Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
NỖI LỒNG NGƯỜI XA XỨ - Việt Nhân
(HNPĐ) Vốn là đứa trẻ gốc gác tự miền ngoài, nhưng mỗ tôi lớn lên trong miền Nam nắng ấm, bọn trẻ nhóc bạn đầu đời mỗ tôi ở trường là người Nam, ngay cả lối bắn bi cũng theo cách của bạn Nam mà chơi, hòn bi được ngón trỏ tay phải làm sức bật. Sau này đôi khi nghe được người ta phân biệt gọi lớp chúng tôi là dân Bắc kỳ cũ, gọi thế để phân biệt đợt di cư hàng triệu người một lúc từ Bắc vào Nam trốn bọn quỉ đỏ, mà ta vẫn quen gọi là Bắc kỳ di cư 54, Nội tôi cùng cô chú tôi cũng vào Nam trong đợt di cư này. Trong trí thằng bé con mười tuổi qua những câu chuyện của người lớn, mà biết rằng mình còn có một quê hương cùng khổ ngoài kia, mà nhiều người thân vẫn còn bị kẹt lại, trong đó chuyện họ bị đói khổ vẫn là cái thường nghe.
Ngày xưa Pháp đến chiếm đất ta, người dân bị làm người nô lệ, nay nghe vẹm nói là chúng đã giải phóng đất nước, thế mà người dân xã nghĩa lại bung ra bốn phương tám hướng, để làm nô lệ tình dục cùng lao nô cho thiên hạ, vậy liệu có cần cái thứ phỏng giái đó không? Đó là câu hỏi kết mỗ tôi đưa ra trong câu chuyện ‘nô lệ’, ông cụ Fugitive đọc xong gọi phôn ngay mà hỏi rằng thằng tôi có ấm đầu không, mà đặt vấn đề như thế thì thua cả người dân ít học. Người dân đơn giản thôi không lý luận chính trị gì sất, việc họ làm là lời đúng đắn nhất những gì họ muốn nói, năm 54 vẹm nói hòa bình rồi, mà dân di cư bỏ đi thì rõ ràng họ không muốn sống với cộng sản, đơn giản thế thôi.
Hôm nay, sau gần 40 năm xây dựng thiên đường xã nghĩa, cái thiên đường không đem được cuộc sống căn bản cho người dân, cái ăn cái mặc là cái đơn giản nhất mà cũng không có, thì tìm đường bỏ đi thôi. Tự ngàn đời cách giải quyết cuối cùng của người dân lương thiện lâm cảnh đói khổ là tha phương cầu thực, nếu không muốn cùng tùm đúm nhau chết chùm, thực tâm mà nói người dân hôm nay rời bỏ quê hương ra đi, cái chuyện chính trị không còn mấy, mà phần lớn là vì cuộc sống. Làm đĩ lao nô cũng vì cái ăn thôi, đói thì đầu gối phải bò, cái ăn là cái nhu cầu cấp thiết nhất, nó ngay trước mắt, không giải quyết cái đòi hỏi này, cái cơ thể cũng sẽ không để yên, không thể làm lơ được, người còn những xương thì lết không xong, bò không nổi, chứ đừng nói chi là đi.
Ông cụ Fugitive là dân Bắc kỳ di cư, hơn ai hết ông là chứng nhân của nạn đói Ất Dậu, của cải cách ruộng đất, của trốn chạy cộng sản 54, trong những năm tháng đau khổ của dân tộc, đắng cay ông nếm đủ. Đã có lần trong câu chuyện ‘lá vàng’, mỗ tôi có thưa ông đã hai lần trốn chạy quỉ đỏ, chúng tôi gọi ông là ông cụ Fugitive, thầy u ông bị giết trong vụ cải cách ruộng đất, cái hận thù cộng sản ông mang hôm nay không mảy may là ý thức chính trị. Nó chỉ đơn thuần là cái căm giận của một nạn nhân với bọn cướp của giết người thế thôi, nên trong con mắt ông những người phải tha phương dù dưới hình thức nào đi nữa, cũng đều là nạn nhân của chúng.
Những người đó hôm nay cũng như ông thôi! Mang kiếp xa xứ rồi mới thấy quê hương là cái gì tự trong máu thịt khó rứt rời, phận xa xứ tuổi đời càng về chiều nỗi nhớ càng thiết tha, nhưng cũng đã có chuyện người mình, đời cha di dân, đời con tìm về sống lại trên quê hương đã phải hỡi ơi. Như chuyện những người sang Nouvelle-Calédonie những năm 1940, được ghi lại “Ông bố nuôi của tôi là một trong những người lãnh đạo đòi quyền hồi hương, nhưng khi về tới Hải Phòng 1960 thì nhiều người vỡ mộng - Thư từ bị kiểm duyệt họ không làm sao thông báo được cho những người đang chuẩn bị về, muộn rồi, đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt.”
Cái gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, vì cái văn hóa làng xã đó mà tự bao lần giặc ngoại xâm đã phải lui chân, trước quyết tâm giữ lấy mảnh đất ông cha của dân Việt mình. Chuyện hôm nay cũng là chuyện xưa đã có tự bao đời, chuyện giặc phương bắc đang thôn tính nước ta, một kẻ thù truyền kiếp quỷ quyệt, chúng không đánh được từ ngoài, nay chúng phá nát từ trong, chuyện dân Việt tứ tán khắp nơi là cái mong của giặc Tầu. Cái khốn khó do bọn An Nam cộng đem đến cho dân ta, như ông cụ Fugitive đã nói, chuyện người dân bỏ quê nhà ra đi vì sự sống là cái không tránh khỏi, bọn vẹm xuất cảng lao nô làm giàu cho chính chúng.
Cũng là cái chúng làm theo ý quan thầy phương Bắc, vườn không nhà trống, lấy đâu sự kết hợp, thì sự mất còn đất nước nhìn quá rõ, lại thêm hôm nay bên quê nhà, giặc đã vào giữa làng, đèn lồng chúng treo, văn hóa chúng tràn khắp, mà nội lực dân tộc bị chính ngay nhà nước hóa giải. Một sự kiện đang làm dư luận lo ngại, trong bản tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm của thủ tướng Tầu Lý Khắc Cường tại Hà Nội giữa tháng 10 vừa qua, hai quốc gia đã thông báo thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam. Việc lập lại hôm nay, về sự thỏa thuận quyết định của hai nhà nước đã có từ 2009, cho thấy những lời tuyên bố đôi bên tăng cường hợp tác văn hóa giáo dục chỉ là lớp vỏ che đậy âm mưu bành trướng văn hòa TQ mà thôi.
Người dân dùng chữ thật chính xác ‘Hán hóa’, đây rõ ràng là âm mưu đồng hóa dân ta, vì thực tại áp lực của văn hóa Trung Quốc đang đè nặng lên nhân dân ta, cũng có thể nói văn hóa TQ đang được tôn cao. Bên cạnh đó nhà nước An Nam xã nghĩa đã tiếp tay cho chủ trương này, với các phim ảnh TQ thỏa sức tung hoành trên các đài truyền hình, dạy tiếng Hoa cho học sinh ngay từ lớp nhỏ trong trường, và các lớp học Hoa văn tư là hình ảnh quen mắt - Vậy chuyện thành lập viện Khổng tử không khác cái ung nhọt đã được cấy.
Có ý kiến cho rằng chống sự xâm lăng của văn hóa Tàu, thì trước hết cần phải khơi dậy, giáo dục sự hiểu biết cho người dân về văn hóa của cha ông, trên lý thuyết thì ý kiến này không sai, nhưng thực tế thì không thực hiện được. Thù trong, giặc ngoài cấu kết cùng nhau, những bản án tù nặng cho những ai chống Tầu đó là thực tế, tầng lớp có thể giữ được nước nay vì miếng cơm manh áo mà tha phương cầu thực, hay cúi đầu cam phận làm tay sai cho chế độ bán nước – Người tâm huyết còn lại được mấy?
Hôm xưa phải xa xứ vào tới tận miền Nam, những tưởng như vậy là tha phương mà buồn, nhưng hôm nay có biết bao người mình đã trôi dạt đến những bến bờ đại dương xa tắp - Mai này biết còn đất Việt để tìm về không?
Việt Nhân (HNPĐ )
Lính Dù minh họa
NỖI LỒNG NGƯỜI XA XỨ - Việt Nhân
(HNPĐ) Vốn là đứa trẻ gốc gác tự miền ngoài, nhưng mỗ tôi lớn lên trong miền Nam nắng ấm, bọn trẻ nhóc bạn đầu đời mỗ tôi ở trường là người Nam, ngay cả lối bắn bi cũng theo cách của bạn Nam mà chơi, hòn bi được ngón trỏ tay phải làm sức bật. Sau này đôi khi nghe được người ta phân biệt gọi lớp chúng tôi là dân Bắc kỳ cũ, gọi thế để phân biệt đợt di cư hàng triệu người một lúc từ Bắc vào Nam trốn bọn quỉ đỏ, mà ta vẫn quen gọi là Bắc kỳ di cư 54, Nội tôi cùng cô chú tôi cũng vào Nam trong đợt di cư này. Trong trí thằng bé con mười tuổi qua những câu chuyện của người lớn, mà biết rằng mình còn có một quê hương cùng khổ ngoài kia, mà nhiều người thân vẫn còn bị kẹt lại, trong đó chuyện họ bị đói khổ vẫn là cái thường nghe.
Ngày xưa Pháp đến chiếm đất ta, người dân bị làm người nô lệ, nay nghe vẹm nói là chúng đã giải phóng đất nước, thế mà người dân xã nghĩa lại bung ra bốn phương tám hướng, để làm nô lệ tình dục cùng lao nô cho thiên hạ, vậy liệu có cần cái thứ phỏng giái đó không? Đó là câu hỏi kết mỗ tôi đưa ra trong câu chuyện ‘nô lệ’, ông cụ Fugitive đọc xong gọi phôn ngay mà hỏi rằng thằng tôi có ấm đầu không, mà đặt vấn đề như thế thì thua cả người dân ít học. Người dân đơn giản thôi không lý luận chính trị gì sất, việc họ làm là lời đúng đắn nhất những gì họ muốn nói, năm 54 vẹm nói hòa bình rồi, mà dân di cư bỏ đi thì rõ ràng họ không muốn sống với cộng sản, đơn giản thế thôi.
Hôm nay, sau gần 40 năm xây dựng thiên đường xã nghĩa, cái thiên đường không đem được cuộc sống căn bản cho người dân, cái ăn cái mặc là cái đơn giản nhất mà cũng không có, thì tìm đường bỏ đi thôi. Tự ngàn đời cách giải quyết cuối cùng của người dân lương thiện lâm cảnh đói khổ là tha phương cầu thực, nếu không muốn cùng tùm đúm nhau chết chùm, thực tâm mà nói người dân hôm nay rời bỏ quê hương ra đi, cái chuyện chính trị không còn mấy, mà phần lớn là vì cuộc sống. Làm đĩ lao nô cũng vì cái ăn thôi, đói thì đầu gối phải bò, cái ăn là cái nhu cầu cấp thiết nhất, nó ngay trước mắt, không giải quyết cái đòi hỏi này, cái cơ thể cũng sẽ không để yên, không thể làm lơ được, người còn những xương thì lết không xong, bò không nổi, chứ đừng nói chi là đi.
Ông cụ Fugitive là dân Bắc kỳ di cư, hơn ai hết ông là chứng nhân của nạn đói Ất Dậu, của cải cách ruộng đất, của trốn chạy cộng sản 54, trong những năm tháng đau khổ của dân tộc, đắng cay ông nếm đủ. Đã có lần trong câu chuyện ‘lá vàng’, mỗ tôi có thưa ông đã hai lần trốn chạy quỉ đỏ, chúng tôi gọi ông là ông cụ Fugitive, thầy u ông bị giết trong vụ cải cách ruộng đất, cái hận thù cộng sản ông mang hôm nay không mảy may là ý thức chính trị. Nó chỉ đơn thuần là cái căm giận của một nạn nhân với bọn cướp của giết người thế thôi, nên trong con mắt ông những người phải tha phương dù dưới hình thức nào đi nữa, cũng đều là nạn nhân của chúng.
Những người đó hôm nay cũng như ông thôi! Mang kiếp xa xứ rồi mới thấy quê hương là cái gì tự trong máu thịt khó rứt rời, phận xa xứ tuổi đời càng về chiều nỗi nhớ càng thiết tha, nhưng cũng đã có chuyện người mình, đời cha di dân, đời con tìm về sống lại trên quê hương đã phải hỡi ơi. Như chuyện những người sang Nouvelle-Calédonie những năm 1940, được ghi lại “Ông bố nuôi của tôi là một trong những người lãnh đạo đòi quyền hồi hương, nhưng khi về tới Hải Phòng 1960 thì nhiều người vỡ mộng - Thư từ bị kiểm duyệt họ không làm sao thông báo được cho những người đang chuẩn bị về, muộn rồi, đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt.”
Cái gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, vì cái văn hóa làng xã đó mà tự bao lần giặc ngoại xâm đã phải lui chân, trước quyết tâm giữ lấy mảnh đất ông cha của dân Việt mình. Chuyện hôm nay cũng là chuyện xưa đã có tự bao đời, chuyện giặc phương bắc đang thôn tính nước ta, một kẻ thù truyền kiếp quỷ quyệt, chúng không đánh được từ ngoài, nay chúng phá nát từ trong, chuyện dân Việt tứ tán khắp nơi là cái mong của giặc Tầu. Cái khốn khó do bọn An Nam cộng đem đến cho dân ta, như ông cụ Fugitive đã nói, chuyện người dân bỏ quê nhà ra đi vì sự sống là cái không tránh khỏi, bọn vẹm xuất cảng lao nô làm giàu cho chính chúng.
Cũng là cái chúng làm theo ý quan thầy phương Bắc, vườn không nhà trống, lấy đâu sự kết hợp, thì sự mất còn đất nước nhìn quá rõ, lại thêm hôm nay bên quê nhà, giặc đã vào giữa làng, đèn lồng chúng treo, văn hóa chúng tràn khắp, mà nội lực dân tộc bị chính ngay nhà nước hóa giải. Một sự kiện đang làm dư luận lo ngại, trong bản tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc nhân chuyến viếng thăm của thủ tướng Tầu Lý Khắc Cường tại Hà Nội giữa tháng 10 vừa qua, hai quốc gia đã thông báo thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam. Việc lập lại hôm nay, về sự thỏa thuận quyết định của hai nhà nước đã có từ 2009, cho thấy những lời tuyên bố đôi bên tăng cường hợp tác văn hóa giáo dục chỉ là lớp vỏ che đậy âm mưu bành trướng văn hòa TQ mà thôi.
Người dân dùng chữ thật chính xác ‘Hán hóa’, đây rõ ràng là âm mưu đồng hóa dân ta, vì thực tại áp lực của văn hóa Trung Quốc đang đè nặng lên nhân dân ta, cũng có thể nói văn hóa TQ đang được tôn cao. Bên cạnh đó nhà nước An Nam xã nghĩa đã tiếp tay cho chủ trương này, với các phim ảnh TQ thỏa sức tung hoành trên các đài truyền hình, dạy tiếng Hoa cho học sinh ngay từ lớp nhỏ trong trường, và các lớp học Hoa văn tư là hình ảnh quen mắt - Vậy chuyện thành lập viện Khổng tử không khác cái ung nhọt đã được cấy.
Có ý kiến cho rằng chống sự xâm lăng của văn hóa Tàu, thì trước hết cần phải khơi dậy, giáo dục sự hiểu biết cho người dân về văn hóa của cha ông, trên lý thuyết thì ý kiến này không sai, nhưng thực tế thì không thực hiện được. Thù trong, giặc ngoài cấu kết cùng nhau, những bản án tù nặng cho những ai chống Tầu đó là thực tế, tầng lớp có thể giữ được nước nay vì miếng cơm manh áo mà tha phương cầu thực, hay cúi đầu cam phận làm tay sai cho chế độ bán nước – Người tâm huyết còn lại được mấy?
Hôm xưa phải xa xứ vào tới tận miền Nam, những tưởng như vậy là tha phương mà buồn, nhưng hôm nay có biết bao người mình đã trôi dạt đến những bến bờ đại dương xa tắp - Mai này biết còn đất Việt để tìm về không?
Việt Nhân (HNPĐ )
Lính Dù minh họa