Thân Hữu Tiếp Tay...
NÓI NGƯỢC NÓI XUÔI - TIỂU TỬ
‘‘Nói’’, không phải dễ. Thật vậy ! Những gì mình nói, gặp ông Mít nghe xuôi tai , ổng gật gù : ‘‘ Thằng !…Nói nghe được à ! ’’. Còn gặp ông Xoài , những gì mình nói
Nói
‘‘Nói’’, không phải dễ. Thật vậy ! Những gì mình nói, gặp ông Mít nghe xuôi tai , ổng gật gù : ‘‘ Thằng !…Nói nghe được à ! ’’. Còn gặp ông Xoài , những gì mình nói đó , ổng lại nghe không…lọt lỗ tai , nên thấy ổng nhăn mặt lắc đầu : ‘‘ Mẹ !…Thằng ăn nói ngược ngạo , nghe vô duyên thấy mụ nội !’’. Rồi, theo…thói quen xưa nay, người ‘‘chịu’’ mình nói chỉ biết làm thinh , còn người không chịu thì tiếp tục chỉ trích phê bình dài dài…Đó ! Để thấy ‘‘ Nói’’, không phải dễ ! Phải tùy đối tượng mà nói , nghĩa là phải…‘‘ bắt gân mặt’’ người nghe , để nói làm sao cho nó xuôi…
‘‘Nói’’, không phải dễ. Thật vậy ! Những gì mình nói, gặp ông Mít nghe xuôi tai , ổng gật gù : ‘‘ Thằng !…Nói nghe được à ! ’’. Còn gặp ông Xoài , những gì mình nói đó , ổng lại nghe không…lọt lỗ tai , nên thấy ổng nhăn mặt lắc đầu : ‘‘ Mẹ !…Thằng ăn nói ngược ngạo , nghe vô duyên thấy mụ nội !’’. Rồi, theo…thói quen xưa nay, người ‘‘chịu’’ mình nói chỉ biết làm thinh , còn người không chịu thì tiếp tục chỉ trích phê bình dài dài…Đó ! Để thấy ‘‘ Nói’’, không phải dễ ! Phải tùy đối tượng mà nói , nghĩa là phải…‘‘ bắt gân mặt’’ người nghe , để nói làm sao cho nó xuôi…
Các nhà lãnh đạo chắc đã rành cái ‘‘mánh’’ nầy cho nên họ nói trước công chúng nghe xuôi rót ! Có người xấu miệng nói họ mị dân. Suy cho cùng , họ nói mà dân nghe bùi tai dân khoái cũng là điều tốt thôi !
Nhưng , cũng có những nhà lãnh đạo bước lên diễn đàn cứ tưởng mình là một…‘‘siêu sao’’ trước vô số máy quay của các đài truyền hình thế giới , nên phát ngôn bừa bãi , nói xuôi nói ngược mà không hay. Tỉ dụ như chủ tịch nước VNXHCN đã nói : ‘‘ Cu-ba thức thì VN nghĩ , Cu-ba ngủ thì VN thức. Chúng ta cùng giữ gìn hoà bình cho thế giới…’’. Nghe…nghịch nhĩ ở chỗ là không thấy lúc nào ‘‘ hai đứa ’’ cùng thức thì lấy gì ‘‘ cùng giữ hoà bình cho thế giới ’’ ? Một tỉ dụ nữa là thủ tướng VNXHCN tuyên bố một cách sung sướng : ‘‘ Toàn dân bước ra biển lớn’’. Chết cha ! Hồi năm 1975 , cả triệu người VN đã ‘‘ bước ra biển lớn’’, bộ ổng thấy chưa đủ sao mà bây giờ ồng biểu toàn dân ra đi nữa ? Rồi đất liền để lại cho ai ? Cho Tàu chắc !
Có lẽ ‘‘ thấu triệt ’’những sơ hở nầy nên các nhà lãnh đạo…‘‘ siêu cấp’’ ở các xứ cộng sản dùng một ‘‘ mánh ’’ khác : đó là nói…tràng giang đại hải để những người nghe không tài nào ‘‘ nắm bắt ’’ những gì họ muốn nói – dĩ nhiên , họ không quên lâu lâu ngừng nói để vỗ tay cho hội trường…giật mình vỗ tay theo kẻo mọi người…ngủ hết còn gì ! – Còn những người nghe cứ ngồi đừ ra đó, lâu lâu được tự do…ngáp !
Đã nói : ‘‘ NÓI ’’, không phải dễ mà !
Nói về “NÓI”
Nói về “NÓI”, ông bà mình ngày xưa dạy con cháu: ” Biết thì thưa thốt , không biết thì dựa cột mà nghe “. Hay quá ! Cái gì mình biết thì mình hãy nói – dĩ nhiên là mình nói những gì mình biết tường tận , có gốc có ngọn , loại hiểu biết có…đóng dấu kiểm chứng đàng hoàng, có… phắc-tuya o-ri-gin chớ không phải đồ dỏm . Còn cái gì mình không biết thì…thọc miệng xía vô làm chi cho nó lòi cái quê cái dốt của mình ra ! Thà là mình làm thinh , lựa…cây cột nào gần chỗ người ta đang nói để “ăn chắc” là nghe cho rõ, rồi chú tâm lắng nghe mà học hỏi thêm , hầu mở mang hiểu biết. Dĩ nhiên , mình không nên “nhắm mắt nghe”, bởi vì mấy…”nói sĩ ” hay có tật “nổ ” để chứng tỏ sự hiểu biết “minh mông thiên địa” của họ , cho nên lắm khi mấy chả cũng nói…”trật bàn đạp” mà không hay ( Mắc lo “nổ” thì làm sao… “nghe” rõ những gì họ nói ?) Nếu mình “nhắm mắt nghe”, nghĩa là mình hoàn toàn tin tưởng vào những gì “nói sĩ” nói, là mình tiếp thâu…”hàm-bà-lằng” cái đúng cái sai , cái hay cái dở , mà trong đầu cứ đinh ninh tất cả là…số dách hết ! Có lẽ tại vì ngày nay có quá nhiều người “dựa cột mà nghe ” theo kiểu đó nên thấy có “nói sĩ ” đầu hôm sớm mai “biến” thành “Thầy” ngon lành !
Ở các xứ cộng sản , “nói sĩ ” không biến thành “Thầy”, mà biến thành “Lãnh Tụ”. Họ không cần “Biết thì thưa thốt”, bởi vì “Nói” là đặc quyền của họ , cho nên “Biết”, họ nói đã đành , mà “Không biết”, họ cũng…nói tuốt ! ” Tiên sư thằng nào dám nói lãnh tụ nói sai !”. Còn về sự “Dựa cột mà nghe” để mở mang kiến thức thì…”đếch có cần”, bởi vì “Ta đã là đỉnh cao trí tuệ thì còn thứ gì mà ta phải học hỏi thêm? Rõ khỉ ! “.
Nói về “Nói”, đến đây bỗng đụng “lý luận Mác Lê” thành ra…”hết nước nói”. Thôi! Ngừng vậy!
Nói có sách
Mấy cha có tật hay nói thường gặp người khác…nói :” Coi chừng ! Cái gì nó nói , mình phải…xin keo rồi hãy tin ! “. Vì vậy mà những vị nào đã…lỡ mang nghề nói đều huênh hoang rằng mình ” nói có sách ” và trong người lúc nào cũng lận lưng quyển sách…” nghề ” của mình để khi cần thì rút xoạch ra chứng minh ! Hà…Đến đây mới thấy cái quyển sách nó…làm nên con người , chớ không phải giỡn ! Nó…bịt miệng ngay thằng cha bạo phổi đã dám hỏi : ” Thầy nói có sách không mà nói nghe ngon vậy ? “. Cũng giống như tên công an , chỉ cần rút cây súng lục ra đặt lên bàn nghe cái cốp là đối tượng của hắn đang bô bô ” cãi cối cãi chày ” bỗng tịt ngòi ngang xương , chỉ còn nghe tiếng…nuốt nước miếng cái ực thôi !
Để mình ” nói cũng có sách “, hãy nhìn xem : hễ là thầy giáo thì phải ôm sách giáo khoa vào lớp , ông cha nhà thờ giảng đạo luôn luôn cầm quyển thánh kinh , hòa thượng thuyết pháp làm gì mà không mở quyển kinh Phật , ông đạo trưởng hồi giáo nào mà không lận lưng…hai ba quyển Coran ( Kinh hồi giáo ) , ông quan toà ngồi trong phòng xử án tay luôn đặt lên cuốn luật pháp to cỡ bốn viên gạch , mấy lãnh tụ cộng sản cha nào cũng…đội trên đầu quyển ” Tư tưởng Mác Lê “…
Nhân nói đến cộng sản ” nói có sách “, để kể cho nghe chuyện ” Cán bộ VC lên lớp trong một trại tù cải tạo “. Như thông lệ , cán bộ vào trại để lên lớp lúc nào trong tay cũng cầm một quyển sách . Hắn trịnh trọng đặt sách lên bàn rồi nói , nói thao thao bất tuyệt , rằng là ” Đồng chí Sáu Lê Ninh nói thế nầy…”, rằng là ” Đồng chí Sáu Lê Ninh nói thế kia…”, rằng là “Đồng chí Sáu Lê Ninh…”…vân vân … rằng là…vân vân…Bỗng , một anh tù chắc có…học gồng nên dám đưa tay chận ngang để phát biểu :” Làm sao cán bộ biết Lê Ninh thứ sáu mà gọi ngon lành là đồng chí Sáu Lê Ninh ? “. Tên cán bộ trợn mắt ngạc nhiên nhưng rồi mỉm cười khinh khỉnh :” Các anh dốt , không đọc sách nên không biết đấy thôi ! “. Rồi hắn cầm quyển sách đưa lên , tay chỉ chỉ tên tác giả , nói :” Đây này , in rõ ràng đây này ! “. Đó là quyển “Quốc Gia và Cuộc Cách Mạng ” của Vladimir Ilitch Lénine , tên tác giả được rút ngắn lại như sau :” VI Lénine “, cán bộ đọc ra là số 6 La mã ! Đúng là ” Nói Có Sách ” !
Học ăn học nói
Ông bà mình ngày xưa dạy con dạy cháu rằng: lúc nào cũng phải học, từ “học ăn học nói” đến ” học gói học mở ” ( Xin lỗi ! Tôi hay đem ” ông bà ngày xưa ” ra … dẫn chứng mà không một lời nhắc nhở đến ” ông bà ngày nay “, bởi vì ở cái thời ” ngày xưa ” đó , con cháu còn biết ngồi nghe ông bà kể chuyện … đời xưa hay dạy dỗ điều hay lẽ phải … v v . Còn ở cái thời bây giờ, ông bà có … ráng gân cổ lên để nói – gọi là để ” giảng mo-ran ” – đã chắc gì con cháu nó nghe ! Nhiều lắm là tụi nó … ” ậm à ậm ừ ” cho lấy có vì đang bận coi télé, gõ PC, gọi điện thoại cầm tay cho bạn bè hay đấu đá nhau trong mấy trò chơi điện tử rộn rã ! Thành ra, ông bà ngày nay chẳng thấy có ” những lời vàng ngọc ” để mình … dựa vào đó mà viết … biếm văn nói ngược nói xuôi ! Xin ông bà ngày nay thông cảm ! )
” Học Ăn ” ! Chắc có người sẽ nói : ” Ăn thì có … khỉ gì mà học ? Cứ ton vô miệng rồi nhai rồi nuốt, ai mà không biết ! “. Ậy ! ” Ăn ” , không phải chỉ vỏn vẹn có nhai rồi nuốt, bởi vì còn phải biết chọn thứ gì để ăn, thứ gì ăn với thứ gì, rồi ăn làm sao, ăn sống hay ăn chín, ăn nướng hay ăn luộc, rồi ăn lúc nào, sáng trưa chiều tối, đợi đói mới ăn hay cứ … lu bù xín-xái, rồi ăn … ngồi hay ăn đứng hay … ăn nằm ( Đừng cười ! Ngày xưa, dân La-mã vẫn nằm mà ăn. Và ngày nay, ở Việt Nam đã có nhà hàng … nằm rất ăn khách ! ) rồi ăn bóc hay ăn bằng đũa bằng nĩa bằng dao ? … Mới kể sơ sơ thôi mà đã thấy …chóng mặt vì rõ ràng là ” Ăn, phải học ” !
Đúng vậy ! Mới vào bàn ăn đã phải học ” ăn coi nồi ngồi coi hướng “. Nhằm chỗ dành cho ông cả mà ” thằng nhỏ ” tót vô ngồi là bậy, là thiếu giáo dục, nghĩa là phường ” thất học ” ! Rồi, chưa ai cầm đũa hết mà mình đã ” đớp ” lia như ” quân chết đói ” … là không được ! Phải đợi người lớn gắp trước rồi mình mới … thọc đũa vô và phải từ tốn chớ không được gắp ào ào như … múa đũa ! Đó ! Ông bà dạy kỹ như vậy ! Vậy mà bây giờ không biết người ta – những người đã tự hào … được ” học ăn ” ở các xứ cộng sản vĩ đại anh em – đã học ăn làm sao mà sau năm 1975 họ vào miền nam Việt Nam áp dụng cái học …” siêu đẳng ” đến nỗi cái ” Ăn ” – gọn lõn dễ … thương ! – đã biến thể, kéo theo một lô ” phụ chú ” đầy … gút mắt : ăn quịt, ăn gian, ăn cướp, ăn trộm, ăn hối lộ, ăn …! Sau nầy, hỏi ra mới biết họ đã học ăn ở những xứ … không có gì để ăn nên cái ” Ăn ” mà họ học hoàn toàn là cái ” Ăn ” … ảo, cái ” Ăn ” không có thật ! Cho nên khi vào nam, họ thấy cái gì cũng ăn được hết – kể cả nhà cửa đất đai ruộng vườn – vậy là họ cứ … nhắm mắt đớp như điên ! Cái ăn ” không bài bản ” đó, người ta gọi theo … chữ nghĩa là ” cái ăn của bọn vô học “. Điều lạ là chẳng thấy cha nào ngã ra chết vì … bội thực hết ! Dầu sao, thiên hạ vẫn luôn đề cao cái ” Học Ăn ” mà ông bà mình ngày xưa đã dạy. Để thấy : nó vẫn chưa phải là … quá đát !
Bây giờ, nói đến ” Học Nói “. Xưa nay, người ta hay coi thường sự ” Học nói “, cứ nghĩ là ọ ẹ từ nhỏ riết rồi lớn lên tự nhiên biết nói. Vì không học nói cho nên hễ mở miệng là nói bậy nói bạ, nói trên trời dưới đất, nói … trật đường rầy, nói trây nói tục, nói như ” dùi đục chấm mắm nêm “, nói ” phang ngang bửa củi “, … nói …v v . Vậy, để tránh tình trạng nói như … chó bươi thùng rác, ta phải ” Học Nói ” !
Thông thường, người ta dạy nói cho có lễ độ, biết nói ” dạ thưa “, biết nói ” cám ơn “, biết ” khoanh tay cúi đầu ” ( đây cũng là một cách nói, tuy nó không có lời nhưng nó nói lên sự kính trọng người trưởng thượng ) Rồi còn học nói cho văn vẻ thanh tao, không dùng những từ ngữ … đầu đường xó chợ ( có bực lắm thì cũng biết … xổ nho cho đúng điệu con người có … văn hóa, ví dụ : thay vì ” Đ.Mẹ ! Đ. Bà ! ” thì chỉ nên … khạc ra vài tiếng ” Thằng khốn nạn ! Mầy không biết tao là ai à ? ” rồi đưa tay vào lưng quần làm như sắp rút cái gì ra, vậy là đối tượng … xếp ve ngay ! ) Tiếp theo là học nói làm sao để nói đúng nơi đúng lúc, đúng chủ đề … v v . Và còn nữa ! ” Học Nói “, không phải chỉ vài câu là … hết bài ! Cho nên đừng ngạc nhiên sao có những người tuổi đời đã … nặng ký mà vẫn lui cui đi học nói !
Ở những nước cộng sản, các lãnh tụ đều thấu triệt cái triết lý vĩ đại của ” Học Nói “, cho nên họ học rất kỹ, thuộc nằm lòng bài bản đến độ khi họ nói – họ gọi là ” phát biểu ” – họ nói … y chang như nhau, cung cách y chang như nhau, từ ngữ y chang như nhau ! Có điều là những gì họ học để nói hoàn toàn không … ” dây mơ rễ má ” gì với những gì ông bà mình day ! Thành ra, sau năm 1975, ở miền nam VN có hai … trường phái ” Học Nói ” : trường phái ” cổ điển ” của ông bà để lại và trường phái ” cách mạng ” du nhập từ các nước ” đồng chí anh em ” ! Dĩ nhiên, hai trường phái không … ăn rơ với nhau cho nên phe nào nói phe nấy nghe ! Mấy cha cán bộ nói – luôn luôn nói tràng giang đại hải – để họ nghe, còn mình nói là để cho mình nghe. Chỉ có … vỗ tay là vỗ tay chung, bởi vì bây giờ cái vỗ tay không còn ý nghĩa gì ráo thì khi nào thấy cán bộ đang nói bỗng ngừng ngang rồi vỗ tay, ta cứ … nhắm mắt vỗ tay ! Cho …nó rồi !
Sau 1975, dân miền nam già trẻ bé lớn gì cũng phải đi ” Học Nói ” hết, bởi vì chánh quyền không muốn thấy dân miền nam … câm !
Học hỏi và học hành
Nói đến,” Học “, người ta nghĩ đến ” Vô nhà trường “. Thật ra, cái ” Học ” không phải chỉ có ở nhà trường, bởi vì một khi mình muốn biết thêm một vấn đề gì đó, một cái nghề gì đó, một lãnh vực nào đó … để đừng bị người khác nhìn mình có ” nửa con mắt ” rồi trề môi chê mình không biết gì hết, mình có thể học bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Cái ” Học ” nó … tràn đồng chớ không phải chỉ ” đóng khung ” trong nhà trường và con người lúc nào cũng dính với cái ” Học ” mà không để ý bởi vì xưa nay vẫn quen nói ” Dốt là không biết chữ ” !
Vậy, ngoài sự không biết chữ, ” Dốt ” là gì ? Một anh nhà quê lên thành phố hiện đại không biết sử dụng bàn ngồi trong cầu tiêu … người ta nói thằng chả dốt. Còn ông tiến sĩ từ thành phố xuống dưới quê chơi, đi tát nước ruộng với người chú, chỉ dụng cụ hỏi là cái gì ? Người chú cười khinh : ” Mầy dốt quá đi ! Cái đó gọi là cái gàu ! Không có gàu thì lấy khỉ gì mà tát ? “. Hai nhân vật vừa kể đều được coi là dốt bởi vì họ kém hiểu biết trong một lãnh vực nào đó. Nếu họ được chỉ dạy, họ học thêm cách sử dụng bàn ngồi trong wc và cái gàu tát nước ngoài đồng, họ sẽ không còn dốt ở hai nơi nầy nữa. Vậy, để khỏi dốt, mình phải chịu khó học, trong cái nghĩa ” học ” là đem thêm những hiểu biết mới vào … kho hiểu biết ở trong đầu mình ( Dĩ nhiên là trong kho chứa loại hiểu biết thật chớ không phải loại dỏm, loại … giả mạo trốn thuế … hay loại mà ở Việt Nam bây giờ người ta gọi là ” ma túy xì ke ” ! )
” Học ” không, chưa đủ ! Trong khi học, phải biết hỏi. ” Hỏi ” để hiểu cho rõ cái mình học. Nếu không biết hỏi hay không chịu hỏi, thì cái học của mình bị gọi là ” học như con két ” nghĩa là nghe sao nói vậy chớ không cần hiểu. Hà ! … Đến đây mới thấy các lãnh tụ công sản rất … ” đỉnh cao trí tụê ” trong đường lối dạy đàn em và quần chúng học : họ bắt học nhưng không cho hỏi, bởi vì hỏi là … ” đặt vấn đề “, mà ” đặt vấn đề ” là ” chưa hoàn toàn tin tưởng và triệt để nhất trí ” với lập trường của đảng ! Học viên phải im lặng nghe, không cần hiểu, chỉ cần biết nói lại đúng những gì cán bộ nói. Vậy là … ” ăn tiền ” ! Nếu có tay nào ” xâm mình, bạo phổi ” nhứt định hỏi thì … ” ta ” chụp cho nó cái mũ ” phản động ” là … xong ngay thôi !
Để tránh … lòi cái manh tâm dạy ” học không được hỏi “, nghĩa là muốn xóa cụm từ ” Học Hỏi ” trong tiếng nói của miền nam, các lãnh tụ còn ” siêu ” hơn nữa :họ đặt ra một cụm từ mới có tên ” Học Tập “, được dùng … xả láng nên rất phổ thông, ở đâu cũng thấy học tập, làm thứ gì cũng phải học tập, đến nỗi ở tù cũng gọi là học tập nữa ! … Người ta nghĩ đơn giản : học làm sao thì cứ tập làm y chang như vậy. Vậy là … yên thân !
Bây giờ, nói tới ” Học Hành “. Nếu học rồi … lặn luôn thì cái học đó uổng quá ! Phải đem cái học ra ” hành “, nghĩa là thực hiện cái gì mình đã học. Và nhờ ở ” hành ” mà mình biết mình làm đúng hay sai. Càng ” hành “, mình càng có nhiều kinh nghiệm để cái gì mình thực hiện càng ngày càng hay hơn, có giá trị hơn. Và như vậy, con người mới tiến bộ, xứ sở mới phát triển. Ở các xứ tự do, cái ” học ” nó … thiên hình vạn trạng nên cái ” hành ” cũng vô số kể … chớ không bị đóng khung trong ” đường lối chỉ đạo đầy sáng tạo ” của đảng X hay đảng Y gì gì …” Đóng khung ” có nghĩa là đảng dạy ” Hình vuông ” nhưng lại đưa lên ” Hình tròn ” mình vẫn … nhắm mắt hô to ” Vuông “, tiếp theo là mình chỉ biết … cắm đầu tạo hình vuông rồi hình vuông rồi hình vuông … suốt đời !
Ở Việt Nam , cái ” Học Hành ” cũng bị đóng khung như kể ở trên, nhưng là một loại khung chưa từng được kiểm nghiệm, cho nên mặc dầu đã qua mấy chục năm độc lập tự do mà dân chưa giàu nước chưa mạnh như thấy ghi đầy trên đường phố, và khi muốn thực hiện một công trình to to cỡ … mười tấm chiếu, vẩn phải nhờ công ty ngoại quốc …
Ông bà mình dạy con dạy cháu luôn luôn nhắc nhở phải ” Học Hỏi và Học Hành “. Không biết, ở Việt Nam bây giờ, có ai ” biết cất giấu ” hai cụm từ đó trong một … kẹt tủ nào không ? Cất giấu với hy vọng một ngày nào đó sẽ có quyền đem ra áp dụng để thấy quê hương mình vẫn còn có ” một ngày mai tươi sang ” … Hỏi, mà sao tôi nghe ứa nước mắt !
Nói về “Hành”
Nhân nói về ” Học Hành “, tôi nhớ cách đây mấy năm, nước Pháp gởi một phái đoàn chuyên viên qua Nhựt để nghiên cứu cách làm xe hơi, mặc dầu xe hơi Pháp đã đạt vị trí khá tốt trên thị trường quốc tế. Tôi đã … lột nón chào phục mấy nhà sản xuất xe hơi Pháp bởi vì họ đã biết … nhét cái ” tự tôn mặc cảm ” vô túi quần để sáng suốt nhận thấy xe hơi Pháp vẫn chưa đứng ngang hàng với xe Nhựt, và họ chịu khó đi Nhựt ” Học Hỏi ” thêm để về ” Hành ” với những kinh nghiệm mới.
Chuyến qua Nhựt của các kỹ sư Pháp được trực tiếp truyền hình nên tôi đã theo dõi dây chuyền lắp ráp xe hơi, từng khâu từng khâu, một cách thích thú. Nhưng, chuyện đã làm tôi thật ngạc nhiên là ở cuối dây chuyền sản xuất có một người Nhựt kiểm soát từ trong ra ngoài của chiếc xe, mở cửa đóng cửa nghiêng tai nghe tiếng cửa đóng, rồi ông ta đi tới đi lui rờ chiếc xe, không phải chỉ rờ ở một vài chỗ mà là rờ toàn thể chiếc xe ! Một kỹ sư Pháp, chắc cũng ngạc nhiên như tôi, nên nghe hỏi : ” Ông làm gì vậy ? “. Người Nhựt trả lời : ” Tôi rờ ! Ông không thấy sao ? “. Hỏi : ” Rờ chi vậy ? “. Trả lời : ” Rờ để coi còn chỗ nào chưa vừa ý, ví dụ như chỗ có hơi trầy sơn mắt không nhìn thấy nhưng rờ thì thấy, phải cho làm lại “. Trong khi nói, người Nhựt đó không ngừng rờ, mắt vẫn theo sát hai bàn tay, chứng tỏ sự chú tâm đặc biệt. Một lúc sau, ông ta vừa gật gù vừa nói : ” Tốt ! “. Rồi lấy trong túi trước ngực một cuốn sổ rút ra một miếng nhựa nhỏ bằng ba ngón tay mang chữ ” OK ” và hàng mã số, đem dán phía trong kiếng sau của chiếc xe. Ông vừa bấm nút cho dây chuyền đưa xe ra khu ” OK ” vừa nói : ” Tôi làm nghề rờ nầy đã gần mười năm. Tôi rất hãnh diện vì chưa thấy một chiếc xe nào bị trả về, chứng tỏ rằng sản phẩm của nước Nhựt chúng tôi vẫn giữ đúng tiêu chuẩn quốc tế “. Ông mỉm cười, đầu gật gật ra vẻ hài lòng. Đến đây, tôi nhận thấy rằng ngoài cái đầu óc và tay nghề người Nhựt để hết vào công trình chế tạo chiếc xe hơi, họ còn đặt vào đó lòng yêu nước vô biên của họ nữa. Đó là yếu tố chánh đã đưa nước Nhựt lên vị trí ngày hôm nay.
Xin nhắc lại, vào những năm 50, mặc dầu Nhựt đã đóng máy bay tàu chiến rất có giá trị kỹ thuật, nhưng sản phẩm thực dụng khác đều bị coi là đồ dỏm không cạnh tranh nổi trên thị trường quốc tế. Vì vậy, người Nhựt đã phải đi học hỏi mọi ngành nghề ở các xứ tiên tiến, để sau đó về nước thực hành với ý chí ” Mỗi ngày phải hay hơn, hoàn hảo hơn “, làm cho món hàng mang dấu ấn ” Made In Japan ” phải được thế giới mến chuộng. Và, như mình thấy, hôm nay họ đã thành công ! Cái ” Hành ” thực tiễn nghĩa là không tiểu xảo ngụy tạo và lòng yêu nước của người Nhựt là một bài học lớn …
Bây giờ, thử nhìn lại Việt Nam coi … ra sao ? Xin phép chỉ nhìn ở ” chóp bu ” thôi, bởi vì mọi quyền hành đều tập trung … mút chỉ ở trên đó hết, còn cái khối bần dân thiên hạ thấp lè tè dưới đất tuy mang mỹ từ ” Nhân dân làm chủ ” nhưng lại là hạng … tay trắng thân trần thì có khỉ gì để nhìn !
Nói về ” Học ” – đừng có giỡn – mấy cha lãnh đạo Việt Nam ngày nay đều là dân có học hết ! Không biết họ học ở đâu mà ai cũng có học vị và văn phòng của họ toàn sách là sách. Nhìn số sách trám đầy bốn vách tường là phải biết ngay họ ” học cao hiểu rộng “, dầu không tốt nghiệp cao học thì vẫn là … học cao, bởi vì họ đã … giựt được cái bằng mà họ cho là cao quí nhứt, bằng ” Đỉnh Cao Trí Tuệ Của Loài Người ” ! Bởi cái ” Học ” của họ … ngất ngưởng như vậy nên cái ” Hành ” của họ cũng ” phiêu hốt ở bốn từng mây “, nghĩa là … hai chân không chấm đất ! Nhìn coi : họ đem công ty ngoại quốc vô xây cất cả đống công trình vĩ đại như nhà cao tầng ( 68 tầng ! Hôm nào thang máy ăn-banh, trèo lên là … ná thở ! ) đường cao tốc ( cho xe chạy 50 km/giờ ! ) cầu vượt đồ sộ có đường dành riêng cho người đi bộ ( dân đi bộ vượt được qua cầu cũng … hộc gạch ! ) …v v , trong lúc hệ thống cống rãnh bị nghẹt ứ từ mấy chục năm nên thành phố cứ bị ngập lụt tới rún sau mỗi cơn mưa lớn ! Người dân lội trong nước để đi lại … sinh hoạt hay … chăng lưới bắt cá ngay trên lòng đường như đang ” tham gia lưu thông “, phía trên đầu là biểu ngữ ” Có nước sạch là có sức khỏe ” và ” Quyết tâm thực hiện tốt khu phố văn hóa mới ” ! Người dân chỉ biết than là bị Ông Trời hành chớ không nghe ai dám lớn tiếng : ” Tại mấy cha nội đó không biết … hành ! “
Với cái kiểu ” Hành ” nầy, với cái đà ” Tiến nhanh tiến mạnh ” nầy, và với cái lòng ái quốc … đóng khung ” Yêu nước là yêu Xã Hội Chủ Nghĩa ” nầy … còn lâu ” ta ” mới chế tạo nổi chiếc … ” Xe Trâu Made In Việt Nam ” để … xuất cảng … góp mặt với thế giới, chớ đừng nói sản xuất ra xe hơi như nước Nhựt !
Tiểu Tử
Mai Luong chuyển
NÓI NGƯỢC NÓI XUÔI - TIỂU TỬ
‘‘Nói’’, không phải dễ. Thật vậy ! Những gì mình nói, gặp ông Mít nghe xuôi tai , ổng gật gù : ‘‘ Thằng !…Nói nghe được à ! ’’. Còn gặp ông Xoài , những gì mình nói
Nói
‘‘Nói’’, không phải dễ. Thật vậy ! Những gì mình nói, gặp ông Mít nghe xuôi tai , ổng gật gù : ‘‘ Thằng !…Nói nghe được à ! ’’. Còn gặp ông Xoài , những gì mình nói đó , ổng lại nghe không…lọt lỗ tai , nên thấy ổng nhăn mặt lắc đầu : ‘‘ Mẹ !…Thằng ăn nói ngược ngạo , nghe vô duyên thấy mụ nội !’’. Rồi, theo…thói quen xưa nay, người ‘‘chịu’’ mình nói chỉ biết làm thinh , còn người không chịu thì tiếp tục chỉ trích phê bình dài dài…Đó ! Để thấy ‘‘ Nói’’, không phải dễ ! Phải tùy đối tượng mà nói , nghĩa là phải…‘‘ bắt gân mặt’’ người nghe , để nói làm sao cho nó xuôi…
‘‘Nói’’, không phải dễ. Thật vậy ! Những gì mình nói, gặp ông Mít nghe xuôi tai , ổng gật gù : ‘‘ Thằng !…Nói nghe được à ! ’’. Còn gặp ông Xoài , những gì mình nói đó , ổng lại nghe không…lọt lỗ tai , nên thấy ổng nhăn mặt lắc đầu : ‘‘ Mẹ !…Thằng ăn nói ngược ngạo , nghe vô duyên thấy mụ nội !’’. Rồi, theo…thói quen xưa nay, người ‘‘chịu’’ mình nói chỉ biết làm thinh , còn người không chịu thì tiếp tục chỉ trích phê bình dài dài…Đó ! Để thấy ‘‘ Nói’’, không phải dễ ! Phải tùy đối tượng mà nói , nghĩa là phải…‘‘ bắt gân mặt’’ người nghe , để nói làm sao cho nó xuôi…
Các nhà lãnh đạo chắc đã rành cái ‘‘mánh’’ nầy cho nên họ nói trước công chúng nghe xuôi rót ! Có người xấu miệng nói họ mị dân. Suy cho cùng , họ nói mà dân nghe bùi tai dân khoái cũng là điều tốt thôi !
Nhưng , cũng có những nhà lãnh đạo bước lên diễn đàn cứ tưởng mình là một…‘‘siêu sao’’ trước vô số máy quay của các đài truyền hình thế giới , nên phát ngôn bừa bãi , nói xuôi nói ngược mà không hay. Tỉ dụ như chủ tịch nước VNXHCN đã nói : ‘‘ Cu-ba thức thì VN nghĩ , Cu-ba ngủ thì VN thức. Chúng ta cùng giữ gìn hoà bình cho thế giới…’’. Nghe…nghịch nhĩ ở chỗ là không thấy lúc nào ‘‘ hai đứa ’’ cùng thức thì lấy gì ‘‘ cùng giữ hoà bình cho thế giới ’’ ? Một tỉ dụ nữa là thủ tướng VNXHCN tuyên bố một cách sung sướng : ‘‘ Toàn dân bước ra biển lớn’’. Chết cha ! Hồi năm 1975 , cả triệu người VN đã ‘‘ bước ra biển lớn’’, bộ ổng thấy chưa đủ sao mà bây giờ ồng biểu toàn dân ra đi nữa ? Rồi đất liền để lại cho ai ? Cho Tàu chắc !
Có lẽ ‘‘ thấu triệt ’’những sơ hở nầy nên các nhà lãnh đạo…‘‘ siêu cấp’’ ở các xứ cộng sản dùng một ‘‘ mánh ’’ khác : đó là nói…tràng giang đại hải để những người nghe không tài nào ‘‘ nắm bắt ’’ những gì họ muốn nói – dĩ nhiên , họ không quên lâu lâu ngừng nói để vỗ tay cho hội trường…giật mình vỗ tay theo kẻo mọi người…ngủ hết còn gì ! – Còn những người nghe cứ ngồi đừ ra đó, lâu lâu được tự do…ngáp !
Đã nói : ‘‘ NÓI ’’, không phải dễ mà !
Nói về “NÓI”
Nói về “NÓI”, ông bà mình ngày xưa dạy con cháu: ” Biết thì thưa thốt , không biết thì dựa cột mà nghe “. Hay quá ! Cái gì mình biết thì mình hãy nói – dĩ nhiên là mình nói những gì mình biết tường tận , có gốc có ngọn , loại hiểu biết có…đóng dấu kiểm chứng đàng hoàng, có… phắc-tuya o-ri-gin chớ không phải đồ dỏm . Còn cái gì mình không biết thì…thọc miệng xía vô làm chi cho nó lòi cái quê cái dốt của mình ra ! Thà là mình làm thinh , lựa…cây cột nào gần chỗ người ta đang nói để “ăn chắc” là nghe cho rõ, rồi chú tâm lắng nghe mà học hỏi thêm , hầu mở mang hiểu biết. Dĩ nhiên , mình không nên “nhắm mắt nghe”, bởi vì mấy…”nói sĩ ” hay có tật “nổ ” để chứng tỏ sự hiểu biết “minh mông thiên địa” của họ , cho nên lắm khi mấy chả cũng nói…”trật bàn đạp” mà không hay ( Mắc lo “nổ” thì làm sao… “nghe” rõ những gì họ nói ?) Nếu mình “nhắm mắt nghe”, nghĩa là mình hoàn toàn tin tưởng vào những gì “nói sĩ” nói, là mình tiếp thâu…”hàm-bà-lằng” cái đúng cái sai , cái hay cái dở , mà trong đầu cứ đinh ninh tất cả là…số dách hết ! Có lẽ tại vì ngày nay có quá nhiều người “dựa cột mà nghe ” theo kiểu đó nên thấy có “nói sĩ ” đầu hôm sớm mai “biến” thành “Thầy” ngon lành !
Ở các xứ cộng sản , “nói sĩ ” không biến thành “Thầy”, mà biến thành “Lãnh Tụ”. Họ không cần “Biết thì thưa thốt”, bởi vì “Nói” là đặc quyền của họ , cho nên “Biết”, họ nói đã đành , mà “Không biết”, họ cũng…nói tuốt ! ” Tiên sư thằng nào dám nói lãnh tụ nói sai !”. Còn về sự “Dựa cột mà nghe” để mở mang kiến thức thì…”đếch có cần”, bởi vì “Ta đã là đỉnh cao trí tuệ thì còn thứ gì mà ta phải học hỏi thêm? Rõ khỉ ! “.
Nói về “Nói”, đến đây bỗng đụng “lý luận Mác Lê” thành ra…”hết nước nói”. Thôi! Ngừng vậy!
Nói có sách
Mấy cha có tật hay nói thường gặp người khác…nói :” Coi chừng ! Cái gì nó nói , mình phải…xin keo rồi hãy tin ! “. Vì vậy mà những vị nào đã…lỡ mang nghề nói đều huênh hoang rằng mình ” nói có sách ” và trong người lúc nào cũng lận lưng quyển sách…” nghề ” của mình để khi cần thì rút xoạch ra chứng minh ! Hà…Đến đây mới thấy cái quyển sách nó…làm nên con người , chớ không phải giỡn ! Nó…bịt miệng ngay thằng cha bạo phổi đã dám hỏi : ” Thầy nói có sách không mà nói nghe ngon vậy ? “. Cũng giống như tên công an , chỉ cần rút cây súng lục ra đặt lên bàn nghe cái cốp là đối tượng của hắn đang bô bô ” cãi cối cãi chày ” bỗng tịt ngòi ngang xương , chỉ còn nghe tiếng…nuốt nước miếng cái ực thôi !
Để mình ” nói cũng có sách “, hãy nhìn xem : hễ là thầy giáo thì phải ôm sách giáo khoa vào lớp , ông cha nhà thờ giảng đạo luôn luôn cầm quyển thánh kinh , hòa thượng thuyết pháp làm gì mà không mở quyển kinh Phật , ông đạo trưởng hồi giáo nào mà không lận lưng…hai ba quyển Coran ( Kinh hồi giáo ) , ông quan toà ngồi trong phòng xử án tay luôn đặt lên cuốn luật pháp to cỡ bốn viên gạch , mấy lãnh tụ cộng sản cha nào cũng…đội trên đầu quyển ” Tư tưởng Mác Lê “…
Nhân nói đến cộng sản ” nói có sách “, để kể cho nghe chuyện ” Cán bộ VC lên lớp trong một trại tù cải tạo “. Như thông lệ , cán bộ vào trại để lên lớp lúc nào trong tay cũng cầm một quyển sách . Hắn trịnh trọng đặt sách lên bàn rồi nói , nói thao thao bất tuyệt , rằng là ” Đồng chí Sáu Lê Ninh nói thế nầy…”, rằng là ” Đồng chí Sáu Lê Ninh nói thế kia…”, rằng là “Đồng chí Sáu Lê Ninh…”…vân vân … rằng là…vân vân…Bỗng , một anh tù chắc có…học gồng nên dám đưa tay chận ngang để phát biểu :” Làm sao cán bộ biết Lê Ninh thứ sáu mà gọi ngon lành là đồng chí Sáu Lê Ninh ? “. Tên cán bộ trợn mắt ngạc nhiên nhưng rồi mỉm cười khinh khỉnh :” Các anh dốt , không đọc sách nên không biết đấy thôi ! “. Rồi hắn cầm quyển sách đưa lên , tay chỉ chỉ tên tác giả , nói :” Đây này , in rõ ràng đây này ! “. Đó là quyển “Quốc Gia và Cuộc Cách Mạng ” của Vladimir Ilitch Lénine , tên tác giả được rút ngắn lại như sau :” VI Lénine “, cán bộ đọc ra là số 6 La mã ! Đúng là ” Nói Có Sách ” !
Học ăn học nói
Ông bà mình ngày xưa dạy con dạy cháu rằng: lúc nào cũng phải học, từ “học ăn học nói” đến ” học gói học mở ” ( Xin lỗi ! Tôi hay đem ” ông bà ngày xưa ” ra … dẫn chứng mà không một lời nhắc nhở đến ” ông bà ngày nay “, bởi vì ở cái thời ” ngày xưa ” đó , con cháu còn biết ngồi nghe ông bà kể chuyện … đời xưa hay dạy dỗ điều hay lẽ phải … v v . Còn ở cái thời bây giờ, ông bà có … ráng gân cổ lên để nói – gọi là để ” giảng mo-ran ” – đã chắc gì con cháu nó nghe ! Nhiều lắm là tụi nó … ” ậm à ậm ừ ” cho lấy có vì đang bận coi télé, gõ PC, gọi điện thoại cầm tay cho bạn bè hay đấu đá nhau trong mấy trò chơi điện tử rộn rã ! Thành ra, ông bà ngày nay chẳng thấy có ” những lời vàng ngọc ” để mình … dựa vào đó mà viết … biếm văn nói ngược nói xuôi ! Xin ông bà ngày nay thông cảm ! )
” Học Ăn ” ! Chắc có người sẽ nói : ” Ăn thì có … khỉ gì mà học ? Cứ ton vô miệng rồi nhai rồi nuốt, ai mà không biết ! “. Ậy ! ” Ăn ” , không phải chỉ vỏn vẹn có nhai rồi nuốt, bởi vì còn phải biết chọn thứ gì để ăn, thứ gì ăn với thứ gì, rồi ăn làm sao, ăn sống hay ăn chín, ăn nướng hay ăn luộc, rồi ăn lúc nào, sáng trưa chiều tối, đợi đói mới ăn hay cứ … lu bù xín-xái, rồi ăn … ngồi hay ăn đứng hay … ăn nằm ( Đừng cười ! Ngày xưa, dân La-mã vẫn nằm mà ăn. Và ngày nay, ở Việt Nam đã có nhà hàng … nằm rất ăn khách ! ) rồi ăn bóc hay ăn bằng đũa bằng nĩa bằng dao ? … Mới kể sơ sơ thôi mà đã thấy …chóng mặt vì rõ ràng là ” Ăn, phải học ” !
Đúng vậy ! Mới vào bàn ăn đã phải học ” ăn coi nồi ngồi coi hướng “. Nhằm chỗ dành cho ông cả mà ” thằng nhỏ ” tót vô ngồi là bậy, là thiếu giáo dục, nghĩa là phường ” thất học ” ! Rồi, chưa ai cầm đũa hết mà mình đã ” đớp ” lia như ” quân chết đói ” … là không được ! Phải đợi người lớn gắp trước rồi mình mới … thọc đũa vô và phải từ tốn chớ không được gắp ào ào như … múa đũa ! Đó ! Ông bà dạy kỹ như vậy ! Vậy mà bây giờ không biết người ta – những người đã tự hào … được ” học ăn ” ở các xứ cộng sản vĩ đại anh em – đã học ăn làm sao mà sau năm 1975 họ vào miền nam Việt Nam áp dụng cái học …” siêu đẳng ” đến nỗi cái ” Ăn ” – gọn lõn dễ … thương ! – đã biến thể, kéo theo một lô ” phụ chú ” đầy … gút mắt : ăn quịt, ăn gian, ăn cướp, ăn trộm, ăn hối lộ, ăn …! Sau nầy, hỏi ra mới biết họ đã học ăn ở những xứ … không có gì để ăn nên cái ” Ăn ” mà họ học hoàn toàn là cái ” Ăn ” … ảo, cái ” Ăn ” không có thật ! Cho nên khi vào nam, họ thấy cái gì cũng ăn được hết – kể cả nhà cửa đất đai ruộng vườn – vậy là họ cứ … nhắm mắt đớp như điên ! Cái ăn ” không bài bản ” đó, người ta gọi theo … chữ nghĩa là ” cái ăn của bọn vô học “. Điều lạ là chẳng thấy cha nào ngã ra chết vì … bội thực hết ! Dầu sao, thiên hạ vẫn luôn đề cao cái ” Học Ăn ” mà ông bà mình ngày xưa đã dạy. Để thấy : nó vẫn chưa phải là … quá đát !
Bây giờ, nói đến ” Học Nói “. Xưa nay, người ta hay coi thường sự ” Học nói “, cứ nghĩ là ọ ẹ từ nhỏ riết rồi lớn lên tự nhiên biết nói. Vì không học nói cho nên hễ mở miệng là nói bậy nói bạ, nói trên trời dưới đất, nói … trật đường rầy, nói trây nói tục, nói như ” dùi đục chấm mắm nêm “, nói ” phang ngang bửa củi “, … nói …v v . Vậy, để tránh tình trạng nói như … chó bươi thùng rác, ta phải ” Học Nói ” !
Thông thường, người ta dạy nói cho có lễ độ, biết nói ” dạ thưa “, biết nói ” cám ơn “, biết ” khoanh tay cúi đầu ” ( đây cũng là một cách nói, tuy nó không có lời nhưng nó nói lên sự kính trọng người trưởng thượng ) Rồi còn học nói cho văn vẻ thanh tao, không dùng những từ ngữ … đầu đường xó chợ ( có bực lắm thì cũng biết … xổ nho cho đúng điệu con người có … văn hóa, ví dụ : thay vì ” Đ.Mẹ ! Đ. Bà ! ” thì chỉ nên … khạc ra vài tiếng ” Thằng khốn nạn ! Mầy không biết tao là ai à ? ” rồi đưa tay vào lưng quần làm như sắp rút cái gì ra, vậy là đối tượng … xếp ve ngay ! ) Tiếp theo là học nói làm sao để nói đúng nơi đúng lúc, đúng chủ đề … v v . Và còn nữa ! ” Học Nói “, không phải chỉ vài câu là … hết bài ! Cho nên đừng ngạc nhiên sao có những người tuổi đời đã … nặng ký mà vẫn lui cui đi học nói !
Ở những nước cộng sản, các lãnh tụ đều thấu triệt cái triết lý vĩ đại của ” Học Nói “, cho nên họ học rất kỹ, thuộc nằm lòng bài bản đến độ khi họ nói – họ gọi là ” phát biểu ” – họ nói … y chang như nhau, cung cách y chang như nhau, từ ngữ y chang như nhau ! Có điều là những gì họ học để nói hoàn toàn không … ” dây mơ rễ má ” gì với những gì ông bà mình day ! Thành ra, sau năm 1975, ở miền nam VN có hai … trường phái ” Học Nói ” : trường phái ” cổ điển ” của ông bà để lại và trường phái ” cách mạng ” du nhập từ các nước ” đồng chí anh em ” ! Dĩ nhiên, hai trường phái không … ăn rơ với nhau cho nên phe nào nói phe nấy nghe ! Mấy cha cán bộ nói – luôn luôn nói tràng giang đại hải – để họ nghe, còn mình nói là để cho mình nghe. Chỉ có … vỗ tay là vỗ tay chung, bởi vì bây giờ cái vỗ tay không còn ý nghĩa gì ráo thì khi nào thấy cán bộ đang nói bỗng ngừng ngang rồi vỗ tay, ta cứ … nhắm mắt vỗ tay ! Cho …nó rồi !
Sau 1975, dân miền nam già trẻ bé lớn gì cũng phải đi ” Học Nói ” hết, bởi vì chánh quyền không muốn thấy dân miền nam … câm !
Học hỏi và học hành
Nói đến,” Học “, người ta nghĩ đến ” Vô nhà trường “. Thật ra, cái ” Học ” không phải chỉ có ở nhà trường, bởi vì một khi mình muốn biết thêm một vấn đề gì đó, một cái nghề gì đó, một lãnh vực nào đó … để đừng bị người khác nhìn mình có ” nửa con mắt ” rồi trề môi chê mình không biết gì hết, mình có thể học bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Cái ” Học ” nó … tràn đồng chớ không phải chỉ ” đóng khung ” trong nhà trường và con người lúc nào cũng dính với cái ” Học ” mà không để ý bởi vì xưa nay vẫn quen nói ” Dốt là không biết chữ ” !
Vậy, ngoài sự không biết chữ, ” Dốt ” là gì ? Một anh nhà quê lên thành phố hiện đại không biết sử dụng bàn ngồi trong cầu tiêu … người ta nói thằng chả dốt. Còn ông tiến sĩ từ thành phố xuống dưới quê chơi, đi tát nước ruộng với người chú, chỉ dụng cụ hỏi là cái gì ? Người chú cười khinh : ” Mầy dốt quá đi ! Cái đó gọi là cái gàu ! Không có gàu thì lấy khỉ gì mà tát ? “. Hai nhân vật vừa kể đều được coi là dốt bởi vì họ kém hiểu biết trong một lãnh vực nào đó. Nếu họ được chỉ dạy, họ học thêm cách sử dụng bàn ngồi trong wc và cái gàu tát nước ngoài đồng, họ sẽ không còn dốt ở hai nơi nầy nữa. Vậy, để khỏi dốt, mình phải chịu khó học, trong cái nghĩa ” học ” là đem thêm những hiểu biết mới vào … kho hiểu biết ở trong đầu mình ( Dĩ nhiên là trong kho chứa loại hiểu biết thật chớ không phải loại dỏm, loại … giả mạo trốn thuế … hay loại mà ở Việt Nam bây giờ người ta gọi là ” ma túy xì ke ” ! )
” Học ” không, chưa đủ ! Trong khi học, phải biết hỏi. ” Hỏi ” để hiểu cho rõ cái mình học. Nếu không biết hỏi hay không chịu hỏi, thì cái học của mình bị gọi là ” học như con két ” nghĩa là nghe sao nói vậy chớ không cần hiểu. Hà ! … Đến đây mới thấy các lãnh tụ công sản rất … ” đỉnh cao trí tụê ” trong đường lối dạy đàn em và quần chúng học : họ bắt học nhưng không cho hỏi, bởi vì hỏi là … ” đặt vấn đề “, mà ” đặt vấn đề ” là ” chưa hoàn toàn tin tưởng và triệt để nhất trí ” với lập trường của đảng ! Học viên phải im lặng nghe, không cần hiểu, chỉ cần biết nói lại đúng những gì cán bộ nói. Vậy là … ” ăn tiền ” ! Nếu có tay nào ” xâm mình, bạo phổi ” nhứt định hỏi thì … ” ta ” chụp cho nó cái mũ ” phản động ” là … xong ngay thôi !
Để tránh … lòi cái manh tâm dạy ” học không được hỏi “, nghĩa là muốn xóa cụm từ ” Học Hỏi ” trong tiếng nói của miền nam, các lãnh tụ còn ” siêu ” hơn nữa :họ đặt ra một cụm từ mới có tên ” Học Tập “, được dùng … xả láng nên rất phổ thông, ở đâu cũng thấy học tập, làm thứ gì cũng phải học tập, đến nỗi ở tù cũng gọi là học tập nữa ! … Người ta nghĩ đơn giản : học làm sao thì cứ tập làm y chang như vậy. Vậy là … yên thân !
Bây giờ, nói tới ” Học Hành “. Nếu học rồi … lặn luôn thì cái học đó uổng quá ! Phải đem cái học ra ” hành “, nghĩa là thực hiện cái gì mình đã học. Và nhờ ở ” hành ” mà mình biết mình làm đúng hay sai. Càng ” hành “, mình càng có nhiều kinh nghiệm để cái gì mình thực hiện càng ngày càng hay hơn, có giá trị hơn. Và như vậy, con người mới tiến bộ, xứ sở mới phát triển. Ở các xứ tự do, cái ” học ” nó … thiên hình vạn trạng nên cái ” hành ” cũng vô số kể … chớ không bị đóng khung trong ” đường lối chỉ đạo đầy sáng tạo ” của đảng X hay đảng Y gì gì …” Đóng khung ” có nghĩa là đảng dạy ” Hình vuông ” nhưng lại đưa lên ” Hình tròn ” mình vẫn … nhắm mắt hô to ” Vuông “, tiếp theo là mình chỉ biết … cắm đầu tạo hình vuông rồi hình vuông rồi hình vuông … suốt đời !
Ở Việt Nam , cái ” Học Hành ” cũng bị đóng khung như kể ở trên, nhưng là một loại khung chưa từng được kiểm nghiệm, cho nên mặc dầu đã qua mấy chục năm độc lập tự do mà dân chưa giàu nước chưa mạnh như thấy ghi đầy trên đường phố, và khi muốn thực hiện một công trình to to cỡ … mười tấm chiếu, vẩn phải nhờ công ty ngoại quốc …
Ông bà mình dạy con dạy cháu luôn luôn nhắc nhở phải ” Học Hỏi và Học Hành “. Không biết, ở Việt Nam bây giờ, có ai ” biết cất giấu ” hai cụm từ đó trong một … kẹt tủ nào không ? Cất giấu với hy vọng một ngày nào đó sẽ có quyền đem ra áp dụng để thấy quê hương mình vẫn còn có ” một ngày mai tươi sang ” … Hỏi, mà sao tôi nghe ứa nước mắt !
Nói về “Hành”
Nhân nói về ” Học Hành “, tôi nhớ cách đây mấy năm, nước Pháp gởi một phái đoàn chuyên viên qua Nhựt để nghiên cứu cách làm xe hơi, mặc dầu xe hơi Pháp đã đạt vị trí khá tốt trên thị trường quốc tế. Tôi đã … lột nón chào phục mấy nhà sản xuất xe hơi Pháp bởi vì họ đã biết … nhét cái ” tự tôn mặc cảm ” vô túi quần để sáng suốt nhận thấy xe hơi Pháp vẫn chưa đứng ngang hàng với xe Nhựt, và họ chịu khó đi Nhựt ” Học Hỏi ” thêm để về ” Hành ” với những kinh nghiệm mới.
Chuyến qua Nhựt của các kỹ sư Pháp được trực tiếp truyền hình nên tôi đã theo dõi dây chuyền lắp ráp xe hơi, từng khâu từng khâu, một cách thích thú. Nhưng, chuyện đã làm tôi thật ngạc nhiên là ở cuối dây chuyền sản xuất có một người Nhựt kiểm soát từ trong ra ngoài của chiếc xe, mở cửa đóng cửa nghiêng tai nghe tiếng cửa đóng, rồi ông ta đi tới đi lui rờ chiếc xe, không phải chỉ rờ ở một vài chỗ mà là rờ toàn thể chiếc xe ! Một kỹ sư Pháp, chắc cũng ngạc nhiên như tôi, nên nghe hỏi : ” Ông làm gì vậy ? “. Người Nhựt trả lời : ” Tôi rờ ! Ông không thấy sao ? “. Hỏi : ” Rờ chi vậy ? “. Trả lời : ” Rờ để coi còn chỗ nào chưa vừa ý, ví dụ như chỗ có hơi trầy sơn mắt không nhìn thấy nhưng rờ thì thấy, phải cho làm lại “. Trong khi nói, người Nhựt đó không ngừng rờ, mắt vẫn theo sát hai bàn tay, chứng tỏ sự chú tâm đặc biệt. Một lúc sau, ông ta vừa gật gù vừa nói : ” Tốt ! “. Rồi lấy trong túi trước ngực một cuốn sổ rút ra một miếng nhựa nhỏ bằng ba ngón tay mang chữ ” OK ” và hàng mã số, đem dán phía trong kiếng sau của chiếc xe. Ông vừa bấm nút cho dây chuyền đưa xe ra khu ” OK ” vừa nói : ” Tôi làm nghề rờ nầy đã gần mười năm. Tôi rất hãnh diện vì chưa thấy một chiếc xe nào bị trả về, chứng tỏ rằng sản phẩm của nước Nhựt chúng tôi vẫn giữ đúng tiêu chuẩn quốc tế “. Ông mỉm cười, đầu gật gật ra vẻ hài lòng. Đến đây, tôi nhận thấy rằng ngoài cái đầu óc và tay nghề người Nhựt để hết vào công trình chế tạo chiếc xe hơi, họ còn đặt vào đó lòng yêu nước vô biên của họ nữa. Đó là yếu tố chánh đã đưa nước Nhựt lên vị trí ngày hôm nay.
Xin nhắc lại, vào những năm 50, mặc dầu Nhựt đã đóng máy bay tàu chiến rất có giá trị kỹ thuật, nhưng sản phẩm thực dụng khác đều bị coi là đồ dỏm không cạnh tranh nổi trên thị trường quốc tế. Vì vậy, người Nhựt đã phải đi học hỏi mọi ngành nghề ở các xứ tiên tiến, để sau đó về nước thực hành với ý chí ” Mỗi ngày phải hay hơn, hoàn hảo hơn “, làm cho món hàng mang dấu ấn ” Made In Japan ” phải được thế giới mến chuộng. Và, như mình thấy, hôm nay họ đã thành công ! Cái ” Hành ” thực tiễn nghĩa là không tiểu xảo ngụy tạo và lòng yêu nước của người Nhựt là một bài học lớn …
Bây giờ, thử nhìn lại Việt Nam coi … ra sao ? Xin phép chỉ nhìn ở ” chóp bu ” thôi, bởi vì mọi quyền hành đều tập trung … mút chỉ ở trên đó hết, còn cái khối bần dân thiên hạ thấp lè tè dưới đất tuy mang mỹ từ ” Nhân dân làm chủ ” nhưng lại là hạng … tay trắng thân trần thì có khỉ gì để nhìn !
Nói về ” Học ” – đừng có giỡn – mấy cha lãnh đạo Việt Nam ngày nay đều là dân có học hết ! Không biết họ học ở đâu mà ai cũng có học vị và văn phòng của họ toàn sách là sách. Nhìn số sách trám đầy bốn vách tường là phải biết ngay họ ” học cao hiểu rộng “, dầu không tốt nghiệp cao học thì vẫn là … học cao, bởi vì họ đã … giựt được cái bằng mà họ cho là cao quí nhứt, bằng ” Đỉnh Cao Trí Tuệ Của Loài Người ” ! Bởi cái ” Học ” của họ … ngất ngưởng như vậy nên cái ” Hành ” của họ cũng ” phiêu hốt ở bốn từng mây “, nghĩa là … hai chân không chấm đất ! Nhìn coi : họ đem công ty ngoại quốc vô xây cất cả đống công trình vĩ đại như nhà cao tầng ( 68 tầng ! Hôm nào thang máy ăn-banh, trèo lên là … ná thở ! ) đường cao tốc ( cho xe chạy 50 km/giờ ! ) cầu vượt đồ sộ có đường dành riêng cho người đi bộ ( dân đi bộ vượt được qua cầu cũng … hộc gạch ! ) …v v , trong lúc hệ thống cống rãnh bị nghẹt ứ từ mấy chục năm nên thành phố cứ bị ngập lụt tới rún sau mỗi cơn mưa lớn ! Người dân lội trong nước để đi lại … sinh hoạt hay … chăng lưới bắt cá ngay trên lòng đường như đang ” tham gia lưu thông “, phía trên đầu là biểu ngữ ” Có nước sạch là có sức khỏe ” và ” Quyết tâm thực hiện tốt khu phố văn hóa mới ” ! Người dân chỉ biết than là bị Ông Trời hành chớ không nghe ai dám lớn tiếng : ” Tại mấy cha nội đó không biết … hành ! “
Với cái kiểu ” Hành ” nầy, với cái đà ” Tiến nhanh tiến mạnh ” nầy, và với cái lòng ái quốc … đóng khung ” Yêu nước là yêu Xã Hội Chủ Nghĩa ” nầy … còn lâu ” ta ” mới chế tạo nổi chiếc … ” Xe Trâu Made In Việt Nam ” để … xuất cảng … góp mặt với thế giới, chớ đừng nói sản xuất ra xe hơi như nước Nhựt !
Tiểu Tử
Mai Luong chuyển