Tham Khảo
Nga giữ thế thủ sau khi Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Michael Flynn bị bãi nhiệm
"Tôi cho rằng diễn biến đó đã làm các nhà lập pháp và làm chính sách Nga lo lắng bởi vì ông Flynn được xem là một trong số rất ít chính trị gia Mỹ thân Nga."
MOSCOW — Nga lùi vào thế thủ và phản ứng thận trọng sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, là ông Michael Flynn, bị bãi nhiệm. Ông Flynn được xem là giới chức thân với Điện Kremlin nhất trong tân chính quyền Mỹ. Thái độ cứng rắn hơn của ông Trump về vấn đề Crimea hồi đầu tuần này cũng gây bất bình ở Moscow.
Tâm trạng hân hoan lúc ban đầu tại Nga sau khi ông Donald Trump lên nhậm chức Tổng thống Mỹ đang phai nhạt dần sau vụ cố vấn an ninh Michael Flynn rời khỏi chức vụ, rồi sau đó Tổng thống Trump kêu gọi Nga trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine. Moscow coi ông Flynn là một nhân vận then chốt để thúc đẩy cho nỗ lực cải thiện các mối quan hệ với Hoa Kỳ.
Ông Pavel Sharikov, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu về các vấn đề Hoa Kỳ và Canada, nhận định: "Tôi cho rằng diễn biến đó đã làm các nhà lập pháp và làm chính sách Nga lo lắng bởi vì ông Flynn được xem là một trong số rất ít chính trị gia Mỹ thân Nga."
Mặc dù Điện Kremlin nói việc ông Flynn rời khỏi chức vụ là chuyện nội bộ của chính phủ Mỹ, các nhà lập pháp Nga vẫn coi diễn tiến này là có động cơ chính trị, và thể hiện thái độ chống Nga.
Ông Leonid Slutsky, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của viện Duma, tức Quốc hội Nga, phát biểu: "Ông Flynn viết trong báo cáo rằng ông không báo cho tổng thống về những cuộc tiếp xúc của ông với cấp lãnh đạo tại Ðại sứ quán Nga ở Hoa Kỳ, nhưng đây có thể là một hành động chính trị với những thông tin có chủ đích đã được chuẩn bị trước."
Các giới chức Nga bác bỏ thẳng thừng lời kêu gọi của chính quyền ông Trump, lần đầu tiên yêu cầu Nga xuống thang bạo động ở Ukraine và trả lại cho Ukraine bán đảo Crimea đã bị Nga tiến chiếm vào năm 2014.
Bà Maria Zakharova, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga, nói: "Chúng tôi không trao trả lãnh thổ của chúng tôi. Crimea là lãnh thổ của Liên bang Nga. Không có gì phải bàn cãi."
Nhưng các nhà lập pháp Mỹ không dám chủ quan, và đã nắm ngay lấy cơ hội để hành động. Họ đề xuất một dự luật nhằm ngăn chặn Tổng thống Trump tháo bỏ các biện pháp chế tài đã áp dụng với Nga về việc sáp nhập Ukraine, nếu việc huỷ bỏ chế tài không được Quốc hội thông qua.
Một người phát ngôn của Điện Kremlin bác bỏ tin tức do báo New York Times loan tải về các cuộc tiếp xúc giữa ban vận động tranh cử của ông Trump với các giới chức tình báo Nga, điều mà ông Trump bác bỏ là "phi lý."
Ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của Điện Kremlin, nói: "Đây hoàn toàn là tin tức báo chí không dựa trên dữ kiện có thực nào. Nó cũng chẳng chỉ ra bất cứ sự kiện thực tế nào."
Moscow vẫn hy vọng quan hệ giữa Nga với Mỹ sẽ cải thiện trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, nhưng ngày càng tỏ ra thận trọng giữa lúc đang diễn vụ tranh cãi và xáo trộn chính trị.
Góp thêm vào tình hình căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Nga còn có những lời tố cáo nói rằng Điện Kremlin đã vi phạm hiệp ước tên lửa đã ký với Hoa Kỳ, khi Moscow điều tàu do thám tới ngoài khơi vùng duyên hải phía đông Hoa Kỳ, và đưa các máy bay phản lực Nga bay bên trên một tàu hải quân của Hoa Kỳ ở Hắc Hải.
Điện Kremlin bác bỏ những cáo buộc vừa nêu, và Tổng thống Trump cũng chưa bình luận gì về những vụ việc này.
( VOA )
MOSCOW — Nga lùi vào thế thủ và phản ứng thận trọng sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, là ông Michael Flynn, bị bãi nhiệm. Ông Flynn được xem là giới chức thân với Điện Kremlin nhất trong tân chính quyền Mỹ. Thái độ cứng rắn hơn của ông Trump về vấn đề Crimea hồi đầu tuần này cũng gây bất bình ở Moscow.
Tâm trạng hân hoan lúc ban đầu tại Nga sau khi ông Donald Trump lên nhậm chức Tổng thống Mỹ đang phai nhạt dần sau vụ cố vấn an ninh Michael Flynn rời khỏi chức vụ, rồi sau đó Tổng thống Trump kêu gọi Nga trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine. Moscow coi ông Flynn là một nhân vận then chốt để thúc đẩy cho nỗ lực cải thiện các mối quan hệ với Hoa Kỳ.
Ông Pavel Sharikov, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu về các vấn đề Hoa Kỳ và Canada, nhận định: "Tôi cho rằng diễn biến đó đã làm các nhà lập pháp và làm chính sách Nga lo lắng bởi vì ông Flynn được xem là một trong số rất ít chính trị gia Mỹ thân Nga."
Mặc dù Điện Kremlin nói việc ông Flynn rời khỏi chức vụ là chuyện nội bộ của chính phủ Mỹ, các nhà lập pháp Nga vẫn coi diễn tiến này là có động cơ chính trị, và thể hiện thái độ chống Nga.
Ông Leonid Slutsky, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của viện Duma, tức Quốc hội Nga, phát biểu: "Ông Flynn viết trong báo cáo rằng ông không báo cho tổng thống về những cuộc tiếp xúc của ông với cấp lãnh đạo tại Ðại sứ quán Nga ở Hoa Kỳ, nhưng đây có thể là một hành động chính trị với những thông tin có chủ đích đã được chuẩn bị trước."
Các giới chức Nga bác bỏ thẳng thừng lời kêu gọi của chính quyền ông Trump, lần đầu tiên yêu cầu Nga xuống thang bạo động ở Ukraine và trả lại cho Ukraine bán đảo Crimea đã bị Nga tiến chiếm vào năm 2014.
Bà Maria Zakharova, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga, nói: "Chúng tôi không trao trả lãnh thổ của chúng tôi. Crimea là lãnh thổ của Liên bang Nga. Không có gì phải bàn cãi."
Nhưng các nhà lập pháp Mỹ không dám chủ quan, và đã nắm ngay lấy cơ hội để hành động. Họ đề xuất một dự luật nhằm ngăn chặn Tổng thống Trump tháo bỏ các biện pháp chế tài đã áp dụng với Nga về việc sáp nhập Ukraine, nếu việc huỷ bỏ chế tài không được Quốc hội thông qua.
Một người phát ngôn của Điện Kremlin bác bỏ tin tức do báo New York Times loan tải về các cuộc tiếp xúc giữa ban vận động tranh cử của ông Trump với các giới chức tình báo Nga, điều mà ông Trump bác bỏ là "phi lý."
Ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của Điện Kremlin, nói: "Đây hoàn toàn là tin tức báo chí không dựa trên dữ kiện có thực nào. Nó cũng chẳng chỉ ra bất cứ sự kiện thực tế nào."
Moscow vẫn hy vọng quan hệ giữa Nga với Mỹ sẽ cải thiện trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, nhưng ngày càng tỏ ra thận trọng giữa lúc đang diễn vụ tranh cãi và xáo trộn chính trị.
Góp thêm vào tình hình căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Nga còn có những lời tố cáo nói rằng Điện Kremlin đã vi phạm hiệp ước tên lửa đã ký với Hoa Kỳ, khi Moscow điều tàu do thám tới ngoài khơi vùng duyên hải phía đông Hoa Kỳ, và đưa các máy bay phản lực Nga bay bên trên một tàu hải quân của Hoa Kỳ ở Hắc Hải.
Điện Kremlin bác bỏ những cáo buộc vừa nêu, và Tổng thống Trump cũng chưa bình luận gì về những vụ việc này.
( VOA )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nga giữ thế thủ sau khi Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Michael Flynn bị bãi nhiệm
"Tôi cho rằng diễn biến đó đã làm các nhà lập pháp và làm chính sách Nga lo lắng bởi vì ông Flynn được xem là một trong số rất ít chính trị gia Mỹ thân Nga."
MOSCOW — Nga lùi vào thế thủ và phản ứng thận trọng sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, là ông Michael Flynn, bị bãi nhiệm. Ông Flynn được xem là giới chức thân với Điện Kremlin nhất trong tân chính quyền Mỹ. Thái độ cứng rắn hơn của ông Trump về vấn đề Crimea hồi đầu tuần này cũng gây bất bình ở Moscow.
Tâm trạng hân hoan lúc ban đầu tại Nga sau khi ông Donald Trump lên nhậm chức Tổng thống Mỹ đang phai nhạt dần sau vụ cố vấn an ninh Michael Flynn rời khỏi chức vụ, rồi sau đó Tổng thống Trump kêu gọi Nga trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine. Moscow coi ông Flynn là một nhân vận then chốt để thúc đẩy cho nỗ lực cải thiện các mối quan hệ với Hoa Kỳ.
Ông Pavel Sharikov, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu về các vấn đề Hoa Kỳ và Canada, nhận định: "Tôi cho rằng diễn biến đó đã làm các nhà lập pháp và làm chính sách Nga lo lắng bởi vì ông Flynn được xem là một trong số rất ít chính trị gia Mỹ thân Nga."
Mặc dù Điện Kremlin nói việc ông Flynn rời khỏi chức vụ là chuyện nội bộ của chính phủ Mỹ, các nhà lập pháp Nga vẫn coi diễn tiến này là có động cơ chính trị, và thể hiện thái độ chống Nga.
Ông Leonid Slutsky, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của viện Duma, tức Quốc hội Nga, phát biểu: "Ông Flynn viết trong báo cáo rằng ông không báo cho tổng thống về những cuộc tiếp xúc của ông với cấp lãnh đạo tại Ðại sứ quán Nga ở Hoa Kỳ, nhưng đây có thể là một hành động chính trị với những thông tin có chủ đích đã được chuẩn bị trước."
Các giới chức Nga bác bỏ thẳng thừng lời kêu gọi của chính quyền ông Trump, lần đầu tiên yêu cầu Nga xuống thang bạo động ở Ukraine và trả lại cho Ukraine bán đảo Crimea đã bị Nga tiến chiếm vào năm 2014.
Bà Maria Zakharova, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga, nói: "Chúng tôi không trao trả lãnh thổ của chúng tôi. Crimea là lãnh thổ của Liên bang Nga. Không có gì phải bàn cãi."
Nhưng các nhà lập pháp Mỹ không dám chủ quan, và đã nắm ngay lấy cơ hội để hành động. Họ đề xuất một dự luật nhằm ngăn chặn Tổng thống Trump tháo bỏ các biện pháp chế tài đã áp dụng với Nga về việc sáp nhập Ukraine, nếu việc huỷ bỏ chế tài không được Quốc hội thông qua.
Một người phát ngôn của Điện Kremlin bác bỏ tin tức do báo New York Times loan tải về các cuộc tiếp xúc giữa ban vận động tranh cử của ông Trump với các giới chức tình báo Nga, điều mà ông Trump bác bỏ là "phi lý."
Ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của Điện Kremlin, nói: "Đây hoàn toàn là tin tức báo chí không dựa trên dữ kiện có thực nào. Nó cũng chẳng chỉ ra bất cứ sự kiện thực tế nào."
Moscow vẫn hy vọng quan hệ giữa Nga với Mỹ sẽ cải thiện trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, nhưng ngày càng tỏ ra thận trọng giữa lúc đang diễn vụ tranh cãi và xáo trộn chính trị.
Góp thêm vào tình hình căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Nga còn có những lời tố cáo nói rằng Điện Kremlin đã vi phạm hiệp ước tên lửa đã ký với Hoa Kỳ, khi Moscow điều tàu do thám tới ngoài khơi vùng duyên hải phía đông Hoa Kỳ, và đưa các máy bay phản lực Nga bay bên trên một tàu hải quân của Hoa Kỳ ở Hắc Hải.
Điện Kremlin bác bỏ những cáo buộc vừa nêu, và Tổng thống Trump cũng chưa bình luận gì về những vụ việc này.
( VOA )