Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Nếu Loài Người Như Thế Này, Thì Sao?: Loài cá mới có cơ quan sinh sản trên đầu
Loài cá mới phát hiện ở Việt Nam có cơ quan sinh dục đặt... trên đầu.
Tên khoa học của loài cá này là Phallostethus cuulong, là loài thứ 22 được tìm thấy của họ nhà cá Phallostethidae.
Tất cả họ hàng chúng đều có cơ quan sinh sản đặt ngay dưới phần miệng.
Trong tiếng Hy Lạp, Phallostethus có nghĩa là ‘dương vật - ngực’.
Con cá đực dùng bộ phận sinh dục (priapium) này gắn với cá cái và thả tinh trùng vào bộ phận sinh dục của con cá cái, cũng được đặt ngay trên phần đầu, theo bà Lynne Parenti, phụ trách sắp xếp triển lãm các loài cá ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia, Washington.
Parenti nhớ lại là đã từng được chứng kiến cảnh họ nhà cá này giao phối trong một phòng thí nghiệm ở Singapore.
Chúng ghép đầu với nhau, tạo thành hình chữ V, đôi cá ‘nhìn như chiếc kéo, cùng nhau lượn khắp bể,’ bà nói.
Đối với rất nhiều loài cá, chẳng hạn như cá bảy màu, giao phối là hoạt động chớp nhoáng, nhưng với loài cá này chúng tạo thành một cặp trong thời gian rất dài, bà nhấn mạnh.
Các nhà khoa học ‘bỏ rơi’
P. cuulong, giống như hầu hết họ hàng gần cận, chỉ dài khoảng 2,5cm và gần như trong suốt, theo nghiên cứu đăng hồi tháng Bảy trên báo Zootaxa.
Loài mới này được phát hiện trong một lần lấy chín mẫu khảo sát ở vùng nước lợ sông Cửu Long ở Việt Nam.
Môi trường nước lợ vùng đồng bằng ven biển là môi trường phù hợp nhất cho loài cá này.
Những cư dân đặc biệt này phải trải qua những giai đoạn phát triển nhanh chóng của Việt Nam trong vài thập kỷ trở lại đây.
Nhưng chúng cho thấy khả năng thích nghi nhanh chóng với cuộc sống hiện đại.
Các nhà khoa học thậm chí còn ‘lượm’ được loài cá này ở ngay “trong hố nước bên đường,” Parenti nói.
Có lẽ do thiếu sót và những nghiên cứu chưa mấy hấp dẫn, mà loài cá này đã bị “rất nhiều nhà sinh vật học lờ đi,” bà nhận xét.
Dấu vết loài có bộ phận sinh sản đặt trên đầu
Điều này có thể lý giải cho việc vì sao tiến trình tiến hóa của loài cá này vẫn là một bí ẩn, Parenti nói thêm.
Có một số dấu vết như: họ Phallostethidae thuộc nhóm lớn gồm rất nhiều loài thụ tinh bên trong cơ thể, trong khi phần lớn các loài cá thụ tinh ngoài.
Rất nhiều loài cá đực trong họ này có những biến đổi về cấu trúc cơ thể để có thể đưa tinh trùng vào bên trong cơ thể con cái, điều này có thể giải thích việc loài priapium cũng đã tiến hóa để thích nghi.
Một lý giải khác, là việc giao phối dùng đầu rõ ràng là “cách rất hiệu quả” cho sinh sản, Parenti giải thích.
Trong lúc thực hiện xét nghiệm trên cá cái của loài priapium, bà tìm thấy ổ trứng chứa đầy tinh trùng, có nghĩa là hầu hết các trứng của con cá cái đã được thụ tinh.
“Còn rất nhiều điều cần được khám phá” về họ Phallostethus, bà nói thêm - P.cuulong chỉ là loài thứ ba được phát hiện trong chi họ nhà mình.
“Đây là loài cá nhỏ rất dễ thương với cấu trúc cơ thể vô cùng phức tạp,” bà nói, “tôi rất vui vì chúng tôi đã tìm ra thêm về họ nhà cá này.”
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Nếu Loài Người Như Thế Này, Thì Sao?: Loài cá mới có cơ quan sinh sản trên đầu
Loài cá mới phát hiện ở Việt Nam có cơ quan sinh dục đặt... trên đầu.
Tên khoa học của loài cá này là Phallostethus cuulong, là loài thứ 22 được tìm thấy của họ nhà cá Phallostethidae.
Tất cả họ hàng chúng đều có cơ quan sinh sản đặt ngay dưới phần miệng.
Trong tiếng Hy Lạp, Phallostethus có nghĩa là ‘dương vật - ngực’.
Con cá đực dùng bộ phận sinh dục (priapium) này gắn với cá cái và thả tinh trùng vào bộ phận sinh dục của con cá cái, cũng được đặt ngay trên phần đầu, theo bà Lynne Parenti, phụ trách sắp xếp triển lãm các loài cá ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia, Washington.
Parenti nhớ lại là đã từng được chứng kiến cảnh họ nhà cá này giao phối trong một phòng thí nghiệm ở Singapore.
Chúng ghép đầu với nhau, tạo thành hình chữ V, đôi cá ‘nhìn như chiếc kéo, cùng nhau lượn khắp bể,’ bà nói.
Đối với rất nhiều loài cá, chẳng hạn như cá bảy màu, giao phối là hoạt động chớp nhoáng, nhưng với loài cá này chúng tạo thành một cặp trong thời gian rất dài, bà nhấn mạnh.
Các nhà khoa học ‘bỏ rơi’
P. cuulong, giống như hầu hết họ hàng gần cận, chỉ dài khoảng 2,5cm và gần như trong suốt, theo nghiên cứu đăng hồi tháng Bảy trên báo Zootaxa.
Loài mới này được phát hiện trong một lần lấy chín mẫu khảo sát ở vùng nước lợ sông Cửu Long ở Việt Nam.
Môi trường nước lợ vùng đồng bằng ven biển là môi trường phù hợp nhất cho loài cá này.
Những cư dân đặc biệt này phải trải qua những giai đoạn phát triển nhanh chóng của Việt Nam trong vài thập kỷ trở lại đây.
Nhưng chúng cho thấy khả năng thích nghi nhanh chóng với cuộc sống hiện đại.
Các nhà khoa học thậm chí còn ‘lượm’ được loài cá này ở ngay “trong hố nước bên đường,” Parenti nói.
Có lẽ do thiếu sót và những nghiên cứu chưa mấy hấp dẫn, mà loài cá này đã bị “rất nhiều nhà sinh vật học lờ đi,” bà nhận xét.
Dấu vết loài có bộ phận sinh sản đặt trên đầu
Điều này có thể lý giải cho việc vì sao tiến trình tiến hóa của loài cá này vẫn là một bí ẩn, Parenti nói thêm.
Có một số dấu vết như: họ Phallostethidae thuộc nhóm lớn gồm rất nhiều loài thụ tinh bên trong cơ thể, trong khi phần lớn các loài cá thụ tinh ngoài.
Rất nhiều loài cá đực trong họ này có những biến đổi về cấu trúc cơ thể để có thể đưa tinh trùng vào bên trong cơ thể con cái, điều này có thể giải thích việc loài priapium cũng đã tiến hóa để thích nghi.
Một lý giải khác, là việc giao phối dùng đầu rõ ràng là “cách rất hiệu quả” cho sinh sản, Parenti giải thích.
Trong lúc thực hiện xét nghiệm trên cá cái của loài priapium, bà tìm thấy ổ trứng chứa đầy tinh trùng, có nghĩa là hầu hết các trứng của con cá cái đã được thụ tinh.
“Còn rất nhiều điều cần được khám phá” về họ Phallostethus, bà nói thêm - P.cuulong chỉ là loài thứ ba được phát hiện trong chi họ nhà mình.
“Đây là loài cá nhỏ rất dễ thương với cấu trúc cơ thể vô cùng phức tạp,” bà nói, “tôi rất vui vì chúng tôi đã tìm ra thêm về họ nhà cá này.”