Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Năm Ấy Ngày Này : 29/10/1956: Khủng hoảng Kênh đào Suez bắt đầu
Nguồn: Israel invades Egypt; Suez Crisis begins, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1956, lực lượng vũ trang Israel đã tiến vào Ai Cập và hướng tới kênh đào Suez, khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng. Không lâu sau đó, quân Pháp và Anh cũng nhập cuộc, gây nên “Chiến tranh Lạnh” nghiêm trọng ở Trung Đông.
Chất xúc tác giúp hình thành liên minh Israel-Anh-Pháp chính là quyết định quốc hữu hóa kênh đào Suez của Tổng thống Ai Cập – Gamal Abdel Nasser – vào tháng 7/1956. Căng thẳng đã kéo dài suốt một thời gian. Hai năm trước, quân đội Ai Cập đã bắt đầu gây sức ép buộc người Anh chấm dứt sự hiện diện quân sự ở kênh đào Suez (dù Hiệp ước Anh-Ai Cập 1936 lại cho phép điều đó). Lực lượng của Nasser cũng tham gia vào các trận đánh lẻ tẻ với binh sĩ Israel dọc biên giới hai nước. Còn bản thân nhà lãnh đạo Ai Cập thì chẳng hề che giấu ác cảm của mình đối với quốc gia Do Thái.
Được Liên Xô hỗ trợ vũ khí và tiền của, đồng thời cũng đang tức giận vì Mỹ không thực hiện lời hứa cấp vốn xây dựng đập Aswan trên sông Nile, Nasser đã ra lệnh tịch thu và quốc hữu hoá kênh đào Suez. Người Anh không chấp nhận động thái này nên đã tìm kiếm sự hỗ trợ của Pháp (những người tin rằng Nasser đã hỗ trợ quân nổi dậy ở các thuộc địa của Pháp tại Algeria) và Israel (đất nước đang cần chút khiêu khích để tấn công vào kẻ thù có chung biên giới với họ). Cả ba đã cùng đánh Ai Cập để chiếm lại kênh Suez. Người Israel tấn công trước, nhưng họ đã rất sốc khi quân Anh và Pháp không hỗ trợ ngay lập tức. Cuộc tấn công thay vì diễn ra với chênh lệch lực lượng áp đảo thì lại sớm sa lầy. Liên Hiệp Quốc cũng nhanh chóng thông qua một nghị quyết kêu gọi ngừng bắn.
Liên Xô bắt đầu đe dọa sẽ tiếp viện cho Ai Cập. Căng thẳng tiếp tục leo thang, và chính quyền Eisenhower hy vọng có thể xoa dịu tình hình trước khi nó biến thành một cuộc đối đầu Xô – Mỹ. Một mặt, Eisenhower cảnh báo Liên Xô tránh xa khu vực này. Mặt khác, ông gây áp lực buộc Anh, Pháp, và Israel rút quân. Cuối cùng, ba nước này cũng đã chịu rút quân vào cuối năm 1956 – đầu năm 1957.
http://nghiencuuquocte.org/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Năm Ấy Ngày Này : 29/10/1956: Khủng hoảng Kênh đào Suez bắt đầu
Nguồn: Israel invades Egypt; Suez Crisis begins, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1956, lực lượng vũ trang Israel đã tiến vào Ai Cập và hướng tới kênh đào Suez, khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng. Không lâu sau đó, quân Pháp và Anh cũng nhập cuộc, gây nên “Chiến tranh Lạnh” nghiêm trọng ở Trung Đông.
Chất xúc tác giúp hình thành liên minh Israel-Anh-Pháp chính là quyết định quốc hữu hóa kênh đào Suez của Tổng thống Ai Cập – Gamal Abdel Nasser – vào tháng 7/1956. Căng thẳng đã kéo dài suốt một thời gian. Hai năm trước, quân đội Ai Cập đã bắt đầu gây sức ép buộc người Anh chấm dứt sự hiện diện quân sự ở kênh đào Suez (dù Hiệp ước Anh-Ai Cập 1936 lại cho phép điều đó). Lực lượng của Nasser cũng tham gia vào các trận đánh lẻ tẻ với binh sĩ Israel dọc biên giới hai nước. Còn bản thân nhà lãnh đạo Ai Cập thì chẳng hề che giấu ác cảm của mình đối với quốc gia Do Thái.
Được Liên Xô hỗ trợ vũ khí và tiền của, đồng thời cũng đang tức giận vì Mỹ không thực hiện lời hứa cấp vốn xây dựng đập Aswan trên sông Nile, Nasser đã ra lệnh tịch thu và quốc hữu hoá kênh đào Suez. Người Anh không chấp nhận động thái này nên đã tìm kiếm sự hỗ trợ của Pháp (những người tin rằng Nasser đã hỗ trợ quân nổi dậy ở các thuộc địa của Pháp tại Algeria) và Israel (đất nước đang cần chút khiêu khích để tấn công vào kẻ thù có chung biên giới với họ). Cả ba đã cùng đánh Ai Cập để chiếm lại kênh Suez. Người Israel tấn công trước, nhưng họ đã rất sốc khi quân Anh và Pháp không hỗ trợ ngay lập tức. Cuộc tấn công thay vì diễn ra với chênh lệch lực lượng áp đảo thì lại sớm sa lầy. Liên Hiệp Quốc cũng nhanh chóng thông qua một nghị quyết kêu gọi ngừng bắn.
Liên Xô bắt đầu đe dọa sẽ tiếp viện cho Ai Cập. Căng thẳng tiếp tục leo thang, và chính quyền Eisenhower hy vọng có thể xoa dịu tình hình trước khi nó biến thành một cuộc đối đầu Xô – Mỹ. Một mặt, Eisenhower cảnh báo Liên Xô tránh xa khu vực này. Mặt khác, ông gây áp lực buộc Anh, Pháp, và Israel rút quân. Cuối cùng, ba nước này cũng đã chịu rút quân vào cuối năm 1956 – đầu năm 1957.
http://nghiencuuquocte.org/