Mỗi Ngày Một Chuyện
NỬA THÁNG PHÉP TÙ - CAO MỴ NHÂN
NỬA THÁNG PHÉP TÙ - CAO MỴ NHÂN
Sau
cuộc đổi đời 3 năm, mùa xuân năm 1978, tôi từ trại tù cải tạo về với cái phép
15 ngày, trong mục lý do ghi rõ là: " Đi tìm quê hương mới, để định
cư."
Quê
hương mới đối với tù cải tạo, là đi Kinh tế mới, công nông trường, chứ không
phải đi vượt biên, như phe ta thường nói sau này, và định cư là nơi sẽ phải ở
bắt buộc, vì không có cái gốc ở miền nam, trọng điểm là Saigon cũ.
Tôi
trình bầy gia đình ba tôi ở Saigon từ sau khi di cư 1954, gia đình bố mẹ chồng tôi
ở Đà Nẵng từ khi tôi lập nghiệp, lấy chồng, đến ngày tan hàng đó...
Nhưng
họ không chịu.Họ cố ý bắt tôi phải đi Kinh tế mới, hay đi tìm một nơi nào mà
chủ yếu không phải đô thành Saigon, Chợ Lớn trước 30-4-1975.
10
người được đi phép 15 ngày như ấn định, trong đó có tôi.
Thôi
" mặc kệ ", muốn sao thì sao, hãy cứ gặp gia đình, con cái đã.
15
ngày đi tìm quê hương mới, thì quả là phiêu lưu, may ra chỉ có đồng bào thiểu
số mới bạt núi pha rừng làm quê, làm quán được, còn như tụi tôi, thì có mà tế thần Đất ngàn lạy, cũng
chả có đất lành để chim đậu.
Bấy
giờ tôi nghe tin bạn vàng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là Diễm Xưa đã có mặt ở
nông trường Thái Mỹ, Củ Chi.
Bạn
ta là phu nhân một tá lớn, hình như đầu tỉnh nào đó thời đệ nhị Cộng Hoà.
Đấng
phu quân này cũng đã vô tù cải tạo, nên có lẽ Diễm Xưa cũng muốn một công đôi
việc, là ...tham gia nông trường để phu quân nàng có chút điểm tốt hơn quý tá
lớn đồng liêu, hay để thay đổi cảm giác thời đại mới ...
Diễm
Xưa làm thư ký cho ông Mười Để, vị em út của đại gia đình nghệ sĩ Năm Phỉ, Bảy
Nam (thân mẫu kịch sĩ Kim Cương), mà dân ghiền cải lương ai cũng biết quý vị đó
gồm:
Công,
Thành, Danh, Toại, Phỉ, Chí, Nam, Nhi, Bia, Truyền, Tạc, Để.
Có
lẽ ông Mười Để giữ chức Quản lý nông trường, còn giám đốc nông trường là một
"nhân sĩ đỏ" Tạ Bá Tòng.
Sau
này, nhân sĩ đảng viên CSVN Tạ Bá Tòng cũng bị bắt vì chủ trương đa nguyên, đa đảng.
Sau
khi nghe trình bầy lý do phải có nơi nhận hợp pháp, tôi mới được rời trại cải
tạo, nữ sinh viên Cao Thị Quế Hương, một bè với nam sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm đấu
tranh thời Đệ nhị Cộng Hoà hơi ngẫm nghĩ, rồi rút miếng giấy mỏng lét, ghi tên
tôi sẽ được nông trường đón nhận, cũng có con dấu đè lên chữ ký của giám đốc Tạ
Bá Tòng, trao cho tôi dửng dưng, không thêm một lời dặn dò.
Tôi
chỉ cần có thế, lòng bay bổng, nghĩ tới ngày ra khỏi vòng
lao
lý mà phấn khởi mừng chi lạ.
Tuy vậy, tôi vẫn kịp nhìn thấy hai vị
phụ nữ " trí thức " miền nam trước 1975 là Cao Thị Quế Hương và Diễm
Xưa, mặc mỗi người một chiếc áo bà ba mầu rượu chát, quần
"soa" đen, như giai cấp công nông.
Hết
hai tuần phép về nhà để đi tìm nơi sẽ trở về. Lại đã có giấy xác nhận việc cư
trú mới, tôi thẳng cánh cò bay, tìm Kiều Nga, vốn là phu nhân của nhà thơ Trần
Thúc Vũ, nhà thơ đại uý này đi Mỹ theo diện HO, và đã mệnh chung khá lâu ở thủ
đô tị bạn Bolsa.
Kiều
Nga chạy giặc từ Quy Nhơn về Saigon vì 2 cụ thân sinh cư ngụ ở đô thành từ thủa di cư, Nga tạm
thời mở quán cà phê trong khu Nhà thờ Ba Chuông.
Người
trong kẻ ngoài vòng rào HT 7590 HT - T20 là tôi với Nga, thân
nhau từ thủa 15,17, nên mừng quá, nói mãi không hết chuyện ...trong tù.
Nga
đề nghị chở tôi bằng xe đạp qua Làng Báo chí, thăm gia đình ông văn thi sĩ hạng
gộc Nguyễn Đình Toàn.
Tôi
ờ liền, vì cũng quá lâu không gặp lại ông văn thi sĩ này.
Thật
khổ cho chiếc xe đạp cà là tàng, Nga phải leo lên cái dốc cầu Saigon, song
không thể cố gắng hơn được nữa, tôi nhảy xuống xe, đi bộ qua cầu. Nga đành vượt
bộ như tôi. Vậy mà chúng tôi cứ nói chuyện không ngừng.
Gió
tạt cay cả mắt, tôi bắt đầu nản cái chuyến đi chơi bất tử đó.
Trái
lại Nga cứ hăm hở, vì thủa 15, Nga đã lỡ mê thơ văn Nguyễn Đình Toàn rồi, đã
mấy lần vô cư xá Nha căn cứ hàng không TSN rủ tôi đi thăm Nguyễn Đình Toàn, bấy
giờ nhà thơ chưa lừng danh lắm, đang ở với mẫu thân, gần nhà thờ Tân Sa Châu,
ngoài Lăng Cha Cả.
Chúng tôi xuất hiện trước cửa nhà ông bà
Nguyễn Đình Toàn, đúng lúc phu nhân thi văn sĩ Nguyễn Đình Toàn phải lo trang
trí nhà thờ vì sắp lễ Phục Sinh.
Nguyễn
Đình Toàn cứ đinh ninh là xưa gặp tôi trước khi gặp Nga, Nga phải .. .hét lên,
bắt tôi kể lại cho Nguyễn Đình Toàn nghe giai đoạn Nga đưa tôi đến nhà ông ở
Tân Sa Châu, nhà có một vườn cải ngồng nở hoa vàng ...
Nguyễn
Đình Toàn nói: " Thôi không cãi nữa, bây giờ tôi sẽ nấu cơm, kho thịt nạc
heo, luộc rau muống cho hai cô ăn, vì chắc Cao Mỵ Nhân ở trong tù ...đói lắm
."
Tôi
phát buồn cười luôn, nhưng ông ấy cứ việc làm cơm đi, Nga với tôi chỉ ngồi chơi
tán dóc...
Trong
khi chờ cơm chín, Nguyễn Đình Toàn vớ cây đàn ghi ta đàn một lúc, rồi hát lên không đợi yêu cầu:
Saigon
ơi, ta mất người như người đã mất tên ...
Như
dòng sông nước quẩn quanh nguồn...
Như
người đi cách mặt xa lòng ..,
(Saigon niềm
nhớ không tên - NĐT)
Lời
nhạc hay quá...
Giọng
hát đưa nhau vào khổ lụy đau buồn ...
Nga
thì có lẽ đã nghe nhiều lần rồi, vì ở ngoài đời, lại thân với tác giả, không
muốn nghe cũng vẫn luôn luôn được nghe, hay phải nghe nữa chứ.
Ai
ra đi nhớ hàng me già
Thu
công viên hoa vàng tượng đá ... (NĐT)
Và
cứ thế, mỗi đoạn lại có tiếng than: "Thôi hết rồi..." Bài hát buồn,
thực sự buồn ...
Đã
9 năm nay, tôi không liên lạc với ông bà nhạc sĩ gốc thi sĩ Nguyễn Đình Toàn,
hiện ở Bolsa.
Tôi
cũng đã hẹn mấy lần sẽ tới thăm nhà thơ nhạc sĩ danh tiếng ấy. Nhưng lại bỏ
hẹn, chỉ vì ông vô tình thốt một câu không nên tí nào, đã khiến tôi phải "tự
ái" giận.
Sai
gòn ơi, ta mất người như người đã mất tên ...
Như
mộ bia giá lạnh hương nguyền ... (NĐT)
Tôi
ngơ ngác nhìn ra cửa sổ, buổi chiều rồi, mây mờ mầu xám khói hương đang thả rất
mỏng từng sợi buồn xuống hướng nam, nơi có một người cũng đang giận tôi, y như
tôi giận ông nhà thơ nhạc sĩ đương nêu.
Người
đang giận tôi là nhà võ, mà tâm hồn người ấy mộng mơ hơn cả nhà văn, anh hiểu
tôi nhanh hơn chính tôi hiểu tôi nữa.
Đó
là điều tôi cứ muốn xích lại gần anh, để có được cảm giác bén nhạy, anh sẽ là
bức trường thành đỡ tôi khi vấp ngã.
Bài
hát nêu trên chỉ than van giữa 2 bối cảnh còn mất, thi nhạc sĩ biểu tượng cho
sự còn, Saigon biểu tượng cho những mất mát.
Sự
kiện khác với chúng tôi, anh vẫn như là còn của tôi, nhưng tôi không được với
tới, chỉ ngó thôi ...Nếu một ngày tôi thôi ngó nữa, anh cũng thản nhiên ...
Còn
tôi thì như một cành hoa mang đủ sắc mầu, nó khiến người "nguyên tắc"
như anh phải bỏ một chút thì giờ cẳt tỉa, tô điểm lại, cho cành hoa hài hòa
hoàn chỉnh hơn.
Nếu
không có tôi, anh cũng thản nhiên như tôi nói ở trên, anh sẽ bớt đi một số thì
giờ, còn dùng thì giờ đó làm gì, thì để cho... tôi lắng lòng buồn tủi, muộn
phiền, bởi sự suy đoán hồ đồ của mình ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NỬA THÁNG PHÉP TÙ - CAO MỴ NHÂN
NỬA THÁNG PHÉP TÙ - CAO MỴ NHÂN
Sau
cuộc đổi đời 3 năm, mùa xuân năm 1978, tôi từ trại tù cải tạo về với cái phép
15 ngày, trong mục lý do ghi rõ là: " Đi tìm quê hương mới, để định
cư."
Quê
hương mới đối với tù cải tạo, là đi Kinh tế mới, công nông trường, chứ không
phải đi vượt biên, như phe ta thường nói sau này, và định cư là nơi sẽ phải ở
bắt buộc, vì không có cái gốc ở miền nam, trọng điểm là Saigon cũ.
Tôi
trình bầy gia đình ba tôi ở Saigon từ sau khi di cư 1954, gia đình bố mẹ chồng tôi
ở Đà Nẵng từ khi tôi lập nghiệp, lấy chồng, đến ngày tan hàng đó...
Nhưng
họ không chịu.Họ cố ý bắt tôi phải đi Kinh tế mới, hay đi tìm một nơi nào mà
chủ yếu không phải đô thành Saigon, Chợ Lớn trước 30-4-1975.
10
người được đi phép 15 ngày như ấn định, trong đó có tôi.
Thôi
" mặc kệ ", muốn sao thì sao, hãy cứ gặp gia đình, con cái đã.
15
ngày đi tìm quê hương mới, thì quả là phiêu lưu, may ra chỉ có đồng bào thiểu
số mới bạt núi pha rừng làm quê, làm quán được, còn như tụi tôi, thì có mà tế thần Đất ngàn lạy, cũng
chả có đất lành để chim đậu.
Bấy
giờ tôi nghe tin bạn vàng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là Diễm Xưa đã có mặt ở
nông trường Thái Mỹ, Củ Chi.
Bạn
ta là phu nhân một tá lớn, hình như đầu tỉnh nào đó thời đệ nhị Cộng Hoà.
Đấng
phu quân này cũng đã vô tù cải tạo, nên có lẽ Diễm Xưa cũng muốn một công đôi
việc, là ...tham gia nông trường để phu quân nàng có chút điểm tốt hơn quý tá
lớn đồng liêu, hay để thay đổi cảm giác thời đại mới ...
Diễm
Xưa làm thư ký cho ông Mười Để, vị em út của đại gia đình nghệ sĩ Năm Phỉ, Bảy
Nam (thân mẫu kịch sĩ Kim Cương), mà dân ghiền cải lương ai cũng biết quý vị đó
gồm:
Công,
Thành, Danh, Toại, Phỉ, Chí, Nam, Nhi, Bia, Truyền, Tạc, Để.
Có
lẽ ông Mười Để giữ chức Quản lý nông trường, còn giám đốc nông trường là một
"nhân sĩ đỏ" Tạ Bá Tòng.
Sau
này, nhân sĩ đảng viên CSVN Tạ Bá Tòng cũng bị bắt vì chủ trương đa nguyên, đa đảng.
Sau
khi nghe trình bầy lý do phải có nơi nhận hợp pháp, tôi mới được rời trại cải
tạo, nữ sinh viên Cao Thị Quế Hương, một bè với nam sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm đấu
tranh thời Đệ nhị Cộng Hoà hơi ngẫm nghĩ, rồi rút miếng giấy mỏng lét, ghi tên
tôi sẽ được nông trường đón nhận, cũng có con dấu đè lên chữ ký của giám đốc Tạ
Bá Tòng, trao cho tôi dửng dưng, không thêm một lời dặn dò.
Tôi
chỉ cần có thế, lòng bay bổng, nghĩ tới ngày ra khỏi vòng
lao
lý mà phấn khởi mừng chi lạ.
Tuy vậy, tôi vẫn kịp nhìn thấy hai vị
phụ nữ " trí thức " miền nam trước 1975 là Cao Thị Quế Hương và Diễm
Xưa, mặc mỗi người một chiếc áo bà ba mầu rượu chát, quần
"soa" đen, như giai cấp công nông.
Hết
hai tuần phép về nhà để đi tìm nơi sẽ trở về. Lại đã có giấy xác nhận việc cư
trú mới, tôi thẳng cánh cò bay, tìm Kiều Nga, vốn là phu nhân của nhà thơ Trần
Thúc Vũ, nhà thơ đại uý này đi Mỹ theo diện HO, và đã mệnh chung khá lâu ở thủ
đô tị bạn Bolsa.
Kiều
Nga chạy giặc từ Quy Nhơn về Saigon vì 2 cụ thân sinh cư ngụ ở đô thành từ thủa di cư, Nga tạm
thời mở quán cà phê trong khu Nhà thờ Ba Chuông.
Người
trong kẻ ngoài vòng rào HT 7590 HT - T20 là tôi với Nga, thân
nhau từ thủa 15,17, nên mừng quá, nói mãi không hết chuyện ...trong tù.
Nga
đề nghị chở tôi bằng xe đạp qua Làng Báo chí, thăm gia đình ông văn thi sĩ hạng
gộc Nguyễn Đình Toàn.
Tôi
ờ liền, vì cũng quá lâu không gặp lại ông văn thi sĩ này.
Thật
khổ cho chiếc xe đạp cà là tàng, Nga phải leo lên cái dốc cầu Saigon, song
không thể cố gắng hơn được nữa, tôi nhảy xuống xe, đi bộ qua cầu. Nga đành vượt
bộ như tôi. Vậy mà chúng tôi cứ nói chuyện không ngừng.
Gió
tạt cay cả mắt, tôi bắt đầu nản cái chuyến đi chơi bất tử đó.
Trái
lại Nga cứ hăm hở, vì thủa 15, Nga đã lỡ mê thơ văn Nguyễn Đình Toàn rồi, đã
mấy lần vô cư xá Nha căn cứ hàng không TSN rủ tôi đi thăm Nguyễn Đình Toàn, bấy
giờ nhà thơ chưa lừng danh lắm, đang ở với mẫu thân, gần nhà thờ Tân Sa Châu,
ngoài Lăng Cha Cả.
Chúng tôi xuất hiện trước cửa nhà ông bà
Nguyễn Đình Toàn, đúng lúc phu nhân thi văn sĩ Nguyễn Đình Toàn phải lo trang
trí nhà thờ vì sắp lễ Phục Sinh.
Nguyễn
Đình Toàn cứ đinh ninh là xưa gặp tôi trước khi gặp Nga, Nga phải .. .hét lên,
bắt tôi kể lại cho Nguyễn Đình Toàn nghe giai đoạn Nga đưa tôi đến nhà ông ở
Tân Sa Châu, nhà có một vườn cải ngồng nở hoa vàng ...
Nguyễn
Đình Toàn nói: " Thôi không cãi nữa, bây giờ tôi sẽ nấu cơm, kho thịt nạc
heo, luộc rau muống cho hai cô ăn, vì chắc Cao Mỵ Nhân ở trong tù ...đói lắm
."
Tôi
phát buồn cười luôn, nhưng ông ấy cứ việc làm cơm đi, Nga với tôi chỉ ngồi chơi
tán dóc...
Trong
khi chờ cơm chín, Nguyễn Đình Toàn vớ cây đàn ghi ta đàn một lúc, rồi hát lên không đợi yêu cầu:
Saigon
ơi, ta mất người như người đã mất tên ...
Như
dòng sông nước quẩn quanh nguồn...
Như
người đi cách mặt xa lòng ..,
(Saigon niềm
nhớ không tên - NĐT)
Lời
nhạc hay quá...
Giọng
hát đưa nhau vào khổ lụy đau buồn ...
Nga
thì có lẽ đã nghe nhiều lần rồi, vì ở ngoài đời, lại thân với tác giả, không
muốn nghe cũng vẫn luôn luôn được nghe, hay phải nghe nữa chứ.
Ai
ra đi nhớ hàng me già
Thu
công viên hoa vàng tượng đá ... (NĐT)
Và
cứ thế, mỗi đoạn lại có tiếng than: "Thôi hết rồi..." Bài hát buồn,
thực sự buồn ...
Đã
9 năm nay, tôi không liên lạc với ông bà nhạc sĩ gốc thi sĩ Nguyễn Đình Toàn,
hiện ở Bolsa.
Tôi
cũng đã hẹn mấy lần sẽ tới thăm nhà thơ nhạc sĩ danh tiếng ấy. Nhưng lại bỏ
hẹn, chỉ vì ông vô tình thốt một câu không nên tí nào, đã khiến tôi phải "tự
ái" giận.
Sai
gòn ơi, ta mất người như người đã mất tên ...
Như
mộ bia giá lạnh hương nguyền ... (NĐT)
Tôi
ngơ ngác nhìn ra cửa sổ, buổi chiều rồi, mây mờ mầu xám khói hương đang thả rất
mỏng từng sợi buồn xuống hướng nam, nơi có một người cũng đang giận tôi, y như
tôi giận ông nhà thơ nhạc sĩ đương nêu.
Người
đang giận tôi là nhà võ, mà tâm hồn người ấy mộng mơ hơn cả nhà văn, anh hiểu
tôi nhanh hơn chính tôi hiểu tôi nữa.
Đó
là điều tôi cứ muốn xích lại gần anh, để có được cảm giác bén nhạy, anh sẽ là
bức trường thành đỡ tôi khi vấp ngã.
Bài
hát nêu trên chỉ than van giữa 2 bối cảnh còn mất, thi nhạc sĩ biểu tượng cho
sự còn, Saigon biểu tượng cho những mất mát.
Sự
kiện khác với chúng tôi, anh vẫn như là còn của tôi, nhưng tôi không được với
tới, chỉ ngó thôi ...Nếu một ngày tôi thôi ngó nữa, anh cũng thản nhiên ...
Còn
tôi thì như một cành hoa mang đủ sắc mầu, nó khiến người "nguyên tắc"
như anh phải bỏ một chút thì giờ cẳt tỉa, tô điểm lại, cho cành hoa hài hòa
hoàn chỉnh hơn.
Nếu
không có tôi, anh cũng thản nhiên như tôi nói ở trên, anh sẽ bớt đi một số thì
giờ, còn dùng thì giờ đó làm gì, thì để cho... tôi lắng lòng buồn tủi, muộn
phiền, bởi sự suy đoán hồ đồ của mình ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)