Đoạn Đường Chiến Binh
Nét Buồn Thời Chiến
Được một phi đội A37 hộ tống và một phi cơ quan sát bao vùng trênquốc lộ 14, chúng tôi di chuyển từ Kontum về Ban Mê Thuột an toàn. Tôi vào Liên đoàn 21 BĐQ trình diện Trung tá Nguyễn văn Lang nhận lệnh chi tiết rồi đưa Tiểu đoàn thẳng đến Đức Lập.
Daksong là một ngọn đồi thấp, nằm trên quốc lộ 14, phiá bắc quận Đức Lập. Dưới chân đồi là một ngả ba nối liền Ban Mê Thuột, Quảng Đức và Đức Lập. Cộng quân chiếm cứ điểm chiến lược này để đặt chốt kiểm soát quốc lộ 14, cô lập tỉnh Quảng đức. Nhiếu xe quân đội và dân sự đi ngang qua đó bị bắn cháy nằm ngổn ngang dưới chân đồi.
Sau hiệp định đình chiến ngày 27 tháng 1 năm 1973, cộng quân vi phạm hiệp định liên miên. Đầu tháng 6/1973, chúng đưa sư đoàn 320 tấn công Kontum và cho một đơn vị đóng chốt tại núi Chư Pao, cạnh quốc lộ 14 ngăn chặn tiếp viện từ Pleiku lên. Sau gần hai tuần chiến đấu ác liệt, Tiểu đoàn chúng tôi mới chiếm được Chư Pao, mở đường cho các đơn vị bạn tiến vào Kontum. Ít lâu sau, cộng quân lại uy hiếp tỉnh Quảng Đức. Thiếu tá Quận trưởng quận Đúc Lập cho biết tỉnh Quảng Đức đã bị cô lập từ hai tháng nay, dân chúng rất khổ sở vì thiếu nhu yếu phẩm nhất là gạo.
Nhiệm vụ của chúng tôi là phải thanh toán ngay cái chốt Daksong. Nhiều đơn vị bạn trong hai tháng qua đã đổ nhiều máu mà cái chốt ấy vẫn còn nằm lù lù ở đó. Tôi biết đây là một nhiệm vụ khó khăn nên cẩn thận quan sát thật kỹ để xác định chính xác các vị trí và hỏa lực của địch. Tôi thận trọng di chuyển đơn vị đến gần mục tiêu. Đại đội 1 tiến bên trái, đại đội 2 bên phải, nương theo cây cối rậm rạp hai bên lộ, tiến sát chân đồi, đào hố cá nhân đợi lệnh. Tôi tìm được một vị trí khá an toàn, quan sát được ngã ba và con dốc. Một tiểu đội viễn thám được phái đi dọ thám mục tiêu. Tiểu đội này chia ra ba tổ, mỗi tổ ba người nương theo các mô đất từ từ bò lên sườn đồi. Cộng quân khai hỏa xối xả gây tử thương cho tổ bên phải. Tôi lập tức ra lệnh cho đại 1 và đại đội 2 vừa bắn lên đồi vừa hô xung phong nhưng không tiến lên. Trên sườn đồ cộng quân khạc đạn như mưa vào vị trí chúng tôi.
Tôi quan sát trận địa và nhận ra ngay vị trí và hỏa lực của địch. Đây là loại chốt liên hợp gồm chốt chính ở giữa và hai chốt phụ ở hai bên. Tại chốt chính, cộng quân sử dụng đại liên 12 ly 7 và đại bác không giật 57 ly, hai chốt phụ có B4. Cả ba chốt đều có AK 47 hổ trợ. Tôi lập tức gọi liên đoàn BĐQ tăng phái cho chúng tôi 6 thiết vận xa M113, và xin pháo binh của Sư đoàn 23 BB bắn yểm trợ. Sau khi phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị cơ hữu và các đơn vị bạn, tôi ra lệnh chờ giờ tấn công.
Mờ sáng, tôi gọi pháo binh bắn TOT (Time On Target) đạn nổ vào các chốt của cộng quân trên sườn đồi trong 20 phút rồi bắn đạn khói che chở cho chúng tôi tấn công lên đồi. Lệnh xung phong ban ra.Toán cua sắt vừa bắn đại liên 12 ly 7 vừa bò lên đồi. BĐQ ào ạt dũng mãnh tiến lên, bắn xối xả vào các mục tiêu đã được chỉ định. Tôi và bộ chỉ huy tiểu đoàn cùng với đại đội 3 đánh thẳng vào chốt chính.
“Biệt Động Quân, Sát! Biệt Động Quân, Sát!” Tiếng hô xung phong dũng mãnh, và ác liệt của các cọp rừng hòa với tiếng réo của các loại đạn,và tiếng xích sắt nghiến ken két của M113 làm cho địch quân khiếp đảm. Chúng chống cự yếu dần rồi chém vè vào rừng. BĐQ làm chủ trận địa sau 30 phút tấn công, kêu gọi tàn quân địch đầu hàng. Xác cộng quân nằm ngổn ngang lẫn với nhiều vũ khí đủ loại. Xạ thủ đại liên 12.7 và đại bác 57 ly của cộng quân khi chết tay vẫn còn bị xích vào súng. Quân ta chịu tổn thất nhẹ. Tôi ra lệnh cho các đại đội phân tán mỏng chung quanh đồi đề phòng pháo 122 ly của địch.
Được tin chiến thắng,Trung tá Nguyễn văn Lang, Liên đoàn trưởng LĐ 21/BĐQ bay đến đồi Daksong uỷ lạo anh em binh sĩ và đem chiến lợi phẩm về BCH Tiền phương của Sư đoàn 23 BB. Tôi được lệnh chiếm đóng đồi Daksong giữ an ninh trục lộ 14 cho đoàn công voa tiếp tế đồng bào Quảng Đức.
Hai hôm sau về họp tại BCH tiền phương của LĐ21/BĐQ, tôi gặp Lê văn Thại, bạn học cùng lớp đệ tam B1 ở Cường Để năm xưa. Bấy giờ Thại là Y sĩ trưởng của LĐ21/BĐQ. Tôi được bạn đãi một vò rượu cần và một đĩa cu đất rô ti thơm phức. Thại kể chuyện võ thuật, săn bắn và thú chơi súng. Thại cho biết có gặp Phan Thành Đôn ở Ban Mê Thuột. Tôi nhớ ngay ra Đôn nhỏ con, láu lỉnh, giỏi toán, trí nhớ tốt, yêu cô bé bắc kỳ trường Nhân Thảo và mê cô em của Từ Lương Mỹ mà không dám nói. Đôn tốt nghiệp công chánh, rồi nhập ngũ, lúc đó là đại đội trương ĐĐ651 Công Binh Kiến Tạo. Một tháng sau trên đường di quân về Kontum tôi gặp Đôn đang điều động binh sĩ sửa cầu đường trên quốc lộ 14. Đôn kể tôi nghe chuyện lấy vợ, chọc ghẹo các em nữ sinh BMT. Tôi kể cho Đôn nghe những vui buồn trong khi hành quân đây đó.
Chúng tôi thương xuyên đụng độ ác liệt với cộng quân, không nao núng đối diện với hiểm nguy. Tuy vậy cũng có lúc sau những giờ phút xông pha trong máu lửa, nhìn những vành khăn tang, những chiếc quan tài phủ quốc kỳ, những đồng đội thân yêu bị thương tích, lòng chúng tôi không khỏi chùng xuống. Những lúc được về thăm thành phố, nhìn đám học sinh vui tươi cắp sách đến trường,c húng tôi cũng cảm thấy phần nào an ủi rằng mình đã chiến đấu cho tự do và tương lai của đất nước.
Ba mươi lăm năm đã trôi qua nhưng ký ức vẫn còn in đậm nét cuộc đời quân ngũ trên một dải quê hương xinh đẹp với từng khuôn mặt thân yêu của đồng đội. Xin cho tôi gởi lời thăm Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum, Quảng Đức, Daksong, Benhet, Dakto, Tân cảnh, Sài Gòn… và tất cả bạn bè, đồng đội còn kẹt lại ở quê nhà.
Quê hương ơi hỡi quê hương
Càng xa càng nhớ càng thương từng ngày
Mũ Nâu Lê Hùng
Bàn ra tán vào (0)
Nét Buồn Thời Chiến
Được một phi đội A37 hộ tống và một phi cơ quan sát bao vùng trênquốc lộ 14, chúng tôi di chuyển từ Kontum về Ban Mê Thuột an toàn. Tôi vào Liên đoàn 21 BĐQ trình diện Trung tá Nguyễn văn Lang nhận lệnh chi tiết rồi đưa Tiểu đoàn thẳng đến Đức Lập.
Daksong là một ngọn đồi thấp, nằm trên quốc lộ 14, phiá bắc quận Đức Lập. Dưới chân đồi là một ngả ba nối liền Ban Mê Thuột, Quảng Đức và Đức Lập. Cộng quân chiếm cứ điểm chiến lược này để đặt chốt kiểm soát quốc lộ 14, cô lập tỉnh Quảng đức. Nhiếu xe quân đội và dân sự đi ngang qua đó bị bắn cháy nằm ngổn ngang dưới chân đồi.
Sau hiệp định đình chiến ngày 27 tháng 1 năm 1973, cộng quân vi phạm hiệp định liên miên. Đầu tháng 6/1973, chúng đưa sư đoàn 320 tấn công Kontum và cho một đơn vị đóng chốt tại núi Chư Pao, cạnh quốc lộ 14 ngăn chặn tiếp viện từ Pleiku lên. Sau gần hai tuần chiến đấu ác liệt, Tiểu đoàn chúng tôi mới chiếm được Chư Pao, mở đường cho các đơn vị bạn tiến vào Kontum. Ít lâu sau, cộng quân lại uy hiếp tỉnh Quảng Đức. Thiếu tá Quận trưởng quận Đúc Lập cho biết tỉnh Quảng Đức đã bị cô lập từ hai tháng nay, dân chúng rất khổ sở vì thiếu nhu yếu phẩm nhất là gạo.
Nhiệm vụ của chúng tôi là phải thanh toán ngay cái chốt Daksong. Nhiều đơn vị bạn trong hai tháng qua đã đổ nhiều máu mà cái chốt ấy vẫn còn nằm lù lù ở đó. Tôi biết đây là một nhiệm vụ khó khăn nên cẩn thận quan sát thật kỹ để xác định chính xác các vị trí và hỏa lực của địch. Tôi thận trọng di chuyển đơn vị đến gần mục tiêu. Đại đội 1 tiến bên trái, đại đội 2 bên phải, nương theo cây cối rậm rạp hai bên lộ, tiến sát chân đồi, đào hố cá nhân đợi lệnh. Tôi tìm được một vị trí khá an toàn, quan sát được ngã ba và con dốc. Một tiểu đội viễn thám được phái đi dọ thám mục tiêu. Tiểu đội này chia ra ba tổ, mỗi tổ ba người nương theo các mô đất từ từ bò lên sườn đồi. Cộng quân khai hỏa xối xả gây tử thương cho tổ bên phải. Tôi lập tức ra lệnh cho đại 1 và đại đội 2 vừa bắn lên đồi vừa hô xung phong nhưng không tiến lên. Trên sườn đồ cộng quân khạc đạn như mưa vào vị trí chúng tôi.
Tôi quan sát trận địa và nhận ra ngay vị trí và hỏa lực của địch. Đây là loại chốt liên hợp gồm chốt chính ở giữa và hai chốt phụ ở hai bên. Tại chốt chính, cộng quân sử dụng đại liên 12 ly 7 và đại bác không giật 57 ly, hai chốt phụ có B4. Cả ba chốt đều có AK 47 hổ trợ. Tôi lập tức gọi liên đoàn BĐQ tăng phái cho chúng tôi 6 thiết vận xa M113, và xin pháo binh của Sư đoàn 23 BB bắn yểm trợ. Sau khi phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị cơ hữu và các đơn vị bạn, tôi ra lệnh chờ giờ tấn công.
Mờ sáng, tôi gọi pháo binh bắn TOT (Time On Target) đạn nổ vào các chốt của cộng quân trên sườn đồi trong 20 phút rồi bắn đạn khói che chở cho chúng tôi tấn công lên đồi. Lệnh xung phong ban ra.Toán cua sắt vừa bắn đại liên 12 ly 7 vừa bò lên đồi. BĐQ ào ạt dũng mãnh tiến lên, bắn xối xả vào các mục tiêu đã được chỉ định. Tôi và bộ chỉ huy tiểu đoàn cùng với đại đội 3 đánh thẳng vào chốt chính.
“Biệt Động Quân, Sát! Biệt Động Quân, Sát!” Tiếng hô xung phong dũng mãnh, và ác liệt của các cọp rừng hòa với tiếng réo của các loại đạn,và tiếng xích sắt nghiến ken két của M113 làm cho địch quân khiếp đảm. Chúng chống cự yếu dần rồi chém vè vào rừng. BĐQ làm chủ trận địa sau 30 phút tấn công, kêu gọi tàn quân địch đầu hàng. Xác cộng quân nằm ngổn ngang lẫn với nhiều vũ khí đủ loại. Xạ thủ đại liên 12.7 và đại bác 57 ly của cộng quân khi chết tay vẫn còn bị xích vào súng. Quân ta chịu tổn thất nhẹ. Tôi ra lệnh cho các đại đội phân tán mỏng chung quanh đồi đề phòng pháo 122 ly của địch.
Được tin chiến thắng,Trung tá Nguyễn văn Lang, Liên đoàn trưởng LĐ 21/BĐQ bay đến đồi Daksong uỷ lạo anh em binh sĩ và đem chiến lợi phẩm về BCH Tiền phương của Sư đoàn 23 BB. Tôi được lệnh chiếm đóng đồi Daksong giữ an ninh trục lộ 14 cho đoàn công voa tiếp tế đồng bào Quảng Đức.
Hai hôm sau về họp tại BCH tiền phương của LĐ21/BĐQ, tôi gặp Lê văn Thại, bạn học cùng lớp đệ tam B1 ở Cường Để năm xưa. Bấy giờ Thại là Y sĩ trưởng của LĐ21/BĐQ. Tôi được bạn đãi một vò rượu cần và một đĩa cu đất rô ti thơm phức. Thại kể chuyện võ thuật, săn bắn và thú chơi súng. Thại cho biết có gặp Phan Thành Đôn ở Ban Mê Thuột. Tôi nhớ ngay ra Đôn nhỏ con, láu lỉnh, giỏi toán, trí nhớ tốt, yêu cô bé bắc kỳ trường Nhân Thảo và mê cô em của Từ Lương Mỹ mà không dám nói. Đôn tốt nghiệp công chánh, rồi nhập ngũ, lúc đó là đại đội trương ĐĐ651 Công Binh Kiến Tạo. Một tháng sau trên đường di quân về Kontum tôi gặp Đôn đang điều động binh sĩ sửa cầu đường trên quốc lộ 14. Đôn kể tôi nghe chuyện lấy vợ, chọc ghẹo các em nữ sinh BMT. Tôi kể cho Đôn nghe những vui buồn trong khi hành quân đây đó.
Chúng tôi thương xuyên đụng độ ác liệt với cộng quân, không nao núng đối diện với hiểm nguy. Tuy vậy cũng có lúc sau những giờ phút xông pha trong máu lửa, nhìn những vành khăn tang, những chiếc quan tài phủ quốc kỳ, những đồng đội thân yêu bị thương tích, lòng chúng tôi không khỏi chùng xuống. Những lúc được về thăm thành phố, nhìn đám học sinh vui tươi cắp sách đến trường,c húng tôi cũng cảm thấy phần nào an ủi rằng mình đã chiến đấu cho tự do và tương lai của đất nước.
Ba mươi lăm năm đã trôi qua nhưng ký ức vẫn còn in đậm nét cuộc đời quân ngũ trên một dải quê hương xinh đẹp với từng khuôn mặt thân yêu của đồng đội. Xin cho tôi gởi lời thăm Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum, Quảng Đức, Daksong, Benhet, Dakto, Tân cảnh, Sài Gòn… và tất cả bạn bè, đồng đội còn kẹt lại ở quê nhà.
Quê hương ơi hỡi quê hương
Càng xa càng nhớ càng thương từng ngày
Mũ Nâu Lê Hùng