Kinh Đời
Nên Trao Cho PCT Nước Mai Siêu Phong Nguyễn Thị Doan: Giải Nobel Hòa bình cho ai năm nay?
Đức Giáo hoàng Francis, thiếu nữ Pakistan Malala Yousafzai và cựu nhân viên an ninh mạng của Mỹ Edward Snowden hiện được cho là dẫn đầu bảng ứng cử viên nhận Nobel Hòa bình 2014.
Giải thưởng này sẽ được công bố ở Na Uy ngày 10/10 năm nay.
Ngoài ba người trên còn có Tổng thống Uruguay José Mujica, một nhóm hòa bình Nhật Bản phản đối quân sự hóa châu Á, cô Chelsea Manning, cựu quân nhân Mỹ (đổi giới), và bác sỹ phụ khoa Congo, Denis Mukwege.
Từ Nga, tờ báo độc lập Novaya Gazeta và Trạm Không gian Quốc tế cũng được đề cử cho giải Nobel Hoà bình, theo các hãng thông tấn.
Trong số ba người mà theo trang web UPI của Mỹ nói là 'dẫn đầu' Malala Yousafzai là cô gái từng viết blog về quyền trẻ em dưới chế độ kiểm soát của Taliban cho BBC Urdu.
Vì thế cô đã bị những kẻ muốn cấm các em gái được đi học bắn nhưng không chết.
Edward Snowden hiện đang trú ngụ tại Nga sau khi chạy trốn từ Hong Kong vì lo sợ bị chị́nh quyền Hoa Kỳ truy bắt do tiết lộ các thông tin tình báo của quân đội Mỹ.
Năm nay, giải Nobel cho các ngành khoa học như vật lý và hóa học đã được trao bởi Ủy ban tại Thuỵ Điển.
Còn giải Nobel Văn chương 2014 hiện chờ được công bố.
Giải Nobel Hòa bình được nhà khoa học Alfred Nobel đặt ra trong di chúc của ông hồi năm 1895.
Giải này, trên nguyên tắc, được trao cho "người đóng góp nhiều nhất cho tình ái hữu giữa các dân tộc, xóa bỏ hoặc làm giảm bới các quân đội thường trực, và cho công việc tổ chức những đại hội vì hòa bình".
Giải này lại do Na Uy quyết định và không ít lần đã gây ra tranh cãi.
Chẳng hạn Mahatma Gandhi của Ấn Độ dù được đề cử nhiều lần nhưng chưa bao giờ được trao giải Nobel Hòa bình.
Một nhà hoạt động dân chủ ở Trung Quốc, ông Lưu Hiểu Ba thì được trao giải năm 2010 dù bị Trung Quốc phản đối và cho đến nay ông vẫn bị cầm tù ở nước này.
BBCBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Nên Trao Cho PCT Nước Mai Siêu Phong Nguyễn Thị Doan: Giải Nobel Hòa bình cho ai năm nay?
Đức Giáo hoàng Francis, thiếu nữ Pakistan Malala Yousafzai và cựu nhân viên an ninh mạng của Mỹ Edward Snowden hiện được cho là dẫn đầu bảng ứng cử viên nhận Nobel Hòa bình 2014.
Giải thưởng này sẽ được công bố ở Na Uy ngày 10/10 năm nay.
Ngoài ba người trên còn có Tổng thống Uruguay José Mujica, một nhóm hòa bình Nhật Bản phản đối quân sự hóa châu Á, cô Chelsea Manning, cựu quân nhân Mỹ (đổi giới), và bác sỹ phụ khoa Congo, Denis Mukwege.
Từ Nga, tờ báo độc lập Novaya Gazeta và Trạm Không gian Quốc tế cũng được đề cử cho giải Nobel Hoà bình, theo các hãng thông tấn.
Trong số ba người mà theo trang web UPI của Mỹ nói là 'dẫn đầu' Malala Yousafzai là cô gái từng viết blog về quyền trẻ em dưới chế độ kiểm soát của Taliban cho BBC Urdu.
Vì thế cô đã bị những kẻ muốn cấm các em gái được đi học bắn nhưng không chết.
Edward Snowden hiện đang trú ngụ tại Nga sau khi chạy trốn từ Hong Kong vì lo sợ bị chị́nh quyền Hoa Kỳ truy bắt do tiết lộ các thông tin tình báo của quân đội Mỹ.
Năm nay, giải Nobel cho các ngành khoa học như vật lý và hóa học đã được trao bởi Ủy ban tại Thuỵ Điển.
Còn giải Nobel Văn chương 2014 hiện chờ được công bố.
Giải Nobel Hòa bình được nhà khoa học Alfred Nobel đặt ra trong di chúc của ông hồi năm 1895.
Giải này, trên nguyên tắc, được trao cho "người đóng góp nhiều nhất cho tình ái hữu giữa các dân tộc, xóa bỏ hoặc làm giảm bới các quân đội thường trực, và cho công việc tổ chức những đại hội vì hòa bình".
Giải này lại do Na Uy quyết định và không ít lần đã gây ra tranh cãi.
Chẳng hạn Mahatma Gandhi của Ấn Độ dù được đề cử nhiều lần nhưng chưa bao giờ được trao giải Nobel Hòa bình.
Một nhà hoạt động dân chủ ở Trung Quốc, ông Lưu Hiểu Ba thì được trao giải năm 2010 dù bị Trung Quốc phản đối và cho đến nay ông vẫn bị cầm tù ở nước này.
BBC