Kinh Đời
Ngao khổng lồ nặng 300kg
Tridacna gigas ở vùng biển ấm Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Người ta đã tìm thấy chúng ở độ sâu khoảng 20m so với mặt nước biển, nơi có rạn san hô.
Ngao khổng lồ có tên khoa học là Tridacna gigas, là loài thân mềm hai vỏ, có trọng lượng lớn nhất thế giới, được phát hiện năm 1521.
Tridacna gigas ở vùng biển ấm Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Người ta đã tìm thấy chúng ở độ sâu khoảng 20m so với mặt nước biển, nơi có rạn san hô.
Ngao khổng lồ nếu được sinh trưởng trong môi trường thích ứng, ngao có thể đạt kích thước 1,5m, nặng 3 tạ. Vì có kích cỡ khổng lồ, nặng nề, nên khi mới 10 ngày tuổi, chúng đã quyết định lựa chọn cho mình địa điểm để sinh sống. Khi đã chọn được địa điểm phù hợp, thì chúng sẽ ở đó suốt đời.
Điều khó tin nữa là loài ngao này sống rất thọ. Tuổi thọ của ngao khổng lồ tới 100 năm tuổi. Ngao khổng lồ có màu sắc vô cùng sặc sỡ, mỗi con mang một màu sắc, hoa văn khác nhau. Bạn không thể tìm được con thứ hai có màu sắc trùng hợp.
Ngao khổng lồ có thể đạt kích cỡ đáng kinh ngạc như vậy là nhờ hút chất đường và protein tạo ra bởi hàng tỷ sợi rong biển sống trên cơ thể của chúng.
Ngoài ra, chúng còn ăn các sinh vật phù du trong nước. Chúng hút tất cả các loài có trong nước vào cơ thể khổng lồ, rồi thổi nước ra, giữ lại chất hữu cơ.
Ở một vùng biển cạn khi thủy triều xuống, có nhiều ngao khổng lồ, người ta có thể thấy những cột nước phun lên rất cao, đó là do ngao khổng lồ đang lọc nước lấy thức ăn.
Là một loài sinh vật lưỡng tính, từng cá thể ngao có thể tự thực hiện quá trình đẻ trứng và phóng tinh vào nước. Trứng được thụ tinh ở môi trường bên ngoài. Khi thành con non, chúng sẽ bơi lơ lửng trong nước như những phù du khác.
Có nhiều truyền thuyết cho rằng ngao khổng lồ đã ăn thịt người. Có một câu chuyện tả cảnh chúng nuốt chửng một thợ lặn vào bên trong hai nắp khổng lồ. Tuy nhiên các nhà khoa học lên tiếng giải oan cho loài ngao khổng lồ này.
Họ cho rằng: "Việc loài ngao này đã ăn thịt một ai đó là không thể xảy ra, vì tốc độ khép vỏ của chúng rất chậm". "Hơn nữa, nếu ai đó vô tình rơi vào miệng chúng, với bộ máy tiêu hóa đơn giản của ngao cũng khó lòng tiêu hóa được thức ăn nếu là con người".
Có lẽ vì quá bất ngờ, sợ hãi trước thân hình khổng lồ của loài ngao này mà dân chúng nơi đó đã nghĩ ra câu chuyện không hay về chúng. Hiện người ta cũng chưa tìm thấy bất cứ bằng chứng nào về việc loài ngao khổng lồ này ăn thịt người.
Loài ngao này không chỉ có thân hình khổng lồ, mà thịt chúng có rất ngon. Người ta dùng vòi, thịt ngao chế biến nhiều món ăn ngon mà người dân bản địa vô cùng yêu thích.
Ngoài ra, người ta còn dùng vỏ của chúng làm đồ trang trí, nghiền bột làm kem dưỡng da, thậm chí còn dùng làm bồn tắm cho trẻ nhỏ.
Vì bị khai thác ồ ạt nên số lượng của loài ngao này đã suy giảm ở mức báo động. Các nhà sinh vật học đang tiến hành nghiên cứu nhân giống, gây nuôi, nhằm bảo tồn loài ngao quý hiếm này.
http://baomai.blogspot.com/2013/12/ngao-khong-lo-nang-300kg.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngao khổng lồ nặng 300kg
Tridacna gigas ở vùng biển ấm Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Người ta đã tìm thấy chúng ở độ sâu khoảng 20m so với mặt nước biển, nơi có rạn san hô.
Ngao khổng lồ có tên khoa học là Tridacna gigas, là loài thân mềm hai vỏ, có trọng lượng lớn nhất thế giới, được phát hiện năm 1521.
Tridacna gigas ở vùng biển ấm Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Người ta đã tìm thấy chúng ở độ sâu khoảng 20m so với mặt nước biển, nơi có rạn san hô.
Ngao khổng lồ nếu được sinh trưởng trong môi trường thích ứng, ngao có thể đạt kích thước 1,5m, nặng 3 tạ. Vì có kích cỡ khổng lồ, nặng nề, nên khi mới 10 ngày tuổi, chúng đã quyết định lựa chọn cho mình địa điểm để sinh sống. Khi đã chọn được địa điểm phù hợp, thì chúng sẽ ở đó suốt đời.
Điều khó tin nữa là loài ngao này sống rất thọ. Tuổi thọ của ngao khổng lồ tới 100 năm tuổi. Ngao khổng lồ có màu sắc vô cùng sặc sỡ, mỗi con mang một màu sắc, hoa văn khác nhau. Bạn không thể tìm được con thứ hai có màu sắc trùng hợp.
Ngao khổng lồ có thể đạt kích cỡ đáng kinh ngạc như vậy là nhờ hút chất đường và protein tạo ra bởi hàng tỷ sợi rong biển sống trên cơ thể của chúng.
Ngoài ra, chúng còn ăn các sinh vật phù du trong nước. Chúng hút tất cả các loài có trong nước vào cơ thể khổng lồ, rồi thổi nước ra, giữ lại chất hữu cơ.
Ở một vùng biển cạn khi thủy triều xuống, có nhiều ngao khổng lồ, người ta có thể thấy những cột nước phun lên rất cao, đó là do ngao khổng lồ đang lọc nước lấy thức ăn.
Là một loài sinh vật lưỡng tính, từng cá thể ngao có thể tự thực hiện quá trình đẻ trứng và phóng tinh vào nước. Trứng được thụ tinh ở môi trường bên ngoài. Khi thành con non, chúng sẽ bơi lơ lửng trong nước như những phù du khác.
Có nhiều truyền thuyết cho rằng ngao khổng lồ đã ăn thịt người. Có một câu chuyện tả cảnh chúng nuốt chửng một thợ lặn vào bên trong hai nắp khổng lồ. Tuy nhiên các nhà khoa học lên tiếng giải oan cho loài ngao khổng lồ này.
Họ cho rằng: "Việc loài ngao này đã ăn thịt một ai đó là không thể xảy ra, vì tốc độ khép vỏ của chúng rất chậm". "Hơn nữa, nếu ai đó vô tình rơi vào miệng chúng, với bộ máy tiêu hóa đơn giản của ngao cũng khó lòng tiêu hóa được thức ăn nếu là con người".
Có lẽ vì quá bất ngờ, sợ hãi trước thân hình khổng lồ của loài ngao này mà dân chúng nơi đó đã nghĩ ra câu chuyện không hay về chúng. Hiện người ta cũng chưa tìm thấy bất cứ bằng chứng nào về việc loài ngao khổng lồ này ăn thịt người.
Loài ngao này không chỉ có thân hình khổng lồ, mà thịt chúng có rất ngon. Người ta dùng vòi, thịt ngao chế biến nhiều món ăn ngon mà người dân bản địa vô cùng yêu thích.
Ngoài ra, người ta còn dùng vỏ của chúng làm đồ trang trí, nghiền bột làm kem dưỡng da, thậm chí còn dùng làm bồn tắm cho trẻ nhỏ.
Vì bị khai thác ồ ạt nên số lượng của loài ngao này đã suy giảm ở mức báo động. Các nhà sinh vật học đang tiến hành nghiên cứu nhân giống, gây nuôi, nhằm bảo tồn loài ngao quý hiếm này.
http://baomai.blogspot.com/2013/12/ngao-khong-lo-nang-300kg.html