Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
NHỮNG ĐỨA TRẺ VIỆT - Việt Nhân ( Repost )
(HNPĐ) Mỗ tôi xin phép được repost lại câu chuyện “Những đứa trẻ Việt”, những đứa trẻ trong câu chuyện này đến ngày hôm nay, chúng đã là các thiếu nữ xinh đẹp của cộng đồng người mình, trên đất nước Hoa Kỳ. Câu chuyện lúc ấy là vào tháng 05/2012 xảy ra tại Houston-Texas, và câu chuyện cảm động này là của cháu gái Diane Trần: Tổ ấm gia đình không còn nữa, cha mẹ ly dị, anh em phân tán, nên cháu vì anh và em, mà phải vừa đi học vừa đi làm để nuôi em, và giúp cho cả người anh!
Câu chuyện cháu hy sinh, nghĩ đến người khác mà quên bản thân mình, đã phải làm hai công việc một lúc, cả trong khi vẫn phải còn đến trường không một ai hay biết - Cho đến khi vì việc làm quá sức để nuôi chính bản thân, và một người em đang sống nhờ nhà họ hàng tại Houston, đồng thời gánh vác một phần học phí, cho người anh đang học tại đại học Texas A&M, mà cháu đã bỏ lớp hết 18 ngày.
Theo luật của bang Texas, học sinh chỉ được nghỉ không lý do 10 ngày trong một học kỳ, nếu vi phạm, trường học có thể gửi các em đến tòa án của thanh thiếu niên – Vì thế Diane Trần, nữ sinh 17 tuổi học tại trường trung học Willis Texas, cháu bị buộc phải ở lại trại giam đêm 23/05/2012 và bị phạt 100$. Dư luận xôn xao và xúc động, mọi người đã bầy tỏ lòng cảm phục đối với cô học sinh xuất sắc lớp 11 này, mọi người yêu cầu Quan tòa hủy bỏ án phạt, đồng thời kêu gọi mọi người giúp đỡ cho cháu.
NHỮNG ĐỨA TRẺ VIỆT - Cháu gái mỗ tôi thua Diane Trần 3 tuổi, con bé Angel Trương của mỗ tôi nó có cái xác con nít Việt mình, dân da vàng ăn nước mắm, nhưng cách xử sự cùng suy nghĩ hay hiểu biết thì là của một đứa con nít… Mỹ. Như hầu hết những đứa trẻ Việt, sinh ra trên đất Mỹ này, cha mẹ chúng ngay cả ông bà chúng, đều có cùng một câu khi nói về chúng: “Chúng là Mỹ con”. Con bé Angel của tôi nay 14 tuổi nó là một đứa trẻ Việt như thế.
Con nít như nó mà ở Việt Nam, với cỡ tuổi đó đã xắn tay lo mọi chuyện trong gia đình, chứ có đâu chỉ là một con bé chỉ biết chuyện nhà trường, cùng đám bạn lau nhau của nó mà thôi, ở xứ nầy đứa nào khá lắm là chỉ phụ tí ti cơm nước cùng dọn dẹp cho chính căn phòng của chúng. Chúng có cái thứ tự do trong cuộc sống cùng những gì suy nghĩ của trẻ con Mỹ, dù là chúng đang sống trong không gian nhỏ là một gia đình Việt, có cả một Ông Ngoại hàng nội hóa “made in Vietnam”, nhưng cái không gian lớn ngoài kia luôn mạnh hơn.
Những cái từ ngoài kia đã gây cho mỗ tôi gặp khó – Con nít ở đây chúng ít gần cha mẹ, bởi cha mẹ chúng phải đi cày túi bụi từ sáng tới tối, như con Angel nhà tôi ngoài trường lớp về nhà, người nó thấy nhiều nhất là mỗ tôi, người nó nói chuyện trong nhà nhiều nhất cũng là mỗ tôi. Khi có cái gì muốn hỏi thì cũng không ai khác, và trong các lần nói chuyện như thế, nó luôn truy tới cùng cái làm nó thắc mắc, thì y như rằng mỗ tôi luôn “bí”, và có cái xấu là khi gặp bí, mỗ tôi lại luôn giở trò ỷ lớn là ông ngoại mà dứt ngang, bỏ mặc con bé với câu hỏi chưa có lời đáp.
Mỗ tôi đang coi cái dĩa DVD “Sàigòn cái gì cũng có”, tới cảnh mấy đứa nhỏ hơn tuổi nó đi bán vé số trên đường phố, nó nói làm như thế là không đúng, con nít cỡ đó phải đi học, không được đi rong ngoài phố, và nhất là bắt chúng phải đi kiếm tiền như vậy, đó là “ờ biu” con nít.
-Có thiệt vậy hôn, nếu tao mà chết trong trại cải tạo, hổng chừng bây giờ má mày bán xôi, còn mày bán vé số rồi con ạ, ở đó mà ờ biu, ờ bót.
-Vậy là sao hả ngoại?
-Trăng sao gì… Hổng có tiền đói thắt họng, thì đi lãnh vé số bán chứ còn sao nữa! Tao đi tù, ông trời còn thương cho tao lết về được tới nhà, rồi tao một tay dắt mẹ mày một tay dắt cậu mày mang sang xứ này, nên mày mới không phải đi bán vé số đó con ơi…
Con bé chưa thủng câu chuyện, bởi cái lối trả lời của mỗ tôi, vẫn luôn cái cách trả lời chỉ để dành cho những ai ít nhiều kinh qua một thời đã “sống và lao động”, trong cái xứ “bác” thằng bần. Vì thế nó vẫn còn thắc mắc là làm sao phải đi bán vé số, với nó con nít không được làm như vậy, nên cố hỏi tới khi có được câu trả lời:
-Tại sao lại phải bán vé số vậy ngoại?
-À nó nghèo, nó phải làm như thế để có tiền giúp đở gia đình.
-Vậy nó có đi học không?
-Có thể không, vì cả ngày nó phải kiếm tiền cho cha mẹ nó.
-Như vậy không đúng ngoại à, trẻ con phải được tới trường, nó có muốn đi học không?
-Không biết, có thể nó muốn nhưng vì phải đi bán vé số con à.
-Như vậy không đúng ngoại à, phải cho chúng đi học… những người nhà nước đâu?
Cứ thế câu chuyện hai ông cháu, hết ông ngoại à rồi lại cháu ạ. Và khi bắt đầu cảm thấy mệt với những câu hỏi như thế này, là mỗ tôi lại giở trò:
-Thôi dẹp chuyện này qua một bên đi, chiều về con nói chuyện với mom con, chứ ông ngoại không trả lời cho con được.
-Tại sao ông ngoại không muốn nói chuyện với con?
-Con hỏi nhiều cái tại sao quá, làm sao ông ngoại biết đường trả lời.
-Ông ngoại già rồi chuyện gì ông ngoại cũng biết hết mà… tại sao vậy? Con bé tiếp tục truy không cho mỗ tôi chịu thua, rồi trong cái bí tôi phang ngang:
-Trăng sao gì, nếu mẹ mày phải đi bán xôi, thì mày có phải đi bán vé số không?
-Con sẽ không đi như vậy đâu.
Tôi kết luận là không đi thì đói! Đói, cái chuyện này với nó càng lạ, vì không đủ thức ăn thì mom nó sẽ đi xin welfare, food stamps… nó nghĩ như những gì nó biết ở đây, xã hội này, còn mỗ tôi thì nói như thách nó, tối nay mom mày về hỏi nó xem, nó có về bên đó mà xin được welfare mí lại food stamps không?.
Con cháu tôi như thế đấy, may là nó ở trong nhà còn nói khá tiếng Việt, mà mỗ tôi còn không giải thích nỗi cho nó hiểu, cứ mà như thằng em nó, cứ nói một chữ tiếng Việt nó cõng thêm ba bốn chữ tiếng Mỹ, mặt mỗ tôi cứ nghệt ra, con chị lại phải một màn thông dịch. Không phải mỗ tôi không từng nói cho chúng biết, cái xứ bên kia không như chúng nghĩ, nhưng chúng đang ở bầu mà bắt chúng suy nghĩ như người ở ống làm sao đặng, nên có nhiều cái thắc mắc quá với chúng - Sau cùng Angel hình như mù mờ thấy rằng, cái xứ có những đứa trẻ phải đi bán vé số và nơi nó đang sống, là hai cái gì trái nghịch nhau, như thể bên này trắng thì bên kia đen.
Tới đây xin phép được trở lại câu chuyện cảm động của cháu Diane Trần. Hình phạt nặng nhẹ, chúng ta không đề cập tới, mà chỉ nhìn về mặt ảnh hưởng của nó sau này, với lý lịch như thế sẽ gây khó khi vào đại học, lẫn khi tốt nghiệp và đi làm - Nên khi tin cháu bị phạt đã có những hành động thiết thực giúp cháu, Tổ chức Hỗ trợ giáo dục trẻ em Louisiana lập hẳn một trang web Help DianeTran.com để quyên góp giúp cháu. Cuối cùng bản án được xóa án với 250.000 chữ ký yêu cầu, 50 tiểu bang Mỹ và 18 quốc gia khác đã gom cho cháu dược 100.000$, chuyện xảy ra là một cái gì hợp lý, riêng mỗ tôi vui vì cô bé với tâm hồn như thiên thần này, là một trẻ Việt.
Nhưng câu chuyện vẫn chưa hết - Với số tiền được giúp, cháu có thể trang trải cho đời sống, mà không cần phải đi làm hai công việc một lúc như hiện nay, nhưng cháu đã từ chối nhận nó, vì theo cháu còn nhiều đứa trẻ khác cần giúp đở hơn cháu (ABC News). Và một chi tiết làm mỗ tôi thêm quí trọng cháu, Thẩm phán Lanny Moriarty, người tuyên phạt cháu cho biết Diane Trần, không hề kể về gia cảnh trong hai lần bị triệu tập ra tòa, và Luật sư bào chữa của Trần, ông Brian Wice nói: “Trần đã ra sức học tập và làm việc 24 giờ một ngày để hỗ trợ anh em, điều mà lẽ ra ở độ tuổi vị thành niên không cần phải làm”.
Tại sao cháu không kể cho quan tòa nghe, mỗ tôi xin phép nói ra thử những gì trong thâm tâm mình nghĩ, xem có đúng với cháu không - Đó là vì cháu không muốn mọi người biết chuyện gia đình mình, đó là nỗi đau riêng, và cháu muốn tự mình gánh vác thay cho cha mẹ mình, đáng phục một đứa trẻ như Diane Trần, với đầy lòng tự trọng qua những việc cháu đã làm.
Ở cái tuổi lá vàng, mấy ai không vui nhìn những lá non tươi tốt đang dần thay chỗ của mình, mỗ tôi cũng thế luôn được mát lòng hay nở nụ cười vui thú, mỗi khi cuối năm nghe kết quả tại các trường học, trẻ Việt luôn đứng thủ khoa hầu hết - Nay lại thêm tự hào với một Diane Trần.
Việt Nhân (HNPĐ)
Vài hàng thêm vào đoạn kết - Hôm nay đối với mọi người trên thế giới, thì nơi xứ xã nghĩa, hình ảnh trẻ bán vé số hay mò cua bắt ốc là những cái quen mắt, và lại càng quen mắt hơn, là ra xứ người những hạt giống đỏ, cháu ngoan họ Hồ đang rộ lên với nghề trồng cần sa, hay ăn cắp hàng nơi các chợ, mà báo Nhật Bản Asahi Shimbun ngày 14/04/14 vừa lại đưa tin thêm. Quí vị nghĩ sao những đứa trẻ Việt, như những quả cam hạt giống bên đất nhà, ngày ly hương chúng ta đem sang xứ người trồng, chúng vẫn giữ mái vị ngọt quê hương – Vậy có phải chỉ bởi mỗi cái đất xã nghĩa mà nên thế? VN.
NHỮNG ĐỨA TRẺ VIỆT - Việt Nhân ( Repost )
(HNPĐ) Mỗ tôi xin phép được repost lại câu chuyện “Những đứa trẻ Việt”, những đứa trẻ trong câu chuyện này đến ngày hôm nay, chúng đã là các thiếu nữ xinh đẹp của cộng đồng người mình, trên đất nước Hoa Kỳ. Câu chuyện lúc ấy là vào tháng 05/2012 xảy ra tại Houston-Texas, và câu chuyện cảm động này là của cháu gái Diane Trần: Tổ ấm gia đình không còn nữa, cha mẹ ly dị, anh em phân tán, nên cháu vì anh và em, mà phải vừa đi học vừa đi làm để nuôi em, và giúp cho cả người anh!
Câu chuyện cháu hy sinh, nghĩ đến người khác mà quên bản thân mình, đã phải làm hai công việc một lúc, cả trong khi vẫn phải còn đến trường không một ai hay biết - Cho đến khi vì việc làm quá sức để nuôi chính bản thân, và một người em đang sống nhờ nhà họ hàng tại Houston, đồng thời gánh vác một phần học phí, cho người anh đang học tại đại học Texas A&M, mà cháu đã bỏ lớp hết 18 ngày.
Theo luật của bang Texas, học sinh chỉ được nghỉ không lý do 10 ngày trong một học kỳ, nếu vi phạm, trường học có thể gửi các em đến tòa án của thanh thiếu niên – Vì thế Diane Trần, nữ sinh 17 tuổi học tại trường trung học Willis Texas, cháu bị buộc phải ở lại trại giam đêm 23/05/2012 và bị phạt 100$. Dư luận xôn xao và xúc động, mọi người đã bầy tỏ lòng cảm phục đối với cô học sinh xuất sắc lớp 11 này, mọi người yêu cầu Quan tòa hủy bỏ án phạt, đồng thời kêu gọi mọi người giúp đỡ cho cháu.
NHỮNG ĐỨA TRẺ VIỆT - Cháu gái mỗ tôi thua Diane Trần 3 tuổi, con bé Angel Trương của mỗ tôi nó có cái xác con nít Việt mình, dân da vàng ăn nước mắm, nhưng cách xử sự cùng suy nghĩ hay hiểu biết thì là của một đứa con nít… Mỹ. Như hầu hết những đứa trẻ Việt, sinh ra trên đất Mỹ này, cha mẹ chúng ngay cả ông bà chúng, đều có cùng một câu khi nói về chúng: “Chúng là Mỹ con”. Con bé Angel của tôi nay 14 tuổi nó là một đứa trẻ Việt như thế.
Con nít như nó mà ở Việt Nam, với cỡ tuổi đó đã xắn tay lo mọi chuyện trong gia đình, chứ có đâu chỉ là một con bé chỉ biết chuyện nhà trường, cùng đám bạn lau nhau của nó mà thôi, ở xứ nầy đứa nào khá lắm là chỉ phụ tí ti cơm nước cùng dọn dẹp cho chính căn phòng của chúng. Chúng có cái thứ tự do trong cuộc sống cùng những gì suy nghĩ của trẻ con Mỹ, dù là chúng đang sống trong không gian nhỏ là một gia đình Việt, có cả một Ông Ngoại hàng nội hóa “made in Vietnam”, nhưng cái không gian lớn ngoài kia luôn mạnh hơn.
Những cái từ ngoài kia đã gây cho mỗ tôi gặp khó – Con nít ở đây chúng ít gần cha mẹ, bởi cha mẹ chúng phải đi cày túi bụi từ sáng tới tối, như con Angel nhà tôi ngoài trường lớp về nhà, người nó thấy nhiều nhất là mỗ tôi, người nó nói chuyện trong nhà nhiều nhất cũng là mỗ tôi. Khi có cái gì muốn hỏi thì cũng không ai khác, và trong các lần nói chuyện như thế, nó luôn truy tới cùng cái làm nó thắc mắc, thì y như rằng mỗ tôi luôn “bí”, và có cái xấu là khi gặp bí, mỗ tôi lại luôn giở trò ỷ lớn là ông ngoại mà dứt ngang, bỏ mặc con bé với câu hỏi chưa có lời đáp.
Mỗ tôi đang coi cái dĩa DVD “Sàigòn cái gì cũng có”, tới cảnh mấy đứa nhỏ hơn tuổi nó đi bán vé số trên đường phố, nó nói làm như thế là không đúng, con nít cỡ đó phải đi học, không được đi rong ngoài phố, và nhất là bắt chúng phải đi kiếm tiền như vậy, đó là “ờ biu” con nít.
-Có thiệt vậy hôn, nếu tao mà chết trong trại cải tạo, hổng chừng bây giờ má mày bán xôi, còn mày bán vé số rồi con ạ, ở đó mà ờ biu, ờ bót.
-Vậy là sao hả ngoại?
-Trăng sao gì… Hổng có tiền đói thắt họng, thì đi lãnh vé số bán chứ còn sao nữa! Tao đi tù, ông trời còn thương cho tao lết về được tới nhà, rồi tao một tay dắt mẹ mày một tay dắt cậu mày mang sang xứ này, nên mày mới không phải đi bán vé số đó con ơi…
Con bé chưa thủng câu chuyện, bởi cái lối trả lời của mỗ tôi, vẫn luôn cái cách trả lời chỉ để dành cho những ai ít nhiều kinh qua một thời đã “sống và lao động”, trong cái xứ “bác” thằng bần. Vì thế nó vẫn còn thắc mắc là làm sao phải đi bán vé số, với nó con nít không được làm như vậy, nên cố hỏi tới khi có được câu trả lời:
-Tại sao lại phải bán vé số vậy ngoại?
-À nó nghèo, nó phải làm như thế để có tiền giúp đở gia đình.
-Vậy nó có đi học không?
-Có thể không, vì cả ngày nó phải kiếm tiền cho cha mẹ nó.
-Như vậy không đúng ngoại à, trẻ con phải được tới trường, nó có muốn đi học không?
-Không biết, có thể nó muốn nhưng vì phải đi bán vé số con à.
-Như vậy không đúng ngoại à, phải cho chúng đi học… những người nhà nước đâu?
Cứ thế câu chuyện hai ông cháu, hết ông ngoại à rồi lại cháu ạ. Và khi bắt đầu cảm thấy mệt với những câu hỏi như thế này, là mỗ tôi lại giở trò:
-Thôi dẹp chuyện này qua một bên đi, chiều về con nói chuyện với mom con, chứ ông ngoại không trả lời cho con được.
-Tại sao ông ngoại không muốn nói chuyện với con?
-Con hỏi nhiều cái tại sao quá, làm sao ông ngoại biết đường trả lời.
-Ông ngoại già rồi chuyện gì ông ngoại cũng biết hết mà… tại sao vậy? Con bé tiếp tục truy không cho mỗ tôi chịu thua, rồi trong cái bí tôi phang ngang:
-Trăng sao gì, nếu mẹ mày phải đi bán xôi, thì mày có phải đi bán vé số không?
-Con sẽ không đi như vậy đâu.
Tôi kết luận là không đi thì đói! Đói, cái chuyện này với nó càng lạ, vì không đủ thức ăn thì mom nó sẽ đi xin welfare, food stamps… nó nghĩ như những gì nó biết ở đây, xã hội này, còn mỗ tôi thì nói như thách nó, tối nay mom mày về hỏi nó xem, nó có về bên đó mà xin được welfare mí lại food stamps không?.
Con cháu tôi như thế đấy, may là nó ở trong nhà còn nói khá tiếng Việt, mà mỗ tôi còn không giải thích nỗi cho nó hiểu, cứ mà như thằng em nó, cứ nói một chữ tiếng Việt nó cõng thêm ba bốn chữ tiếng Mỹ, mặt mỗ tôi cứ nghệt ra, con chị lại phải một màn thông dịch. Không phải mỗ tôi không từng nói cho chúng biết, cái xứ bên kia không như chúng nghĩ, nhưng chúng đang ở bầu mà bắt chúng suy nghĩ như người ở ống làm sao đặng, nên có nhiều cái thắc mắc quá với chúng - Sau cùng Angel hình như mù mờ thấy rằng, cái xứ có những đứa trẻ phải đi bán vé số và nơi nó đang sống, là hai cái gì trái nghịch nhau, như thể bên này trắng thì bên kia đen.
Tới đây xin phép được trở lại câu chuyện cảm động của cháu Diane Trần. Hình phạt nặng nhẹ, chúng ta không đề cập tới, mà chỉ nhìn về mặt ảnh hưởng của nó sau này, với lý lịch như thế sẽ gây khó khi vào đại học, lẫn khi tốt nghiệp và đi làm - Nên khi tin cháu bị phạt đã có những hành động thiết thực giúp cháu, Tổ chức Hỗ trợ giáo dục trẻ em Louisiana lập hẳn một trang web Help DianeTran.com để quyên góp giúp cháu. Cuối cùng bản án được xóa án với 250.000 chữ ký yêu cầu, 50 tiểu bang Mỹ và 18 quốc gia khác đã gom cho cháu dược 100.000$, chuyện xảy ra là một cái gì hợp lý, riêng mỗ tôi vui vì cô bé với tâm hồn như thiên thần này, là một trẻ Việt.
Nhưng câu chuyện vẫn chưa hết - Với số tiền được giúp, cháu có thể trang trải cho đời sống, mà không cần phải đi làm hai công việc một lúc như hiện nay, nhưng cháu đã từ chối nhận nó, vì theo cháu còn nhiều đứa trẻ khác cần giúp đở hơn cháu (ABC News). Và một chi tiết làm mỗ tôi thêm quí trọng cháu, Thẩm phán Lanny Moriarty, người tuyên phạt cháu cho biết Diane Trần, không hề kể về gia cảnh trong hai lần bị triệu tập ra tòa, và Luật sư bào chữa của Trần, ông Brian Wice nói: “Trần đã ra sức học tập và làm việc 24 giờ một ngày để hỗ trợ anh em, điều mà lẽ ra ở độ tuổi vị thành niên không cần phải làm”.
Tại sao cháu không kể cho quan tòa nghe, mỗ tôi xin phép nói ra thử những gì trong thâm tâm mình nghĩ, xem có đúng với cháu không - Đó là vì cháu không muốn mọi người biết chuyện gia đình mình, đó là nỗi đau riêng, và cháu muốn tự mình gánh vác thay cho cha mẹ mình, đáng phục một đứa trẻ như Diane Trần, với đầy lòng tự trọng qua những việc cháu đã làm.
Ở cái tuổi lá vàng, mấy ai không vui nhìn những lá non tươi tốt đang dần thay chỗ của mình, mỗ tôi cũng thế luôn được mát lòng hay nở nụ cười vui thú, mỗi khi cuối năm nghe kết quả tại các trường học, trẻ Việt luôn đứng thủ khoa hầu hết - Nay lại thêm tự hào với một Diane Trần.
Việt Nhân (HNPĐ)
Vài hàng thêm vào đoạn kết - Hôm nay đối với mọi người trên thế giới, thì nơi xứ xã nghĩa, hình ảnh trẻ bán vé số hay mò cua bắt ốc là những cái quen mắt, và lại càng quen mắt hơn, là ra xứ người những hạt giống đỏ, cháu ngoan họ Hồ đang rộ lên với nghề trồng cần sa, hay ăn cắp hàng nơi các chợ, mà báo Nhật Bản Asahi Shimbun ngày 14/04/14 vừa lại đưa tin thêm. Quí vị nghĩ sao những đứa trẻ Việt, như những quả cam hạt giống bên đất nhà, ngày ly hương chúng ta đem sang xứ người trồng, chúng vẫn giữ mái vị ngọt quê hương – Vậy có phải chỉ bởi mỗi cái đất xã nghĩa mà nên thế? VN.