Mỗi Ngày Một Chuyện
NƯỚC TRONG NGUỒN - CAO MỴ NHÂN
NƯỚC TRONG NGUỒN - CAO MỴ NHÂN
Không
có mẹ thì buồn lắm !
Nhưng
nếu không còn mẹ thì lại buồn hơn nữa cơ các bạn ạ .
Các
bạn nếu quen biết tôi, sẽ nhìn nhau ngạc nhiên và cười nụ.
Nghĩa là tưởng tôi mát giây một chút, vì
cho là tôi sắp sửa kể chuyện cổ tích thôi, bởi lẽ tôi chẳng những đang làm mẹ,
mà còn đang là bà...cơ mà.
Tôi
không thuộc kiểu quý cụ con đàn, cháu đống, mà cũng không phải kiểu con độc
cháu đàn, như quý vị thấy ở đời nó vậy, trời cho ai thế nào thì được hưởng thế
nấy.
Tôi
là một bà mẹ hay một bà bà cũng được, thuộc giới trung bình: con vừa, cháu vừa.
Trước
khi tôi sắp sửa " thao thao bất tuyệt " vào mê hồn trận của giới
" khoe con khoe của " mà từ thủa phe ta đáo nhậm những mảnh đất tạm
dung trên thế giới, thì lập tức có màn khoe quý tử, quý tôn đang thành công
vượt lên tất cả những gì đã mất mát ở quê hương khốn khổ xa vời .
Tôi
nhớ như đinh đóng cột cách đây chưa lâu lắm, buổi đó tôi đi họp Văn Bút VNHN
thủa còn chính nghĩa quốc gia lưu vong, và nhất là thời thực sự vàng son của
những cây bút xanh rờn văn thơ chính hiệu, do một nhà thơ tên tuổi, mà không
thể đánh tráo tên tuổi ông ta với cái bề dày làm thơ già nửa thế kỷ trước đây,
giữ chức Chủ Tịch VB/VNHN.
Đồng
thời vị thi sĩ tên tuổi đó, đã nổi danh một lượt với thi sĩ ít phát biểu nhất
trên đời văn nghệ VN di cư 1954, và di tản sau 1975, là bạn thân tôi từ thời
mới lên trung học: Trần Dạ Từ .
Nhắc
tới Trần Dạ Từ, là nhắc tới Viên Linh, Chủ tịch Văn Bút VNHN vừa nêu.
Thế
thì, trở lại vấn đề " Khoe " những gì do mình làm ra hôm đó, cái buổi
tất cả đều ít nhiều là văn nghệ sĩ đã có " lai sân ",
Cụ
giáo sư khoa trưởng Đại học Văn khoa Saigon giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, còn là
thi sĩ lãng tử Trần Hồng Châu rất khoan dung trong ngôn ngữ, bị nghe một nữ
sanh viên thủa xưa thật là xưa, thưa rằng :
"
Thưa thày, em không là gì cả, đi làm...làng nhàng thôi, nhưng thày biết không,
tất cả các con em đều học ra bác sĩ hết, đứa tệ nhất là dược sĩ đó thày "
.
Tôi
liếc thấy giáo sư thi sĩ Trần Hồng Châu mỉm cười một cách thế nào ấy, cho tới
bây giờ tôi vẫn nhớ, nhưng không tả lại được .
Vị
giáo sư khoa trưởng Đại học Văn khoa không nhún vai, nhưng cụ ngó nghiêng một
chút bà học trò mà chẳng biết có học cụ không, vì Văn khoa thì Văn vẻ chớ, có
khi chỉ phất phơ loáng thoáng ở hành lang trường lớp, ghi danh cho có với đời,
còn thực chất ai cũng đi tìm một nghề gì hợp và kiếm tiền ngay là tốt
nhất.
Cụ
giáo sư Khoa trưởng gật đầu : " Hiếm quá, hiếm quá, chị là một bậc hiền
mẫu, đã nuôi dạy con cái nên danh nên phận , nào có kém gì các bậc từ mẫu cổ
xưa như mẹ thầy Mạnh Tử đâu hả ? "
Cho
nên vai trò người mẹ trong gia đình đông hay ít con đều cần thiết như nhau.
Bởi
người ta khám phá ra rằng các đấng mẹ đã vô hình chung làm nên những tramg sử,
ở bất cứ mặt nào, từ cấp cao nhất, hay thấp nhất.
Bà
mẹ nào cũng muốn con cái, cháu chắt nên danh nên phận, hay ít nhất tự lực tự
cường được.
Để
lỡ mà có không ở gần con được, biết con đang an cư lạc nghiệp nơi nào, cũng
không lo âu buồn phiền vì con cháu còn lông bông, chưa ra đâu vào đâu, bà mẹ có chết cũng không nhắm mắt.
Do
đó, nhân dịp lễ Mẹ (Mother' s day 2018) đang tới, tôi chạnh nhớ những kỷ niệm
về Mẹ ở chung quanh cuộc sống của tôi.
Vào
khi tôi vừa ngoài 10 tuổi, thì mẹ tôi lặng lẽ rời xa tổ ấm ngay trước mắt ba
tôi và chị em tôi, 6 giò chiều một ngày cuối xuân, ở ngoài bắc, mẹ tôi vừa đúng
40 tuổi.
Chị
em tôi phải ở với bố, hơn mẹ tôi vài tuổi, như vậy là mới trung niên mà bố mẹ
tôi đã mang nỗi buồn tử biệt rồi.
Nên
sau cả nửa thế kỷ, khi tôi đã ở Hoa Kỳ, theo diện HO, tôi lại vô tình chứng
kiến một đám tang tương tự cas của gia đình tôi thủa xưa ấy.
Là
vị Trung tá HO gốc Không Quân kia, ông ta và con gái mới trên 10 tuổi như tôi
hồi đó, phải tiễn đưa người vợ cũng trung niên như ông, về suối vàng buồn bã.
Tất
nhiên gia đình nào rồi cũng phải ổn định lại. Ba tôi đã bình thường chuyện hoá
vợ sau 3 năm, đúng với lẽ cổ xưa.
Vị
trung tá Không Quân là bạn của bạn tôi, nên tôi không liên lạc, nhưng chắc chắn
ông không thể ở mãi cái tuổi 50 cô đơn, có thể bây giờ ông đã có thêm vài cháu nhỏ
làm em cô bé hơn 10 tuổi bị mồ côi mẹ, và tất cả mọi chuyện tiếp tục trong đũa
chỉ huy của Thượng Đế.
Cái
điều tôi muốn nhấn mạnh, là nỗi buồn vừa có mẹ đó, đã không còn mẹ nữa kìa.
Quý
vị ạ, cô cậu bé
quanh 10 tuổi hay lớn hơn một chút, khổ ghê lắm. Tủi thân và tuyệt vọng, vì tuy
chưa hiểu thấu nhiều hơn, nhưng các bé ấy biết chắc là mình không còn gặp
" bà tiên " thực tế của mình, và mình phải tự lo những điều không ai
lo dùm mình đươc.
Thủa
đó, tôi không biết tôi vài năm nữa sẽ trở thành thiếu nữ, nên khi vào tuổi
thiếu nữ, buổi đầu tiên, tôi đã ở trong phòng khóc mịt mờ, không ai dỗ được.
Cũng
may có chị gái lớn nhất nhà, chị đã là cô gái lớn, hoá cho nên chị kế tôi và
tôi được chị lớn chăm cho bước khởi hành vô tuổi thiếu nữ mấy năm sau.
Chu
choa, đó là chuyện kể thời xưa thôi, chứ thế giới hiện đại, và nhất là ở VN
thủa nay, có biết bao nhiêu cô bé mới mười mấy tuổi đã biết đủ thứ chuyện nam
nữ .
Từ
đó lại nẩy sinh ra những chuyện đáng tiếc hơn, thời nay, đôi khi sự có mặt
người Mẹ trong nhà, còn là một đề tài
tranh
cãi một cách thương tâm, một số cô gái lưng chừng tuổi cập kê, cứ xem như tuổi
" Teen " tân tiến, là quý cô không muốn cho mẹ tham dự vào riêng tư
của mình .
Một
lần tình cờ, tôi có bà bạn là trưởng một dãy " khai sinh " cho các
baby, mà theo nhận định phổ thông vncs, các cô bé lỡ lầm vô tình hay cố ý, ra
vô nhà bảo sanh một cách thản nhiên.
Như
vậy, cũng nên tuyên dương bà cựu sanh viên nêu ở trên, mà cố giáo sư khoa trưởng đã nghiêng
mình thán phục, ví bà học trò của cụ đã noi gương Mẹ thày Mạnh Tử, nuôi dạy hay
hướng dẫn con cái nên người , thành chuyện " khoe con" của quý thái
thái mẫu thân là đáng đề cao vậy.
Nhân
dịp Lễ Mẹ, xin thân kính chúc quý phu nhân đã quên mình nuôi dưỡng con cháu
thành công, đồng thời chia sẻ buồn phiền với quý vị chưa vừa ý bởi hoàn cảnh
đặc biệt hơn, đã khiến tình mẹ như nước trong nguồn chảy ra, lúc nào cũng trong
sạch mát mẻ, hầu giúp con cháu vượt qua được những sa mạc cuộc đời ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
NƯỚC TRONG NGUỒN - CAO MỴ NHÂN
NƯỚC TRONG NGUỒN - CAO MỴ NHÂN
Không
có mẹ thì buồn lắm !
Nhưng
nếu không còn mẹ thì lại buồn hơn nữa cơ các bạn ạ .
Các
bạn nếu quen biết tôi, sẽ nhìn nhau ngạc nhiên và cười nụ.
Nghĩa là tưởng tôi mát giây một chút, vì
cho là tôi sắp sửa kể chuyện cổ tích thôi, bởi lẽ tôi chẳng những đang làm mẹ,
mà còn đang là bà...cơ mà.
Tôi
không thuộc kiểu quý cụ con đàn, cháu đống, mà cũng không phải kiểu con độc
cháu đàn, như quý vị thấy ở đời nó vậy, trời cho ai thế nào thì được hưởng thế
nấy.
Tôi
là một bà mẹ hay một bà bà cũng được, thuộc giới trung bình: con vừa, cháu vừa.
Trước
khi tôi sắp sửa " thao thao bất tuyệt " vào mê hồn trận của giới
" khoe con khoe của " mà từ thủa phe ta đáo nhậm những mảnh đất tạm
dung trên thế giới, thì lập tức có màn khoe quý tử, quý tôn đang thành công
vượt lên tất cả những gì đã mất mát ở quê hương khốn khổ xa vời .
Tôi
nhớ như đinh đóng cột cách đây chưa lâu lắm, buổi đó tôi đi họp Văn Bút VNHN
thủa còn chính nghĩa quốc gia lưu vong, và nhất là thời thực sự vàng son của
những cây bút xanh rờn văn thơ chính hiệu, do một nhà thơ tên tuổi, mà không
thể đánh tráo tên tuổi ông ta với cái bề dày làm thơ già nửa thế kỷ trước đây,
giữ chức Chủ Tịch VB/VNHN.
Đồng
thời vị thi sĩ tên tuổi đó, đã nổi danh một lượt với thi sĩ ít phát biểu nhất
trên đời văn nghệ VN di cư 1954, và di tản sau 1975, là bạn thân tôi từ thời
mới lên trung học: Trần Dạ Từ .
Nhắc
tới Trần Dạ Từ, là nhắc tới Viên Linh, Chủ tịch Văn Bút VNHN vừa nêu.
Thế
thì, trở lại vấn đề " Khoe " những gì do mình làm ra hôm đó, cái buổi
tất cả đều ít nhiều là văn nghệ sĩ đã có " lai sân ",
Cụ
giáo sư khoa trưởng Đại học Văn khoa Saigon giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, còn là
thi sĩ lãng tử Trần Hồng Châu rất khoan dung trong ngôn ngữ, bị nghe một nữ
sanh viên thủa xưa thật là xưa, thưa rằng :
"
Thưa thày, em không là gì cả, đi làm...làng nhàng thôi, nhưng thày biết không,
tất cả các con em đều học ra bác sĩ hết, đứa tệ nhất là dược sĩ đó thày "
.
Tôi
liếc thấy giáo sư thi sĩ Trần Hồng Châu mỉm cười một cách thế nào ấy, cho tới
bây giờ tôi vẫn nhớ, nhưng không tả lại được .
Vị
giáo sư khoa trưởng Đại học Văn khoa không nhún vai, nhưng cụ ngó nghiêng một
chút bà học trò mà chẳng biết có học cụ không, vì Văn khoa thì Văn vẻ chớ, có
khi chỉ phất phơ loáng thoáng ở hành lang trường lớp, ghi danh cho có với đời,
còn thực chất ai cũng đi tìm một nghề gì hợp và kiếm tiền ngay là tốt
nhất.
Cụ
giáo sư Khoa trưởng gật đầu : " Hiếm quá, hiếm quá, chị là một bậc hiền
mẫu, đã nuôi dạy con cái nên danh nên phận , nào có kém gì các bậc từ mẫu cổ
xưa như mẹ thầy Mạnh Tử đâu hả ? "
Cho
nên vai trò người mẹ trong gia đình đông hay ít con đều cần thiết như nhau.
Bởi
người ta khám phá ra rằng các đấng mẹ đã vô hình chung làm nên những tramg sử,
ở bất cứ mặt nào, từ cấp cao nhất, hay thấp nhất.
Bà
mẹ nào cũng muốn con cái, cháu chắt nên danh nên phận, hay ít nhất tự lực tự
cường được.
Để
lỡ mà có không ở gần con được, biết con đang an cư lạc nghiệp nơi nào, cũng
không lo âu buồn phiền vì con cháu còn lông bông, chưa ra đâu vào đâu, bà mẹ có chết cũng không nhắm mắt.
Do
đó, nhân dịp lễ Mẹ (Mother' s day 2018) đang tới, tôi chạnh nhớ những kỷ niệm
về Mẹ ở chung quanh cuộc sống của tôi.
Vào
khi tôi vừa ngoài 10 tuổi, thì mẹ tôi lặng lẽ rời xa tổ ấm ngay trước mắt ba
tôi và chị em tôi, 6 giò chiều một ngày cuối xuân, ở ngoài bắc, mẹ tôi vừa đúng
40 tuổi.
Chị
em tôi phải ở với bố, hơn mẹ tôi vài tuổi, như vậy là mới trung niên mà bố mẹ
tôi đã mang nỗi buồn tử biệt rồi.
Nên
sau cả nửa thế kỷ, khi tôi đã ở Hoa Kỳ, theo diện HO, tôi lại vô tình chứng
kiến một đám tang tương tự cas của gia đình tôi thủa xưa ấy.
Là
vị Trung tá HO gốc Không Quân kia, ông ta và con gái mới trên 10 tuổi như tôi
hồi đó, phải tiễn đưa người vợ cũng trung niên như ông, về suối vàng buồn bã.
Tất
nhiên gia đình nào rồi cũng phải ổn định lại. Ba tôi đã bình thường chuyện hoá
vợ sau 3 năm, đúng với lẽ cổ xưa.
Vị
trung tá Không Quân là bạn của bạn tôi, nên tôi không liên lạc, nhưng chắc chắn
ông không thể ở mãi cái tuổi 50 cô đơn, có thể bây giờ ông đã có thêm vài cháu nhỏ
làm em cô bé hơn 10 tuổi bị mồ côi mẹ, và tất cả mọi chuyện tiếp tục trong đũa
chỉ huy của Thượng Đế.
Cái
điều tôi muốn nhấn mạnh, là nỗi buồn vừa có mẹ đó, đã không còn mẹ nữa kìa.
Quý
vị ạ, cô cậu bé
quanh 10 tuổi hay lớn hơn một chút, khổ ghê lắm. Tủi thân và tuyệt vọng, vì tuy
chưa hiểu thấu nhiều hơn, nhưng các bé ấy biết chắc là mình không còn gặp
" bà tiên " thực tế của mình, và mình phải tự lo những điều không ai
lo dùm mình đươc.
Thủa
đó, tôi không biết tôi vài năm nữa sẽ trở thành thiếu nữ, nên khi vào tuổi
thiếu nữ, buổi đầu tiên, tôi đã ở trong phòng khóc mịt mờ, không ai dỗ được.
Cũng
may có chị gái lớn nhất nhà, chị đã là cô gái lớn, hoá cho nên chị kế tôi và
tôi được chị lớn chăm cho bước khởi hành vô tuổi thiếu nữ mấy năm sau.
Chu
choa, đó là chuyện kể thời xưa thôi, chứ thế giới hiện đại, và nhất là ở VN
thủa nay, có biết bao nhiêu cô bé mới mười mấy tuổi đã biết đủ thứ chuyện nam
nữ .
Từ
đó lại nẩy sinh ra những chuyện đáng tiếc hơn, thời nay, đôi khi sự có mặt
người Mẹ trong nhà, còn là một đề tài
tranh
cãi một cách thương tâm, một số cô gái lưng chừng tuổi cập kê, cứ xem như tuổi
" Teen " tân tiến, là quý cô không muốn cho mẹ tham dự vào riêng tư
của mình .
Một
lần tình cờ, tôi có bà bạn là trưởng một dãy " khai sinh " cho các
baby, mà theo nhận định phổ thông vncs, các cô bé lỡ lầm vô tình hay cố ý, ra
vô nhà bảo sanh một cách thản nhiên.
Như
vậy, cũng nên tuyên dương bà cựu sanh viên nêu ở trên, mà cố giáo sư khoa trưởng đã nghiêng
mình thán phục, ví bà học trò của cụ đã noi gương Mẹ thày Mạnh Tử, nuôi dạy hay
hướng dẫn con cái nên người , thành chuyện " khoe con" của quý thái
thái mẫu thân là đáng đề cao vậy.
Nhân
dịp Lễ Mẹ, xin thân kính chúc quý phu nhân đã quên mình nuôi dưỡng con cháu
thành công, đồng thời chia sẻ buồn phiền với quý vị chưa vừa ý bởi hoàn cảnh
đặc biệt hơn, đã khiến tình mẹ như nước trong nguồn chảy ra, lúc nào cũng trong
sạch mát mẻ, hầu giúp con cháu vượt qua được những sa mạc cuộc đời ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)