Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Ngày Này Năm Xưa: 01/01/45 TCN: Ngày kỷ niệm đầu Năm Mới đầu tiên
Nguồn: New Year’s Day, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào năm 45 trước công nguyên, Ngày Đầu Năm Mới đã được tổ chức vào ngày 01/01, lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi Lịch Julius được sử dụng.
Ngay sau khi trở thành lãnh đạo độc tài của La Mã, Julius Caesar đã quyết định sửa đổi lịch La Mã truyền thống, vốn đã có từ thế kỷ 7 trước Công nguyên. Đây là một bộ lịch âm, được tính theo chu kỳ Mặt Trăng, nhưng nó thường xuyên bị sai mùa và phải điều chỉnh. Chưa kể đến việc các thành viên Hội đồng Linh mục (pontifex), những người chịu trách nhiệm giám sát lịch, cũng rất hay lạm dụng quyền lực. Họ thường cộng thêm số ngày để kéo dài nhiệm kỳ chính trị hay can thiệp vào các cuộc bầu cử.
Khi tạo ra lịch mới, Caesar đã nhận được sự hỗ trợ từ Sosigenes, một nhà thiên văn Alexandria, người đã khuyên ông hãy bỏ chu kỳ Mặt Trăng mà tính toán theo chu kỳ Mặt Trời, tức là dùng dương lịch như người Ai Cập. Một năm sẽ gồm 365 và 1/4 ngày. Caesar còn thêm 67 ngày vào năm 45 trước Công nguyên, khiến cho năm 46 trước Công nguyên bắt đầu vào ngày 01/01, chứ không phải vào tháng 3 như trước đó. Ông cũng ra lệnh rằng cứ mỗi bốn năm, sẽ có một ngày được thêm vào tháng 2, để giúp lịch không bị sai lệch.
Một thời gian ngắn trước khi bị ám sát vào năm 44 trước Công nguyên, Caesar đã thay đổi tên của tháng 7, từ Quintilis thành Julius theo tên của chính ông. Sau này, tháng 8 cũng được đổi tên từ Sextilis thành Augustus theo tên người kế nhiệm Caesar.
Việc ăn mừng Ngày Đầu Năm Mới vào ngày 01/01 đã không còn được cử hành trong thời Trung Cổ. Ngay cả những người luôn tuân thủ Lịch Julius cũng không xem Ngày Đầu Năm Mới là ngày 01/01. Lý do là vì Caesar và Sosigenes đã tính nhầm giá trị của năm dương lịch. Con số chính xác phải là 365,242199 ngày chứ không phải 365,25 ngày. Do đó, mỗi năm sẽ bị lệch đi 11 phút. Đến năm thứ 1000, Lịch Julius đã bị lệch 7 ngày, và đến giữa thế kỷ thứ 15, thì lệch tới 10 ngày.
Nhà thờ Công giáo La Mã đã nhận thức được điều đó, nên trong những năm 1570, Giáo hoàng Gregory XIII đã cùng nhà thiên văn học của dòng Tên, Christopher Clavius, tạo ra một lịch mới. Năm 1582, Lịch Gregory được ban hành, bỏ qua 10 ngày bị thiếu trong năm đó (10 ngày trong tháng 10), và lập ra một quy tắc mới, rằng cứ mỗi bốn trăm năm thì năm đầu thế kỷ mới được tính là năm nhuận (Ví dụ, năm 1700, 1800, 1900 không phải là năm nhuận, nhưng năm 1600 và năm 2000 thì được tính là năm nhuận – NBT).
Kể từ đó, người dân trên toàn thế giới đã cùng nhau ăn mừng Ngày Đầu Năm Mới vào ngày 01/01.
( Nghiên Cứu Quốc Tế )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngày Này Năm Xưa: 01/01/45 TCN: Ngày kỷ niệm đầu Năm Mới đầu tiên
Nguồn: New Year’s Day, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào năm 45 trước công nguyên, Ngày Đầu Năm Mới đã được tổ chức vào ngày 01/01, lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi Lịch Julius được sử dụng.
Ngay sau khi trở thành lãnh đạo độc tài của La Mã, Julius Caesar đã quyết định sửa đổi lịch La Mã truyền thống, vốn đã có từ thế kỷ 7 trước Công nguyên. Đây là một bộ lịch âm, được tính theo chu kỳ Mặt Trăng, nhưng nó thường xuyên bị sai mùa và phải điều chỉnh. Chưa kể đến việc các thành viên Hội đồng Linh mục (pontifex), những người chịu trách nhiệm giám sát lịch, cũng rất hay lạm dụng quyền lực. Họ thường cộng thêm số ngày để kéo dài nhiệm kỳ chính trị hay can thiệp vào các cuộc bầu cử.
Khi tạo ra lịch mới, Caesar đã nhận được sự hỗ trợ từ Sosigenes, một nhà thiên văn Alexandria, người đã khuyên ông hãy bỏ chu kỳ Mặt Trăng mà tính toán theo chu kỳ Mặt Trời, tức là dùng dương lịch như người Ai Cập. Một năm sẽ gồm 365 và 1/4 ngày. Caesar còn thêm 67 ngày vào năm 45 trước Công nguyên, khiến cho năm 46 trước Công nguyên bắt đầu vào ngày 01/01, chứ không phải vào tháng 3 như trước đó. Ông cũng ra lệnh rằng cứ mỗi bốn năm, sẽ có một ngày được thêm vào tháng 2, để giúp lịch không bị sai lệch.
Một thời gian ngắn trước khi bị ám sát vào năm 44 trước Công nguyên, Caesar đã thay đổi tên của tháng 7, từ Quintilis thành Julius theo tên của chính ông. Sau này, tháng 8 cũng được đổi tên từ Sextilis thành Augustus theo tên người kế nhiệm Caesar.
Việc ăn mừng Ngày Đầu Năm Mới vào ngày 01/01 đã không còn được cử hành trong thời Trung Cổ. Ngay cả những người luôn tuân thủ Lịch Julius cũng không xem Ngày Đầu Năm Mới là ngày 01/01. Lý do là vì Caesar và Sosigenes đã tính nhầm giá trị của năm dương lịch. Con số chính xác phải là 365,242199 ngày chứ không phải 365,25 ngày. Do đó, mỗi năm sẽ bị lệch đi 11 phút. Đến năm thứ 1000, Lịch Julius đã bị lệch 7 ngày, và đến giữa thế kỷ thứ 15, thì lệch tới 10 ngày.
Nhà thờ Công giáo La Mã đã nhận thức được điều đó, nên trong những năm 1570, Giáo hoàng Gregory XIII đã cùng nhà thiên văn học của dòng Tên, Christopher Clavius, tạo ra một lịch mới. Năm 1582, Lịch Gregory được ban hành, bỏ qua 10 ngày bị thiếu trong năm đó (10 ngày trong tháng 10), và lập ra một quy tắc mới, rằng cứ mỗi bốn trăm năm thì năm đầu thế kỷ mới được tính là năm nhuận (Ví dụ, năm 1700, 1800, 1900 không phải là năm nhuận, nhưng năm 1600 và năm 2000 thì được tính là năm nhuận – NBT).
Kể từ đó, người dân trên toàn thế giới đã cùng nhau ăn mừng Ngày Đầu Năm Mới vào ngày 01/01.
( Nghiên Cứu Quốc Tế )