Mỗi Ngày Một Chuyện
NHỮNG KIẾP KHÁC - CAO MỴ NHÂN
NHỮNG KIẾP KHÁC - CAO MỴ NHÂN
Đôi
khi một câu chuyện nào đó, lúc nói ra thì có vẻ tầm phào thôi, nhưng nhiều chục
năm sau, nó lại tương ứng đến nỗi người ta tưởng như người nói trước kia cả mấy
chục năm, là một nhà tiên tri.
Khi
tôi học thêm Pháp văn do giáo sư Nguyễn văn Mẫn ở Saigon vào cuối thập niên 50
thế kỷ trước, bấy giờ tôi mới học lớp đệ tứ, tức là lớp 9 ngày nay.
Ông
vô tình nói thêm trong một bài giảng : " Người Mỹ và nhất là quân đội Mỹ,
xuất hiện ở đâu, thì y như phụ nữ ở nơi đó hư ngay " .
Phải
tới 5, 6 năm sau, quân đội đồng minh Hoa Kỳ mới đổ bộ đầu tiên ở bờ biển Nam Ô
Đà Nẵng ( 3/1965 ) và ít năm sau nữa, đã thấp thoáng đó đây, những trẻ em lai
Mỹ trên quê hương VN.
Ông
giáo sư Pháp văn mà chúng tôi học thêm, còn tiếp tục lý giải: " Người Mỹ
thì không phải là xấu, nhưng họ ...chân thực quá, lại thực dụng quá, nên phụ nữ
ở đâu cũng thích những người như vậy" .
Ấy
còn chưa kể đến yếu tố sạch sẽ, đẹp đẽ, luôn lịch sự hào hoa, thêm vào lòng
nhiệt thành... thì quý phụ nữ thấy hơn hẳn những đấng mày râu địa phương quá
rồi, chớ không riêng gì phụ nữ VN...
Bấy
giờ, giữa thập niên 60 thế kỷ trước, song song với sự hiện diện cùa người Mỹ ở
miền nam VN, là cả một rừng sách báo Mỹ, từ những sách học các bộ môn chuyên
biệt, đến văn chương, văn học Mỹ, tất cả đã thay đổi mau chóng bộ mặt xã hội
VN, cuộc sống cảm thấy vui vẻ lạc quan hẳn lên.
Có
thể nói văn hoá Mỹ đi nhanh hơn văn hoá Pháp.
Pháp
phải mất cả thế kỷ mới đi sâu đi sát vào tâm hồn VN, còn Mỹ nhanh đến nỗi, dân
chúng miền Nam VN sống cởi mở, hồn nhiên, tự nhiên trong chiều hướng tăng
trưởng, cả về tinh thần lẫn vật chất.
Riêng
về mặt sách báo tiếng Mỹ, đã là một ngôn ngữ nối kết, trung gian giữa sách
truyện thơ ca Mỹ và các nước khác thâm nhập vào văn chương VN.
Do
đó ở Saigon quý vị ham đọc sách truyện hay trên thế giới, các tiểu thuyết lớn
của các nhà văn nổi tiếng Nga, Úc, Canada, Nhật vv... đều được dịch theo các
bản English ...
Tất
nhiên các sách truyện vốn tiềng Pháp và Trung Hoa cũ mới, cũng được giới cầm bút chuyển ngữ tưng
bừng.
Thế
là tôi chẳng cần phải tìm bản văn gốc để học hỏi, mà đọc luôn các truyện dịch,
bất kể của nước nào, đọc cho mau, cho nhiều ...và tất nhiên các tác phẩm danh
tiếng thì đọc 2,3 lần .
Chính
vì đọc tạp lục, ham hố như vậy, mà tự mình cảm thấy mình có vẻ " thông
thái ăn đong "...nó giúp cho tôi ngẫm nghĩ, suy tư, để biết mình thuộc
giới người đã và đang sống thế nào ...
Tôi
đặc biệt chú ý đến " văn chương " và phong cách sống của người Nhật
Bản.
Nếu
bây giờ đã được sống ở Mỹ rồi, hằng ngày sinh hoạt ở Mỹ, bang Cali này, thế nào
cũng xen kẽ với một sắc tộc lớn nhất không phải chính tông Hoa Kỳ, là người nói chung tiếng Hispanic, mà
trong đó có Mexico, một dân tộc thích vui cười, ồn ào hơn cả .
Trái
lại, người Nhật Bản thì luôn thận trọng, giữ gìn danh dự, khó hoà đồng.
Từ
đó tôi suy ra hiện tượng trong văn chương họ, có một nỗi u buồn cứ ám ảnh, nhập
tâm họ như mang nỗi bi quan sâu thẳm ...
Dân
tộc Nhật sống với cái danh dự, khiến đôi khi họ cũng khổ vì điều ấy, kể cả
trong tình yêu, tình thương vv...
Phải
sống quá thận trọng, làm cho những nhân vật trong tiểu thuyết Nhật Bản phải
chịu đựng nhiều đau xót, đắng cay, theo tôi xã hội trong tiểu thuyết họ cũng bị
trầm mặc, buồn thảm...
Một
người bạn vừa gởi cho tôi một truyện rất ngắn của ông nhà văn lớn Nhật, là
Yasunari Kawabata ( 1899- 1972 ).
Còn
sợ tôi lơ là, không đọc, bèn nói thấy thơ văn Cao Mỵ Nhân đắm say nhân vật
truyện của Mỵ quá, nên cho Mỵ đọc thử truyện ngắn này, của nhà văn Nhật đã
đoạt giải Nobel văn học năm 1968 lận.
Để
Mỵ tự soi ngắm xem cuộc tình của tác giả Nhật đoạt giải
" văn chương thế giới " trên,
có hơn hẳn cuộc tình thơ Cao Mỵ Nhân không ?
Ố
ô, đừng đưa tên tuổi văn hào Yasunari Kawabata Japan, với Nobel ra mà dọa tôi
chứ bạn.
Chuyện
tình của ông nhà văn đó, gồm 2 nhân vật, thoạt thì vai nữ chết, hồn oan cứ lẩn
quẩn cạnh ông vai nam, vai nam chẳng biết có ở vậy không, làm sao ở vậy khi cả hai cùng lứa tuổi đôi mươi.
60
năm sau, 2 người tái ngộ, với ưu tư là một đã chết ( nữ) và một chưa rõ chết
chưa ( nam ).
Rút
cuộc họ kiểm chứng nhau qua những vật cản ngăn chặn, thấy cả 2 đều thông xuyên
qua rào cản của cõi sống, mới biết là nhân vật nam cũng đã chết .
Điều
cuối cùng là họ quan tâm, thầm tiếc tại sao họ cùng đã chết, mà lại không ở với
nhau nơi cõi chết đó.
Có
lẽ nhà văn Yasunari Kawabata muốn nêu ra cái điều: Đã yêu thương nhau thật sự,
thì ở cõi sống hay ở cõi chết, đều vẫn phải bên nhau.
Bởi
vì cõi chết cũng như cõi sống, là một không gian thật hay ảo, vẫn chung một đất
trời, nôm na chung trên thiên đường, hoặc chung dưới địa ngục cũng được.
Tôi
thật dở quá, là không chịu học để đọc kỹ chữ nghĩa, ngôn từ văn chương nước Phù
Tang. Tuy nhiên tôi cảm nhận được " nhân sinh quan " và " luyến
ái quan " của quý vị Nhật ấy thật nghiệt ngã, tuyệt đối ...
Thực
ra, thì cũng chẳng khác gì suy tư của những đôi uyên ương, hay những cặp tình
nhân của hầu hết các dân tộc trên trái đất này.
Họ
muốn sống cạnh nhau đời này, nếu lỡ không được, thì mong ở bên nhau kiếp khác,
họ tin tưởng là có những kiếp khác đó, và ngàn đời sẽ sống cùng nhau .
Nhà
văn Nhật Bản nêu trên, không tin tưởng lắm có cuộc tái ngộ ở cõi chết.
Đọc
tới đây, anh sẽ bảo sao mình dở hơi thế, hàng vạn chuyện tình đều có những lời
than thở, những câu hứa hẹn, dựa trên nhiều cơ sở tâm linh.
Đến
cả Chúa cũng dạy thế nhân vâng lời Chúa, để sẽ gặp nhau trên cõi trời, cùng
hưởng nhan Thiên chúa, ít nhất là trong ngày phán xét cuối cùng.
Vậy
thì, chắc chắn kiếp này, không được sống bên nhau, đời sau và mãi mãi ta sẽ ở
cạnh nhau như thiên thu ước hẹn ...
vì
tất cả vẫn đang trong cùng vũ trụ vô thủy vô chung, lạc đi đâu được mà lo
...trời đổ.
Ôi,
nhân vật thơ của tôi lạc quan quá, anh ta có một niềm tin tròn vẹn nơi đấng
Siêu nhiên.
Điều
đó tất đúng, vì cuối cùng, bạn phải biết bạn từ đâu tới chứ, kể cả hồn ma đi
nữa, vẫn có sự sắp xếp, như
là thử thách quyền phép của đấng tối cao, tối đại ...
Nên
chi, có là gì, còn sống hay đã chết cũng chỉ là tiếp tục sự việc muôn đời của
Thượng Đế vậy thôi.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NHỮNG KIẾP KHÁC - CAO MỴ NHÂN
NHỮNG KIẾP KHÁC - CAO MỴ NHÂN
Đôi
khi một câu chuyện nào đó, lúc nói ra thì có vẻ tầm phào thôi, nhưng nhiều chục
năm sau, nó lại tương ứng đến nỗi người ta tưởng như người nói trước kia cả mấy
chục năm, là một nhà tiên tri.
Khi
tôi học thêm Pháp văn do giáo sư Nguyễn văn Mẫn ở Saigon vào cuối thập niên 50
thế kỷ trước, bấy giờ tôi mới học lớp đệ tứ, tức là lớp 9 ngày nay.
Ông
vô tình nói thêm trong một bài giảng : " Người Mỹ và nhất là quân đội Mỹ,
xuất hiện ở đâu, thì y như phụ nữ ở nơi đó hư ngay " .
Phải
tới 5, 6 năm sau, quân đội đồng minh Hoa Kỳ mới đổ bộ đầu tiên ở bờ biển Nam Ô
Đà Nẵng ( 3/1965 ) và ít năm sau nữa, đã thấp thoáng đó đây, những trẻ em lai
Mỹ trên quê hương VN.
Ông
giáo sư Pháp văn mà chúng tôi học thêm, còn tiếp tục lý giải: " Người Mỹ
thì không phải là xấu, nhưng họ ...chân thực quá, lại thực dụng quá, nên phụ nữ
ở đâu cũng thích những người như vậy" .
Ấy
còn chưa kể đến yếu tố sạch sẽ, đẹp đẽ, luôn lịch sự hào hoa, thêm vào lòng
nhiệt thành... thì quý phụ nữ thấy hơn hẳn những đấng mày râu địa phương quá
rồi, chớ không riêng gì phụ nữ VN...
Bấy
giờ, giữa thập niên 60 thế kỷ trước, song song với sự hiện diện cùa người Mỹ ở
miền nam VN, là cả một rừng sách báo Mỹ, từ những sách học các bộ môn chuyên
biệt, đến văn chương, văn học Mỹ, tất cả đã thay đổi mau chóng bộ mặt xã hội
VN, cuộc sống cảm thấy vui vẻ lạc quan hẳn lên.
Có
thể nói văn hoá Mỹ đi nhanh hơn văn hoá Pháp.
Pháp
phải mất cả thế kỷ mới đi sâu đi sát vào tâm hồn VN, còn Mỹ nhanh đến nỗi, dân
chúng miền Nam VN sống cởi mở, hồn nhiên, tự nhiên trong chiều hướng tăng
trưởng, cả về tinh thần lẫn vật chất.
Riêng
về mặt sách báo tiếng Mỹ, đã là một ngôn ngữ nối kết, trung gian giữa sách
truyện thơ ca Mỹ và các nước khác thâm nhập vào văn chương VN.
Do
đó ở Saigon quý vị ham đọc sách truyện hay trên thế giới, các tiểu thuyết lớn
của các nhà văn nổi tiếng Nga, Úc, Canada, Nhật vv... đều được dịch theo các
bản English ...
Tất
nhiên các sách truyện vốn tiềng Pháp và Trung Hoa cũ mới, cũng được giới cầm bút chuyển ngữ tưng
bừng.
Thế
là tôi chẳng cần phải tìm bản văn gốc để học hỏi, mà đọc luôn các truyện dịch,
bất kể của nước nào, đọc cho mau, cho nhiều ...và tất nhiên các tác phẩm danh
tiếng thì đọc 2,3 lần .
Chính
vì đọc tạp lục, ham hố như vậy, mà tự mình cảm thấy mình có vẻ " thông
thái ăn đong "...nó giúp cho tôi ngẫm nghĩ, suy tư, để biết mình thuộc
giới người đã và đang sống thế nào ...
Tôi
đặc biệt chú ý đến " văn chương " và phong cách sống của người Nhật
Bản.
Nếu
bây giờ đã được sống ở Mỹ rồi, hằng ngày sinh hoạt ở Mỹ, bang Cali này, thế nào
cũng xen kẽ với một sắc tộc lớn nhất không phải chính tông Hoa Kỳ, là người nói chung tiếng Hispanic, mà
trong đó có Mexico, một dân tộc thích vui cười, ồn ào hơn cả .
Trái
lại, người Nhật Bản thì luôn thận trọng, giữ gìn danh dự, khó hoà đồng.
Từ
đó tôi suy ra hiện tượng trong văn chương họ, có một nỗi u buồn cứ ám ảnh, nhập
tâm họ như mang nỗi bi quan sâu thẳm ...
Dân
tộc Nhật sống với cái danh dự, khiến đôi khi họ cũng khổ vì điều ấy, kể cả
trong tình yêu, tình thương vv...
Phải
sống quá thận trọng, làm cho những nhân vật trong tiểu thuyết Nhật Bản phải
chịu đựng nhiều đau xót, đắng cay, theo tôi xã hội trong tiểu thuyết họ cũng bị
trầm mặc, buồn thảm...
Một
người bạn vừa gởi cho tôi một truyện rất ngắn của ông nhà văn lớn Nhật, là
Yasunari Kawabata ( 1899- 1972 ).
Còn
sợ tôi lơ là, không đọc, bèn nói thấy thơ văn Cao Mỵ Nhân đắm say nhân vật
truyện của Mỵ quá, nên cho Mỵ đọc thử truyện ngắn này, của nhà văn Nhật đã
đoạt giải Nobel văn học năm 1968 lận.
Để
Mỵ tự soi ngắm xem cuộc tình của tác giả Nhật đoạt giải
" văn chương thế giới " trên,
có hơn hẳn cuộc tình thơ Cao Mỵ Nhân không ?
Ố
ô, đừng đưa tên tuổi văn hào Yasunari Kawabata Japan, với Nobel ra mà dọa tôi
chứ bạn.
Chuyện
tình của ông nhà văn đó, gồm 2 nhân vật, thoạt thì vai nữ chết, hồn oan cứ lẩn
quẩn cạnh ông vai nam, vai nam chẳng biết có ở vậy không, làm sao ở vậy khi cả hai cùng lứa tuổi đôi mươi.
60
năm sau, 2 người tái ngộ, với ưu tư là một đã chết ( nữ) và một chưa rõ chết
chưa ( nam ).
Rút
cuộc họ kiểm chứng nhau qua những vật cản ngăn chặn, thấy cả 2 đều thông xuyên
qua rào cản của cõi sống, mới biết là nhân vật nam cũng đã chết .
Điều
cuối cùng là họ quan tâm, thầm tiếc tại sao họ cùng đã chết, mà lại không ở với
nhau nơi cõi chết đó.
Có
lẽ nhà văn Yasunari Kawabata muốn nêu ra cái điều: Đã yêu thương nhau thật sự,
thì ở cõi sống hay ở cõi chết, đều vẫn phải bên nhau.
Bởi
vì cõi chết cũng như cõi sống, là một không gian thật hay ảo, vẫn chung một đất
trời, nôm na chung trên thiên đường, hoặc chung dưới địa ngục cũng được.
Tôi
thật dở quá, là không chịu học để đọc kỹ chữ nghĩa, ngôn từ văn chương nước Phù
Tang. Tuy nhiên tôi cảm nhận được " nhân sinh quan " và " luyến
ái quan " của quý vị Nhật ấy thật nghiệt ngã, tuyệt đối ...
Thực
ra, thì cũng chẳng khác gì suy tư của những đôi uyên ương, hay những cặp tình
nhân của hầu hết các dân tộc trên trái đất này.
Họ
muốn sống cạnh nhau đời này, nếu lỡ không được, thì mong ở bên nhau kiếp khác,
họ tin tưởng là có những kiếp khác đó, và ngàn đời sẽ sống cùng nhau .
Nhà
văn Nhật Bản nêu trên, không tin tưởng lắm có cuộc tái ngộ ở cõi chết.
Đọc
tới đây, anh sẽ bảo sao mình dở hơi thế, hàng vạn chuyện tình đều có những lời
than thở, những câu hứa hẹn, dựa trên nhiều cơ sở tâm linh.
Đến
cả Chúa cũng dạy thế nhân vâng lời Chúa, để sẽ gặp nhau trên cõi trời, cùng
hưởng nhan Thiên chúa, ít nhất là trong ngày phán xét cuối cùng.
Vậy
thì, chắc chắn kiếp này, không được sống bên nhau, đời sau và mãi mãi ta sẽ ở
cạnh nhau như thiên thu ước hẹn ...
vì
tất cả vẫn đang trong cùng vũ trụ vô thủy vô chung, lạc đi đâu được mà lo
...trời đổ.
Ôi,
nhân vật thơ của tôi lạc quan quá, anh ta có một niềm tin tròn vẹn nơi đấng
Siêu nhiên.
Điều
đó tất đúng, vì cuối cùng, bạn phải biết bạn từ đâu tới chứ, kể cả hồn ma đi
nữa, vẫn có sự sắp xếp, như
là thử thách quyền phép của đấng tối cao, tối đại ...
Nên
chi, có là gì, còn sống hay đã chết cũng chỉ là tiếp tục sự việc muôn đời của
Thượng Đế vậy thôi.
CAO MỴ NHÂN (HNPD)