. Tuy nhiên nếu lưu ý vẫn nhìn ra được những nỗi đoạn trường.
Sau cùng, chúng tôi được xem đoạn phim đặc biệt. Một tù cải tạo cụt chân ngồi
cầm cặp mắt kiếng. Mắt anh rất sáng và dáng ngồi bình thản.
Gần như bất chợt, anh phóng viên hỏi bằng anh ngữ và người tù trả lời trực tiếp
cũng bằng anh ngữ. Anh cấp bậc gì? -Thiếu tá. Anh có đủ ăn không? -Có được ăn,
nhưng biết thế nào là đủ. Người tù hỏi ngược lại? Phóng viên Mỹ nói: Có phải
người công an này đứng đây nên anh không trả lời? (Ðến đây phóng viên ra hiệu
yêu cầu quản giáo đi ra). Không đủ ăn phải không ? Not enough? Trả lời, - Yes,
not enough. Anh có điều gì nhắn gởi với tổng thống Reagan không? - Tôi muốn
được tự do. Tôi muốn rằng thế giới tự do cứu chúng tôi. Cho chúng tôi được tự
do càng sớm càng tốt.
Máy quay phim chiếu xuống bàn tay cầm mắt kiếng. Rồi chiếu lên khuôn mặt người
tù với ánh mắt ngời sáng như ánh thép trong ngục tù.
Chúng tôi bị ánh mắt này theo đuổi trong nhiều năm. Suốt 20 năm, từ 1985 đến
2005 đã có ý hỏi thăm về người thiếu tá cụt chân này là ai, còn sống hay đã
chết.
Năm 2005 Asia quay video tại Hoa Thịnh Ðốn kỷ niệm 30 năm biệt xứ, chúng tôi có
cơ hội giới thiệu dự án viện Bảo Tàng và đồng thời có chiếu đoạn phim này trong
phần tài liệu.
Tiếc thay, dù đã có hàng chục ngàn khán giả nhưng vẫn không ai nhận ra người tù
bất khuất.
Mãi đến năm 2007 vừa qua, chúng tôi tìm được tin tức thì nhân chứng không còn
nữa. Người đó là thiếu tá Lê Hữu Cương, khóa 16 võ bị, mới ra trường đã bị
thương với cấp bậc trung úy. Anh bị cưa một chân nhưng tiếp tục tại ngũ. Tốt
nghiệp chỉ huy tham mưu và học xong lớp quân chánh thì về làm quận trưởng Củ
Chi. Ông là một trong số rất hiếm hoi các sỹ quan cấp tá, mất một chân mà vẫn
còn làm chi khu trưởng tại vùng đất dữ nhất của miền Ðông Nam phần.
Sau 1975 ông đã bị tù, giải ra Bắc, rồi đưa về miền Nam và tình cờ gặp phóng viên Mỹ
tại Hàm Tân. Thiếu tá Cương H0 đến Hoa Kỳ đúng ngày 4/7/1991 và cư ngụ tại Orange County.
Trong suốt thời gian dài trên 10 năm sống tại miền Nam Cali, Lê Hữu Cương đã
sinh hoạt với giới văn nghệ, báo chí, nhưng chính ông và anh em cũng chẳng ai
được xem đoạn phim quay trong tù mà ông đóng vai chính.
Năm 2000, Lê Hữu Cương viết hồi ký về cuộc đời có kể lại đoạn được hỏi chuyện
trong tù bởi phái đoàn Mỹ. Trong cuốn tự chuyện này, chúng tôi mới được đọc qua
đã thấy được hai điều phải ghi lại, Lê Hữu Cương sinh trưởng tại Huế và đã gặp
thảm kịch đau thương khi mẹ và ba em gái của ông bị cộng sản giết trong kỳ Mậu
Thân.
Câu chuyện thứ hai cần phải ghi lại là tinh thần tương trợ hết sức hào hùng của
các cựu sinh viên sỹ quan Ðà Lạt khóa 16 thể hiện trong tù đã giúp cho Lê Hữu
Cương, dù chỉ có một chân đã sống còn.
Nhưng tiếc thay khi bộ phim Asia phổ biến năm 2005 thì sau đó chúng tôi cũng đã
được tin Lê Hữu Cương đã qua đời tại Miền Nam California.
Nhân chứng của một trang sử H0 không còn nữa.
Major Le, Huu Cuong 1970 SaiGon and 1984 Ham Tan, VietNam (Photo from
Video).http://www.take2tango.
Ðó là lý do chúng tôi viết bài này phổ biến trên báo, đọc bài này trên các
chương trình phát thanh và ghi lại các hình ảnh có được trên DVD phát hành ngày
quân lực tháng 6 năm 2009.
Xin hãy đọc báo, xin hãy xem hình, xin hãy nghe radio, xin hãy đón coi DVD để
thấy rằng lịch sử đã được gom lại như thế nào? Phải được thu hồi như thế nào?
Cần được tập trung như thế nào? Trước khi di sản mai một và nhân chứng không
còn nữa.
Xin hãy liên lạc về IRCC, Inc. số 1445 Koll Circle, suite 110, San Jose, CA
95112. Tel: 408-392 9923 để có được đoạn phim đối thoại hào hùng duy nhất trong
tù của thiếu tá độc cước Lê Hữu Cương, người nhân chứng không còn nữa. Bộ DVD
“Chân dung người lính VNCH” của viện Bảo tàng Việt Nam còn có hình ảnh người
phi công ngồi hát bản tình ca trên hè phố Sài Gòn ngay từ 1984. Người vợ thăm
chồng “cải tạo”, ông nhạc trưởng của ban văn nghệ Hàm Tân ca vang bản nhạc vui
với bộ mặt sầu thảm như dao cắt trong lòng. Và sau cùng là hình ảnh người lính
vô danh của sư đoàn 3 bộ binh tiêu biểu cho danh hiệu “Can trường trong chiến
bại”.
Xin hãy cùng chúng tôi lên đường đi tìm nhân chứng cho thiên anh hùng ca của
QLVNCH sau tháng tư 1975.
Giao Chỉ, San Jose