Tham Khảo
Năm sụp đổ của tổ chức khủng bố
Ngổn ngang những việc cần làm
Đầu năm nay, IS đã để mất hai thành trì quan trọng của chúng là TP Mosul tại Iraq và Raqqa tại Syria. Hiện nay tổ chức khủng bố này chỉ còn bấu víu vào những tàn dư của “caliphate,” với phần lãnh thổ từng chiếm đóng 3 năm về trước rộng tương đương diện tích của nước Anh.
“Vương quốc” này liên tục bị thu hẹp trong suốt năm vừa qua sau hàng loạt cuộc không kích của quân đội chính quyền cùng các đồng minh do Mỹ dẫn đầu tại Iraq và quân đội Syria cùng đồng minh hàng đầu là Nga, mở đường cho chính quyền địa phương giành lại quyền kiểm soát những vùng lãnh thổ rộng lớn. Dù chính quyền địa phương và cộng đồng quốc tế vẫn còn nhiều việc phải làm tại Syria, nhưng IS hiện chỉ nắm giữ một vài khu vực nằm rải rác và biệt lập.
Theo giới phân tích, nhìn từ góc độ một nhóm vũ trang, IS đã bị đánh bại, song nhìn từ góc độ là một tổ chức khủng bố thì chưa. Do vậy vẫn cần phải luôn trong tình trạng cảnh giác với nhóm khủng bố này. Tại Iraq, quốc gia này sẽ phải tìm cách đưa cuộc sống thường nhật trở lại tại những TP của người Sunni hiện đã bị phá hủy gần như hoàn toàn, chẳng hạn như TP lớn thứ hai của Iraq là Mosul, Baiji, Ramadi, Sinjar và Fallujah.
Giới chuyên gia cho rằng những chậm trễ và trì hoãn trong việc tái thiết đất nước sẽ là cơ hội để tàn dư của IS hay những hậu duệ của chúng tìm cách trỗi dậy.
Phiến quân IS tháo chạy tại Raqqa, Syria. Ảnh: Tư liệu |
Trong khi đó, những TP như Aleppo, Raqqa, Homs cùng nhiều khu vực khác ở Syria cũng cần được nhanh chóng xây dựng lại. Thực tế là Tổng thống Syria Bashar al-Assad không được cộng đồng quốc tế chấp nhận như Thủ tướng Abadi của Iraq, người vốn có quan hệ khá tốt với các nước phương Tây cũng như Iran và các nước láng giếng khác. Nhiều khu vực tại Damascus đã tìm thấy sự ổn định trong năm vừa qua, và chiến sự tại nhiều TP khác cũng đã chấm dứt từ cách đây 2-3 năm.
Tuy nhiên, trong khi việc những tay súng cuối cùng của IS bị đánh bật khỏi Syria là điều không còn phải nghi ngờ thì cuộc chiến tại quốc gia này vẫn chưa kết thúc và các chiến dịch quân sự nhằm vào lực lượng chống chính quyền vẫn tiếp diễn.
Sự hiện diện của một vài "khu vực giảm căng thẳng" trên khắp Syria đem lại những kết quả trái chiều trong khi những vòng đàm phán quốc tế liên tiếp nhằm kết thúc cuộc xung đột cướp đi sinh mạng của khoảng 350.000 người trong gần 7 năm qua vẫn chưa mang lại kết quả khả quan.
Người Kurd, với mục tiêu tự trị và đã có được sự ủng hộ của Mỹ, hiện kiểm soát một vùng rộng lớn tại Syria. Tuy nhiên, bế tắc trong quan hệ với Damascus khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ bùng phát một cuộc chiến mới.
Nhà phân tích Aymenn al-Tamimi, hiện đang làm việc tại Syria, nhấn mạnh: "Vấn đề lớn sẽ nảy sinh nếu xuất hiệu khoảng trống an ninh mới và đó có thể là một cuộc xung đột giữa chính quyền và lực lượng Dân chủ Syria (người Kurd chiếm đa số)".
Quy mô cuộc chiến đã giảm dần kể từ sau khi chiến dịch quân sự kéo dài 9 tháng để giải phóng Mosul kết thúc và cuộc tấn công giành lại Raqqa khép lại hồi tháng 10-2017. Năm 2018 có thể là một năm người ta tuyên bố đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến đẫm máu ở Syria, song cuộc khủng hoảng nhân đạo ở cả Iraq và Syria vẫn chưa thể ngã ngũ và thậm chí là nhu cầu về viện trợ sẽ tăng lên tới mức kỷ lục.
Khoảng 3 triệu người Iraq buộc phải đi tị nạn trong khi 50% trong số 22 triệu người dân Syria cũng buộc phải rời bỏ nhà cửa bởi cuộc xung đột này. Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) tại Syria cho biết, số người Syria hồi hương đang gia tăng, song dù “trong năm nay một số khu vực đã trở nên an toàn hơn, chiến sự vẫn diễn ra tại nhiều nơi khác và tiếp tục khiến không ít người phải tha hương”.
Tại Iraq, khoảng 11 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo và nhu cầu tái thiết lớn không phải là thách thức duy nhất. Patrick Hamilton - Phó Giám đốc ICRC tại khu vực Trung và cận Đông - nêu rõ: "Hàng nghìn người đang bị cầm tù sau các cuộc xung đột. Cách họ được đối xử thế nào và công lý được thực thi ra sao sẽ có tác động đáng kể tới việc tạo dựng một nền hòa bình bền vững, hoặc một vòng bạo lực khác sẽ lại nảy sinh.”
IS vẫn là mối đe dọa toàn cầu
Dù IS đã thất bại, nhưng giới phân tích cảnh báo rằng tổ chức này đang thích nghi với hoàn cảnh mới và sẽ vẫn là một mối đe dọa đối với thế giới. Trực tiếp vũ trang cho các tay súng thánh chiến, hoặc lôi kéo họ bằng các chiến dịch tuyên truyền trực tuyến, IS đã xúi giục hoặc truyền cảm hứng để họ tiến hành hàng chục vụ tấn công gây chết người, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2017, ở Pakistan, Iraq, Syria, Afghanistan, Ai Cập, Somalia và Anh.
Trong số các tay súng này có kẻ đánh bom liều chết Salman Abedi, một người Anh gốc Libya, đã giết hại 22 người - trong đó có rất nhiều trẻ em - khi cho phát nổ một quả bom tự chế ở sân vận động Manchester ngày 22-5. Các vụ tấn công bằng ô tô, được thực hiện bởi các tay súng do IS truyền cảm hứng, cũng đã gây đổ máu trên các đường phố ở Jerusalem, London, Stockholm, New York và Barcelona. Cho đến nay, vẫn khó có thể ngăn chặn các vụ tấn công theo hình thức này.
Các vụ tấn công nói trên, cướp đi sinh mạng của tổng cộng hàng nghìn người, đã diễn ra bất chấp thực tế là IS ở Iraq và Syria đã bị đánh bại. IS đã dựng lên một căn cứ để điều khiển các mạng lưới của chúng ở nước ngoài, tuyển quân, hỗ trợ tài chính và điều phối các hoạt động của các mạng lưới này. Trên thực tế, việc chúng biến mất về mặt vật chất không phải là dấu chấm hết cho các vụ tấn công khủng bố.
Theo giới chuyên gia, cách mà thế giới hậu IS bị chi phối trong những tháng và năm tới sẽ chứng minh tầm quan trọng của việc ngăn cộng đồng người Sunni tạo ra một phong trào thánh chiến khác dưới danh nghĩa bảo vệ lợi ích của mình.
Một danh sách dài các hành động tàn bạo, các cuộc tấn công hoặc những nỗ lực bất thành trong năm 2017 cho thấy phong trào thánh chiến toàn cầu - bao gồm cả mạng lưới al-Qaeda - vẫn có khả năng phục hồi và trỗi dậy mạnh mẽ. Chuyên gia Trotignon nói: "Chiến dịch tiêu diệt IS ở Iraq và Syria đã thành công. Tuy nhiên, như trường hợp al-Qaeda ở Afghanistan, chúng vẫn phát triển và khó có thể bị dập tắt. IS đã bị đánh bại, nhưng mối đe dọa khủng bố còn lâu mới biến mất. Nó đang phát triển dưới nhiều hình thức. Các nhà nghiên cứu người Mỹ tin rằng mối đe dọa này sẽ còn kéo dài trong nhiều thế hệ nữa".
Đồng quan điểm, Đại tá quân đội Mỹ Ryan Dillon, người phát ngôn của liên minh chống thánh chiến do Mỹ lãnh đạo, nhấn mạnh, "mặc dù IS hiện không còn là một mối đe dọa trước mắt, chúng không có một đội quân như năm 2014, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng đã bị triệt tiêu hoàn toàn". Trong khi đó, theo ông Jean-Pierre Filiu, Giáo sư của tổ chức Sciences-Po ở Paris, các chi nhánh của IS - ban đầu là ở Ai Cập, sau là ở Libya, Yemen, Afghanistan và Đông Nam Á - vẫn là một mối đe dọa nghiêm trọng.
Và chiến dịch tuyên truyền thánh chiến mặc dù đã giảm bớt cường độ, song vẫn tiếp tục được chúng duy trì trên toàn thế giới. Chính vì vậy, dù đã thất bại, nhưng rõ ràng IS vẫn là một mối đe dọa mang tính toàn cầu và thế giới vẫn cần phải đề cao cảnh giác với nhóm khủng bố khét tiếng tàn bạo này.
Ông Yves Trotignon - một chuyên gia phân tích về chống khủng bố nhấn mạnh: "Có thể khẳng định rằng IS đã bị đánh bại về mặt quân sự. Mặc dù chúng có khoảng 3.000 tay súng ở Syria và Iraq, một con số khá lớn, song cần phải nhớ rằng năm 2009, tiền thân của IS ở Iraq cũng đã bị đánh bại về mặt quân sự. Tuy nhiên, chỉ 2 năm rưỡi sau, chúng đã giành được lợi thế trong cuộc hỗn loạn ở Syria và trỗi dậy từ đống tro tàn". |
Hồng Phúc
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Năm sụp đổ của tổ chức khủng bố
Ngổn ngang những việc cần làm
Đầu năm nay, IS đã để mất hai thành trì quan trọng của chúng là TP Mosul tại Iraq và Raqqa tại Syria. Hiện nay tổ chức khủng bố này chỉ còn bấu víu vào những tàn dư của “caliphate,” với phần lãnh thổ từng chiếm đóng 3 năm về trước rộng tương đương diện tích của nước Anh.
“Vương quốc” này liên tục bị thu hẹp trong suốt năm vừa qua sau hàng loạt cuộc không kích của quân đội chính quyền cùng các đồng minh do Mỹ dẫn đầu tại Iraq và quân đội Syria cùng đồng minh hàng đầu là Nga, mở đường cho chính quyền địa phương giành lại quyền kiểm soát những vùng lãnh thổ rộng lớn. Dù chính quyền địa phương và cộng đồng quốc tế vẫn còn nhiều việc phải làm tại Syria, nhưng IS hiện chỉ nắm giữ một vài khu vực nằm rải rác và biệt lập.
Theo giới phân tích, nhìn từ góc độ một nhóm vũ trang, IS đã bị đánh bại, song nhìn từ góc độ là một tổ chức khủng bố thì chưa. Do vậy vẫn cần phải luôn trong tình trạng cảnh giác với nhóm khủng bố này. Tại Iraq, quốc gia này sẽ phải tìm cách đưa cuộc sống thường nhật trở lại tại những TP của người Sunni hiện đã bị phá hủy gần như hoàn toàn, chẳng hạn như TP lớn thứ hai của Iraq là Mosul, Baiji, Ramadi, Sinjar và Fallujah.
Giới chuyên gia cho rằng những chậm trễ và trì hoãn trong việc tái thiết đất nước sẽ là cơ hội để tàn dư của IS hay những hậu duệ của chúng tìm cách trỗi dậy.
Phiến quân IS tháo chạy tại Raqqa, Syria. Ảnh: Tư liệu |
Trong khi đó, những TP như Aleppo, Raqqa, Homs cùng nhiều khu vực khác ở Syria cũng cần được nhanh chóng xây dựng lại. Thực tế là Tổng thống Syria Bashar al-Assad không được cộng đồng quốc tế chấp nhận như Thủ tướng Abadi của Iraq, người vốn có quan hệ khá tốt với các nước phương Tây cũng như Iran và các nước láng giếng khác. Nhiều khu vực tại Damascus đã tìm thấy sự ổn định trong năm vừa qua, và chiến sự tại nhiều TP khác cũng đã chấm dứt từ cách đây 2-3 năm.
Tuy nhiên, trong khi việc những tay súng cuối cùng của IS bị đánh bật khỏi Syria là điều không còn phải nghi ngờ thì cuộc chiến tại quốc gia này vẫn chưa kết thúc và các chiến dịch quân sự nhằm vào lực lượng chống chính quyền vẫn tiếp diễn.
Sự hiện diện của một vài "khu vực giảm căng thẳng" trên khắp Syria đem lại những kết quả trái chiều trong khi những vòng đàm phán quốc tế liên tiếp nhằm kết thúc cuộc xung đột cướp đi sinh mạng của khoảng 350.000 người trong gần 7 năm qua vẫn chưa mang lại kết quả khả quan.
Người Kurd, với mục tiêu tự trị và đã có được sự ủng hộ của Mỹ, hiện kiểm soát một vùng rộng lớn tại Syria. Tuy nhiên, bế tắc trong quan hệ với Damascus khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ bùng phát một cuộc chiến mới.
Nhà phân tích Aymenn al-Tamimi, hiện đang làm việc tại Syria, nhấn mạnh: "Vấn đề lớn sẽ nảy sinh nếu xuất hiệu khoảng trống an ninh mới và đó có thể là một cuộc xung đột giữa chính quyền và lực lượng Dân chủ Syria (người Kurd chiếm đa số)".
Quy mô cuộc chiến đã giảm dần kể từ sau khi chiến dịch quân sự kéo dài 9 tháng để giải phóng Mosul kết thúc và cuộc tấn công giành lại Raqqa khép lại hồi tháng 10-2017. Năm 2018 có thể là một năm người ta tuyên bố đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến đẫm máu ở Syria, song cuộc khủng hoảng nhân đạo ở cả Iraq và Syria vẫn chưa thể ngã ngũ và thậm chí là nhu cầu về viện trợ sẽ tăng lên tới mức kỷ lục.
Khoảng 3 triệu người Iraq buộc phải đi tị nạn trong khi 50% trong số 22 triệu người dân Syria cũng buộc phải rời bỏ nhà cửa bởi cuộc xung đột này. Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) tại Syria cho biết, số người Syria hồi hương đang gia tăng, song dù “trong năm nay một số khu vực đã trở nên an toàn hơn, chiến sự vẫn diễn ra tại nhiều nơi khác và tiếp tục khiến không ít người phải tha hương”.
Tại Iraq, khoảng 11 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo và nhu cầu tái thiết lớn không phải là thách thức duy nhất. Patrick Hamilton - Phó Giám đốc ICRC tại khu vực Trung và cận Đông - nêu rõ: "Hàng nghìn người đang bị cầm tù sau các cuộc xung đột. Cách họ được đối xử thế nào và công lý được thực thi ra sao sẽ có tác động đáng kể tới việc tạo dựng một nền hòa bình bền vững, hoặc một vòng bạo lực khác sẽ lại nảy sinh.”
IS vẫn là mối đe dọa toàn cầu
Dù IS đã thất bại, nhưng giới phân tích cảnh báo rằng tổ chức này đang thích nghi với hoàn cảnh mới và sẽ vẫn là một mối đe dọa đối với thế giới. Trực tiếp vũ trang cho các tay súng thánh chiến, hoặc lôi kéo họ bằng các chiến dịch tuyên truyền trực tuyến, IS đã xúi giục hoặc truyền cảm hứng để họ tiến hành hàng chục vụ tấn công gây chết người, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2017, ở Pakistan, Iraq, Syria, Afghanistan, Ai Cập, Somalia và Anh.
Trong số các tay súng này có kẻ đánh bom liều chết Salman Abedi, một người Anh gốc Libya, đã giết hại 22 người - trong đó có rất nhiều trẻ em - khi cho phát nổ một quả bom tự chế ở sân vận động Manchester ngày 22-5. Các vụ tấn công bằng ô tô, được thực hiện bởi các tay súng do IS truyền cảm hứng, cũng đã gây đổ máu trên các đường phố ở Jerusalem, London, Stockholm, New York và Barcelona. Cho đến nay, vẫn khó có thể ngăn chặn các vụ tấn công theo hình thức này.
Các vụ tấn công nói trên, cướp đi sinh mạng của tổng cộng hàng nghìn người, đã diễn ra bất chấp thực tế là IS ở Iraq và Syria đã bị đánh bại. IS đã dựng lên một căn cứ để điều khiển các mạng lưới của chúng ở nước ngoài, tuyển quân, hỗ trợ tài chính và điều phối các hoạt động của các mạng lưới này. Trên thực tế, việc chúng biến mất về mặt vật chất không phải là dấu chấm hết cho các vụ tấn công khủng bố.
Theo giới chuyên gia, cách mà thế giới hậu IS bị chi phối trong những tháng và năm tới sẽ chứng minh tầm quan trọng của việc ngăn cộng đồng người Sunni tạo ra một phong trào thánh chiến khác dưới danh nghĩa bảo vệ lợi ích của mình.
Một danh sách dài các hành động tàn bạo, các cuộc tấn công hoặc những nỗ lực bất thành trong năm 2017 cho thấy phong trào thánh chiến toàn cầu - bao gồm cả mạng lưới al-Qaeda - vẫn có khả năng phục hồi và trỗi dậy mạnh mẽ. Chuyên gia Trotignon nói: "Chiến dịch tiêu diệt IS ở Iraq và Syria đã thành công. Tuy nhiên, như trường hợp al-Qaeda ở Afghanistan, chúng vẫn phát triển và khó có thể bị dập tắt. IS đã bị đánh bại, nhưng mối đe dọa khủng bố còn lâu mới biến mất. Nó đang phát triển dưới nhiều hình thức. Các nhà nghiên cứu người Mỹ tin rằng mối đe dọa này sẽ còn kéo dài trong nhiều thế hệ nữa".
Đồng quan điểm, Đại tá quân đội Mỹ Ryan Dillon, người phát ngôn của liên minh chống thánh chiến do Mỹ lãnh đạo, nhấn mạnh, "mặc dù IS hiện không còn là một mối đe dọa trước mắt, chúng không có một đội quân như năm 2014, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng đã bị triệt tiêu hoàn toàn". Trong khi đó, theo ông Jean-Pierre Filiu, Giáo sư của tổ chức Sciences-Po ở Paris, các chi nhánh của IS - ban đầu là ở Ai Cập, sau là ở Libya, Yemen, Afghanistan và Đông Nam Á - vẫn là một mối đe dọa nghiêm trọng.
Và chiến dịch tuyên truyền thánh chiến mặc dù đã giảm bớt cường độ, song vẫn tiếp tục được chúng duy trì trên toàn thế giới. Chính vì vậy, dù đã thất bại, nhưng rõ ràng IS vẫn là một mối đe dọa mang tính toàn cầu và thế giới vẫn cần phải đề cao cảnh giác với nhóm khủng bố khét tiếng tàn bạo này.
Ông Yves Trotignon - một chuyên gia phân tích về chống khủng bố nhấn mạnh: "Có thể khẳng định rằng IS đã bị đánh bại về mặt quân sự. Mặc dù chúng có khoảng 3.000 tay súng ở Syria và Iraq, một con số khá lớn, song cần phải nhớ rằng năm 2009, tiền thân của IS ở Iraq cũng đã bị đánh bại về mặt quân sự. Tuy nhiên, chỉ 2 năm rưỡi sau, chúng đã giành được lợi thế trong cuộc hỗn loạn ở Syria và trỗi dậy từ đống tro tàn". |
Hồng Phúc