Hình Ảnh & Sự Kiện

NHỮNG ĐỘC CHIÊU CỦA ĐỆ TỬ CÁI BANG Ở VIỆT NAM

Những tiêu cực của ăn mày Việt Nam chỉ là một khía cạnh của muôn ngàn tiêu cực của xã hội Việt Nam ngày nay. Xã hội thay đổi, ăn mày cũng thay đổi ngày càng xấu xa hơn.


 

Trúc Giang MN




Người ăn xin tàn tật trên đường phố của TP HCM

1* Mở bài

Giữa trời nắng gắt hay đêm khuya mưa lạnh, nhiều người già yếu, tàn tật phải dãi dầu trên đường phố để xin cho đủ số tiền quy định đem về nộp cho những kẻ chăn dắt.

Ăn mày tưọng trưng cho sự nghèo đói. Những mánh khoé gian manh, xảo trá, tàn bạo, độc ác phía sau hiện tượng ăn mày ở Việt Nam ngày nay cho thấy cái truyền thống đạo đức tốt đẹp ngàn năm của dân tộc đã xuống cấp và suy đồi trầm trọng.

Đạo quân cái bang đã làm hoen ố bộ mặt của chế động Cộng Sản ngày nay ở Việt Nam.

Ăn mày là ai? Ăn mày là ta, đói cơm rách áo mới ra ăn mày.

2* Giải mã “kỹ nghệ” độc nhất vô nhị của ăn mày Việt Nam

Nhiều ngón nghề của đệ tử cái bang làm cho người ta phải giật mình.

Phóng viên Giáo dục Việt Nam thuật lại: “Trong số những người ăn mày ngồi vật vạ ven đường, nổi bật một phụ nữ “cụt chân” nằm lê lết, kêu khóc thảm thiết, khiến ai cũng động lòng thương cảm, nhưng mấy ai biết được rằng đàng sau cảnh thương tâm đó là một phụ nữ hoàn toàn khoẻ mạnh. Người phụ nữ vốn “cụt chân” đó, nhìn trước ngó sau rồi chạy rất nhanh để cất cái xô đầy tiền.



Người phụ nữ vốn “cụt chân” đó, nhìn trước ngó sau rồi chạy rất nhanh để cất cái xô đầy tiền.

Bị bắt quả tang, chị ta không ngần ngại thú nhận: “Muốn họ cho tiền thì phải biết cách làm cho mình càng thảm thương càng tốt. Người ta nhìn vào phải cảm động thì mới xin được tiền của họ”.

Ở một góc phố khác, người cha khuyết tật, trong bộ quần áo tả tơi, ôm đứa con chưa hết mùi sữa mẹ. Tiếng khóc trẻ thơ với vẻ mặt đau thương của người đàn ông khiến cho người chung quanh không khỏi mủi lòng, người cho vài ngàn, chỉ trong chốc lát, tiền giấy đầy xô.

Đệ tử cái bang nầy kể lại. Việc đánh động lòng trắc ẩn hữu hiệu nhất là dùng trẻ thơ, nhưng việc nầy không đơn giản, phải chịu khó thuyết phục, mượn con cháu của người trong họ hang, hoặc phải chia tiền cho những cha mẹ nghèo khổ. Thường thì phải ngắt nhéo cho trẻ khóc thét lên để gây chú ý thiên hạ.

3* Câu chuyện độc đáo về kỹ năng Marketing của một đệ tử Cái Bang

Một người khách thuật lại câu chuyện độc đáo về kỹ năng Marketing (Tiếp thị trong kinh doanh) của một gã ăn mày.

“Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Gucci ra khỏi Tràng Tiền Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày sấn đến trước mặt, “Xin anh cho ít tiền”. Tôi cho hắn tiền rồi gạ chuyện, thế nhưng tên ăn mày nầy đã cho tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn chương trình MBA (Master of Business Administration degree -Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh) mà tôi đã học ở trường.

Tôi nhìn ông ta. Đầu tóc rối bù, áo quần rách nát, tay chân xương xẩu nhưng sạch sẽ”.

Qua phần đối thoại giữa người bố thí và kẻ ăn mày, có thể tóm tắt câu chuyện độc đáo như sau.

3.1. Phân tích mục tiêu

“Tôi chỉ ăn mày ở khu vực mua sắm sang trọng nầy thôi. Chỉ cần liếc qua một phát là thấy anh ngay: đi mua Gucci ở Plaza nầy chắc chắn là có nhiều tiền.”

Ông ta mở máy. “Làm ăn mày cũng phải ăn mày có khoa học”.

 

 

·         Ở nam thanh niên. Ăn mặc sang trọng, mua sắm ở khu vực sang trọng, có thu nhập cao nên tiêu tiền không lưỡng lự.


 

 

·         Ở những đôi nhân tình. Không thể để mất mặt với bạn gái vì thế nên phải tỏ ra hào phóng.


 

 

·         Ở các cô gái trẻ đi một mình. Đối tượng chính là ở tuổi từ 20 đến 30. Nếu còn nhỏ quá thì chưa làm ra tiền. Nếu lớn quá thì có thể có gia đình, chồng con nên chi tiêu có giới hạn, tiết kiệm, hạn chế.


3.2. Thu nhập trung bình mỗi ngày

“Từ thứ hai đến thứ sáu, trung bình được khoảng 200 ngàn đồng mỗi ngày. Cuối tuần thì có thể từ 400 đến 500 ngàn.

Tôi cũng làm việc 8 giờ vàng ngọc mỗi ngày, từ 11 giờ đến 19 giờ, cuối tuần đi làm như thường. Mỗi lần xin tiền một người khoảng 5 giây, trừ thời gian đi lại để tiếp cận các mục tiêu, là cứ một phút, tôi nhận được một tờ 1000 đồng. Mỗi ngày 8 giờ nhận được khoảng 480 tờ 1,000$, tính ra tỷ lệ thành công 60% thì thu được khoảng 300 ngàn mỗi ngày.

Chiến lược của tôi, dứt khoát là không bám đuôi khách hàng, vì nếu họ muốn cho thì đã cho ngay từ đầu rồi. Như vậy bám đuôi là lãng phí thời gian có giới hạn.

Có người cho rằng, ăn mày có số hên xui, tôi không nghĩ thế.

Ví dụ. Nếu có một cặp gồm thanh niên đẹp trai và một thiếu nữ xinh đẹp đứng trước shop bán đồ lót và mỹ phẩm, thì tôi đến xin tiền người thanh niên kia, vì trước người đẹp anh ta phải tỏ ra hào phóng, vì keo kiệt là điều mà phụ nữ không thích.

Một ví dụ khác. Hôm nọ, trước siêu thị hạng sang Big C, có một thiếu nữ tay xách gói đồ vừa mới mua ở siêu thị ra, đồng thời, có một cặp nam nữ, có vẻ yêu nhau, đang đứng ăn kem. Qua phân tích chớp nhoáng trong óc, tôi đến xin tiền cô gái đứng một mình, cô liền cho tôi 2 tờ 1,000$, vì cô có tiền thừa, tiền lẻ do siêu thị thối lại.

Trái lại, cặp tình nhân đang đứng ăn kem, tay cầm kem nên không tiện mở bóp, lục ví, cho nên họ sẽ trả lời không có tiền lẻ. Thật ra, những người giàu thường xài tiền lớn hoặc thẻ tín dụng.

Làm ăn mày cũng phải động não, nếu cứ nằm ệch ra ở xó chợ, ở cửa chợ, ở cầu thang lên đường vượt giao lộ, bởi vì ở cổng chợ thì khách vội vàng, mang xách cồng kềnh, có ai thuận tiện cho tiền ăn mày bao giờ đâu?”

Anh ăn mày thuật lại một câu chuyện độc đáo. “Có lần, một người nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào lên lầu 100 lần: “Hồng ơi! Anh yêu em” với giá 50 ngàn đồng. Tôi tính ra, cứ mỗi tiếng gọi thì mất 5 giây, so vụ nầy với việc ăn mày thì tôi được 500 đồng, lớn hơn gấp 10 lần gọi 100 tiếng, nên tôi từ chối, vì vừa ít tiền, vừa khan cổ, mất sức lao động.

Ở đây, một tên ăn mày có thể được cho tiền từ 800 lần đến 1,000 lần mỗi tháng, mà tính ra ở thành phố 3 triệu dân nầy, thì trung bình có khoảng 10,000 người bố thí cho một ăn mày, như vậy, tính ra thu nhập được ổn định, cho dù kinh tế thế giới có lên xuống đi nữa, thì tình hình ăn xin vẫn ổn định.

Tôi thường nói, tôi là người ăn mày vui vẻ, bởi vì ăn mày là nghề nghiệp của tôi, tôi phải hiểu niềm vui do nghề nghiệp mang đến. Nhiều người ăn xin chỉ vui khi nhận được nhiều tiền, tôi bảo chúng rằng vì vui vẻ nên mới nhận được nhiều tiền.

Lúc trời mưa gió, ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ, oán trách hoặc lăn ra ngủ, tôi bảo chúng đừng nên làm thế, mà hãy tranh thủ cảm nhận vẻ đẹp của thành phố.

Tối về, tôi dắt vợ con đi chơi. Ngắm trời đêm. Nhà ba người nói cười vui vẻ. Có lúc gặp đồng nghiệp ăn mày tôi cũng vất cho họ một vài ngàn đồng để thấy họ được vui. Nhìn họ vui, cũng như nhìn chính bản thân mình vậy. Một triết lý ăn mày đáng lưu ý.

 

 

·         Ông cũng có vợ con sao? người khách hỏi.


 

 

·         Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ. Con tôi đi học. Tôi vay nợ ngân hàng Vietinbank mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ trong 10 năm, vẫn còn 6 năm nữa mới trả hết. Tôi phải nổ lực kiếm tiền. Con tôi phải lên đại học, tôi sẽ cho nó học ngành quản trị kinh doanh để con tôi trở thành người ăn mày xuất sắc hơn bố nó.


3.3. Kỹ thuật Marketing của ăn mày

Gã ăn mày kết luận. “Ăn mày cũng phải cạnh tranh với nhau. Tôi vượt trội hơn bọn đối thủ ăn mày khác là do tôi biết áp dụng bảng phân tích SWOT trong Marketing.

*(SWOT Analysis gồm có: S=Strengths: ưu thế. W=Weaknesses: điểm yếu, bất lợi. O=Opportunities: thời cơ. T=Threats: nguy cơ)

Ưu điểm S của tôi là tôi không làm cho người ta phản cảm, lánh sợ, cũng là 2 yếu tố tránh được bất lợi (W). Cơ hội (O) thì chỉ là yếu tố bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, cụ thể như thành phố nầy đông 3 triệu người nên có nhiều cơ hội xin được tiền hơn thành phố thưa dân và nghèo. Nguy cơ (T) là thành phố có quyết định tích cực tiêu diệt nạn ăn xin hay không, thành phố nầy không có nguy cơ đó, nên tôi còn đi ăn mày như hôm nay.

Bảng phân tích tương tự như nguyên tắc: thiên thời, địa lợi, nhân hoà, trong chiến thuật, chiến lược dụng binh của người xưa.

Gã ăn mày nầy có đầu óc của một trí thức, thật là hiếm có.

 

 

4* Ăn mày chê tiền


Có câu “Ăn mày mà đòi xôi gấc”. Mới nghe tưởng như việc lạ đời nhưng thật ra nó đã xảy ra ở nhiều nơi trong xã hội Việt Nam ngày nay, làm cho người bố thí phiền hà không ít.

 

 

“Cho hai nghìn không đủ mua mớ rau”


Một bà ăn mày nói với cô sinh viên: “Cô tính thế nào chứ hai nghìn bây giờ không đủ mua mớ rau, lần sau mất công cho thì cho tử tế nhé”. Câu nói của bà lão ăn xin làm cho nhiều người phải sốc. Cô sinh viên giải thích: “Bà thông cảm cho, cháu chỉ còn mấy đồng để đi xe bus, nếu có hơn, cháu đã cho bà rồi”. Chứng kiến cảnh trên, một người nói “Ăn mày mà còn đòi xôi gấc”.

 

 

 


Anh Hoàng Anh Tuấn (Cổ Nhuế, Từ Liêm) chia sẻ: “Lần trước đi chùa. Có người xin tiền. Tôi mở ví ra nhưng không ngờ không còn tiền lẻ, tôi đành cáo lỗi, thì anh ta bảo: “Không sao, anh đưa tiền chẵn đi, tôi sẽ thối tiền lại cho”.

Chị Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) góp ý: “Nói thật, có lần tôi gặp chị em nhà nầy đi ăn xin. Thương tâm quá, tôi rút ví cho ba nghìn lẻ. Ngay lập tức, nó gọi tôi lại, giơ tờ 5 ngàn của nó lên bảo “Cho thêm hai nghìn mới đủ mua mớ rau nhé”.

Xã hội bây giờ thay đổi nhiều quá, ăn mày cũng thay đổi thái độ, nhiều khách cho ít tiền bị ăn mày tỏ thái độ khinh rẻ, chửi mắng.

Tại bến xe Mỹ Đình. Khách đang chờ xe. Bố con ăn mày đến. Người cho chục nghìn, người năm ba nghìn, một người cho hai nghìn thì người ăn mày bèn tỏ thái độ. Hắn đưa cái nón đựng tiền ra nói “Không thấy người ta cho bao nhiêu đây sao mà vứt hai nghìn vào đây?”. Nói xong, anh ta nhặt tờ giấy bạc trả lại người cho.

Bà hàng nước bên cạnh ra vẻ bí mật, nói: “Nói nhỏ với mấy chú nhé, lần sau gặp bọn nầy thì nên tránh xa. Toàn là bọn lừa đảo thôi, ngày nào chúng cũng lượn qua lượn lại, thấy khách là nhào đến xin tiền”.

 

 

5* Ăn mày thời hê lô, thanh kiu


Việt Nam mở cửa hội nhập thế giới, ăn mày cũng “ăn theo”, ăn mày quốc tế. Ăn mày thời hê lô, thanh kiu.

Ở Hà Nội, một cặp du khách người Tây vừa bước xuống taxi thì một bà ăn mày sà đến, bập bẹ vài tiếng Tây ba rọi. Bà lão rách rưới, dơ bẩn bám miết cặp vợ chồng Tây.

Tờ một đô la được nhận từ cái lắc đầu kèm theo thái độ và ánh mắt khó chịu của du khách, nhưng bà lão ăn mày Việt Nam thì rất vui mừng, vì một khách Tây bằng mười khách Việt. Một đô la ăn 16,000 đồng VN.

Ăn mày thời hê lô, thanh kiu được huấn luyện chuyên nghiệp hơn. Cả một đội quân cái bang, cụt chân, cụt tay, bó bột, quần áo dơ bẩn tả tơi, bu vào chèo kéo, bám chân du khách, có người còn xổ một tràng tiếng Tây: “Hello sir, madam, please give me some of ur money pocket” có thể hiểu theo ý như sau, “ông bà Tây ơi, cho tôi vài đồng lẻ đi”.

Huế hết thời mộng mơ rồi

Một người dân Huế thấy cái kịch bản ăn mày Hà Nội diễn ra ở đất Thần Kinh đã than thở “Huế hết cái thời mộng mơ rồi!”

 

 

6* Câu chuyện về Làng ăn mày


 

 

6.1. Làng Ăn Mày Quảng Thái


Hồi tháng 6 năm 2012, bí thư đảng ủy xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Năm 1993, xã Quảng Thái nổi tiếng vì thành tích có đông người ăn mày nhất nước. Chỉ có 9,000 dân mà đã có 700 trẻ em nghỉ học ra thành phố lang thang đi ăn xin. Trường Phổ thông Cơ sở xã Quảng Thái lúc đó buồn thiu, chỉ còn có hai lớp với vài chục học sinh”.

Nhắc lại việc cả làng đi ăn mày, ông Cao Tiến Việt, Bí thư xã cho biết, đó là thành hoàng của làng Quảng Thái là một ông tổ nghề ăn mày, nên được dân địa phương coi nghề ăn mày là cha truyền con nối. Thật sự là từ nhiều đời, đình làng nầy thờ thành hoàng là ông tổ nghề ăn mày.

Nhưng thực tế không phải vậy. Người dân đi ăn mày là do hậu quả của nghèo đói. Xã không có đất canh tác, địa phương phải hứng nhiều trận bão, cộng thêm thời kinh tế bao cấp của Chủ Nghĩa Xã Hội, dân đói, nên đi xin ăn.

Chính quyền xã không có biện pháp cứu trợ hoặc giúp đở vật chất, mà chỉ phát động tuyên truyền, đến từng nhà động viên cha mẹ, nhờ họ kêu gọi con trở về tiếp tục đi học. Chị Nguyễn Thị Dục, Chủ tịch Phụ Nữ xã cho biết, đi đến đâu cũng được trả lời như nhau “Con tôi sinh ra, cho nó đi đâu, làm gì là quyền của tôi. Không ai giúp đở chúng tôi thì xin đừng xía miệng vào. Kêu nó về thì lấy gì ăn, tiền đâu mà đi học? Làng xã cho có chúng tôi đồng nào không?. Bộ chúng tôi muốn cho con đi ăn mày lắm hay sao?

Trước tình trạng đó, cơ quan văn hoá thông tin xã đi giải thích về việc cha mẹ phải bảo vệ quyền trẻ em mà Liên Hiên Hiệp Quốc quy định, đó là: trẻ em có quyền được sống với gia đình, quyền được chăm sóc sức khoẻ, quyền được đi học…, mà quốc tế công nhận. Việc kêu gọi như thế là vô ích trước tình trạng của Làng Ăn Mày Quảng Thái nầy.

Trong 400 hộ ở Quảng Thái có 249 hộ có người đi ăn xin chuyên nghiệp. Các nhà nghiên cứu cho biết: năm 1995 có 571 lượt người đi xin ăn, năm 1998 có 167 lượt.

Quảng Thái trở thành một “thương hiệu” của ăn mày. Bí thư Cao Tiến Việt cho biết, “Cái khổ nhất là nhiều người ở tỉnh khác đi xin ăn đều bảo là người của Quảng Thái, có nghĩa là ăn mày rặt nòi, chính hiệu, họ lấy cái danh mà thiên hạ đặt cho Làng Ăn Mày để làm kế sinh nhai.

Cái khổ do người ăn mày tạo ra chưa dứt, thì đến cái khổ của những tờ báo ngồi ở Hà Nội, Sài Gòn viết về Quảng Thái, đó là tờ báo “T” ở Sài Gòn, báo “G” của một cơ quan dân số, đã viết những bài hoàn toàn sai sự thật về Quảng Thái. Họ thêm mắm dậm muối, nào là có “lớp dạy trẻ em ăn mày”, “trẻ em bỏ học để đi ăn mày”, “ăn mày xây nhà 3 tầng”.

Năm 2004, nước Hoà Lan đến giúp dân làng trong đề án C.A.M (Chống Ăn Mày). Đến năm 2012, tỷ lệ nghèo đói vẫn còn cao là 26.3%

 

 

6.2. Huyền thoại về ngôi mộ ông tổ Cái Bang Làng Quảng Thái


 

 

Trong dân gian có lan truyền về câu chuyện bốc mộ thành hoàng.


Thành hoàng là ông thần được thờ trong Đình làng, được tôn trọng, xem như thần hộ mạng, bảo vệ đời sống sung túc và an cư lạc nghiệp của dân làng. Mỗi năm có tổ chức lễ Kỳ Yên, tức là lễ cầu an, cúng bái, bày những trò vui chơi như hát chèo, hát bội, chọi gà, chọi trâu, đánh cờ…

Câu chuyện về thần ăn mày Quảng Thái.

“Đó là một ngày rất xa xưa, khi người dân bốc mộ thành hoàng, thì bốc nhằm mộ của một người ăn mày có tiếng tăm trong làng. Cả làng chưa biết làm sao thì các phụ lão bảo phải mời thầy pháp, thầy phù thủy trong vùng đến xem xét lại long mạch và chỉ lối cho dân làng phải làm gì.

Đứng trước ngôi mộ mới đào lên, thầy phù thủy phán rằng: “Để cho linh hồn của người ăn mày được bình yên, hài lòng và có đủ quyền uy bảo hộ bá tánh, thì từ nay trở đi, hàng năm, cứ sáng mồng một Tết nguyên đán, thì từ lý hào, điền chủ đến dân đen, phải đóng cửa, đi ăn mày ở xứ người.” Huyền thoại cả làng đi ăn mày vào ngày Tết bắt đầu từ đó, được truyền tụng trong dân gian”.

Hiện tượng cả làng đi ăn mày vào ngày mồng một Tết là có thật trong quá khứ. Trước kia, thời nhà Lê, vua Lê Thánh Tông cho thi hành chính sách “ngự binh ư nông” trên mảnh đất vùng biển nầy, tức là cho quan quân triều đình đến trấn giữ bờ biển và tự túc lương thực bằng nghề nông.

Một lần khi Tết Nguyên đán gần kề, chánh sứ Tô Chính Đạo phải dẫn quân đi đánh Chiêm Thành, khi chiến thắng trở về, tổ chức khao quân và ăn Tết vào tháng hai âm lịch. Tục ăn Tết trễ được giữ những năm sau đó, có lẻ để nhớ ơn những người lập ấp và giữ nước.

Lịch sử ghi như thế, nhưng dân gian những thế hệ sau truyền miệng là dân làng bỏ Tết đi ăn mày. Thật ra cũng không có gì lạ cả, do mê tín mà có nhiều làng sùng bái như thờ cúng những người chết vào giờ trùng như “Thần chết nghẹn”, họ thờ “Thần Tà Dâm”, Thần rắn“. Ở xã Lộng Khê, huyện Phủ Dực, tỉnh Thái Bình dân làng thờ “Thần Ăn Trộm”, làng Đông Thôn, huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông dân làng thờ “Thần trẻ con”…

 

 

7* Luật tàn nhẫn ở lò đào tạo ăn xin


Ngày 10-6-2012, nhóm phóng viên điều tra đưa lên bài viết tựa đề “Luật tàn nhẫn ở lò đào tạo trẻ ăn xin”

Nhiều trùm chăn dắt đánh đập trẻ em đến tàn tật để người khác rủ lòng thương mà cho tiền. Các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung đông đảo nhất trẻ ăn xin từ 4 tuổi đến 12 tuổi. Nhiều người thường có chung một ý nghĩ, đó là những trẻ mồ côi không nơi nương tựa, nhưng thật ra có rất nhiều trẻ em là nạn nhân của những tên trùm chăn dắt ăn xin.

Tư vừa là chủ đường dây vừa giả dạng người tàn tật ăn xin

7.1. Huấn luyện trẻ ăn mày bằng roi da

Hồi tháng 5 năm 2012, Sài Gòn bị nhấn chìm trong biển nước mênh mông sau những cơn mưa tầm tã. Trong dòng xe hì hụt nhích từng bước trên biển nước, Nguyễn Văn Tí, 12 tuổi quê An Giang, khập khiễng bì bõm lết đi xin tiền hết người nầy đến người khác. Vẻ mặt sợ hãi đến tội nghiệp của em bé khiến ai cũng thương cảm.

Tí cho nhóm phóng viên biết, năm 6 tuổi em bị cha mẹ bán cho một người tên Tuấn ở Sài Gòn.

Vừa bước chân vào nhà ông ấy thì bị một trận đánh phủ đầu dằn mặt. Đám đệ tử của ông ấy huấn luyện suốt hai tháng để trở thành một ăn mày chuyên nghiệp. Ông ấy dùng roi mây, roi da đánh vào chân cho đến khi chân không còn cảm giác, phải đi khập khiễng mới thôi.

Được Tí giúp đở, nhóm phóng viên đến tìm hiểu tại một lò đào tạo trẻ ăn mày ở quận 7 do người chăn dắt là ông Bính, 56 tuổi.

Đường dây nầy có 15 trẻ em, trong đó có Tí được coi là “mỏ vàng số 1”. Vào lúc 14 giờ, ông Bính lăm lăm cái roi da trên tay, miệng luôn hò hét đám đàn em huấn luyện 4 em “lính mới” từ 10 đến 12 tuổi. Ông Bính liên tục quất roi da vào chân cẳng những đứa bé cho đến khi có tiếng thét thất thanh “Chú đừng đánh cháu nữa. Cháu đã gãy chân rồi!”.

Cạo đầu, đánh vào bộ phận sinh dục, bẻ gãy chân hoặc gãy tay, bỏ đói, cho ăn muối trộn ớt để hành hạ và khống chế trẻ ăn xin.

7.2. Phát biểu của Hội Bảo Vệ Trẻ Em Sài Gòn

Ông Huỳnh Văn Bình, Hội Bảo Vệ Trẻ Em Sài Gòn cho biết, việc làm của những tên trùm chăn dắt nầy quá tàn nhẫn và độc ác. Họ bóc lột thậm tệ những đứa trẻ còn quá nhỏ, chính quyền chưa chấm dứt được địa ngục trần gian của đám trẻ đáng thương nầy.

Những đường dây chăn dắt thường thay đổi chỗ ở luôn nên công an khó khám phá. Thật ra, việc triệt hạ các đường dây chăn dắt cũng dễ thôi. Việc đơn giản nhất là theo dõi đám trẻ ăn mày về tận ổ cũng không khó khăn gì.

 

 

8* Ăn mày ở Trung Cộng


 

 

8.1. Trung Cộng gom ăn mày vào cũi sắt






Để tránh nạn ăn mày quấy rầy và lừa gạt du khách, nhiều địa phương ở Trung Cộng đã gom họ vào trong cũi sắt.

Ngày 15-9-2012, nhân ngày lễ hội ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, nhà nước đã dựng một cái lồng sắt dài 50 mét phía trước cổng miếu, nhốt tất cả ăn mày vào trong đó. Trẻ nhỏ, con cái ăn mày cũng bị nhốt luôn.

Biện pháp nhất thời nầy chỉ ngăn chặn trong ngày lễ nhưng không phải là giải pháp chấm dứt được nạn ăn mày.

 

 

8.2. Những hiện tượng ăn mày gây xôn xao ở Trung Cộng


Cộng đồng cư dân mạng Trung Cộng, nhất là tuổi trẻ, bị cấm và hạn chế nhắc đến những cụm từ như “Thiên An Môn”, nhân quyền, tự do, dân chủ…nhưng được tự do nói về những đề tài hot boy, hot girl và tài tử điện ảnh…

 

 

8.2.1.”Lãng tử nhặt rác” làm chao đảo cư dân mạng


Đầu năm 2012, tại một khu phố ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, thường xuất hiện một chàng ăn mày bảnh trai, phong cách sành điệu giống như diễn viên nổi tiếng Tạ Đình Phong. “Lãng tử nhặt rác” là cái tên mà dân cư trên mạng đặt cho anh ta.

Qua những bức ảnh được tung lên mạng, nhiều người mô tả “hot boy ăn xin” nầy thích mặc áo vest, đeo kính râm, đội nón bạc, luôn luôn có điếu thuốc trên môi, đầy phong cách một lãng tử. Thế là nhiều cô gái đua nhau bàn tán về lãng tử nhặt rác nầy như là một thần tượng của họ.

 

 



 

 

8.2.2. Hot boy xuyên lục địa


Một chàng trai khác tên là Cheng Guoreng, nổi bật đầy chất phong trần, bụi bặm, được các cô đặt cho cái biệt danh là “Chàng ăn mày phong lưu đệ nhất”. Tin tức trên mạng khiến cho báo chí dưới đất liên tục săn đón như đối với một siêu sao điện ảnh vậy.

Cheng Guoreng sống tha phương cầu thực ở Ninh Ba, Chiết Giang. Hình ảnh bề ngoài bảnh trai, bụi đời, sương gió, đã thu hút sự hâm mộ, không những chỉ ở Trung Cộng mà thậm chí còn lan sang Nhật Bản và Nam Hàn nữa. Đúng là gã ăn mày xuyên lục địa đã làm cho dân mạng xôn xao một thời.

 

 

8.2.3. Hot boy ăn mày sành điệu nhất


Giữa năm 2012, một chàng ăn mày có phong cách phong lưu, lịch lãm tên là Zhou Fei trở nên nổi tiếng với danh hiệu “Gã ăn mày sành điệu nhất Trung Quốc”. Lang thang từ năm 14 tuổi với quyết tâm trở thành ăn mày chuyên nghiệp vào năm 2011. Khi ăn xin, mặc bộ đồ vest giá 600 USD, xức dầu thơm đắt tiền và tạo kiểu tóc.

“Doanh thu” của Zhou Fei lệ thuộc vào thời tiết, có ngày được 1,500 USD nhưng cũng có hôm không được đồng xu ten nào cả.

8.2.4. Lãng tử nhặt rác đốn tim fan nữ

Giữa tháng 3 năm 2013, một hiện tượng “hot boy ăn mày” khác xuất hiện ở phố Liễu Cảng tỉnh Sơn Tây. Chàng “hoàng tử nhặt rác” nầy thu hút khách đi đường bởi chiều cao độ 1m80, gương mặt tự tin, mái tóc lãng tử cùng cặp kiếng râm sành điệu, xử dụng xe đạp làm phương tiện hành nghề. Khoát lên chiếc áo vest, vác trên vai một bao rác, điếu thuốc luôn ngậm trên môi.

 

 

“Hot boy ăn mày” xử dụng xe đạp làm phương tiện hành nghề, vác trên vai một bao rác


Khi có người hoặc ống kính hướng đến, thì chàng trai vẫn tỏ thái độ thản nhiên, đồng thời, cử chỉ điệu bộ giống như một diễn viên đang tạo dáng chụp hình.

Một trang mạng của nhóm teen girl liên tục cập nhật hình ảnh và thông tin của “hoàng tử ăn mày” lạ lùng nầy. Hình ảnh của chàng trai bụi khiến cho một cô gái muốn phát điên lên thú nhận như bị tiếng sét ái tình. Thật là không sao hiểu nổi bọn con gái tàu khựa trong thời buổi nầy được.

 

 

9*. Lịch sử Cái Bang trong tiểu thuyết Kim Dung


Ảnh hưởng của tiểu thuyết Kim Dung đã ăn sâu vào xã hội Việt Nam, hai chữ “Cái Bang” thường được báo chí xử dụng để chỉ người ăn mày, ăn xin, hành khất, trên đường phố.

Trong tiểu thuyết, Cái Bang là một bang hội gồm những người không thích làm việc, mà chỉ muốn xin thức ăn thừa của thiên hạ. Kim Dung mô tả Cái Bang là Đệ nhất bang, gồm trên 60 vạn ăn mày, Đông Tây Nam Bắc, nơi nào có ăn mày là có Cái Bang, chủ trương làm việc nghĩa.

 

 

 


 

 

9.1. Lịch sử


Theo lời kể của Hồng Thất Công, Bang chủ đời thứ 18, thì Cái Bang có một lịch sử lâu đời, khoảng từ thời nhà Đường của Lý Thế Dân và thời Thiếu Lâm bắt đầu khai môn lập phái.

Bang Chủ đầu tiên là Hồng Tứ Hải sáng tạo ra 18 chiêu Hàng Long chưởng, tức là 18 chưởng, chí cương, buộc rồng phải đầu hàng, còn Đả Cẩu Bổng pháp thì chưa hoàn thiện. Đến đời thứ ba thì Bang chủ bổ sung thành 36 chiêu hoàn chỉnh.

Thời cực thịnh của Cái Bang là lúc Kiều Phong làm Bang Chủ đời thứ 8, đã lập được nhiều chiến công cho võ lâm Trung Nguyên và nước Đại Tống. Nhưng Kiều Phong mất sớm, Cái Bang như rắn không đầu nên uy danh không còn lừng lẫy nữa. Đến đời Bang Chủ thứ 18 là Hồng Thất Công, thì Cái Bang khôi phục lại một phần nào.

Bang chủ thứ 19 là Hoàng Dung, nữ Bang chủ đầu tiên và sau đó chỉ có một nữ Bang chủ là Sử Hồng Thạch, con gái của Bang chủ Sử Hỏa Long.

9.2. Hệ thống tổ chức

Hệ thống tổ chức của Cái Bang cũng đã có những thay đổi. Thời Bắc Tống, ngoài Bang chủ ra, có Tứ Đại Trưởng Lão và hai trưởng lão Chấp pháp và Truyền Công.

 

 

Thời Nam Tống, Cái Bang chia làm hai phái, phái áo dơ là Ô Y, và phái Áo Sạch là Tịnh Y.


Đến thời nhà Minh thì chỉ có hai lãnh đạo cao nhất là Trưởng Bát Long Đầu và Trưởng Bảng Long Đầu.

Đệ tử Cái Bang cũng được chia theo đẳng cấp: mới gia nhập thì thuộc cấp một (1 túi), rồi từ từ, theo công lao và thành tích mà thăng lên cấp hai (2 túi), cấp ba (3 túi)… cao nhất là các trưởng lão cấp tám (8 túi), cấp chín (9 túi). Trên hết là Bang Chủ, Bang Phó và 4 Đại Trưởng Lão.

Cái Bang được coi là tai mắt của thiên hạ. Khắp 4 phương: Đông Tây Nam Bắc, chỗ nào có ăn mày là có Cái Bang. Hệ thống tìm kiếm, thu thập tin tức và thông tin liên lạc là sở trường của tổ chức ăn mày nầy.

Đệ tử Cái Bang được phép học võ của bất cứ môn phái nào khác, nhưng tuyệt kỹ của hai môn võ trấn bang là Hàng Long Thập Bát Chưởng và Đả Cẩu Bổng Pháp (Gậy đánh chó) chỉ truyền cho bang chủ đời kế tiếp mà thôi. Trong nghi thức nhậm chức Bang chủ, thì mọi người lần lượt đến phun nước miếng (nước bọt) vào đầu Bang chủ mới.

9.3. Những Bang chủ có tiếng tăm

Những Bang Chủ được biết đến nhiều nhất là: Kiều Phong (đời thứ 8), Du Thản Chi (thứ 9), Hồng Thất Công (thứ 18), Hoàng Dung (thứ 19), Lỗ Hữu Cước (thứ 20), Gia Luật Tề (21), Sử Hoả Long (25), Sử Hồng Thạch (26), và Bang chủ sau cùng, đời thứ 45 là Trạng Nguyên Tô Khất Nhi (Tô Sáng) ở tỉnh Quảng Đông.



 

 

Kiều Phong với Hàng Long Thập Bát Chưởng


Cái Bang của Kim Dung là những người hành hiệp trượng nghĩa, có thời kỳ tham gia việc bảo vệ đất nước cho nên bị kẻ thù cài người vào nằm vùng đánh phá, gây chia rẻ để làm suy yếu bang hội nầy. Cụ thể là hoàng tử Hoắc Đô của Mông Cổ ngụy trang làm ăn mày nằm vùng, ra tranh chức Bang chủ với Gia Luật Tề, con rể của Quách Tĩnh - Hoàng Dung, với mục đích là chiếm giữ chức “Chủ tịch cộng đồng” Cái Bang để đánh phá và gây chia rẻ đoàn thể, nhưng đã bị vạch mặt, bị chửi tơi bời, nhục nhã và thất bại thê thảm.

 

10* Kết


Những tiêu cực của ăn mày Việt Nam chỉ là một khía cạnh của muôn ngàn tiêu cực của xã hội Việt Nam ngày nay. Xã hội thay đổi, ăn mày cũng thay đổi ngày càng xấu xa hơn.

Tình trạng bắt trẻ em đi ăn xin ngày càng phổ biến và tràn lan trên khắp càng thành phố lớn, nhất là thành phố mang tên bác, thành phố Hồ Chí Minh.

Những kẻ tán tận lương tâm, độc ác đã lạm dụng các em nhỏ không đủ sức kháng cự để tự vệ. Họ hành hạ, mục đích làm cho các em trở thành tàn tật, như lấy dao lam rạch miệng, rạch mặt, đánh cho gãy chân hoặc gãy tay, dùng cây chọc thủng lổ tai cho thành điếc, rồi đưa các em bé thân tàn ma dại, tật nguyền, tàn phế, lê lết, lang thang trên các nẻo đường, xin tiền mang về nạp cho những kẻ chăn dắt độc ác.

Tệ hơn nữa, các em còn là nạn nhân của người ruột thịt như cô chú, bác ruột, thậm chí chính cha mẹ của các em nữa.

Trúc Giang

Minnesota ngày 6-6-2013

http://khoahoc-kythuat.blogspot.com/2013/06/nhung-oc-chieu-cua-e-tu-cai-bang-o-viet.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NHỮNG ĐỘC CHIÊU CỦA ĐỆ TỬ CÁI BANG Ở VIỆT NAM

Những tiêu cực của ăn mày Việt Nam chỉ là một khía cạnh của muôn ngàn tiêu cực của xã hội Việt Nam ngày nay. Xã hội thay đổi, ăn mày cũng thay đổi ngày càng xấu xa hơn.


 

Trúc Giang MN




Người ăn xin tàn tật trên đường phố của TP HCM

1* Mở bài

Giữa trời nắng gắt hay đêm khuya mưa lạnh, nhiều người già yếu, tàn tật phải dãi dầu trên đường phố để xin cho đủ số tiền quy định đem về nộp cho những kẻ chăn dắt.

Ăn mày tưọng trưng cho sự nghèo đói. Những mánh khoé gian manh, xảo trá, tàn bạo, độc ác phía sau hiện tượng ăn mày ở Việt Nam ngày nay cho thấy cái truyền thống đạo đức tốt đẹp ngàn năm của dân tộc đã xuống cấp và suy đồi trầm trọng.

Đạo quân cái bang đã làm hoen ố bộ mặt của chế động Cộng Sản ngày nay ở Việt Nam.

Ăn mày là ai? Ăn mày là ta, đói cơm rách áo mới ra ăn mày.

2* Giải mã “kỹ nghệ” độc nhất vô nhị của ăn mày Việt Nam

Nhiều ngón nghề của đệ tử cái bang làm cho người ta phải giật mình.

Phóng viên Giáo dục Việt Nam thuật lại: “Trong số những người ăn mày ngồi vật vạ ven đường, nổi bật một phụ nữ “cụt chân” nằm lê lết, kêu khóc thảm thiết, khiến ai cũng động lòng thương cảm, nhưng mấy ai biết được rằng đàng sau cảnh thương tâm đó là một phụ nữ hoàn toàn khoẻ mạnh. Người phụ nữ vốn “cụt chân” đó, nhìn trước ngó sau rồi chạy rất nhanh để cất cái xô đầy tiền.



Người phụ nữ vốn “cụt chân” đó, nhìn trước ngó sau rồi chạy rất nhanh để cất cái xô đầy tiền.

Bị bắt quả tang, chị ta không ngần ngại thú nhận: “Muốn họ cho tiền thì phải biết cách làm cho mình càng thảm thương càng tốt. Người ta nhìn vào phải cảm động thì mới xin được tiền của họ”.

Ở một góc phố khác, người cha khuyết tật, trong bộ quần áo tả tơi, ôm đứa con chưa hết mùi sữa mẹ. Tiếng khóc trẻ thơ với vẻ mặt đau thương của người đàn ông khiến cho người chung quanh không khỏi mủi lòng, người cho vài ngàn, chỉ trong chốc lát, tiền giấy đầy xô.

Đệ tử cái bang nầy kể lại. Việc đánh động lòng trắc ẩn hữu hiệu nhất là dùng trẻ thơ, nhưng việc nầy không đơn giản, phải chịu khó thuyết phục, mượn con cháu của người trong họ hang, hoặc phải chia tiền cho những cha mẹ nghèo khổ. Thường thì phải ngắt nhéo cho trẻ khóc thét lên để gây chú ý thiên hạ.

3* Câu chuyện độc đáo về kỹ năng Marketing của một đệ tử Cái Bang

Một người khách thuật lại câu chuyện độc đáo về kỹ năng Marketing (Tiếp thị trong kinh doanh) của một gã ăn mày.

“Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Gucci ra khỏi Tràng Tiền Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày sấn đến trước mặt, “Xin anh cho ít tiền”. Tôi cho hắn tiền rồi gạ chuyện, thế nhưng tên ăn mày nầy đã cho tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn chương trình MBA (Master of Business Administration degree -Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh) mà tôi đã học ở trường.

Tôi nhìn ông ta. Đầu tóc rối bù, áo quần rách nát, tay chân xương xẩu nhưng sạch sẽ”.

Qua phần đối thoại giữa người bố thí và kẻ ăn mày, có thể tóm tắt câu chuyện độc đáo như sau.

3.1. Phân tích mục tiêu

“Tôi chỉ ăn mày ở khu vực mua sắm sang trọng nầy thôi. Chỉ cần liếc qua một phát là thấy anh ngay: đi mua Gucci ở Plaza nầy chắc chắn là có nhiều tiền.”

Ông ta mở máy. “Làm ăn mày cũng phải ăn mày có khoa học”.

 

 

·         Ở nam thanh niên. Ăn mặc sang trọng, mua sắm ở khu vực sang trọng, có thu nhập cao nên tiêu tiền không lưỡng lự.


 

 

·         Ở những đôi nhân tình. Không thể để mất mặt với bạn gái vì thế nên phải tỏ ra hào phóng.


 

 

·         Ở các cô gái trẻ đi một mình. Đối tượng chính là ở tuổi từ 20 đến 30. Nếu còn nhỏ quá thì chưa làm ra tiền. Nếu lớn quá thì có thể có gia đình, chồng con nên chi tiêu có giới hạn, tiết kiệm, hạn chế.


3.2. Thu nhập trung bình mỗi ngày

“Từ thứ hai đến thứ sáu, trung bình được khoảng 200 ngàn đồng mỗi ngày. Cuối tuần thì có thể từ 400 đến 500 ngàn.

Tôi cũng làm việc 8 giờ vàng ngọc mỗi ngày, từ 11 giờ đến 19 giờ, cuối tuần đi làm như thường. Mỗi lần xin tiền một người khoảng 5 giây, trừ thời gian đi lại để tiếp cận các mục tiêu, là cứ một phút, tôi nhận được một tờ 1000 đồng. Mỗi ngày 8 giờ nhận được khoảng 480 tờ 1,000$, tính ra tỷ lệ thành công 60% thì thu được khoảng 300 ngàn mỗi ngày.

Chiến lược của tôi, dứt khoát là không bám đuôi khách hàng, vì nếu họ muốn cho thì đã cho ngay từ đầu rồi. Như vậy bám đuôi là lãng phí thời gian có giới hạn.

Có người cho rằng, ăn mày có số hên xui, tôi không nghĩ thế.

Ví dụ. Nếu có một cặp gồm thanh niên đẹp trai và một thiếu nữ xinh đẹp đứng trước shop bán đồ lót và mỹ phẩm, thì tôi đến xin tiền người thanh niên kia, vì trước người đẹp anh ta phải tỏ ra hào phóng, vì keo kiệt là điều mà phụ nữ không thích.

Một ví dụ khác. Hôm nọ, trước siêu thị hạng sang Big C, có một thiếu nữ tay xách gói đồ vừa mới mua ở siêu thị ra, đồng thời, có một cặp nam nữ, có vẻ yêu nhau, đang đứng ăn kem. Qua phân tích chớp nhoáng trong óc, tôi đến xin tiền cô gái đứng một mình, cô liền cho tôi 2 tờ 1,000$, vì cô có tiền thừa, tiền lẻ do siêu thị thối lại.

Trái lại, cặp tình nhân đang đứng ăn kem, tay cầm kem nên không tiện mở bóp, lục ví, cho nên họ sẽ trả lời không có tiền lẻ. Thật ra, những người giàu thường xài tiền lớn hoặc thẻ tín dụng.

Làm ăn mày cũng phải động não, nếu cứ nằm ệch ra ở xó chợ, ở cửa chợ, ở cầu thang lên đường vượt giao lộ, bởi vì ở cổng chợ thì khách vội vàng, mang xách cồng kềnh, có ai thuận tiện cho tiền ăn mày bao giờ đâu?”

Anh ăn mày thuật lại một câu chuyện độc đáo. “Có lần, một người nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào lên lầu 100 lần: “Hồng ơi! Anh yêu em” với giá 50 ngàn đồng. Tôi tính ra, cứ mỗi tiếng gọi thì mất 5 giây, so vụ nầy với việc ăn mày thì tôi được 500 đồng, lớn hơn gấp 10 lần gọi 100 tiếng, nên tôi từ chối, vì vừa ít tiền, vừa khan cổ, mất sức lao động.

Ở đây, một tên ăn mày có thể được cho tiền từ 800 lần đến 1,000 lần mỗi tháng, mà tính ra ở thành phố 3 triệu dân nầy, thì trung bình có khoảng 10,000 người bố thí cho một ăn mày, như vậy, tính ra thu nhập được ổn định, cho dù kinh tế thế giới có lên xuống đi nữa, thì tình hình ăn xin vẫn ổn định.

Tôi thường nói, tôi là người ăn mày vui vẻ, bởi vì ăn mày là nghề nghiệp của tôi, tôi phải hiểu niềm vui do nghề nghiệp mang đến. Nhiều người ăn xin chỉ vui khi nhận được nhiều tiền, tôi bảo chúng rằng vì vui vẻ nên mới nhận được nhiều tiền.

Lúc trời mưa gió, ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ, oán trách hoặc lăn ra ngủ, tôi bảo chúng đừng nên làm thế, mà hãy tranh thủ cảm nhận vẻ đẹp của thành phố.

Tối về, tôi dắt vợ con đi chơi. Ngắm trời đêm. Nhà ba người nói cười vui vẻ. Có lúc gặp đồng nghiệp ăn mày tôi cũng vất cho họ một vài ngàn đồng để thấy họ được vui. Nhìn họ vui, cũng như nhìn chính bản thân mình vậy. Một triết lý ăn mày đáng lưu ý.

 

 

·         Ông cũng có vợ con sao? người khách hỏi.


 

 

·         Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ. Con tôi đi học. Tôi vay nợ ngân hàng Vietinbank mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ trong 10 năm, vẫn còn 6 năm nữa mới trả hết. Tôi phải nổ lực kiếm tiền. Con tôi phải lên đại học, tôi sẽ cho nó học ngành quản trị kinh doanh để con tôi trở thành người ăn mày xuất sắc hơn bố nó.


3.3. Kỹ thuật Marketing của ăn mày

Gã ăn mày kết luận. “Ăn mày cũng phải cạnh tranh với nhau. Tôi vượt trội hơn bọn đối thủ ăn mày khác là do tôi biết áp dụng bảng phân tích SWOT trong Marketing.

*(SWOT Analysis gồm có: S=Strengths: ưu thế. W=Weaknesses: điểm yếu, bất lợi. O=Opportunities: thời cơ. T=Threats: nguy cơ)

Ưu điểm S của tôi là tôi không làm cho người ta phản cảm, lánh sợ, cũng là 2 yếu tố tránh được bất lợi (W). Cơ hội (O) thì chỉ là yếu tố bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, cụ thể như thành phố nầy đông 3 triệu người nên có nhiều cơ hội xin được tiền hơn thành phố thưa dân và nghèo. Nguy cơ (T) là thành phố có quyết định tích cực tiêu diệt nạn ăn xin hay không, thành phố nầy không có nguy cơ đó, nên tôi còn đi ăn mày như hôm nay.

Bảng phân tích tương tự như nguyên tắc: thiên thời, địa lợi, nhân hoà, trong chiến thuật, chiến lược dụng binh của người xưa.

Gã ăn mày nầy có đầu óc của một trí thức, thật là hiếm có.

 

 

4* Ăn mày chê tiền


Có câu “Ăn mày mà đòi xôi gấc”. Mới nghe tưởng như việc lạ đời nhưng thật ra nó đã xảy ra ở nhiều nơi trong xã hội Việt Nam ngày nay, làm cho người bố thí phiền hà không ít.

 

 

“Cho hai nghìn không đủ mua mớ rau”


Một bà ăn mày nói với cô sinh viên: “Cô tính thế nào chứ hai nghìn bây giờ không đủ mua mớ rau, lần sau mất công cho thì cho tử tế nhé”. Câu nói của bà lão ăn xin làm cho nhiều người phải sốc. Cô sinh viên giải thích: “Bà thông cảm cho, cháu chỉ còn mấy đồng để đi xe bus, nếu có hơn, cháu đã cho bà rồi”. Chứng kiến cảnh trên, một người nói “Ăn mày mà còn đòi xôi gấc”.

 

 

 


Anh Hoàng Anh Tuấn (Cổ Nhuế, Từ Liêm) chia sẻ: “Lần trước đi chùa. Có người xin tiền. Tôi mở ví ra nhưng không ngờ không còn tiền lẻ, tôi đành cáo lỗi, thì anh ta bảo: “Không sao, anh đưa tiền chẵn đi, tôi sẽ thối tiền lại cho”.

Chị Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) góp ý: “Nói thật, có lần tôi gặp chị em nhà nầy đi ăn xin. Thương tâm quá, tôi rút ví cho ba nghìn lẻ. Ngay lập tức, nó gọi tôi lại, giơ tờ 5 ngàn của nó lên bảo “Cho thêm hai nghìn mới đủ mua mớ rau nhé”.

Xã hội bây giờ thay đổi nhiều quá, ăn mày cũng thay đổi thái độ, nhiều khách cho ít tiền bị ăn mày tỏ thái độ khinh rẻ, chửi mắng.

Tại bến xe Mỹ Đình. Khách đang chờ xe. Bố con ăn mày đến. Người cho chục nghìn, người năm ba nghìn, một người cho hai nghìn thì người ăn mày bèn tỏ thái độ. Hắn đưa cái nón đựng tiền ra nói “Không thấy người ta cho bao nhiêu đây sao mà vứt hai nghìn vào đây?”. Nói xong, anh ta nhặt tờ giấy bạc trả lại người cho.

Bà hàng nước bên cạnh ra vẻ bí mật, nói: “Nói nhỏ với mấy chú nhé, lần sau gặp bọn nầy thì nên tránh xa. Toàn là bọn lừa đảo thôi, ngày nào chúng cũng lượn qua lượn lại, thấy khách là nhào đến xin tiền”.

 

 

5* Ăn mày thời hê lô, thanh kiu


Việt Nam mở cửa hội nhập thế giới, ăn mày cũng “ăn theo”, ăn mày quốc tế. Ăn mày thời hê lô, thanh kiu.

Ở Hà Nội, một cặp du khách người Tây vừa bước xuống taxi thì một bà ăn mày sà đến, bập bẹ vài tiếng Tây ba rọi. Bà lão rách rưới, dơ bẩn bám miết cặp vợ chồng Tây.

Tờ một đô la được nhận từ cái lắc đầu kèm theo thái độ và ánh mắt khó chịu của du khách, nhưng bà lão ăn mày Việt Nam thì rất vui mừng, vì một khách Tây bằng mười khách Việt. Một đô la ăn 16,000 đồng VN.

Ăn mày thời hê lô, thanh kiu được huấn luyện chuyên nghiệp hơn. Cả một đội quân cái bang, cụt chân, cụt tay, bó bột, quần áo dơ bẩn tả tơi, bu vào chèo kéo, bám chân du khách, có người còn xổ một tràng tiếng Tây: “Hello sir, madam, please give me some of ur money pocket” có thể hiểu theo ý như sau, “ông bà Tây ơi, cho tôi vài đồng lẻ đi”.

Huế hết thời mộng mơ rồi

Một người dân Huế thấy cái kịch bản ăn mày Hà Nội diễn ra ở đất Thần Kinh đã than thở “Huế hết cái thời mộng mơ rồi!”

 

 

6* Câu chuyện về Làng ăn mày


 

 

6.1. Làng Ăn Mày Quảng Thái


Hồi tháng 6 năm 2012, bí thư đảng ủy xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Năm 1993, xã Quảng Thái nổi tiếng vì thành tích có đông người ăn mày nhất nước. Chỉ có 9,000 dân mà đã có 700 trẻ em nghỉ học ra thành phố lang thang đi ăn xin. Trường Phổ thông Cơ sở xã Quảng Thái lúc đó buồn thiu, chỉ còn có hai lớp với vài chục học sinh”.

Nhắc lại việc cả làng đi ăn mày, ông Cao Tiến Việt, Bí thư xã cho biết, đó là thành hoàng của làng Quảng Thái là một ông tổ nghề ăn mày, nên được dân địa phương coi nghề ăn mày là cha truyền con nối. Thật sự là từ nhiều đời, đình làng nầy thờ thành hoàng là ông tổ nghề ăn mày.

Nhưng thực tế không phải vậy. Người dân đi ăn mày là do hậu quả của nghèo đói. Xã không có đất canh tác, địa phương phải hứng nhiều trận bão, cộng thêm thời kinh tế bao cấp của Chủ Nghĩa Xã Hội, dân đói, nên đi xin ăn.

Chính quyền xã không có biện pháp cứu trợ hoặc giúp đở vật chất, mà chỉ phát động tuyên truyền, đến từng nhà động viên cha mẹ, nhờ họ kêu gọi con trở về tiếp tục đi học. Chị Nguyễn Thị Dục, Chủ tịch Phụ Nữ xã cho biết, đi đến đâu cũng được trả lời như nhau “Con tôi sinh ra, cho nó đi đâu, làm gì là quyền của tôi. Không ai giúp đở chúng tôi thì xin đừng xía miệng vào. Kêu nó về thì lấy gì ăn, tiền đâu mà đi học? Làng xã cho có chúng tôi đồng nào không?. Bộ chúng tôi muốn cho con đi ăn mày lắm hay sao?

Trước tình trạng đó, cơ quan văn hoá thông tin xã đi giải thích về việc cha mẹ phải bảo vệ quyền trẻ em mà Liên Hiên Hiệp Quốc quy định, đó là: trẻ em có quyền được sống với gia đình, quyền được chăm sóc sức khoẻ, quyền được đi học…, mà quốc tế công nhận. Việc kêu gọi như thế là vô ích trước tình trạng của Làng Ăn Mày Quảng Thái nầy.

Trong 400 hộ ở Quảng Thái có 249 hộ có người đi ăn xin chuyên nghiệp. Các nhà nghiên cứu cho biết: năm 1995 có 571 lượt người đi xin ăn, năm 1998 có 167 lượt.

Quảng Thái trở thành một “thương hiệu” của ăn mày. Bí thư Cao Tiến Việt cho biết, “Cái khổ nhất là nhiều người ở tỉnh khác đi xin ăn đều bảo là người của Quảng Thái, có nghĩa là ăn mày rặt nòi, chính hiệu, họ lấy cái danh mà thiên hạ đặt cho Làng Ăn Mày để làm kế sinh nhai.

Cái khổ do người ăn mày tạo ra chưa dứt, thì đến cái khổ của những tờ báo ngồi ở Hà Nội, Sài Gòn viết về Quảng Thái, đó là tờ báo “T” ở Sài Gòn, báo “G” của một cơ quan dân số, đã viết những bài hoàn toàn sai sự thật về Quảng Thái. Họ thêm mắm dậm muối, nào là có “lớp dạy trẻ em ăn mày”, “trẻ em bỏ học để đi ăn mày”, “ăn mày xây nhà 3 tầng”.

Năm 2004, nước Hoà Lan đến giúp dân làng trong đề án C.A.M (Chống Ăn Mày). Đến năm 2012, tỷ lệ nghèo đói vẫn còn cao là 26.3%

 

 

6.2. Huyền thoại về ngôi mộ ông tổ Cái Bang Làng Quảng Thái


 

 

Trong dân gian có lan truyền về câu chuyện bốc mộ thành hoàng.


Thành hoàng là ông thần được thờ trong Đình làng, được tôn trọng, xem như thần hộ mạng, bảo vệ đời sống sung túc và an cư lạc nghiệp của dân làng. Mỗi năm có tổ chức lễ Kỳ Yên, tức là lễ cầu an, cúng bái, bày những trò vui chơi như hát chèo, hát bội, chọi gà, chọi trâu, đánh cờ…

Câu chuyện về thần ăn mày Quảng Thái.

“Đó là một ngày rất xa xưa, khi người dân bốc mộ thành hoàng, thì bốc nhằm mộ của một người ăn mày có tiếng tăm trong làng. Cả làng chưa biết làm sao thì các phụ lão bảo phải mời thầy pháp, thầy phù thủy trong vùng đến xem xét lại long mạch và chỉ lối cho dân làng phải làm gì.

Đứng trước ngôi mộ mới đào lên, thầy phù thủy phán rằng: “Để cho linh hồn của người ăn mày được bình yên, hài lòng và có đủ quyền uy bảo hộ bá tánh, thì từ nay trở đi, hàng năm, cứ sáng mồng một Tết nguyên đán, thì từ lý hào, điền chủ đến dân đen, phải đóng cửa, đi ăn mày ở xứ người.” Huyền thoại cả làng đi ăn mày vào ngày Tết bắt đầu từ đó, được truyền tụng trong dân gian”.

Hiện tượng cả làng đi ăn mày vào ngày mồng một Tết là có thật trong quá khứ. Trước kia, thời nhà Lê, vua Lê Thánh Tông cho thi hành chính sách “ngự binh ư nông” trên mảnh đất vùng biển nầy, tức là cho quan quân triều đình đến trấn giữ bờ biển và tự túc lương thực bằng nghề nông.

Một lần khi Tết Nguyên đán gần kề, chánh sứ Tô Chính Đạo phải dẫn quân đi đánh Chiêm Thành, khi chiến thắng trở về, tổ chức khao quân và ăn Tết vào tháng hai âm lịch. Tục ăn Tết trễ được giữ những năm sau đó, có lẻ để nhớ ơn những người lập ấp và giữ nước.

Lịch sử ghi như thế, nhưng dân gian những thế hệ sau truyền miệng là dân làng bỏ Tết đi ăn mày. Thật ra cũng không có gì lạ cả, do mê tín mà có nhiều làng sùng bái như thờ cúng những người chết vào giờ trùng như “Thần chết nghẹn”, họ thờ “Thần Tà Dâm”, Thần rắn“. Ở xã Lộng Khê, huyện Phủ Dực, tỉnh Thái Bình dân làng thờ “Thần Ăn Trộm”, làng Đông Thôn, huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông dân làng thờ “Thần trẻ con”…

 

 

7* Luật tàn nhẫn ở lò đào tạo ăn xin


Ngày 10-6-2012, nhóm phóng viên điều tra đưa lên bài viết tựa đề “Luật tàn nhẫn ở lò đào tạo trẻ ăn xin”

Nhiều trùm chăn dắt đánh đập trẻ em đến tàn tật để người khác rủ lòng thương mà cho tiền. Các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung đông đảo nhất trẻ ăn xin từ 4 tuổi đến 12 tuổi. Nhiều người thường có chung một ý nghĩ, đó là những trẻ mồ côi không nơi nương tựa, nhưng thật ra có rất nhiều trẻ em là nạn nhân của những tên trùm chăn dắt ăn xin.

Tư vừa là chủ đường dây vừa giả dạng người tàn tật ăn xin

7.1. Huấn luyện trẻ ăn mày bằng roi da

Hồi tháng 5 năm 2012, Sài Gòn bị nhấn chìm trong biển nước mênh mông sau những cơn mưa tầm tã. Trong dòng xe hì hụt nhích từng bước trên biển nước, Nguyễn Văn Tí, 12 tuổi quê An Giang, khập khiễng bì bõm lết đi xin tiền hết người nầy đến người khác. Vẻ mặt sợ hãi đến tội nghiệp của em bé khiến ai cũng thương cảm.

Tí cho nhóm phóng viên biết, năm 6 tuổi em bị cha mẹ bán cho một người tên Tuấn ở Sài Gòn.

Vừa bước chân vào nhà ông ấy thì bị một trận đánh phủ đầu dằn mặt. Đám đệ tử của ông ấy huấn luyện suốt hai tháng để trở thành một ăn mày chuyên nghiệp. Ông ấy dùng roi mây, roi da đánh vào chân cho đến khi chân không còn cảm giác, phải đi khập khiễng mới thôi.

Được Tí giúp đở, nhóm phóng viên đến tìm hiểu tại một lò đào tạo trẻ ăn mày ở quận 7 do người chăn dắt là ông Bính, 56 tuổi.

Đường dây nầy có 15 trẻ em, trong đó có Tí được coi là “mỏ vàng số 1”. Vào lúc 14 giờ, ông Bính lăm lăm cái roi da trên tay, miệng luôn hò hét đám đàn em huấn luyện 4 em “lính mới” từ 10 đến 12 tuổi. Ông Bính liên tục quất roi da vào chân cẳng những đứa bé cho đến khi có tiếng thét thất thanh “Chú đừng đánh cháu nữa. Cháu đã gãy chân rồi!”.

Cạo đầu, đánh vào bộ phận sinh dục, bẻ gãy chân hoặc gãy tay, bỏ đói, cho ăn muối trộn ớt để hành hạ và khống chế trẻ ăn xin.

7.2. Phát biểu của Hội Bảo Vệ Trẻ Em Sài Gòn

Ông Huỳnh Văn Bình, Hội Bảo Vệ Trẻ Em Sài Gòn cho biết, việc làm của những tên trùm chăn dắt nầy quá tàn nhẫn và độc ác. Họ bóc lột thậm tệ những đứa trẻ còn quá nhỏ, chính quyền chưa chấm dứt được địa ngục trần gian của đám trẻ đáng thương nầy.

Những đường dây chăn dắt thường thay đổi chỗ ở luôn nên công an khó khám phá. Thật ra, việc triệt hạ các đường dây chăn dắt cũng dễ thôi. Việc đơn giản nhất là theo dõi đám trẻ ăn mày về tận ổ cũng không khó khăn gì.

 

 

8* Ăn mày ở Trung Cộng


 

 

8.1. Trung Cộng gom ăn mày vào cũi sắt






Để tránh nạn ăn mày quấy rầy và lừa gạt du khách, nhiều địa phương ở Trung Cộng đã gom họ vào trong cũi sắt.

Ngày 15-9-2012, nhân ngày lễ hội ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, nhà nước đã dựng một cái lồng sắt dài 50 mét phía trước cổng miếu, nhốt tất cả ăn mày vào trong đó. Trẻ nhỏ, con cái ăn mày cũng bị nhốt luôn.

Biện pháp nhất thời nầy chỉ ngăn chặn trong ngày lễ nhưng không phải là giải pháp chấm dứt được nạn ăn mày.

 

 

8.2. Những hiện tượng ăn mày gây xôn xao ở Trung Cộng


Cộng đồng cư dân mạng Trung Cộng, nhất là tuổi trẻ, bị cấm và hạn chế nhắc đến những cụm từ như “Thiên An Môn”, nhân quyền, tự do, dân chủ…nhưng được tự do nói về những đề tài hot boy, hot girl và tài tử điện ảnh…

 

 

8.2.1.”Lãng tử nhặt rác” làm chao đảo cư dân mạng


Đầu năm 2012, tại một khu phố ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, thường xuất hiện một chàng ăn mày bảnh trai, phong cách sành điệu giống như diễn viên nổi tiếng Tạ Đình Phong. “Lãng tử nhặt rác” là cái tên mà dân cư trên mạng đặt cho anh ta.

Qua những bức ảnh được tung lên mạng, nhiều người mô tả “hot boy ăn xin” nầy thích mặc áo vest, đeo kính râm, đội nón bạc, luôn luôn có điếu thuốc trên môi, đầy phong cách một lãng tử. Thế là nhiều cô gái đua nhau bàn tán về lãng tử nhặt rác nầy như là một thần tượng của họ.

 

 



 

 

8.2.2. Hot boy xuyên lục địa


Một chàng trai khác tên là Cheng Guoreng, nổi bật đầy chất phong trần, bụi bặm, được các cô đặt cho cái biệt danh là “Chàng ăn mày phong lưu đệ nhất”. Tin tức trên mạng khiến cho báo chí dưới đất liên tục săn đón như đối với một siêu sao điện ảnh vậy.

Cheng Guoreng sống tha phương cầu thực ở Ninh Ba, Chiết Giang. Hình ảnh bề ngoài bảnh trai, bụi đời, sương gió, đã thu hút sự hâm mộ, không những chỉ ở Trung Cộng mà thậm chí còn lan sang Nhật Bản và Nam Hàn nữa. Đúng là gã ăn mày xuyên lục địa đã làm cho dân mạng xôn xao một thời.

 

 

8.2.3. Hot boy ăn mày sành điệu nhất


Giữa năm 2012, một chàng ăn mày có phong cách phong lưu, lịch lãm tên là Zhou Fei trở nên nổi tiếng với danh hiệu “Gã ăn mày sành điệu nhất Trung Quốc”. Lang thang từ năm 14 tuổi với quyết tâm trở thành ăn mày chuyên nghiệp vào năm 2011. Khi ăn xin, mặc bộ đồ vest giá 600 USD, xức dầu thơm đắt tiền và tạo kiểu tóc.

“Doanh thu” của Zhou Fei lệ thuộc vào thời tiết, có ngày được 1,500 USD nhưng cũng có hôm không được đồng xu ten nào cả.

8.2.4. Lãng tử nhặt rác đốn tim fan nữ

Giữa tháng 3 năm 2013, một hiện tượng “hot boy ăn mày” khác xuất hiện ở phố Liễu Cảng tỉnh Sơn Tây. Chàng “hoàng tử nhặt rác” nầy thu hút khách đi đường bởi chiều cao độ 1m80, gương mặt tự tin, mái tóc lãng tử cùng cặp kiếng râm sành điệu, xử dụng xe đạp làm phương tiện hành nghề. Khoát lên chiếc áo vest, vác trên vai một bao rác, điếu thuốc luôn ngậm trên môi.

 

 

“Hot boy ăn mày” xử dụng xe đạp làm phương tiện hành nghề, vác trên vai một bao rác


Khi có người hoặc ống kính hướng đến, thì chàng trai vẫn tỏ thái độ thản nhiên, đồng thời, cử chỉ điệu bộ giống như một diễn viên đang tạo dáng chụp hình.

Một trang mạng của nhóm teen girl liên tục cập nhật hình ảnh và thông tin của “hoàng tử ăn mày” lạ lùng nầy. Hình ảnh của chàng trai bụi khiến cho một cô gái muốn phát điên lên thú nhận như bị tiếng sét ái tình. Thật là không sao hiểu nổi bọn con gái tàu khựa trong thời buổi nầy được.

 

 

9*. Lịch sử Cái Bang trong tiểu thuyết Kim Dung


Ảnh hưởng của tiểu thuyết Kim Dung đã ăn sâu vào xã hội Việt Nam, hai chữ “Cái Bang” thường được báo chí xử dụng để chỉ người ăn mày, ăn xin, hành khất, trên đường phố.

Trong tiểu thuyết, Cái Bang là một bang hội gồm những người không thích làm việc, mà chỉ muốn xin thức ăn thừa của thiên hạ. Kim Dung mô tả Cái Bang là Đệ nhất bang, gồm trên 60 vạn ăn mày, Đông Tây Nam Bắc, nơi nào có ăn mày là có Cái Bang, chủ trương làm việc nghĩa.

 

 

 


 

 

9.1. Lịch sử


Theo lời kể của Hồng Thất Công, Bang chủ đời thứ 18, thì Cái Bang có một lịch sử lâu đời, khoảng từ thời nhà Đường của Lý Thế Dân và thời Thiếu Lâm bắt đầu khai môn lập phái.

Bang Chủ đầu tiên là Hồng Tứ Hải sáng tạo ra 18 chiêu Hàng Long chưởng, tức là 18 chưởng, chí cương, buộc rồng phải đầu hàng, còn Đả Cẩu Bổng pháp thì chưa hoàn thiện. Đến đời thứ ba thì Bang chủ bổ sung thành 36 chiêu hoàn chỉnh.

Thời cực thịnh của Cái Bang là lúc Kiều Phong làm Bang Chủ đời thứ 8, đã lập được nhiều chiến công cho võ lâm Trung Nguyên và nước Đại Tống. Nhưng Kiều Phong mất sớm, Cái Bang như rắn không đầu nên uy danh không còn lừng lẫy nữa. Đến đời Bang Chủ thứ 18 là Hồng Thất Công, thì Cái Bang khôi phục lại một phần nào.

Bang chủ thứ 19 là Hoàng Dung, nữ Bang chủ đầu tiên và sau đó chỉ có một nữ Bang chủ là Sử Hồng Thạch, con gái của Bang chủ Sử Hỏa Long.

9.2. Hệ thống tổ chức

Hệ thống tổ chức của Cái Bang cũng đã có những thay đổi. Thời Bắc Tống, ngoài Bang chủ ra, có Tứ Đại Trưởng Lão và hai trưởng lão Chấp pháp và Truyền Công.

 

 

Thời Nam Tống, Cái Bang chia làm hai phái, phái áo dơ là Ô Y, và phái Áo Sạch là Tịnh Y.


Đến thời nhà Minh thì chỉ có hai lãnh đạo cao nhất là Trưởng Bát Long Đầu và Trưởng Bảng Long Đầu.

Đệ tử Cái Bang cũng được chia theo đẳng cấp: mới gia nhập thì thuộc cấp một (1 túi), rồi từ từ, theo công lao và thành tích mà thăng lên cấp hai (2 túi), cấp ba (3 túi)… cao nhất là các trưởng lão cấp tám (8 túi), cấp chín (9 túi). Trên hết là Bang Chủ, Bang Phó và 4 Đại Trưởng Lão.

Cái Bang được coi là tai mắt của thiên hạ. Khắp 4 phương: Đông Tây Nam Bắc, chỗ nào có ăn mày là có Cái Bang. Hệ thống tìm kiếm, thu thập tin tức và thông tin liên lạc là sở trường của tổ chức ăn mày nầy.

Đệ tử Cái Bang được phép học võ của bất cứ môn phái nào khác, nhưng tuyệt kỹ của hai môn võ trấn bang là Hàng Long Thập Bát Chưởng và Đả Cẩu Bổng Pháp (Gậy đánh chó) chỉ truyền cho bang chủ đời kế tiếp mà thôi. Trong nghi thức nhậm chức Bang chủ, thì mọi người lần lượt đến phun nước miếng (nước bọt) vào đầu Bang chủ mới.

9.3. Những Bang chủ có tiếng tăm

Những Bang Chủ được biết đến nhiều nhất là: Kiều Phong (đời thứ 8), Du Thản Chi (thứ 9), Hồng Thất Công (thứ 18), Hoàng Dung (thứ 19), Lỗ Hữu Cước (thứ 20), Gia Luật Tề (21), Sử Hoả Long (25), Sử Hồng Thạch (26), và Bang chủ sau cùng, đời thứ 45 là Trạng Nguyên Tô Khất Nhi (Tô Sáng) ở tỉnh Quảng Đông.



 

 

Kiều Phong với Hàng Long Thập Bát Chưởng


Cái Bang của Kim Dung là những người hành hiệp trượng nghĩa, có thời kỳ tham gia việc bảo vệ đất nước cho nên bị kẻ thù cài người vào nằm vùng đánh phá, gây chia rẻ để làm suy yếu bang hội nầy. Cụ thể là hoàng tử Hoắc Đô của Mông Cổ ngụy trang làm ăn mày nằm vùng, ra tranh chức Bang chủ với Gia Luật Tề, con rể của Quách Tĩnh - Hoàng Dung, với mục đích là chiếm giữ chức “Chủ tịch cộng đồng” Cái Bang để đánh phá và gây chia rẻ đoàn thể, nhưng đã bị vạch mặt, bị chửi tơi bời, nhục nhã và thất bại thê thảm.

 

10* Kết


Những tiêu cực của ăn mày Việt Nam chỉ là một khía cạnh của muôn ngàn tiêu cực của xã hội Việt Nam ngày nay. Xã hội thay đổi, ăn mày cũng thay đổi ngày càng xấu xa hơn.

Tình trạng bắt trẻ em đi ăn xin ngày càng phổ biến và tràn lan trên khắp càng thành phố lớn, nhất là thành phố mang tên bác, thành phố Hồ Chí Minh.

Những kẻ tán tận lương tâm, độc ác đã lạm dụng các em nhỏ không đủ sức kháng cự để tự vệ. Họ hành hạ, mục đích làm cho các em trở thành tàn tật, như lấy dao lam rạch miệng, rạch mặt, đánh cho gãy chân hoặc gãy tay, dùng cây chọc thủng lổ tai cho thành điếc, rồi đưa các em bé thân tàn ma dại, tật nguyền, tàn phế, lê lết, lang thang trên các nẻo đường, xin tiền mang về nạp cho những kẻ chăn dắt độc ác.

Tệ hơn nữa, các em còn là nạn nhân của người ruột thịt như cô chú, bác ruột, thậm chí chính cha mẹ của các em nữa.

Trúc Giang

Minnesota ngày 6-6-2013

http://khoahoc-kythuat.blogspot.com/2013/06/nhung-oc-chieu-cua-e-tu-cai-bang-o-viet.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm