Văn Học & Nghệ Thuật
NHỮNG MÙA XUÂN SO LE - CAO MỴ NHÂN
NHỮNG MÙA XUÂN SO LE -
CAO MỴ NHÂN
Mùa xuân của trời đất thì dù ở Đông
phương hay Tây phương cũng na ná giống nhau thôi, bởi vì số ngày
tháng ...cơ bản (thay vì căn bản là nhìn từ cái gốc, cơ bản
là nhìn qua lăng kính máy móc.) ở đây nói về sự uyển chuyển của
cách nhìn, nên dùng cơ bản, sẽ hiểu ngay, chẳng cần phải
tránh xa ngôn ngữ ở Saigon sau 30 -4 - 1975 , tức là theo âm lịch
thì các tháng có khi trồi , khi trụt vậy .
Giáo sư Bài Văn Hoá đã
nói : làm Văn thì cứ việc lắp ghép ngôn ngữ một cách thật
lòng xây dựng thôi , đâu phải vì một chữ gì đó ,
mà sợ bị hiểu lầm tư tưởng chứ .
Thế thì tôi sắp diễn tả về những mùa xuân
thực sự so le trong cuộc đời , mà giả như qua cách nhìn riêng
biệt , thì hiện trạng đó giống như là một trường phái mỹ
thuật rất mỹ thuật cách đây cũng chưa lâu lắm , có thể
hình như còn một số người ưa chuộng vẻ đẹp này .
Trước nhất tôi tự sự kể rằng từ lâu lắm rồi
, thủa còn theo học trường cán sự xã hội Caritas ,
hay được gọi tắt là Thevenet , bởi trường đó tọa lạc tại đường
Thevenet sau đổi là đường Tú Xương Saigon , để bày tỏ lòng ham
thích lối vẽ Op Art , tôi đã may mấy cái áo dài kẻ sọc ngang dọc
, các sọc được xếp không bằng nhau , cùng mầu sắc
đối chọi một cách ...hài hoà , lạ mắt .
Bấy giờ có một số người Mỹ dân sự xuất
hiện ở Saigon , đã bị " ngộ nhận. " là
họ mang cái nghệ thuật xô bồ , không văn hoá lịch thiệp
như ở Châu Âu.
Sự thực thì trường phái Op Art
thủa đó đang được thanh niên nam nữ Châu Âu hưởng ứng lắm
. Những bức vẽ từ hình thái đến mầu sắc so le như
những khám phá tuyệt tác. .
Tới khi tôi đã phục vụ trong QL VNCH
, tham gia công tác xã hội tại lãnh thổ QĐI / QKI
, rất nhiều lần qua lại đèo Hải Vân , với 21 Km
cong queo , đã chứng kiến không ít những tai nạn trên
những vòng đèo như cánh tay khép đôi lại , tôi mới sợ
hãi cái điều so le ở đời .
Quý vị niên trưởng đều nhận định mỗi lần vượt
đèo dù Hải Vân vùng 1 hay Cù Mông vùng 2. ,
và còn rất nhiêu đèo khác trên đất nước VN , đều đánh giá là người
Tây tức Pháp làm đường theo nghệ thuật , còn người Mỹ theo kỹ
thuật
Quả nhiên kỹ thuật làm đường
xá của Hoa Kỳ cứ thẳng băng .
Sau cuộc đổi đời 30 -4 -1975 ,
hoàn cảnh đã sui tôi đi trên nhiều con đường đất nước mà chẳng bao giờ
tôi nghĩ tới điều so sánh nghệ thuật hay kỹ thuật nữa .
Bởi vì những con đường đất nước ở tận xa
xôi , sâu thẳm có khi chỉ là những giải đất hoang liêu
, buồn thảm mà người dân muộn phiền dai dẳng biết bao đời , có bao giờ
nghĩ đến mùa xuân ...so le từ truyền kiếp đâu .
Nếu đất trời nở hoa nhân ái , thì những
mùa xuân cuộc đời sẽ trải rộng đến chân mây , để những
con đường được san bằng xác pháo , nơi đâu cũng có niềm vui .
..chẳng phải trông chờ , mơ ước .
Tôi đã không còn ở quê hương , đã đi qua
khá nhiều thành phố ở Châu Âu và Hoa Kỳ , đã đứng trước những
nơi xưng tụng đưa nghệ thuật " OpArt " vào cuộc sống
.
họ đã xây dựng những con đường , những dãy
phố so le , kể cả tâm tư , tình cảm họ cũng so le ...hướng
thượng . Không cần phải san bằng tư duy vật chất , trăm
hoa vẫn đua nở mùa xuân ...
Những mùa xuân so le thoáng qua trong ý nghĩ
tương phản , để từ đó , không ai phải ngắm những
cảnh đơn điệu buồn tênh . Bởi vì cuộc sống trời cho ví như một vườn
hoa vô vàn hương sắc ...
Chúng tôi đứng trên một vỉa
hè trước ngã tư đường ở Praha Tiệp khắc
, để đợi nhau cùng đi vãn cảnh thành phố . Thành
phố đó không lớn lắm , những con đường nhỏ hẹp , nhưng
2 dẫy nhà đôi bên đường lại cao. lênh khênh , lúc
nào cũng như sẽ đổ ập xuống nếu một mai mặt trời không mọc
...
Người được gọi là thi sĩ lớn trong
đoàn thả một câu nói bâng quơ : " tôi thích những con đường
so le lắm ông ạ " thi sĩ nói vừa đủ cho vị giáo sư lão
thành họ Nguyễn nghe .
Tôi bị ám ảnh bởi 2 chữ "so le
" của thi sĩ Cung Trầm Tưởng , từ đó tôi nhìn những
thành phố Châu Âu thấy có vẻ gì "so le " , bởi
thực tế những con đường ở cái châu đầy Văn hoá đó , có nhiều khác
biệt lắm .
Lẽ ra sự khác biệt hay cứ gọi là
"so le. " phải thấy ở Mỹ nhiều hơn , vì ở Mỹ
mới là đa văn hoá chứ .
Để đáp ứng tư tưởng. "so le. "
của nhà thơ lớn họ Cung , người đã từng ở Paris thời gian còn
son trẻ , giáo sư Nguyễn thốt một tràng tiếng
Pháp với cơ quan cấp visa nơi xứ Tiệp , rằng ông mong
muốn đến Paris để chiêm ngưỡng Khải hoàn môn hơn là ngồi
ở salon nói chuyện cách mạng xã hội. .
Bấy giờ nước Tiệp vừa xong cuộc cách mạng
nhung , dân chúng họ đang muốn được hưởng cái không khí lãng
mạn thật xa xưa , những con đường xếp lên nhau như những nấc thang
mây , nhất là buổi chiều tối .
Sự so le nhiều mặt ở đời , ở nhiều
nơi không xuất phát từ một chỗ , đã tình cờ tạo nên bức
tranh xuân , khiến tôi trở thành người bảo thủ ,
là hãy để cho cuộc sống tự nhiên , chẳng nên xếp đặt sai ý
...tạo hoá.
Như vậy vườn " địa đàng
" với những cây " nhân sinh " mãi mãi sống
cùng những mùa xuân so le vươn cành nẩy lộc , sinh tồn vĩnh
cửu nơi đại ngã ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
NHỮNG MÙA XUÂN SO LE - CAO MỴ NHÂN
NHỮNG MÙA XUÂN SO LE -
CAO MỴ NHÂN
Mùa xuân của trời đất thì dù ở Đông
phương hay Tây phương cũng na ná giống nhau thôi, bởi vì số ngày
tháng ...cơ bản (thay vì căn bản là nhìn từ cái gốc, cơ bản
là nhìn qua lăng kính máy móc.) ở đây nói về sự uyển chuyển của
cách nhìn, nên dùng cơ bản, sẽ hiểu ngay, chẳng cần phải
tránh xa ngôn ngữ ở Saigon sau 30 -4 - 1975 , tức là theo âm lịch
thì các tháng có khi trồi , khi trụt vậy .
Giáo sư Bài Văn Hoá đã
nói : làm Văn thì cứ việc lắp ghép ngôn ngữ một cách thật
lòng xây dựng thôi , đâu phải vì một chữ gì đó ,
mà sợ bị hiểu lầm tư tưởng chứ .
Thế thì tôi sắp diễn tả về những mùa xuân
thực sự so le trong cuộc đời , mà giả như qua cách nhìn riêng
biệt , thì hiện trạng đó giống như là một trường phái mỹ
thuật rất mỹ thuật cách đây cũng chưa lâu lắm , có thể
hình như còn một số người ưa chuộng vẻ đẹp này .
Trước nhất tôi tự sự kể rằng từ lâu lắm rồi
, thủa còn theo học trường cán sự xã hội Caritas ,
hay được gọi tắt là Thevenet , bởi trường đó tọa lạc tại đường
Thevenet sau đổi là đường Tú Xương Saigon , để bày tỏ lòng ham
thích lối vẽ Op Art , tôi đã may mấy cái áo dài kẻ sọc ngang dọc
, các sọc được xếp không bằng nhau , cùng mầu sắc
đối chọi một cách ...hài hoà , lạ mắt .
Bấy giờ có một số người Mỹ dân sự xuất
hiện ở Saigon , đã bị " ngộ nhận. " là
họ mang cái nghệ thuật xô bồ , không văn hoá lịch thiệp
như ở Châu Âu.
Sự thực thì trường phái Op Art
thủa đó đang được thanh niên nam nữ Châu Âu hưởng ứng lắm
. Những bức vẽ từ hình thái đến mầu sắc so le như
những khám phá tuyệt tác. .
Tới khi tôi đã phục vụ trong QL VNCH
, tham gia công tác xã hội tại lãnh thổ QĐI / QKI
, rất nhiều lần qua lại đèo Hải Vân , với 21 Km
cong queo , đã chứng kiến không ít những tai nạn trên
những vòng đèo như cánh tay khép đôi lại , tôi mới sợ
hãi cái điều so le ở đời .
Quý vị niên trưởng đều nhận định mỗi lần vượt
đèo dù Hải Vân vùng 1 hay Cù Mông vùng 2. ,
và còn rất nhiêu đèo khác trên đất nước VN , đều đánh giá là người
Tây tức Pháp làm đường theo nghệ thuật , còn người Mỹ theo kỹ
thuật
Quả nhiên kỹ thuật làm đường
xá của Hoa Kỳ cứ thẳng băng .
Sau cuộc đổi đời 30 -4 -1975 ,
hoàn cảnh đã sui tôi đi trên nhiều con đường đất nước mà chẳng bao giờ
tôi nghĩ tới điều so sánh nghệ thuật hay kỹ thuật nữa .
Bởi vì những con đường đất nước ở tận xa
xôi , sâu thẳm có khi chỉ là những giải đất hoang liêu
, buồn thảm mà người dân muộn phiền dai dẳng biết bao đời , có bao giờ
nghĩ đến mùa xuân ...so le từ truyền kiếp đâu .
Nếu đất trời nở hoa nhân ái , thì những
mùa xuân cuộc đời sẽ trải rộng đến chân mây , để những
con đường được san bằng xác pháo , nơi đâu cũng có niềm vui .
..chẳng phải trông chờ , mơ ước .
Tôi đã không còn ở quê hương , đã đi qua
khá nhiều thành phố ở Châu Âu và Hoa Kỳ , đã đứng trước những
nơi xưng tụng đưa nghệ thuật " OpArt " vào cuộc sống
.
họ đã xây dựng những con đường , những dãy
phố so le , kể cả tâm tư , tình cảm họ cũng so le ...hướng
thượng . Không cần phải san bằng tư duy vật chất , trăm
hoa vẫn đua nở mùa xuân ...
Những mùa xuân so le thoáng qua trong ý nghĩ
tương phản , để từ đó , không ai phải ngắm những
cảnh đơn điệu buồn tênh . Bởi vì cuộc sống trời cho ví như một vườn
hoa vô vàn hương sắc ...
Chúng tôi đứng trên một vỉa
hè trước ngã tư đường ở Praha Tiệp khắc
, để đợi nhau cùng đi vãn cảnh thành phố . Thành
phố đó không lớn lắm , những con đường nhỏ hẹp , nhưng
2 dẫy nhà đôi bên đường lại cao. lênh khênh , lúc
nào cũng như sẽ đổ ập xuống nếu một mai mặt trời không mọc
...
Người được gọi là thi sĩ lớn trong
đoàn thả một câu nói bâng quơ : " tôi thích những con đường
so le lắm ông ạ " thi sĩ nói vừa đủ cho vị giáo sư lão
thành họ Nguyễn nghe .
Tôi bị ám ảnh bởi 2 chữ "so le
" của thi sĩ Cung Trầm Tưởng , từ đó tôi nhìn những
thành phố Châu Âu thấy có vẻ gì "so le " , bởi
thực tế những con đường ở cái châu đầy Văn hoá đó , có nhiều khác
biệt lắm .
Lẽ ra sự khác biệt hay cứ gọi là
"so le. " phải thấy ở Mỹ nhiều hơn , vì ở Mỹ
mới là đa văn hoá chứ .
Để đáp ứng tư tưởng. "so le. "
của nhà thơ lớn họ Cung , người đã từng ở Paris thời gian còn
son trẻ , giáo sư Nguyễn thốt một tràng tiếng
Pháp với cơ quan cấp visa nơi xứ Tiệp , rằng ông mong
muốn đến Paris để chiêm ngưỡng Khải hoàn môn hơn là ngồi
ở salon nói chuyện cách mạng xã hội. .
Bấy giờ nước Tiệp vừa xong cuộc cách mạng
nhung , dân chúng họ đang muốn được hưởng cái không khí lãng
mạn thật xa xưa , những con đường xếp lên nhau như những nấc thang
mây , nhất là buổi chiều tối .
Sự so le nhiều mặt ở đời , ở nhiều
nơi không xuất phát từ một chỗ , đã tình cờ tạo nên bức
tranh xuân , khiến tôi trở thành người bảo thủ ,
là hãy để cho cuộc sống tự nhiên , chẳng nên xếp đặt sai ý
...tạo hoá.
Như vậy vườn " địa đàng
" với những cây " nhân sinh " mãi mãi sống
cùng những mùa xuân so le vươn cành nẩy lộc , sinh tồn vĩnh
cửu nơi đại ngã ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)