Kinh Đời
NHỮNG KẺ PHẢN TRẮC... (Tác giả: Do Duy Ngoc )
Anh ta đứng giữa sân khấu và nói to lên rằng: “Trong hội trường này ai đã từng là thầy giáo của tôi, đề nghị giơ tay". Tôi cũng gọi anh Tiến sĩ này là kẻ phản trắc.
Thuở hàn vi, tôi có một người bạn cùng đồng cam cộng khổ một thời gian. Có một thời tôi và người ấy sống bằng bánh mì từ thiện xin được ở trung tâm từ thiện Caritas của Công giáo. Sau 1975, bạn tôi trở thành cán bộ lãnh đạo của chế độ mới với một chức vụ khá to. Anh bạn này từ chối quá khứ và không công nhận mình có thời kỳ sống bằng bánh mì từ thiện. Tôi gọi anh này là kẻ phản trắc.
Trên báo chí và mạng xã hội mấy năm trước, tôi đọc được một câu chuyện kể một ông Tiến sĩ đang là lãnh đạo một cơ quan nhà nước. Một lần nọ, anh trở về trường nơi anh đã từng học thời trung học họp mặt nhân ngày kỷ niệm của trường. Anh ta đứng giữa sân khấu và nói to lên rằng: “Trong hội trường này ai đã từng là thầy giáo của tôi, đề nghị giơ tay". Tôi cũng gọi anh Tiến sĩ này là kẻ phản trắc.
Trong chiến tranh, một anh bộ đội bị thương, lạc đơn vị, được người dân nuôi trong hầm, chăm sóc vết thương, lo lắng bữa ăn, áo mặc suốt thời gian dài. Sau 75, anh trở thành một cán bộ lãnh đạo bắt đầu từ địa phương nơi anh đã từng được cưu mang, sau đó về trung ương nhận một chức vụ khá cao. Suốt mấy chục năm nay, anh chưa bao giờ ghé lại thăm căn hầm xưa và những người đã tửng cứu giúp, cưu mang anh trong thời kỳ chiến tranh. Tôi cũng gọi đó là kẻ phản trắc.
Cũng cùng một trường hợp như trên, nhưng anh cán bộ đó có lần về nơi cũ trong một chuyến công tác tiền hô hậu ủng, cả đoàn xe hộ tống. Anh cán bộ lãnh đạo đến ngồi trong uỷ ban tỉnh và nói với lãnh đạo tỉnh kẻu người đã từng nuôi giấu anh trong lúc hiểm nguy thời chiến tranh dến gặp anh ở văn phòng uỷ ban. Tôi cũng xem anh này là kẻ phản trắc.
Năm 1968, trong cuộc tấn công Mậu Thân vào Sài Gòn, Ba của người bạn tôi ở Bảy Hiền cũng đã từng cứu một anh bộ đội miền Bắc. Băng bó vết thương cho anh, nuôi dưỡng anh một thời gian dài. Cũng vì hành động đó, ba của bạn tôi phải đi tù. Sau 1975, trong chiến dịch đánh tư sản, ba của người bạn tôi là chủ một nhà máy dệt ở Bảy Hiền cũng bị tịch thu tài sản. Người ra lệnh và trực tiếp tiếp quản nhà máy cũng chính là anh chàng bộ đội kia. Tôi gọi đấy là kẻ phản trắc.
Những người lãnh đạo thành phố này một thời đã cướp đất của dân Thủ Thiêm, đẩy dân vào cảnh màn trời chiếu đất, trở thành những kẻ không nhà. Họ xoá sạch ngôi nhà thân thiết của dân, họ đẩy dân vào chỗ chết, họ đã khiến nhiều người dân uất ức mà chết. Họ gây phẫn nộ trong dân bằng những việc dối lừa. Họ làm giàu trên nỗi khổ đau của dân. Khi mọi chuyện vỡ lở, họ tránh mặt, cho người khác đứng ra hứa hẹn, xin lỗi dân một cách vô cảm, kéo dài thời gian để hòng trốn tội. Tôi gọi lũ người ấy là bọn phản trắc.
Chùa chiền bây giờ được xây to, tượng Phật nào cũng lớn, sân chùa nào cũng la liệt Bồ Tát. Thầy tu nào cũng đi xe hơi sang trọng, ăn uống bỗ dưỡng, toàn dùng thiết bị đắt tiền. Mượn hào quang của Phật, mượn kinh kệ loè người, mượn của chùa để làm điều phi pháp, mượn áo Tăng để lừa bịp. Tôi gọi đó là lũ thầy chùa phản trắc.
Bà bạn hàng xóm của tôi thời tôi ở đường Trần Quang Diệu là một bà chủ khá giàu thời đó. Bà không có con nên nuôi một cô con nuôi. Bà thương cô như con ruột. Cho ăn học đàng hoàng đến nơi đến chốn, sống trên nhung lụa. Sau 75, bà cho tiền vàng cho cô ấy vượt biên, sau đó định cư ở Mỹ. Bà chuyển tiền cho cô ấy làm ăn buôn bán, trở thành người giàu có ở xứ người.
Bà qua Mỹ, cô ta gởi bà vào nhà của người già không thân nhân, chẳng bao giờ thăm hỏi. Buồn quá, bà về lại Việt Nam rồi qua đời trong cô đơn, hàng xóm bỏ bà vào một quan tài từ thiện rẻ tiền và thiêu, tro rải đâu không biết. Cô ta cũng đã về ở Việt Nam nhưng lấy cớ tour du lịch đã đăng ký, cô ta không viếng thăm, chẳng thắp được cây nhang cho bà cụ, cũng không quấn được vành khăn tang. Tôi gọi cô này là người phản trắc.
Đọc trên báo thấy tin con giết cha vì tranh chấp đất đai, cháu giết bà vì không xin được tiền đánh bạc, con giết mẹ vì mẹ không cho tiền hút chích, vợ giết chồng để dễ dàng đến với tình nhân. Lũ người đó cũng là lũ phản trắc.
Theo từ điển thì phản trắc là loại người tráo trở, không thể tin được, không thể hợp tác được, là loại người luôn rắp tâm làm phản. Đồng nghĩa với phản phúc. Thời nay, loại người phản trắc ấy đầy dẫy khắp nơi, chỗ nào cũng có. Ở đâu mà lắm thế? Sao xã hội bây giờ toàn lũ phản trắc ấy?
Thế bây giờ có còn người tốt không? Còn chứ. Sao mà không có được. Thế họ đi đâu hết rồi? Họ đang ở đâu hết rồi? Họ đang cô đơn, họ đang lạc lõng. Họ đang ở trong lớp người cùng quẫn đang bị dồn vào chân tường. Họ phản kháng yếu ớt vì chẳng có quyền lực mà cũng chẳng có vũ khí. Một xã hội vắng bóng người tốt, đó là biểu hiện của sự thất bại của một chế độ.
24.10.2018
DODUYNGOC
T.P. chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
NHỮNG KẺ PHẢN TRẮC... (Tác giả: Do Duy Ngoc )
Anh ta đứng giữa sân khấu và nói to lên rằng: “Trong hội trường này ai đã từng là thầy giáo của tôi, đề nghị giơ tay". Tôi cũng gọi anh Tiến sĩ này là kẻ phản trắc.
Thuở hàn vi, tôi có một người bạn cùng đồng cam cộng khổ một thời gian. Có một thời tôi và người ấy sống bằng bánh mì từ thiện xin được ở trung tâm từ thiện Caritas của Công giáo. Sau 1975, bạn tôi trở thành cán bộ lãnh đạo của chế độ mới với một chức vụ khá to. Anh bạn này từ chối quá khứ và không công nhận mình có thời kỳ sống bằng bánh mì từ thiện. Tôi gọi anh này là kẻ phản trắc.
Trên báo chí và mạng xã hội mấy năm trước, tôi đọc được một câu chuyện kể một ông Tiến sĩ đang là lãnh đạo một cơ quan nhà nước. Một lần nọ, anh trở về trường nơi anh đã từng học thời trung học họp mặt nhân ngày kỷ niệm của trường. Anh ta đứng giữa sân khấu và nói to lên rằng: “Trong hội trường này ai đã từng là thầy giáo của tôi, đề nghị giơ tay". Tôi cũng gọi anh Tiến sĩ này là kẻ phản trắc.
Trong chiến tranh, một anh bộ đội bị thương, lạc đơn vị, được người dân nuôi trong hầm, chăm sóc vết thương, lo lắng bữa ăn, áo mặc suốt thời gian dài. Sau 75, anh trở thành một cán bộ lãnh đạo bắt đầu từ địa phương nơi anh đã từng được cưu mang, sau đó về trung ương nhận một chức vụ khá cao. Suốt mấy chục năm nay, anh chưa bao giờ ghé lại thăm căn hầm xưa và những người đã tửng cứu giúp, cưu mang anh trong thời kỳ chiến tranh. Tôi cũng gọi đó là kẻ phản trắc.
Cũng cùng một trường hợp như trên, nhưng anh cán bộ đó có lần về nơi cũ trong một chuyến công tác tiền hô hậu ủng, cả đoàn xe hộ tống. Anh cán bộ lãnh đạo đến ngồi trong uỷ ban tỉnh và nói với lãnh đạo tỉnh kẻu người đã từng nuôi giấu anh trong lúc hiểm nguy thời chiến tranh dến gặp anh ở văn phòng uỷ ban. Tôi cũng xem anh này là kẻ phản trắc.
Năm 1968, trong cuộc tấn công Mậu Thân vào Sài Gòn, Ba của người bạn tôi ở Bảy Hiền cũng đã từng cứu một anh bộ đội miền Bắc. Băng bó vết thương cho anh, nuôi dưỡng anh một thời gian dài. Cũng vì hành động đó, ba của bạn tôi phải đi tù. Sau 1975, trong chiến dịch đánh tư sản, ba của người bạn tôi là chủ một nhà máy dệt ở Bảy Hiền cũng bị tịch thu tài sản. Người ra lệnh và trực tiếp tiếp quản nhà máy cũng chính là anh chàng bộ đội kia. Tôi gọi đấy là kẻ phản trắc.
Những người lãnh đạo thành phố này một thời đã cướp đất của dân Thủ Thiêm, đẩy dân vào cảnh màn trời chiếu đất, trở thành những kẻ không nhà. Họ xoá sạch ngôi nhà thân thiết của dân, họ đẩy dân vào chỗ chết, họ đã khiến nhiều người dân uất ức mà chết. Họ gây phẫn nộ trong dân bằng những việc dối lừa. Họ làm giàu trên nỗi khổ đau của dân. Khi mọi chuyện vỡ lở, họ tránh mặt, cho người khác đứng ra hứa hẹn, xin lỗi dân một cách vô cảm, kéo dài thời gian để hòng trốn tội. Tôi gọi lũ người ấy là bọn phản trắc.
Chùa chiền bây giờ được xây to, tượng Phật nào cũng lớn, sân chùa nào cũng la liệt Bồ Tát. Thầy tu nào cũng đi xe hơi sang trọng, ăn uống bỗ dưỡng, toàn dùng thiết bị đắt tiền. Mượn hào quang của Phật, mượn kinh kệ loè người, mượn của chùa để làm điều phi pháp, mượn áo Tăng để lừa bịp. Tôi gọi đó là lũ thầy chùa phản trắc.
Bà bạn hàng xóm của tôi thời tôi ở đường Trần Quang Diệu là một bà chủ khá giàu thời đó. Bà không có con nên nuôi một cô con nuôi. Bà thương cô như con ruột. Cho ăn học đàng hoàng đến nơi đến chốn, sống trên nhung lụa. Sau 75, bà cho tiền vàng cho cô ấy vượt biên, sau đó định cư ở Mỹ. Bà chuyển tiền cho cô ấy làm ăn buôn bán, trở thành người giàu có ở xứ người.
Bà qua Mỹ, cô ta gởi bà vào nhà của người già không thân nhân, chẳng bao giờ thăm hỏi. Buồn quá, bà về lại Việt Nam rồi qua đời trong cô đơn, hàng xóm bỏ bà vào một quan tài từ thiện rẻ tiền và thiêu, tro rải đâu không biết. Cô ta cũng đã về ở Việt Nam nhưng lấy cớ tour du lịch đã đăng ký, cô ta không viếng thăm, chẳng thắp được cây nhang cho bà cụ, cũng không quấn được vành khăn tang. Tôi gọi cô này là người phản trắc.
Đọc trên báo thấy tin con giết cha vì tranh chấp đất đai, cháu giết bà vì không xin được tiền đánh bạc, con giết mẹ vì mẹ không cho tiền hút chích, vợ giết chồng để dễ dàng đến với tình nhân. Lũ người đó cũng là lũ phản trắc.
Theo từ điển thì phản trắc là loại người tráo trở, không thể tin được, không thể hợp tác được, là loại người luôn rắp tâm làm phản. Đồng nghĩa với phản phúc. Thời nay, loại người phản trắc ấy đầy dẫy khắp nơi, chỗ nào cũng có. Ở đâu mà lắm thế? Sao xã hội bây giờ toàn lũ phản trắc ấy?
Thế bây giờ có còn người tốt không? Còn chứ. Sao mà không có được. Thế họ đi đâu hết rồi? Họ đang ở đâu hết rồi? Họ đang cô đơn, họ đang lạc lõng. Họ đang ở trong lớp người cùng quẫn đang bị dồn vào chân tường. Họ phản kháng yếu ớt vì chẳng có quyền lực mà cũng chẳng có vũ khí. Một xã hội vắng bóng người tốt, đó là biểu hiện của sự thất bại của một chế độ.
24.10.2018
DODUYNGOC
T.P. chuyen