Kinh Đời
NHỮNG NGÀY TÀN PHÁ
19-12-2016
Lũ lụt xảy ra trên diện rộng và quá lớn như vừa rồi phần nhiều do chặt phá rừng bừa bãi, nên không còn rừng đầu nguồn để có thể chống lũ khi vào mùa nước lớn. Hàng loạt thuỷ điện lại xả cùng lúc nên miền Trung chìm trong biển nước.
Biển bị đầu độc một cả một vùng trải dài gần 300km cũng vì chúng ta mải mê đầu tư hay thu hút đầu tư và chấp thuận những dự án mà đánh đổi môi sinh, không tính đến sự an toàn cũng như tính bền vững hay bảo vệ môi trường cho cuộc sống của chính mình. Nước hồ, sông, kênh, rạch chúng ta cũng cạn và lâm vào cảnh hạn hán một vùng rộng lớn mà rồi không có cách nào đối phó. Nhiều nơi nguồn nước ô nhiễm nặng nề gây chết hàng loạt thuỷ sản trên khắp cả nước thời gian qua. Không khí cũng độc hại không kém bởi khói bụi, do các ống khói nhà máy công nghiệp, do những khí thải dân sinh. Chúng ta được đánh giá là quốc gia có không khí ô nhiễm độc hại nhất thế giới.
Chúng ta không phải chịu những cảnh khắc nghiệt kiểu các sự kiện bất thường ngoài tầm kiểm soát như sóng thần, động đất giống như Nhật Bản, Philippines hay Nepal, nhưng có lẽ những hậu quả mà chúng ta phải gánh chịu liên tiếp thời gian qua bởi các biến động thiên nhiên như xâm lấn ngập mặn, hạn hán, lũ lụt càn quét chắc chắn rằng không thể nào thiếu trách nhiệm của con người trong việc tàn sát rừng để lấy gỗ để tìm kiếm lợi ích hay duy trì những dự án đầy rủi ro và với sức tàn phá môi trường một cách khủng khiếp.
Thiên nhiên ưu đãi chúng ta quá nhiều, nhưng chúng ta lại ỷ lại mà tàn phá và hủy hoại nó chỉ để đáp ứng và thoả mãn nhu cầu tức thì nhưng đầy tính tham lam một cách vô hạn định của mình. Nhưng thật đau đớn thay, hầu hết những hậu quả kinh hoàng của nó thì phần lớn là nhân dân trên những vùng đất khốn khổ ấy lại phải gánh chịu.
Theo thống kê, 235 người đã chết, thiệt hại tới 1.7 tỷ đô la được gây ra bởi cơn lũ vừa qua mà có một phần lũ chồng lên là bởi hàng loạt các thuỷ điện xả ra cùng lúc.
Chưa bao giờ thiên nhiên lại dữ dội và khắc nghiệt đến thế, như lúc này, nhất là tại dải đất miền Trung đầy khổ hạnh và nghèo khó quanh năm.
Sự đau khổ và bất hạnh bao giờ sẽ dừng lại, trên mảnh đấy này? Bàn tay con người tham lam và độc ác, bao giờ biết run sợ?
______
Mời xem thêm: 235 người chết và mất tích, thiệt hại 1,7 tỷ USD do thiên tai (TP). – Mưa lũ làm 235 người chết, thiệt hại 37.650 tỉ đồng (TBKTSG). – Miền Trung kiệt quệ vì mưa lụt, cầu cứu hơn 1.000 tỷ (VNN). – Xót xa hình ảnh người dân khiêng quan tài chôn cất người thân trong bốn bề nước lũ (Eva).
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
NHỮNG NGÀY TÀN PHÁ
19-12-2016
Lũ lụt xảy ra trên diện rộng và quá lớn như vừa rồi phần nhiều do chặt phá rừng bừa bãi, nên không còn rừng đầu nguồn để có thể chống lũ khi vào mùa nước lớn. Hàng loạt thuỷ điện lại xả cùng lúc nên miền Trung chìm trong biển nước.
Biển bị đầu độc một cả một vùng trải dài gần 300km cũng vì chúng ta mải mê đầu tư hay thu hút đầu tư và chấp thuận những dự án mà đánh đổi môi sinh, không tính đến sự an toàn cũng như tính bền vững hay bảo vệ môi trường cho cuộc sống của chính mình. Nước hồ, sông, kênh, rạch chúng ta cũng cạn và lâm vào cảnh hạn hán một vùng rộng lớn mà rồi không có cách nào đối phó. Nhiều nơi nguồn nước ô nhiễm nặng nề gây chết hàng loạt thuỷ sản trên khắp cả nước thời gian qua. Không khí cũng độc hại không kém bởi khói bụi, do các ống khói nhà máy công nghiệp, do những khí thải dân sinh. Chúng ta được đánh giá là quốc gia có không khí ô nhiễm độc hại nhất thế giới.
Chúng ta không phải chịu những cảnh khắc nghiệt kiểu các sự kiện bất thường ngoài tầm kiểm soát như sóng thần, động đất giống như Nhật Bản, Philippines hay Nepal, nhưng có lẽ những hậu quả mà chúng ta phải gánh chịu liên tiếp thời gian qua bởi các biến động thiên nhiên như xâm lấn ngập mặn, hạn hán, lũ lụt càn quét chắc chắn rằng không thể nào thiếu trách nhiệm của con người trong việc tàn sát rừng để lấy gỗ để tìm kiếm lợi ích hay duy trì những dự án đầy rủi ro và với sức tàn phá môi trường một cách khủng khiếp.
Thiên nhiên ưu đãi chúng ta quá nhiều, nhưng chúng ta lại ỷ lại mà tàn phá và hủy hoại nó chỉ để đáp ứng và thoả mãn nhu cầu tức thì nhưng đầy tính tham lam một cách vô hạn định của mình. Nhưng thật đau đớn thay, hầu hết những hậu quả kinh hoàng của nó thì phần lớn là nhân dân trên những vùng đất khốn khổ ấy lại phải gánh chịu.
Theo thống kê, 235 người đã chết, thiệt hại tới 1.7 tỷ đô la được gây ra bởi cơn lũ vừa qua mà có một phần lũ chồng lên là bởi hàng loạt các thuỷ điện xả ra cùng lúc.
Chưa bao giờ thiên nhiên lại dữ dội và khắc nghiệt đến thế, như lúc này, nhất là tại dải đất miền Trung đầy khổ hạnh và nghèo khó quanh năm.
Sự đau khổ và bất hạnh bao giờ sẽ dừng lại, trên mảnh đấy này? Bàn tay con người tham lam và độc ác, bao giờ biết run sợ?
______
Mời xem thêm: 235 người chết và mất tích, thiệt hại 1,7 tỷ USD do thiên tai (TP). – Mưa lũ làm 235 người chết, thiệt hại 37.650 tỉ đồng (TBKTSG). – Miền Trung kiệt quệ vì mưa lụt, cầu cứu hơn 1.000 tỷ (VNN). – Xót xa hình ảnh người dân khiêng quan tài chôn cất người thân trong bốn bề nước lũ (Eva).