Di Sản Hồ Chí Minh
Ngàn năm bia miệng…
Từ chuyện “Quisling”
Trong những ngày đất nước đấu tranh giữ biển, giữ đất quê hương
trước sự ngông ngạnh của chủ nghĩa bá quyền bành trướng Trung Quốc,
những người ở hậu phương hôm nay và lịch sử sẽ không quên những đóng góp
của những chiến sĩ hải quân, cảnh sát biển và ngư dân Việt Nam ở nơi
tiền tuyến, đầu sóng ngọn gió. Nghĩ về họ, mỗi chúng ta, từ thường dân
cho đến lãnh đạo đất nước, ắt sẽ thấy trách nhiệm của mình nặng hơn
trước vận mệnh của dân tộc.
Chúng ta quyết giữ độc lập và chủ quyền bằng mọi giá, bởi mỗi tấc đất đều là xương máu của cha ông. Lịch sử của những năm sau sẽ ghi nhận chúng ta là những người xứng đáng với truyền thống của cha ông, hay ngược lại, hoàn toàn tuỳ thuộc vào hành vi của từng cá nhân của ngày hôm nay. Trong những cơn mê lú nhất thời nào đó, đám đông tạm quên đi những hành vi ích kỷ nhất thời, nhưng lịch sử thì không. Có lẽ chính vì thế mà nhà thơ Lê Đạt (1929-2008) đã nói ra chân lý đó: “Lịch sử muôn đời duyệt lại/ Không ai lừa được cuộc đời”. Trong dân gian, người Việt truyền nhau câu nói: “Trăm năm bia đá thì mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. “Bia miệng” là một hình thức sử truyền cơ bản của loài người. Nó phân biệt công – tội với từng cá nhân. Nó cũng nhắc nhở con người về cách hành xử đúng đắn để không bị tạc tượng trong lịch sử.
Thực tế, lịch sử đã tạc những “bia miệng” khủng khiếp. Trong tiếng Anh, từ quisling có nghĩa là “kẻ phản bội tổ quốc”, “kẻ bán nước”, hay “kẻ bắt tay với địch để trục lợi”… Từ này được sinh ra và trở nên thông dụng trong tiếng Anh ngay sau thế chiến thứ 2. Khi chính trị gia nổi tiếng người Na Uy có tên là Vidkun Abraham Lauritz Jonssøn Quisling (18/7/1887 – 24/10/1945) đã có những cộng tác với phát xít Đức. Người dân châu Âu lúc bấy giờ mỗi khi nhắc đến cái tên của chính trị gia này là gắn liền nghĩa với ý nghĩa “cực kỳ phản quốc” (high treason). Và từ đó, tiếng Anh có thêm một từ mới “quisling” đồng nghĩa (synonym) với “traitor” (kẻ phản quốc).
Khi Yanukovych – vị tổng thống độc tài của Ucraina bị phế truất, ông ta phải chạy sang cầu viện Nga, thật thú vị là vài tớ báo của Việt Nam đã gọi tên ông bằng một cụm từ… đặc biệt: “Lê Chiêu Thống của Ucraina”. Và rất có thể, một mai trong tiếng Ucraina, Yanukovych lại là đại diện nghĩa cho một từ mới. Nếu Lê Chiêu Thống (1765 – 1793), Quisling… còn sống lại, thì hẳn họ sẽ phải xem lại những hành vi của mình. Tiếc là, như Eric J. Hobsbawm – sử gia nổi tiếng người Anh, từng phát biểu đại ý: Loài người thường nhanh chóng quên mất bài học lịch sử của mình và đi trên vết xe đổ của chính mình. Hơn ai hết, người Việt thấm thía được danh dự và những bài học xương máu của lịch sử, và nhất định những người Việt chúng ta sẽ nhắc nhau “không đi trên vết xe đổ” của lịch sử chính mình. Cùng phấn đấu cho một quốc gia trường tồn độc lập và cường thịnh trong hoà bình.
Đến “biết Boycott”
Cũng trong Anh ngữ, từ boycott được dùng với ý nghĩa tẩy chay
một thứ gì đó. Từ này cũng có gốc gác là tên của một nhà buôn địa ốc
người Anh (Charles Cunningham Boycott ) ở thế kỷ 19. Để tránh đi lên vết
xe đổ, dân tộc ta đã phải biết nói từ chối và tẩy chay những thứ cản
trở con đường phát triển của dân tộc mình, xét ở mọi khía cạnh. Chúng ta
cần biết nói không với những kẻ giả vờ là bạn trong cuộc “chọn bạn mà
chơi”. Chúng ta cần tẩy chay với những thứ hàng độc hại với chính giống
nòi của mình. Chúng ta cũng biết nói không với những điều xưa cũ, lạc
hậu và sự cản trở bước tiến của dân tộc. Đó cũng tương tự như công cuộc
nói không với những lợi ích nhóm lũng đoạn mà toàn dân tộc mong chờ.
Từ việc đi qua “cơn mê lú nhất thời” đến giai đoạn trưởng thành, có thể
chúng ta phải khước từ nhiều điều trở ngại cho chính cộng đồng mình.
Đồng thời với đó là quá trình thâu nạp cái mới, đủ tri thức và niềm tin
để “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, đưa dân tộc đi lên hợp với xu thế của
thế thời. Sau cơn mê, sự giác ngộ và trưởng thành của mỗi cá thể và cả
cộng đồng sẽ là quả ngọt trên núi sau một quá trình chối từ những “cỏ
dại dọc đường”. Chắc chắn, những tên tuổi dẫn dắt đất nước vượt qua
những chông gai, sẽ có những vị trí xứng đáng trong trang sử hào hùng
của dân tộc Việt Nam. Và chính người dân là những nhà chép sử.
Lê Ngọc Sơn
(Biển Đồ Sơn, 5/2014)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Ngàn năm bia miệng…
Từ chuyện “Quisling”
Trong những ngày đất nước đấu tranh giữ biển, giữ đất quê hương
trước sự ngông ngạnh của chủ nghĩa bá quyền bành trướng Trung Quốc,
những người ở hậu phương hôm nay và lịch sử sẽ không quên những đóng góp
của những chiến sĩ hải quân, cảnh sát biển và ngư dân Việt Nam ở nơi
tiền tuyến, đầu sóng ngọn gió. Nghĩ về họ, mỗi chúng ta, từ thường dân
cho đến lãnh đạo đất nước, ắt sẽ thấy trách nhiệm của mình nặng hơn
trước vận mệnh của dân tộc.
Chúng ta quyết giữ độc lập và chủ quyền bằng mọi giá, bởi mỗi tấc đất đều là xương máu của cha ông. Lịch sử của những năm sau sẽ ghi nhận chúng ta là những người xứng đáng với truyền thống của cha ông, hay ngược lại, hoàn toàn tuỳ thuộc vào hành vi của từng cá nhân của ngày hôm nay. Trong những cơn mê lú nhất thời nào đó, đám đông tạm quên đi những hành vi ích kỷ nhất thời, nhưng lịch sử thì không. Có lẽ chính vì thế mà nhà thơ Lê Đạt (1929-2008) đã nói ra chân lý đó: “Lịch sử muôn đời duyệt lại/ Không ai lừa được cuộc đời”. Trong dân gian, người Việt truyền nhau câu nói: “Trăm năm bia đá thì mòn/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. “Bia miệng” là một hình thức sử truyền cơ bản của loài người. Nó phân biệt công – tội với từng cá nhân. Nó cũng nhắc nhở con người về cách hành xử đúng đắn để không bị tạc tượng trong lịch sử.
Thực tế, lịch sử đã tạc những “bia miệng” khủng khiếp. Trong tiếng Anh, từ quisling có nghĩa là “kẻ phản bội tổ quốc”, “kẻ bán nước”, hay “kẻ bắt tay với địch để trục lợi”… Từ này được sinh ra và trở nên thông dụng trong tiếng Anh ngay sau thế chiến thứ 2. Khi chính trị gia nổi tiếng người Na Uy có tên là Vidkun Abraham Lauritz Jonssøn Quisling (18/7/1887 – 24/10/1945) đã có những cộng tác với phát xít Đức. Người dân châu Âu lúc bấy giờ mỗi khi nhắc đến cái tên của chính trị gia này là gắn liền nghĩa với ý nghĩa “cực kỳ phản quốc” (high treason). Và từ đó, tiếng Anh có thêm một từ mới “quisling” đồng nghĩa (synonym) với “traitor” (kẻ phản quốc).
Khi Yanukovych – vị tổng thống độc tài của Ucraina bị phế truất, ông ta phải chạy sang cầu viện Nga, thật thú vị là vài tớ báo của Việt Nam đã gọi tên ông bằng một cụm từ… đặc biệt: “Lê Chiêu Thống của Ucraina”. Và rất có thể, một mai trong tiếng Ucraina, Yanukovych lại là đại diện nghĩa cho một từ mới. Nếu Lê Chiêu Thống (1765 – 1793), Quisling… còn sống lại, thì hẳn họ sẽ phải xem lại những hành vi của mình. Tiếc là, như Eric J. Hobsbawm – sử gia nổi tiếng người Anh, từng phát biểu đại ý: Loài người thường nhanh chóng quên mất bài học lịch sử của mình và đi trên vết xe đổ của chính mình. Hơn ai hết, người Việt thấm thía được danh dự và những bài học xương máu của lịch sử, và nhất định những người Việt chúng ta sẽ nhắc nhau “không đi trên vết xe đổ” của lịch sử chính mình. Cùng phấn đấu cho một quốc gia trường tồn độc lập và cường thịnh trong hoà bình.
Đến “biết Boycott”
Cũng trong Anh ngữ, từ boycott được dùng với ý nghĩa tẩy chay
một thứ gì đó. Từ này cũng có gốc gác là tên của một nhà buôn địa ốc
người Anh (Charles Cunningham Boycott ) ở thế kỷ 19. Để tránh đi lên vết
xe đổ, dân tộc ta đã phải biết nói từ chối và tẩy chay những thứ cản
trở con đường phát triển của dân tộc mình, xét ở mọi khía cạnh. Chúng ta
cần biết nói không với những kẻ giả vờ là bạn trong cuộc “chọn bạn mà
chơi”. Chúng ta cần tẩy chay với những thứ hàng độc hại với chính giống
nòi của mình. Chúng ta cũng biết nói không với những điều xưa cũ, lạc
hậu và sự cản trở bước tiến của dân tộc. Đó cũng tương tự như công cuộc
nói không với những lợi ích nhóm lũng đoạn mà toàn dân tộc mong chờ.
Từ việc đi qua “cơn mê lú nhất thời” đến giai đoạn trưởng thành, có thể
chúng ta phải khước từ nhiều điều trở ngại cho chính cộng đồng mình.
Đồng thời với đó là quá trình thâu nạp cái mới, đủ tri thức và niềm tin
để “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, đưa dân tộc đi lên hợp với xu thế của
thế thời. Sau cơn mê, sự giác ngộ và trưởng thành của mỗi cá thể và cả
cộng đồng sẽ là quả ngọt trên núi sau một quá trình chối từ những “cỏ
dại dọc đường”. Chắc chắn, những tên tuổi dẫn dắt đất nước vượt qua
những chông gai, sẽ có những vị trí xứng đáng trong trang sử hào hùng
của dân tộc Việt Nam. Và chính người dân là những nhà chép sử.
Lê Ngọc Sơn
(Biển Đồ Sơn, 5/2014)