Tham Khảo
Nga ‘ve vãn’ Việt Nam
Nga đang tìm cách thắt chặt liên minh với Việt Nam, nhất là về mặt kinh tế, trong khi bị Mỹ và châu Âu bỏ rơi vì sự dính líu của Moscow ở Ukraine, theo nhận định của giới quan sát.
Điển hình là việc Việt Nam mới đây đã chính thức ký Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu (EEU) do Nga lãnh đạo mà quan chức trong nước nói rằng “có ý nghĩa chiến lược”.
Chính quyền Việt Nam nói rằng hiệp định này sẽ thúc đẩy “mạnh mẽ” quan hệ giữa Việt Nam và Nga và các nước khác.
Bà Lan Hương, một người Việt sinh sống lâu năm ở Nga và hiện cũng là một chủ doanh nghiệp, nhận định: “Thông tin Việt Nam tham gia vào Hiệp ước kinh tế Á – Âu cùng với Nga và các nước khác từng thuộc liên bang Xô Viết đã được thông báo từ năm ngoái và làm cho rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chờ đợi là nó sẽ mang tới những hướng phát triển mới. Việt Nam tham gia liên minh kinh tế này thì rõ ràng hàng của Việt Nam xuất sang Nga sẽ có được các điều kiện ưu ái hơn các nước khác và sẽ có sức cạnh tranh hơn với hàng Trung Quốc phải trả thuế cao. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, người ta vẫn chưa công bố chính thức các mặt hàng nào của Việt Nam sẽ nhận được các điều kiện ưu ái đó".
Nữ doanh nhân này nói thêm: "Đối với các doanh nghiệp may mặc và hàng tiêu dùng, họ hy vọng rằng với việc ký kết này, thì các hàng Việt Nam đưa vào Nga sẽ có sức cạnh tranh hơn và các mặt hàng đó không phải trả thuế nhập khẩu cao như hiện nay. Điều đó có một hướng rất tốt là một loạt các nhà máy của Việt Nam đặt trên lãnh thổ Nga sẽ không còn cất thiết nữa và người Việt có thể sản xuất những mặt hàng này tại Việt Nam rồi đưa sang Nga. Như vậy thì nó sẽ giải quyết được một loạt các vấn đề xã hội như hiện nay như vấn đề giấy tờ, hộ khẩu hay xưởng may không chính quy”.
Tác động nặng nề
Thỏa thuận trên được ký kết trong bối cảnh Moscow đang bị các cường quốc trên thế giới cô lập vì bị cáo buộc hỗ trợ các phần tử ly khai thân Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Đầu tuần, Liên hiệp châu Âu đã đồng ý gia hạn các biện pháp chế tài đối với Nga cho tới cuối tháng Giêng năm sau.
Các biện pháp bao vây và cấm vận hiện đang gây tác động nặng nề lên kinh tế Nga, và bản thân người Việt làm ăn sinh sống tại nước này cũng đang bị ảnh hưởng.
Bà Lan Hương cho biết rằng tình trạng kinh tế bị khủng hoảng và việc mất giá của đồng rúp đã làm cho tất cả các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam, gặp phải những khó khăn rất lớn.
Bà nói: “Cho tới thời điểm này, đã có rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, không có vốn, hay phải đi vay lãi để kinh doanh. Những doanh nghiệp đó sẽ bị phá sản đầu tiên. Hiện nay tại tất cả các chợ, quầy bán hàng còn trống càng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp vừa và lớn của Việt Nam chưa có bị ảnh hưởng gì nhiều".
Bà Hương nói tiếp: "Nhưng từ nay tới cuối năm, nếu mà tình trạng buôn bán vẫn tiếp diễn như thế này và sức mua của thị trường Nga càng ngày càng giảm sút thì số doanh nghiệp bị phá sản sẽ tăng lên đáng kể. Vào thời điểm này, tất cả mọi người đang cố gắng căng ra và phải bù lỗ cho doanh nghiệp của mình. Nhưng thời gian bù lỗ và để trụ trên thị trường không thể kéo dài mãi. Nếu đến cuối năm nay mà tình hình không có khá hơn thì số doanh nghiệp Việt Nam bị phá sản, đóng cửa, sẽ tăng lên đáng kể”.
Nghiêng về Trung Quốc
Không chỉ với Việt Nam, Nga cũng đang “ve vãn” các nhà đầu tư châu Á khác, trong đó có Trung Quốc.
Tin cho hay, Moscow và Bắc Kinh nhắm mục tiêu kết nối EEU và sáng kiến Vành đai kinh tế con đường tơ lụa do Trung Quốc khởi xướng.
Bà Hương nói rằng các bước đi trên cho thấy Moscow đang tìm các thị trường mới để lấp những khoảng trống và thị phần vừa bị đóng lại.
Bà nói thêm: “Họ đã mở sang các nước khác như châu Mỹ Latin, Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí là cả Trung Quốc, nước mà lâu nay Nga không muốn nhập thực phẩm. Trong hướng đó thì các nhà cung cấp của Việt Nam cũng là một hướng mới đầy tiềm năng. Tuy nhiên, cho đến nay, trong các cửa hàng của Nga thì tôi chưa nhìn thấy nhiều các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam đưa sang, nhưng mà trong tương lai, các mặt hàng của Việt Nam có thể được đưa sang Nga nhiều hơn nữa”.
Một chỉ dấu cho thấy Nga đang nghiêng về Trung Quốc thể hiện rõ trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đức Quốc xã ở Moscow hồi tháng Năm vừa qua.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngồi ngay sát bên phải Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ngoài ra, lần đầu tiên, quân đội Trung Quốc được mời tham gia diễu hành tại Quảng trường Đỏ với hàng nghìn binh sĩ Nga khác.
Trong khi phương Tây thực thi các biện pháp chế tài kinh tế đối với Nga, Bắc Kinh và Moscow năm ngoái đã ký một thỏa thuận 400 tỷ đôla về khí đốt thiên nhiên.
Trong khi đó, quan chức trong nước cho báo giới biết rằng Việt Nam mong muốn nâng kim ngạch thương mại với Nga lên 10 tỷ đôla vào năm 2020, từ mức hơn 3 tỷ đôla năm 2014.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nga ‘ve vãn’ Việt Nam
Nga đang tìm cách thắt chặt liên minh với Việt Nam, nhất là về mặt kinh tế, trong khi bị Mỹ và châu Âu bỏ rơi vì sự dính líu của Moscow ở Ukraine, theo nhận định của giới quan sát.
Điển hình là việc Việt Nam mới đây đã chính thức ký Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu (EEU) do Nga lãnh đạo mà quan chức trong nước nói rằng “có ý nghĩa chiến lược”.
Chính quyền Việt Nam nói rằng hiệp định này sẽ thúc đẩy “mạnh mẽ” quan hệ giữa Việt Nam và Nga và các nước khác.
Bà Lan Hương, một người Việt sinh sống lâu năm ở Nga và hiện cũng là một chủ doanh nghiệp, nhận định: “Thông tin Việt Nam tham gia vào Hiệp ước kinh tế Á – Âu cùng với Nga và các nước khác từng thuộc liên bang Xô Viết đã được thông báo từ năm ngoái và làm cho rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chờ đợi là nó sẽ mang tới những hướng phát triển mới. Việt Nam tham gia liên minh kinh tế này thì rõ ràng hàng của Việt Nam xuất sang Nga sẽ có được các điều kiện ưu ái hơn các nước khác và sẽ có sức cạnh tranh hơn với hàng Trung Quốc phải trả thuế cao. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, người ta vẫn chưa công bố chính thức các mặt hàng nào của Việt Nam sẽ nhận được các điều kiện ưu ái đó".
Nữ doanh nhân này nói thêm: "Đối với các doanh nghiệp may mặc và hàng tiêu dùng, họ hy vọng rằng với việc ký kết này, thì các hàng Việt Nam đưa vào Nga sẽ có sức cạnh tranh hơn và các mặt hàng đó không phải trả thuế nhập khẩu cao như hiện nay. Điều đó có một hướng rất tốt là một loạt các nhà máy của Việt Nam đặt trên lãnh thổ Nga sẽ không còn cất thiết nữa và người Việt có thể sản xuất những mặt hàng này tại Việt Nam rồi đưa sang Nga. Như vậy thì nó sẽ giải quyết được một loạt các vấn đề xã hội như hiện nay như vấn đề giấy tờ, hộ khẩu hay xưởng may không chính quy”.
Tác động nặng nề
Thỏa thuận trên được ký kết trong bối cảnh Moscow đang bị các cường quốc trên thế giới cô lập vì bị cáo buộc hỗ trợ các phần tử ly khai thân Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Đầu tuần, Liên hiệp châu Âu đã đồng ý gia hạn các biện pháp chế tài đối với Nga cho tới cuối tháng Giêng năm sau.
Các biện pháp bao vây và cấm vận hiện đang gây tác động nặng nề lên kinh tế Nga, và bản thân người Việt làm ăn sinh sống tại nước này cũng đang bị ảnh hưởng.
Bà Lan Hương cho biết rằng tình trạng kinh tế bị khủng hoảng và việc mất giá của đồng rúp đã làm cho tất cả các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam, gặp phải những khó khăn rất lớn.
Bà nói: “Cho tới thời điểm này, đã có rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, không có vốn, hay phải đi vay lãi để kinh doanh. Những doanh nghiệp đó sẽ bị phá sản đầu tiên. Hiện nay tại tất cả các chợ, quầy bán hàng còn trống càng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp vừa và lớn của Việt Nam chưa có bị ảnh hưởng gì nhiều".
Bà Hương nói tiếp: "Nhưng từ nay tới cuối năm, nếu mà tình trạng buôn bán vẫn tiếp diễn như thế này và sức mua của thị trường Nga càng ngày càng giảm sút thì số doanh nghiệp bị phá sản sẽ tăng lên đáng kể. Vào thời điểm này, tất cả mọi người đang cố gắng căng ra và phải bù lỗ cho doanh nghiệp của mình. Nhưng thời gian bù lỗ và để trụ trên thị trường không thể kéo dài mãi. Nếu đến cuối năm nay mà tình hình không có khá hơn thì số doanh nghiệp Việt Nam bị phá sản, đóng cửa, sẽ tăng lên đáng kể”.
Nghiêng về Trung Quốc
Không chỉ với Việt Nam, Nga cũng đang “ve vãn” các nhà đầu tư châu Á khác, trong đó có Trung Quốc.
Tin cho hay, Moscow và Bắc Kinh nhắm mục tiêu kết nối EEU và sáng kiến Vành đai kinh tế con đường tơ lụa do Trung Quốc khởi xướng.
Bà Hương nói rằng các bước đi trên cho thấy Moscow đang tìm các thị trường mới để lấp những khoảng trống và thị phần vừa bị đóng lại.
Bà nói thêm: “Họ đã mở sang các nước khác như châu Mỹ Latin, Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí là cả Trung Quốc, nước mà lâu nay Nga không muốn nhập thực phẩm. Trong hướng đó thì các nhà cung cấp của Việt Nam cũng là một hướng mới đầy tiềm năng. Tuy nhiên, cho đến nay, trong các cửa hàng của Nga thì tôi chưa nhìn thấy nhiều các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam đưa sang, nhưng mà trong tương lai, các mặt hàng của Việt Nam có thể được đưa sang Nga nhiều hơn nữa”.
Một chỉ dấu cho thấy Nga đang nghiêng về Trung Quốc thể hiện rõ trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đức Quốc xã ở Moscow hồi tháng Năm vừa qua.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngồi ngay sát bên phải Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ngoài ra, lần đầu tiên, quân đội Trung Quốc được mời tham gia diễu hành tại Quảng trường Đỏ với hàng nghìn binh sĩ Nga khác.
Trong khi phương Tây thực thi các biện pháp chế tài kinh tế đối với Nga, Bắc Kinh và Moscow năm ngoái đã ký một thỏa thuận 400 tỷ đôla về khí đốt thiên nhiên.
Trong khi đó, quan chức trong nước cho báo giới biết rằng Việt Nam mong muốn nâng kim ngạch thương mại với Nga lên 10 tỷ đôla vào năm 2020, từ mức hơn 3 tỷ đôla năm 2014.